Giáo án Lớp 3 - Tuần 20

Giáo án Lớp 3 - Tuần 20

A. TẬP ĐỌC

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về,

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.

 

doc 31 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1389Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : Thứ . ngày  .tháng . năm.
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BÀI : Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I.MỤC TIÊU :
A. TẬP ĐỌC
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: trìu mến, hoàn cảnh, gian khổ, trở về,
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
B. KỂ CHUYỆN
1.Rèn kĩ năng nói: 
- Dựa vào các câu hỏi gợi ý, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện – kể tự nhiên; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2.Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
- Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TẬP ĐỌC
A – ỔN ĐỊNH :
B – BÀI CŨ : 
- 2HS đọc bài Báo cáo kết quả tháng thi đua và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
C – BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài :
-GV treo tranh và hỏi: Tranh gợi cho em biết điều gì?
- GV chốt lại: Đó là một lán trại đơn sơ: nhà tranh, vách nứa ở chiến khu chống Pháp. Một chú bộ đội lớn tuổi đang ngồi bên các chiến sĩ nhỏ tuổi. Trong câu chuyện này, chiến khu bị giặc bao vây, đường tiếp tế lương thực, đạn dược bị cắt đứt. Vì vậy, cuộc sống ở chiến khu vô cùng gian khổ.
2. Luyện đọc :
a. GV đọc diễn cảm toàn bài:
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu: 
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu ( hoặc 2, 3 câu ) cho đến hết bài.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai.
* Đọc từng đoạn : 
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc các đoạn trong bài.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ mới xuất hiện trong từng đoạn. 
 * Đọc từng đoạn trong nhóm.
 * Cả lớp đọc ĐT.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a.GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
- Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
- Cả lớp vàGV nhận xét.
b. GV yêu cầu HS đọc thành tiếng đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”?
- Thái độ của các bạn sau đó thế nào?
- Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
- Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
- Cả lớp và GV nhận xét.
c.GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
- Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?
- Cả lớp vàGV nhận xét.
d.GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
- Tìm những hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?
- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
- Cả lớp vàGV nhận xét.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc lại đoạn 2.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.
- Cả lớp và GV nhận xét.
KỂ CHUYỆN
1.GV nêu nhiệm vụ: Dựa theo các câu hỏi gợi ý, HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
2.Hướng dẫn HS kể chuyện:
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi gợi ý.
- GV lưu ý HS các câu hỏi chỉ là điểm tựa giúp các em nhớ lại nội dung của câu chuyện.
- GV mời HS kể mẫu đoạn 2.
- GV nhận xét và lưu ý HS cách kể.
- GV mời 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- GV mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*** Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi?
- GV nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-HS hát.
-HS quan sát và trả lời.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS kể.
-HS thực hiện.
-HS kể.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : CHÍNH TẢ
BÀI : Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I.MỤC TIÊU :
Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng , đẹp đoạn trong truyện Ở lại với chiến khu. 
- Giải câu đố, viết đúng chính tả lời giải.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết nội dung BT2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A - ỔN ĐỊNH :
B –BÀI CŨ :
- 3HS viết bảng, cả lớp viết nháp các từ ngữ: biết tin, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp, 
C - BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn nghe - viết:
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả.
- GV mời HS đọc bài chính tả.
- GV giúp HS nắm nội dung bài chính tả: Lời nói trong đoạn văn nói lên điều gì? 
- GV giúp HS nhận xét cách trình bày bài chính tả: 
 + Lời hát trong đoạn văn được viết như thế nào?
- GV yêu cầu HS viết nháp những từ ngữ dễ viết sai.
b.HS viết bài vào vở:
- GV đọc thong thả từng câu cho HS viết.
- GV theo dõi, uốn nắn.
c.Chấm, chữa bài:
- GV tổ chức cho HS tự chữa lỗi.
- GV chấm bài.( 5- 7 bài)
- GV nhận xét.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
*Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của BT2b.
- GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- GV yêu cầu HS sửa bài vào VBT.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại những từ ngữ viết sai.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS viết nháp.
-HS viết.
- HS chữa lỗi.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I.MỤC TIÊU :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, Đắk Lắk, đỏ hoe, 
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài, biết được các địa danh trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Em bé ngây thơ nhớ người chú đi bộ đội đã lâu không về nên thường nhắc chú. Ba mẹ không muốn nói với em: chú đã hi sinh, không thể trở về. Nhìn lên bàn thờ, ba bảo em: chú ở bên Bác Hồ. Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.
3.Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết bài thơ hướng dẫn HS học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B-BÀI CŨ:
- 4 HS nối tiếp nhau kể lại 4 câu chuyện Ở lại với chiến khu và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
C-BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
 Gắn với chủ điểm bảo vệ Tổ quốc, hôm nay các em sẽ được học bài thơ Chú ở bên Bác Hồ. Bài thơ nói về tình cảm của những người thân trong gia đình, tình cảm của nhân dân với các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
2.Luyện đọc:
a.GV đọc diễn cảm bài thơ.
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩatừ: 
 *Đọc từng dòng thơ:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng dòng thơ.
 *Đọc từng khổ trước lớp:
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng khổ.
- GV giúp HS nắm được các từ chú giải cuối bài, ngắt nhịp đúng ở các câu thơ, các khổ thơ.
 *Đọc từng khổ trong nhóm.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng và cả lớp đọc thầm khổ 1, 2 và trả lời câu hỏi:
 + Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú?
- GV yêu cầu HS đọc thầm khổ 3 và trả lời câu hỏi: 
 + Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao? 
 + Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?
 + Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi?
- Cả lớp và GV nhận xét.
4.Học thuộc lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn HS HTL từng khổ, cả bài thơ.
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS tiếp tục HTL bài thơ.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày  .tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC - DẤU PHẨY
I.MỤC TIÊU :
- Mở rộng vốn từ về Tổ quốc.
- Luyện tập về dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết BT1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A - ỔN ĐỊNH:
B –BÀI CŨ:
- Nhân hoá là gì? Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá trong bài “ Anh Đom Đóm “.
C - BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được học để mở rộng vốn từ về Tổ quốc. các em sẽ có hiểu biết thêm về một số vị anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Bài học còn giúp các em luyện tập cách đặt dấu phẩy trong câu văn.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
a.Bài tập 1: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS sửa bài vào VBTø.
b.Bài tập 2: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS kể về một vị anh hùng.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
c.Bài tập 3: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV nói thêm về Lê Lai: Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người cùng Lê Lơ ... ết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10.000.
- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải toán có lời văn bằng phép cộng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng cài và các con số.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.GV hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng 3526 + 2759:
- GV nêu phép tính và yêu cầu HS tính.
- GV gợi ý giúp HS nêu quy tắc cộng các số có bốn chữ số.
- GV nêu: Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục,  rồi viết dấu cộng, dấu gạch ngang và cộng từ phải sang trái. 
2.Thực hành:
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
- Gv yêu cầu HS nêu cách tính.
 Bài 2:
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : ÂM NHẠC
BÀI : EM YÊU TRƯỜNG EM
ÔN TẬP TÊN NỐT NHẠC
I.MỤC TIÊU :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời 2 của bài hát. 
- Tập biểu diễn bài hát.
- Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi “ Khuông nhạc bàn tay “.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Nhạc cu, vài động tác phụ hoạï.
- Máy nghe và băng nhạc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Hoạt động 1: Oân lời 1 và học lời 2
- GV yêu cầu HS ôn lại lời 1.
- GV dạy hát lời 2.
- GV lưu ý HS những tiếng hát luyến 3 âm.
- GV hướng dẫn HS tập gõ phách đệm theo bài hát.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các động tác phụ hoạ cho bài hát.
- GV tổ chức cho HS biểu diễn.
2. Hoạt động 2: Oân tập tên các nốt nhạc, vị trí nốt nhạc trên “ khuông nhạc bàn tay “
- HS đọc tên các nốt nhạc.
- HS chỉ các nốt nhạc trên “ khuông nhạc bàn tay “
- HS luyện tập, ghi nhớ tên gọi và vị trí nốt nhạc trên “ khuông nhạc bàn tay “.
3.Củng cốâ, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS thực hiện.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : THỦ CÔNG
BÀI : ĐAN NONG MỐT
I.MỤC TIÊU :
- HS biết cách đan nong mốt.
- Đan được nong mốt đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích các sản phẩm đan nan.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu tấm đan nong mốt.
- Quy trình đan nong mốt.
- Các nan đan mẫu.
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TIẾT 1
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu tấm đan nong mốt và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
- GV liên hệ thực tế.
2.Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
*Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan
*Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa
*Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan
- HS nhắc lại cách đan nong mốt.
- HS thực hành kẻ, cắt các nan và tập đan nong mốt.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
-HS quan sát.
-HS theo dõi.
-HS thực hành.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI : ÔN TẬP: XÃ HỘI
I.MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết:
- Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
- Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
- Yêu quí gia đình, trường học và thành phố của mình.
- Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh ảnh sưu tầm về chủ đề Xã hội.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A – ỔN ĐỊNH :
B – BÀI CŨ :
C – BÀI MỚI :
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học Tự nhiên xã hội hôm nay, các em sẽ học bài Oân tập : Xã hội.
- GV viết tên bài lên bảng.
*Bước 1: 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày tranh ảnh sưu tầm được.
* Bước 2: 
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương.
- Cả lớp và GV nhận xét.
***Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI : THỰC VẬT
I.MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết:
- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
- Vẽ và tô màu một số cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình trong SGK trang 76, 77.
- Giấy khổ to, bút màu, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A – ỔN ĐỊNH :
B – BÀI CŨ :
C – BÀI MỚI :
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học Tự nhiên xã hội hôm nay, các em sẽ học bài Thực vật.
- GV viết tên bài lên bảng.
1.Hoạt động 1: QUAN SÁT THEO NHÓM NGOÀI THIÊN NHIÊN
a.Mục tiêu: 
- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
b.Cách tiến hành:
*Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
- GV chia nhóm, phân khu vực quan sát, hướng dẫn HS cách quan sát.
- GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS nhắc lại nhiệm vụ.
* Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo trình tự.
* Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV mời các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
- GV giúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến kết luận.
- GV kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
- GV giới thiệu thêm các cây trong SGK.
2.Hoạt động 2: LÀM VIỆC CÁ NHÂN
a.Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một số cây.
b.Cách tiến hành:
* Bước 1: 
- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút ra để vẽ một hoặc vài cây mà các em quan sát được; lưu ý HS tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
* Bước 2: Trình bày
- GV yêu cầu các nhóm dán vào giấy khổ to và trưng bày trước lớp.
- GV mời các nhóm lên giới thiệu về bức tranh của nhóm mình.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày ..tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI : ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
I.MỤC TIÊU :
HS biết được:
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè, do đó cần phải đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- VBT.
- Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
- Các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế.
- Một số trang phục của các dân tộc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TIẾT 2
***Khởi động: Hát bài Tiếng chuông và ngọn cờ
1.Hoạt động 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế
a.Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè.
b.Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh, ảnh và các tư liệu đã sưu tầm.
- GV tổ chức cho HS đi xem, nghe các nhóm giới thiệu.
- GV nhận xét.
2.Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua nội dung thư
a.Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua thư.
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận.
- GV yêu cầu HS tiến hành việc viết thư.
- GV yêu cầu HS thông qua nội dung thư và kí tên tập thể vào thư.
- GV cử người sau giờ học đi ra bưu điện gửi thư.
3.Hoạt động 3: bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế
a.Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
b.Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS múa, hát, kể chuyện, diễn tiểu phẩm,  về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
- GV kết luận chung: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống,  song đều là anh em, bè bạn, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới. 
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS thực hiện.
-HS thảo luận.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L3-T20.doc