Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng.
I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
II. Đồ dùng dạy học:
Thứ hai ngày 07 tháng 12 năm 2009 Ngày soạn: Ngày giảng:. Tập đọc Rất nhiều mặt trăng. I. Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ. 2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc truyện: trong quán ăn “Ba cá bống” - Nhận xét. 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: * Đọc theo đoạn: - Gọi 1hs đọc toàn bài - Gọi 1hs chia đoạn: - Đọc theo đoạn: + Lần I: Kết hợp sửa lỗi phát âm + Lần II: Kết hợp giải nghĩa từ + Lần III: Hướng dẫn hs đọc câu văn dài. * Đọc theo nhóm: + Y/c hs đọc bài theo nhóm + Gọi đại diện nhóm đọc * Giáo viên đọc mẫu * Tìm hiểu bài: Đoạn 1: - Gọi hs đọc đoạn 1 - Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? - Trước yêu cầu đó, nhà vua đã làm gì? - Các quan, các nhà khoa học nói như thế nào với nhà vua về đòi hỏi của công chúa? - Vì sao họ lại nói như vậy? Đoạn 2: - Cách nghĩ của chú hề có gì khác với mọi người? - Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với người lớn? Đoạn 3: - Sau khi biết ý muốn của công chúa, chú hề đã làm gì? - Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận món quà? *. Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm: - Gv hướng dẫn hs đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu hs nhắc lại nội dung chính của bài - Nội dung bài: - Chuẩn bị bài sau. - Hs đọc truyện. - Hs chia đoạn: 3 đoạn. - Hs đọc nối tiếp đoạn trước lớp. - Hs đọc đoạn trong nhóm 3. - 1-2 hs đọc toàn bài . - Hs chú ý nghe gv đọc mẫu. - Hs đọc đoạn 1. - Cô muốn có mặt trăng, nếu có mặt trăng thì cô sẽ khỏi bệnh. - Nhà vua cho vời các quan, các nhà khoa học để tìm cách lấy mặt trăng cho công chúa. - Đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được. - Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua. - Hs đọc đoạn 2. - Chú hề không nghĩ như vậy, chú nghĩ đây chỉ là ước muốn của trẻ con..... - Mặt trăng to hơn ngón tay của cô, treo ngang ngọn cây, được làm bằng vàng. - Chú hề đoán được ý nghĩ của công chúa về mặt trăng. - Công chúa vui sướng, ra khỏi giường bệnh, chạy khắp vườn. - Hs luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của gv. - Hs tham gia thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài. Rút kinh nghiệm bài dạy: Toán Luyện tập. I. Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng: - Thực hiện phép chia cho số có ba chữ số. - Giải bài toán có lời văn. II.Đồ dùng dạy học - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học; Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: 2, Hướng dẫn luyện tập: Bài 1:Đặt tính rồi tính. MT: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có ba chữ số. - Gọi 1hs đọc yêu cầu của bài - Tổ chức cho hs làm bài. - Chữa bài, nhận xét. Bài 2: - Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài. -Gọi 1hs tóm tắt bài toán - Gọi hs khác lên giải bài toán - Chữa bài, nhận xét. Bài 3: -Gọi 1 hs đọc đề bài - Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài. - Chữa bài, nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò. - Luyện tập chia cho số có ba chữ số. - Chuẩn bị bài sau. - Hs nêu yêu cầu của bài. - Hs làm bài vào vở, 2 hs lên bảng làm bài. - Hs nêu lại cách thực hiện chia. - Hs đọc đề bài. - Hs tóm tắt và giải bài toán. Bài giải: Đổi: 18 kg = 18000 g. Một gói có số gam muối là: 18000 : 240 = 75 (g) Đáp số: 75 g. - Hs đọc đề bài. - Hs tóm tắt và giải bài toán. Bài giải: Chiều rộng của sân bóng đá là: 7140 : 105 = 68 (m) Chu vi của sân bóng đá là: (105 + 68) x 2 = 346 (m) Đáp số: 68 m; 346m. Rút kinh nghiệm bài dạy: Đạo đức Yêu lao động. ( tiết 2) I. Mục tiêu: Giúp học sinh có khả năng: - Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. - Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II, Tài liệu, phương tiện: - Một số đồ dùng phục vụ trò chơi đóng vai. III. Các hoạt động dạy học: Họat động học Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải yêu lao động? - Nêu một vài biểu hiện yêu lao động? 2. Hướng dẫn học sinh thực hành: Hoạt động 1:Bài tập 5 sgk. MT: Học sinh hiểu được giá trị của lao động. - Tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi: + Mơ ước về nghề nghiệp của mình + Vì sao chọn nghề đó? + Làm gì để thực hiện mơ ước ấy? - Nhận xét, nhắc nhở hs cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để thực hiện mơ ước ấy. Hoạt động 2: Bài tập 6 sgk. MT: Giúp hs tích cực tham gia vào các công việc lao động ở trường, lớp, gia đình phù hợp với khả năng của bản thân. - Nhận xét. - Khen ngợi những hs có bài viết tốt, bài vẽ đẹp. * Kết luận chung: - Lao động là vinh quang. Mọi người cần phải lao động vì bản thân, gia đình, xã hội. - Trẻ em cũng cần phải tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân. 3.Củng cố dặn dò : - Làm tốt các việc phục vụ bản thân. Tích cực tham gia các công việc ở trường, ở nhà và ngoài xã hội. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập thực hành kĩ năng giữa kì. - Hs nêu. - Hs thảo luận nhóm đôi về mơ ước của mình. - Hs trao đổi cùng cả lớp. - Hs nêu yêu cầu. - Hs viết bài. - 1 số hs đọc bài viết Rút kinh nghiệm bài dạy: Kỹ thuật Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 1 ) I/ Mục tiêu: -Đánh giá kiến thức, kỹ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS. II/ Đồ dùng dạy- học: -Tranh quy trình của các bài trong chương. -Mẫu khâu, thêu đã học. III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1..Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1. -GV nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích. -GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích. -GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học. * Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. -GV cho mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn. -Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng , ý thích như: +Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên +Cắt, khâu thêu túi rút dây. +Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác váy liền áo cho búp bê, gối ôm 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét tiết học , tuyên dương HS . -Chuẩn bị bài cho tiết sau. -Chuẩn bị đồ dùng học tập -HS nhắc lại. - HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung ý kiến. -HS thực hành cá nhân. -HS nêu. -HS lên bảng thực hành. -HS cả lớp. Rút kinh nghiệm bài dạy: Thứ ba ngày 08 tháng 11 năm 2009 Ngày soạn: Ngày giảng:. Toán Luyện tập chung. I. Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng: - Thực hiện các phép tính nhân và chia. - Giải bài toán có lời văn. - Đọc biểu đồ và tính toán số liệu trên biểu đô. II.Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học; Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Rèn kĩ năng thực hiện phép tính nhân, chia. - Gọi hs đọc yêu cầu - Tổ chức cho hs làm bài. - Chữa bài, nhận xét. Bài 2:Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có 3 chữ số. - Tổ chức cho hs làm bài. - Chữa bài, nhận xét. Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. - Hs đọc yêu cầu của bài - Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài. - Chữa bài, nhận xét. Bài 4:Rèn kĩ năng đọc biểu đồ và xử lí số liệu trên biểu đồ. - Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài. - Tổ chức cho hs làm bài. - Chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học - Giao btvn - Chuẩn bị bài sau. - Hs nêu yêu cầu của bài. - Hs nêu cách tìm thừa số, số chia, số bị chia,... chưa biết. - Hs làm bài hoàn thành bảng. - Hs nêu yêu cầu của bài. - Hs thực hiện đặt tính và tính. - Hs đọc đề bài. - Hs xác đinh yêu cầu của bài. - Hs tóm tắt và giải bài toán. Bài giải: Mỗi trường nhận số thùng hàng là: 468 : 156 = 3 (thùng) Mỗi trường nhận số bộ đồ dùng là: 3 x 40 = 120 (bộ0 Đáp số: 120 bộ. - Hs quan sát biểu đồ, nêu yêu cầu. - Hs đọc biểu đồ. a, Tuần 1 bán ít hơn tuần 4 là: 5500 – 4500 = 1000 ( cuốn) b, Tuần 2 bán nhiều hơn tuần 3: 6250 – 5750 = 500 ( cuốn) c, Trung bình mỗi tuần bán là: (5500+ 4500 + 6250 + 5750):4=5500(cuốn) Đáp số: 5500 cuốn Rút kinh nghiệm bài dạy: Thể dục Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản. Trò chơi: Nhảy lướt sóng. I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn tập đi kiễng gót hai tay chống hông. Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. - Trò chơi: Nhảy lướt sóng. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị 1 còi, dụng cụ chơi trò chơi Nhảy lướt sóng. III. Nội dung, phương pháp: Nội dung Định lương Phương pháp, tổ chức. 1. Phần mở đầu: - Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tập luyện. - Tổ chức cho hs khởi động. 2.Phần cơ bản: a. Bài tập RLTTCB: - Ôn đi kiễng gót hai tay chống hông. - Gv tổ chức cho hs ôn tập. b. Trò chơi vận động: - Trò chơi: Nhảy lướt sóng. 3. Phần kết thúc: - Thực hiện một số động tác thả lỏng. - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết tập luyện. 6-10 phút 1-2 phút 18-22 phút 12-14 phút 6-7 phút 4-6 phút 2-3 phút 1-2 phút 1phút * * * * ** X - Hs ôn bài tập RLKNCB. - Lưu ý hs khi thực hiện động tác. - Hs ôn tập thực hiện động tác: + Gv điều khiển hs ôn tập. Tổ 1: * * * Tổ 2 : * * * + Cán sự lớp điều khiển. + Hs ôn luyện theo hàng. - Hs chơi trò chơi. * * * * ** X Rút kinh nghiệm bài dạy: Chính tả: (Nghe – viết) Mùa đông trên rẻo cao. I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn miêu tả Mùa đông treeb rẻo cao. - Luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l/n; ât/ âc. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập 2a, 3. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn nghe – viết: - Gv đọc bài viết. - Gv lưu ý hs một số chữ dễ viết sai, lưu ý c ... n có một số bi. Số bi đó nhỏ hơn 30 viên và lớn hơn 10. Lan chia cho 2 bạn hoặc chia cho 5 bạn thì cũng vừa hết. Hỏi Lan có bao nhiêu viên bi? - Phát bảng phụ cho 1 hs làm - yc các bạn khác làm vào vở - Nhận xét. 3. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. - Hs nêu. - Hs nêu yêu cầu. - Hs làm bài: a, 4450, 3456, 5500, 5670. b, 4450, 5500, 2345, 5670. - Hs nêu yêu cầu. - Hs viết các số vào vở. - Hs nối tiếp nêu các số vừa viết được. - Hs nêu yêu cầu. - Hs làm bài, xác định các số theo yêu cầu. a, 480; 2000; 9010; b, 296; 324. c, 345; 3995. - Hs nêu yêu cầu. - Hs nhận xét: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là số có chữ số tận cùng là 0. - Hs đọc đề bài. - Gọi hs lên trình bày - Nhận xét - Hs trả lời: Loan có 20 viên bi Rút kinh nghiệm bài dạy: Luyện từ và câu Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? I. Mục tiêu: Học sinh hiểu: - Trong câu kể Ai làm gì? vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật. - Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Thường do động từ hoặc cụm động từ đảm nhiệm. II. Đồ dùng dạy học: - Băng giấy viết câu kể ai làm gì? ở bài tập 1. - Bài tập 1,2. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc đoạn văn bài tập 3. - Cấu tạo của câu kể Ai làm gì? 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Phần nhận xét: - Đoạn văn sgk. - Đoạn văn gồm mấy câu? Đọc từng câu. +Tìm các câu kể ai làm gì?Trong đoạnvăn đó + Xác định vị ngữ trong mỗi câu đó. + Nêu ý nghĩa của vị ngữ. + Vị ngữ trong mỗi câu trên do những từ ngữ nào tạo thành? C. Ghi nhớ:sgk. -Gọi hs đọc ghi nhớ - Lấy ví dụ câu kể ai làm gì? có vị ngữ như trên. D. Luyện tập: Bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi: - Gọi hs đọc yêu cầu của bài - Tìm câu kể Ai làm gì? - Xác định vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được. Bài 2: Ghép từ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì? - Gọi hs nêu yêu cầu của bài - Chữa bài, nhận xét. Bài 3: Quan sát tranh, nói-viết 3-5 câu kể ai làm gì? miêu tả hoạt động của các bạn trong tranh. - Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu lại phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài sau. - Hs nêu. - Hs đọc đoạn văn sgk. - Có 6 câu, hs đọc lần lượt từng câu. - Hs xác định câu kể ai làm gì trong đoạn văn, xác định vị ngữ trong mỗi câu kể đó. + Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. + Người các buôn làng kéo về nườm nượp. + Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. - Hs đọc ghi nhớ sgk. - Hs lấy ví dụ. - Hs nêu yêu cầu của bài. - Hs gạch chân cac cau kể ai làm gì trong đoạn văn. - Xác định vị ngữ trong mỗi câu kể. - Hs nêu yêu cầu của bài. - Hs ghép tạo thành câu kể ai làm gì. - Hs đọc các câu kể vừa tạo thành. - Hs quan sát tranh, hình dung các hoạt động của các bạn diễn ra trong tranh. - Hs trao đổi trong nhóm. - 1 vài hs nói về hoạt động của các bạn trong tranh. Rút kinh nghiệm bài dạy: Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật. I. Mục tiêu: - Hs tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn: Biết xác định mỗi đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu của đoạn văn. - Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật. II. Đồ dùng dạy học: - Một số kiểu mẫu cặp sách học sinh. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc đoạn văn tả hình dáng cái bút đã viết ở tiết trước. - Nhận xét. 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1:Đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi. - Tổ chức cho hs trao đổi theo nhóm 2. - Nhận xét. Bài 2: Viết đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp của em hoặc của bạn em. - Các gợi ý sgk. - Tổ chức cho hs viết bài. - Nhận xét. Bài 3: Viết đoạn văn tả bên trong chiếc cặp của em theo gợi ý. - Tổ chức cho hs viết bài. - Nhận xét. 3. Củng cố,dặn dò: - Nhắc nhở hs hoàn chỉnh đoạn văn bài tập 2,3 - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - Hs đọc đoạn văn đã viết. - Hs nêu yêu cầu của bài. - Hs trao đổi theo nhóm 2 đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi. - Hs nêu yêu cầu. - Hs đọc các gợi ý sgk. - Hs viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp sách. - Hs nêu yêu cầu. - Hs đọc gợi ý. - Hs viết đoạn văn. Rút kinh nghiệm bài dạy: Khoa học Bài 35: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I. Mục tiêu : Giúp HS: -Làm thí nghiệm để chứng minh : +Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy sẽ được tiếp diễn. +Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông. -Biết được vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí. -Biết được những ứng dụng thực tế có liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy. II. Đồ dùng dạy học : -2 cây nến bằng nhau. -2 lọ thuỷ tinh(1 lọ to, 1 lọ nhỏ) -2 lọ thuỷ tinh không có đáy, để kê. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định 2. KTBC: GV hỏi HS: -Không khí có ở đâu ? -Không khí có những tính chất gì ? -Không khí có vai trò như thế nào ? GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Không khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mọi sinh vật trên Trái đất. Vai trò của không khí đối với sự cháy như thế nào ? Qua các thí nghiệm của bài học hôm nay các em sẽ rõ. Ø Vai trò của ô-xi đối với sự cháy -GV kê 1 chiếc bàn ở giữa lớp để làm thí nghiệm cho cả lớp quan sát, dự đoán hiện tượng và kết quả của thí nghiệm. Thí nghiệm 1: -Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau. Khi ta đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh lên. Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra. -Để chứng minh xem bạn nào dự đoán hiện tượng đúng, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm. -GV gọi 1 HS lên làm thí nghiệm. -Yêu cầu HS quan sát và hỏi : +Hiện tượng gì xảy ra ? +Theo em, tại sao cây nến trong lọ thuỷ tinh to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ thuỷ tinh nhỏ? +Trong thí nghiệm này chúng ta đã chứng minh được ô-xi có vai trò gì ? -Kết luận : Trong không khí có chứa khí ô-xi và khí ni-tơ. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn. Ô-xi rất cần để duy trì sự cháy. Trong không khí còn chứa khí ni-tơ. Ni-tơ không duy trì sự cháy nhưng nó giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá mạnh và quá nhanh. Ø Cách duy trì sự cháy -Các em đã biết ô-xi trong không khí cần cho sự cháy. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể cung cấp nhiều ô-xi, để sự cháy diễn ra liên tục? Cả lớp cùng quan sát thí nghiệm. -Dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín và hỏi : +Các em dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra? -GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát và hỏi : +Kết quả của thí nghiệm này như thế nào ? +Theo em, vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy ? -Để chứng minh lại lời bạn nói rằng cây nến tắt là do lượng ô-xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp thêm. Chúng ta cùng quan sát thí nghiệm khác. -GV phổ biến thí nghiệm: +Chúng ta thay đế gắn nến bằng một đế không kín (cho HS quan sát vật thật). Hãy dự đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra? -GV thực hiện thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và hỏi : +Vì sao cây nến có thể cháy bình thường? -Quan sát kĩ hiện tượng chúng ta thấy: Khi sự cháy xảy ra, khí ni-tơ và khí các-bô-níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp ô-xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục. +Để duy trì sự cháy cần phải làm gì ? +Tại sao phải làm như vậy ? -Để duy trì sự cháy, cần phải liên tục cung cấp không khí. Không khí cần phải được lưu thông thì sự cháy mới diễn ra liên tục được. Ø Ứng dụng liên quan đến sự cháy -Chia nhóm 4 HS ngồi 2 bàn trên, dưới và yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ số 5 và trả lời câu hỏi : +Bạn nhỏ đang làm gì ? +Bạn làm như vậy để làm gì ? -Gọi HS nhóm khác bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh. -Nêu: Bạn nhỏ là người dân tộc. Bạn đang dùng ống nứa để thổi vào bếp củi. Làm như vậy không khí sẽ được lưu thông, cung cấp liên tục làm cho sự cháy được duy trì. +Trong lớp mình bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt ? -Khi đun bếp và nhóm bếp lửa hay bếp than, các em lưu ý phải làm như các bạn : cời rỗng bếp, dùng ống thổi không khí hay dùng quạt quạt vào bếp lò. Như vậy mới làm cho sự cháy diễn ra liên tục. +Vậy khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào ? -Các bạn lớp mình có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đun bếp than và bếp củi. Điều đó chứng tỏ các em đã hiểu được vai trò của không khí đối với sự cháy. 4. Củng cố: Hỏi : +Khí ô-xi và khí ni-tơ có vai trò gì đối với sự cháy ? +Làm cách nào để có thể duy trì sự cháy ? 5. Dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Về học thuộc mục cần biết và chuẩn bị bài tiết sau. Hát -HS trả lời,. -HS ở dưới nhận xét. -HS lắng nghe. -Lắng nghe và trả lời: +Cả 2 cây cùng tắt. +Cả 2 nến vẫn cahý bình thường. +Cây nến trong lọ to sẽ cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ. -HS nghe. -HS lên làm thí nghiệm. +Cả 2 cây nến cùng tắt cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ. +Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thuỷ tinh nhỏ. Mà trong không khí thì càng có nhiều khí ô-xi duy trì sự cháy. +Ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu hơn. -HS lắng nghe. -Lắng nghe và quan sát. +Cây nến vẫn cháy bình thường. +Cây nến sẽ tắt. -HS quan sát và trả lời. +Cây nến tắt sau mấy phút. -HS nghe và quan sát. -HS nêu dự đoán của mình. +Do được cung cấp ô-xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô-xi nên cây nến cháy liên tục. -HS nghe. +Cần liên tục cung cấp khí ô-xi. +Vì trong không khí có chứa ô-xi. Ô-xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy sẽ diễn ra liên tục. -HS lắng nghe. -HS quan sát và đại diện nhóm trả lời. +Bạn nhỏ đang dùng ống nứa thổi không khí vào trong bếp củi. +Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô-xi bị mất đi. -HS nhóm khác bổ sung. -HS nghe. -HS trao đổi và trả lời: +Muốn cho ngọn lửa trong bếp không bị tắt, em thường cời rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông. +Em có thể xách bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào trong bếp. -HS nghe. +Khi muốn dập ngọn lửa ở bếp củi, ta có thể dùng tro bếp phủ kín lên ngọn lửa. +Khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than, ta có thể đậy kín nắp lò và cửa lò lại. -HS nghe. -HS trả lời. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Tài liệu đính kèm: