Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 30

Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 30

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.

Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien – lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

Thái độ: Biết quý trọng những người có lòng dũng cảm, có công với nhân loại.

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Ngày soạn: 18 tháng 4 năm 2010
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 19 tháng 4 năm 2010
1 Chào cờ
(Lớp 2b trực tuần nhận xét)
------------------------------------------
2 Tập đọc (tiết 59)
 Hơn một nghìn ngày vòng quanh Trái Đất.
I. Mục đích, yêu cầu:
 Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien – lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
Thái độ: Biết quý trọng những người có lòng dũng cảm, có công với nhân loại.
II . Đồ dùng dạy học: ảnh chân dung Ma- gien-lăng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Đọc thuộc lòng bài Trăng ơitừ đâu đến? Nêu ý chính của bài?
- 2,3 Hs đọc, trả lời câu hỏi.
- Gv cùng hs nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới.
*. Giới thiệu bài.
*. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a.Luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs khá đọc bài.
- Chia đoạn:
- 6 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- Đọc nối tiếp: 2 lần
- 6 Hs đọc / 1 lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm.
- 6 Hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ.
- 6 Hs khác đọc.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc
- Gv nhận xét đọc đúng và đọc mẫu toàn bài:
- Hs nghe
b. Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm toàn bài, trao đổi:
- Hs đọc thầm, lần lượt trả lời:
? Ma-gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
? Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
- Hs nêu theo SGK
? Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
- Hs quan sát SGK và nêu
? Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
- Chọn ý c đúng.
? Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì?
- ..đã khẳng định TĐ hình cầu, phát hiện ra TBD và nhiều vùng đất mới.
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm?
- Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt mục đích ....
? Nêu ý nghĩa của bài:
- ý nghĩa: MĐ, YC.
c. Đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp bài:
- 6 Hs đọc.
? Nêu cách đọc bài:
- Toàn bài đọc rõ, chậm, đọc rành rẽ những từ ngữ thông báo thời gian. Nhấn giọng: khám phá, mênh mông, , bỏ mạng, khẳng định, phát hiện, 
- Luỵên đọc đoạn 2,3:
- Gv đọc mẫu:
- Hs lắng nghe, nêu cách đọc.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp đọc bài.
- Thi đọc:
- Cá nhân, cặp đọc.
- Gv cùng Hs nhận xét, khen Hs đọc tốt, ghi điểm.
	3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, GD theo MĐYC và nhắc đọc bài, chuẩn bị bài.
-----------------------------------------------------------
3 Toán (tiết 146)
Luyện tập chung (trang 153)
I. Mục tiêu: Giúp hs củng cố về:
- Khái niệm ban đầu về phân số, các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của 2 số đó.
- Tính diện tích hình bình hành.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Yêu cầu 1 hs lấy ví dụ về bài toán tìm 2 số khi biết hiệu của 2 số?
- 1 Hs lấy ví dụ, lớp nhận xét, cả lớp giải bài vào nháp.
- Gv cùng hs nhận xét, trao đổi bài, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài, lớp làm bài vào bảng con. 4 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài, trao đổi về cách làm bài:
(Các ý còn lại làm tương tự)
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài, phân tích bài toán.
? Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
- Hs nêu.
- Làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng Hs nhận xét, chữa bài:
Bài giải:
 Chiều cao của hình bình hành là:
18 x = 10 (cm)
Diện tích hình bình hành là:
18 x 10 = 180 (cm2)
Đáp số: 180 cm2.
Bài 3, 4: Làm tương tự bài 2.
- Hs làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng chữa.
- Gv thu chấm một số bài:
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài.
- HS làm bài vào vở- một số HS lên bảng làm bài.
Bài 5.
- Hs đọc yêu cầu
- Hs tự làm bài, nêu miệng.
- Gv cùng hs nhận xét, chữa, trao đổi cách làm:
	3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, nhắc ôn lại phần đã học và xem bài 147.
-------------------------------------------------------
4 Kể chuyện (tiết 30)
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I.Mục đích, yêu cầu:
	Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm có nhân vật, ý nghĩa.
Hiểu cốt truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: Sưu tầm truyện viết về du lịch hay thám hiểm;
Phiếu viết dàn ý bài kể chuyện; tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Kể câu chuyện Đôi cánh cuả Ngựa Trắng? Nêu ý nghĩa chuyện?
- 2,3 Hs kể nối tiếp, nêu ý nghĩa.
- Gv cùng hs nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
*.	Giới thiệu bài:
*.	Hướng dẫn học sinh kể:
a. Hớng dẫn hs tìm hiểu yêu cầu bài.
- Gv viết đề bài lên bảng:
- 1 Hs đọc đề bài.
- Gv hỏi để học sinh gạch chân những từ quan trọng :
*Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe được đọc về du lịch hay thám hiểm.
- Đọc 2 gợi ý :
- 2 Hs đọc nối tiếp.
- Gv gợi ý hs tìm kể câu chuyện ngoài sgk được cộng thêm điểm:
? Giới thiệu tên câu chuyện định kể?
- Hs lần lượt giới thiệu.
- Dàn ý bài kể chuyện:
- Hs đọc.
+ Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật; Mở đầu, diễn biến, kết thúc câu chuyện; trao đổi với các bạn nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
b. Hs kể và trao đổi nội dung câu chuyện:
- Từng cặp hs kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- GV dán tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện: Nội dung, cách kể, cách dùng từ:
- Hs đọc tiêu chuẩn đánh giá.
- Thi kể:
- Nhiều học sinh kể:
- Gv cùng hs nhận xét, dựa vào tiêu chí đánh giá. Khen ghi điểm Hs kể tốt.
	3.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, HD kể lại cho người thân nghe câu chuyện em đã kể.
-------------------------------------------------------------------------------
 5 Đạo đức (tiết 30)
Bảo vệ môi trường ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, Hs có khả năng:
Kiến thức: Hiểu con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch.
Kĩ năng: Biết bảo vệ môi trường trong sạch.
Thái độ: Đồng tình ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Em vần làm gì để tham gia giao thông an toàn? 
- 1, 2 HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
2. Bài mới.
*. Giới thiệu bài.
	Hoạt động 1: Thảo luận thông tin.
	* Mục tiêu: Hs nêu những nguyên nhân ô nhiễm môi trường, con người có trách nhiệm với môi trường.
	* Cách tiến hành: 
- Đọc thông tin:
- 1,2 Hs đọc, lớp đọc thầm sgk.
- Thảo luận nhóm câu hỏi 1;2;3:
- N3 thảo luận:
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm trình bày từng câu:
- Gv cùng hs nhận xét chung, chốt ý đúng:
- Hs nhắc lại:
	* Kết luận: Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực, dẫn đến nghèo đói.
Dầu đổ vào đại dương : gây ô nhiễm nước, sinh vật bị chết hoặc nhiễm bẩn, người bị nhiễm bệnh khi đùng nước hoặc bơi lội,.
Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt hạn hán xảy ra, giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú, gây xói mòn, đất bị bạc màu.
	 Hoạt động 2: Bài tập 1.
	*Mục tiêu: Hs nêu những việc làm có tác dụng bảo vệ môi trường.
	* Cách tiến hành:
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Đọc các thông tin trong bài tập:
- Hs đọc thầm
- Yêu cầu hs đọc các việc làm:
- 1 Hs đọc. Lớp nêu ý kiến, lớp trao đổi.
- Gv nhận xét chung, chốt ý đúng:
- Hs nhắc lại:
	* Kết luận: Các việc làm bảo vệ môi trường: b, c, đ, g.
	3. Hoạt động tiếp nối: Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
------------------------------------------------------------------------------------------
Soạn ngày 19 tháng 4 năm 2010
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 20 tháng 4 năm 2010
1 Chính tả (Nhớ – viết)- (tiết 30)
 Đường đi Sa Pa
I.Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức: Nhớ – viết lại chính xác , trình bày đúng đoạn văn đã HTL trong bài Đường đi Sa Pa.
Kĩ năng: Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi (hoặc v/d/gi).
Thái độ: Yêu chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: 3 bảng phụ và phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Viết: trung thành, chung sức, con trai, cái chai, phô trương, chương trình,
- 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp.
- Gv cùng hs nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới:
*.Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
*. Hướng dẫn viết chính tả.
- Đọc yêu cầu bài tập 1.
- 1 Hs đọc.
- Đọc thuộc lòng đoạn văn càn nhớ viết:
- 2 Hs đọc.
? Phong cảnh Sa Pa được thay đổi nh thế nào?
-thay đổi theo thời gian trong một ngày. Ngày thay đổi mùa liên tục: mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
? Tìm và luyện viết từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả?
- Hs tự tìm và đọc, cả lớp luyện viết:
- VD: thoắt cái, khoảnh khắc, ma tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì,
- Nhớ – viết chính tả:
- Cả lớp viết bài.
- Gv thu một số bài chấm.
- Hs đổi chéo vở soát lỗi.
- Gv cùng hs nhận xét chung.
3. Bài tập.
Bài 2a.
- Hs đọc yêu cầu.
- Gv kẻ lên bảng:
- Hs làm bài vào nháp theo N3.
- Trình bày:
- Đại diện 3 nhóm lên bảng thi, lớp trình bày miệng.
- Gv cùng Hs nhận xét, chốt bài đúng.
ong
ông
a
r
rong chơi, ròng ròng, rong biển, bàn hàng rong, đi rong,
nhà rông, rồng, rỗng, rộng, rồng lên,
rửa, rữa, rựa,
d
cây dong, dòng nước, dong dỏng,..
cơn dông,( hoặc cơn giông)
da, dừa, dứa,
gi
giong buồm, gióng hàng, giọng nói, giỏng tai, giong trâu, trống giong cờ mở,
cơn giông, giống, nòi giống,
ở giữa, giữa chừng,
Bài 3. Lựa chọn bài 3a.
- Hs đọc yêu cầu.
- Gv chép đề bài lên bảng:
- Hs tự làm bài vào vở, 1 Hs lên chữa bài.
- Gv cùng Hs nhận xét chung, chốt bài đúng:
thế giới, rộng, biên giới, dài.
	3.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, ghi nhớ các từ để viết đúng.
---------------------------------------------------------
2 Toán- (tiết 147)
Tỉ lệ bản đồ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Kiến thức: Biết được thế nào là tỉ lệ là cho biết một đơn vị độ dài thu nhỏ ... ài đọc và một số tranh, ảnh chó mèo 
 III. Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật?
- 1,2 Hs nêu, lớp nhận xét.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2.	Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn quan sát.
Bài 1.
- 1 Hs đọc to bài văn, lớp đọc thầm bài văn.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức trao đổi theo cặp:
- Hs trao đổi và ghi vào nháp.
- Trình bày:
- Các nhóm nêu miệng, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- Gv nhận xét chung ghi bảng tóm tắt:
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Hình dáng
chỉ to hơn cái trứng một tí
Bộ lông
vàng óng, như màu của những con tơ non mới guồng
Đôi mắt
chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi đưa lại như có nước.
Cái mỏ
màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ, mọc ngăn ngắn đằng trước
Cái đầu
xinh xinh vàng nuột
Hai cái chân
lủn chủn, bé tí, màu đỏ hồng.
? Những câu miêu tả nào em cho là hay?
- Hs nêu
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Viết lại kết quả quan sát vào nháp:
- Cả lớp viết theo trí nhớ đã quan sát hoặc tranh ảnh treo bảng:
- Trình bày:
- Nhiều học sinh trình bày, lớp nhận xét trao đổi, bổ sung.
- Gv nhận xét chung:
Bài 4.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Nhớ lại và nêu miệng bài :
- Hs làm bài vào nháp:
- Trình bày:
- Nhiều Hs nêu miệng bài.
- Gv cùng Hs nhận xét, khen Hs miêu tả hoạt động của con mèo, (hoặc chó) sinh động.
3.Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. HD về nhà viết hoàn chỉnh 2 đoạn văn bài 3, 4 vào vở, quan sát các bộ phận con vật em yêu thích.
----------------------------------------------------
5 Kĩ thuật (tiết 30)
Lắp xe nôi
I. Mục tiêu: 
Kiến thức: HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi
Kĩ năng: Lắp từng bộ phận đúng kỹ thuật
Thái độ: Rèn kỹ năng cẩn thận, an toàn lao động
II. Đồ dùng minh hoạ: Mẫu xe nôi, bộ lắp ghép
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
GV quan sát, nhận xét mẫu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Để lắp được xe nôi cần những bộ phận nào?
- Tay kéo, thanh đỡ, giá bánh xe
- Xe nôi dùng để làm gì?
- Đẩy các em bé
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS thao tác kỹ thuật
a. Hướng dẫn chọn chi tiết
- HS chọn các chi tiết
b. Lắp từng bộ phận
? Để lắp tay kéo cần chi tiết nào?
- Thanh thẳng 7 lỗ, thanh chữ U dài
- Làm mẫu
- HS quan sát 
- Lắp giá đỗ bánh xe
- Lắp thanh đỗ trục bánh xe
- HS quan sát 
- Thực hành
- Lắp từng bộ phận bánh xe
Hoạt động 3:
? Lắp xe nôi thực hiện qua mấy bước
- 2 - 3 HS nêu ghi nhớ SGK
- Nhận xét tiết học:
- Chuẩn bị bài sau: Lắp xe nôi (tiếp)
---------------------------------------------------------------------------------------------
Soạn ngày 22 tháng 4 năm 2010
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 23 tháng 4 năm 2010
1 Luyện từ và câu (tiết 60)
Câu cảm
I.Mục đích, yêu cầu:
 Kiến thức: Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm, nhận biết được câu cảm.
Kĩ năng: Biết đặt và sử dụng câu cảm.
Thái độ: Biết nói viết đúng và lễ phép, lịch sự.
II. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
?Đọc đoạn văn viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm?
- 2 Hs đọc, lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài:
* Phần nhận xét:
Bài tập 1,2,3:
- Hs nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức Hs trao đổi theo nhóm đôi:
- Hs thảo luận trả lời từng bài:
- Trình bày:
- Gv nhận xét chung, chốt ý đúng:
- Nêu từng bài, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
Bài 1: - Chà con mèo có bộ lông đẹp làm sao!
- Dùng thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của con mèo.
- A! Con mèo này khôn thật!
Thể hiện sự thán phục sự khôn ngoan của con mèo.
Bài 2.
Cuối các câu trên có dấu chấm than.
Bài 3:
Câu cảm thường bộc lộ cảm xúc của người nói.
Câu cảm thường có các từ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật
3. Phần Ghi nhớ:
- 3, 4 Hs đọc.
4. Phần luyện tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tự làm bài vàò nháp:
- Cả lớp làm bài.
- Nêu miệng:
- Nhiều Hs nêu lần lượt từng câu:
- Gv cùng Hs nhận xét, bổ sung, trao đổi, chốt câu đúng:
VD: a. Chà (Ôi, ), con mèo này bắt chuột giỏi quá!
( Câu còn lại làm tương tự)
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài:
- Trình bày:
- Lần lượt Hs nêu từng tình huống:
- Gv cùng Hs nhận xét, trao đổi, bổ sung, chốt câu đúng, ghi điểm:
VD: a. Bạn giỏi quá!
 Bạn thật là tuyệt!
b. Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu!
Bài 3. Hs nêu miệng:
- Gv cùng Hs nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
- Hs suy nghĩ và trả lời:
a.	Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.
b.	Bộc lộ cảm xúc thán phục.
c.	Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học, HD về tự đặt 3 câu cảm vào vở.
-------------------------------------------
2 Toán (tiết 150)
Thực hành (trang 158)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm) trong thực tế bằng thước dây, chẳng hạn như: đo chiều dài, chiều rộng phòng học, khoảng cách giữa hai cây
- Biết xác định 2 điểm thẳng hàng trên mặt đất (bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu).
II. Đồ dùng dạy học: Thước dây cuộc (hoặc dây có ghi dấu từng mét), cọc mốc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Thực hành tại lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Tổ chức Hs thực hành đo chiều dài bàn Gv và xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất.
- 2 Hs đo, và xác định lớp quan sát và nhận xét.
- Gv nhận xét, hướng dẫn Hs đo.
- Hs đọc sgk/158.
 2. Thực hành ngoài lớp:
- Thực hành theo N4.
- Gv giao nhiệm vụ:
- Hs thực hiện đo và báo cáo kết quả.
Bài 1. Thực hành đo độ dài.
- Thực hành theo N4: Mỗi nhóm 1 nhiệm vụ, đo.( luân phiên em nào cũng đo)
- Báo cáo kết quả và cách đo:
- Lần lượt đại diện nhóm báo cáo, lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2. Tập ước lượng độ dài:
- Các nhóm báo cáo kết quả, Gv quan sát
và khen nhóm hoạt động tích cực.
- Chia nhóm thực hành, nhóm trưởng điều khiển: Mỗi Hs đều được ước lượng:
+ Ước lượng 10 bước đi được khoảng mấy mét , rồi dùng thước đo kiểm tra lại.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, HD các em thực hành đo chiều dài, chiều rộng căn nhà em ở.
----------------------------------------------------
3 Tập làm văn (tiết 60)
Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục đích, yêu cầu
Kiến thức: Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn – phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
Kĩ năng: Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
Thái độ: Biết chấp hành các qui định của Pháp luật
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu khổ to và phiếu cho Hs.	
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Đọc đoạn văn tả ngoại hình con mèo hoặc con chó ?
- 2,3 Hs đọc, lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
1. Bài mới.
* Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
* Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv hướng dẫn Hs trên phiếu to cả lớp:
- Hs theo dõi, cùng trao đổi cách ghi.
- Làm bài:
- Cả lớp làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Hs tiếp nối đọc tờ khai báo cuả mình, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm Hs làm bài đầy đủ, đúng:
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài:
- Vì sao phải khai tạm trú tạm vắng:
- Hs nêu.
Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, nhớ nội dung bài học
---------------------------------------------
4 Khoa học (tiết 60)
Nhu cầu không khí của thực vật
I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết:
Kiến thức: Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật.
Kĩ năng: Hs nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
Thái độ: Biết chăm sóc cây cối.
II. Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Nêu vai trò của chất khoáng đối với TV?
? Nêu nhu cầu các chất khoáng của T vật?
- 2,3 Hs nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật.
	Mục tiêu: Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật. Phân biệt được quang hợp và hô hấp.
	Cách tiến hành:
? Không khí gồm những thành phần nào?
- ... 2 thành phần chính là ô xi và khí ni tơ, ngoài ra còn khí: các-bô-níc .
? Khí nào quan trọng đối với thực vật?
- khí ô- xi và khí các bô níc.
- Quan sát hình sgk/120, 121.
- Cả lớp quan sát:
? Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
- Hút các bô níc, thải ô xi.
? Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
- Hút ô xi, thải các bô ních.
? Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
...chỉ diễn ra khi có ánh sáng mặt trời.
? Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?
...diễn ra suốt ngày đêm.
? Điều gì xảy ra nếu một trong hai hoạt động trên ngừng?
- ...thực vật bị chết.
- Gv kết luận:
- Hs trình bày toàn bộ quá trình quang hợp và quá trình hô hấp của cây.
Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được.
* Hoạt động 2: ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật.
	 Mục tiêu: Hs nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
	Cách tiến hành:
? Thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kiện đó?
Khí các bô níc có trong không khí được lá cây hấp thụ và nước có trong đất được rễ cây hút lên.
Nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo chất bột đường từ khí các bô níc và nước.
? Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các bô níc của thực vật?
? Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô xi của thực vật?
- Hs trả lời dựa vào mục Bạn cần biết.
	Kết luận: Mục Bạn cần biết.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, về học thuộc bài và chuẩn bị bài 61.
----------------------------------------------------
5 Sinh hoạt
Sơ kết tuần
Sơ kết tổ: Các thành viên trong tổ nhận xét lẫn nhau.
Sơ kết lớp:
- Nề nếp: Đa số HS thực hiện tốt các nề nếp của trường, lớp đã đề ra.
- Đạo đức: Các HS ngoan ngoãn, lễ phép với các thầy cô giáo và đoàn kết.
- Học tập: HS có cố gắng trong học tập, ôn tập. Nhiều HS có cố gắng trong việc chuẩn bị và phát biểu xây dựng bài. Biểu dương: Anh, Đường, Tiềm có tiến bộ. Phê bình: Chấp, Đức chưa chịu khó chuẩn bị bài ở nhà.
- Vệ sinh: Sạch sẽ; ăn mặc gọn gàng.
- Các HĐ khác: Tham gia đủ. 
	3. Phương hướng và nhiệm vụ tuần sau: Tiếp tục duy trì, phát huy các ưu điểm của tuần qua; Tích cực học và ôn tập để chuẩn bị tốt cho KT cuối năm.
-----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30 moi sua.doc