TUẦN 6:
ĐẠO ĐỨC
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TT-Tiết 6)
I. MỤC TIÊU:
-Học xong bài này, HS nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
-Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường, đồng thời biết tôn trọng ý kiến của người khác.
II. CHUẨN BỊ:
-SGK Đạo đức lớp 4
-Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm.
TUẦN 6: ĐẠO ĐỨC BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TT-Tiết 6) I. MỤC TIÊU: -Học xong bài này, HS nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. -Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường, đồng thời biết tôn trọng ý kiến của người khác. II. CHUẨN BỊ: -SGK Đạo đức lớp 4 -Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Bày tỏ ý kiến có lợi gì? -Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc liên quan đến bản thân em? -GV nhận xét. -2 HS trả lời. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến (tiếp theo) Hoạt động1:Tiểu phẩm“Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa" -GV đọc tiểu phẩm. -GV hỏi: + Trong tiểu phẩm có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào? + Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa? + Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? + Ý kiến của Hoa có phù hợp không? + Nếu em là Hoa em sẽ giải quyết như thế nào? GV kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các con cũng cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ. Hoạt động 2: “ Trò chơi phóng viên”. Cách chơi: GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3- SGK/10. +Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em. +Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em. +Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm. +Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch. +Dự định của em trong hè này hoặc các câu hỏi sau: +Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích. +Người mà bạn yêu quý nhất là ai? +Sở thích của bạn hiện nay là gì? +Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì? -GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Hoạt động 3: -GV cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10). -GV nhận xét, đánh giá. -GV kết luận chung: +Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. +Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em. +Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. -HS nghe. -HS lắng nghe. -HS trả lời. -Nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn. -HS trình bày.NX. -HS lắng nghe. -HS trình bày. -HS lắng nghe. 3. Củng cố dặn dò: -HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết ở tổ, của lớp, của trường. -Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em. -Về chuẩn bị bài tiết sau. -HS cả lớp thực hiện. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-Bổ sung: TẬP ĐỌC NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA (Tiết 11) I. MỤC TIÊU: - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây- ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. - Hiểu n/dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ "Gà trống và Cáo" và trả lời các câu hỏi. +Theo em, Gà trống thông minh ở điểm nào? +Cáo là con vật có tính cách như thế nào? +Câu truyện khuyên chúng ta điều gì? -Nhận xét và cho điểm HS. -3 HS lên bảng. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Treo bức tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? -Tại sao cậu bé An-đrây-ca này lại ngồi khóc? Cậu ân hận về điều gì chăng? Ở cậu có những phẩm chất gì đáng quý? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. * Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a/. Luyện đọc: -Yêu cầu HS mở SGK trang 55, gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt HS đọc) -GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghỉa từ, hướng dẫn ngắt giọng cho từng HS (nếu có) -1 HS đọc toàn bài. -GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc. * Toàn bài đọc với giọng trầm buồn, xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt nhọc, yết ớt. Lời mẹ đọc với giọng thông cảm, an ủi, dịêu dàng. Y nghỉ của An-đrây-ca đọc với giọng buồn day dứt. b/. Tìm hiểu bài: *Đọan 1: Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: +Khi câu chuyện xảy ra An_đrây_ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào? +Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào? +An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? -Đoạn 1 kể với em chuyện gì? *Đoạn 2: Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: +Chuyện gì xảy ra khi An_đrây_ca mua thuốc về nhà? +Thái độ của An_đrây_ca lúc đó như thế nào? +An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? + Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? -Nội dung chính của đoạn 2 là gì? -Nội dung chính của bàilà gì? c/. Đọc diễn cảm: -Gọi 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. -Đưa đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm. "Bước vào phòng ông nằm con vừa ra khỏi nhà". -GV đọc mẫu. Gạch chân các từ cầ nhấn giọng. -1HS đọc. -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. -Hướng dẫn HS đọc phân vai. -Nhận xét, cho điểm học sinh. -HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. -HS đọc đọan nối tiếp. -HS theo dõi. -1 HS đọc, cả lớp theo dõi. -HS nghe. -HS đọc thầm, trả lời câu hỏi. -Nhận xét, bổ sung. -1 số HS nêu. -HS đọc thầm, trả lời câu hỏi. -Nhận xét, bổ sung. -1 số HS nêu. -2 HS đọc, cả lớp theo dõi. -HS nghe. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -3 HS thi đọc. -HS đọc theo vai. 3. Củng cố dặn dò: -Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ đặt tên cho câu truyện là gì? -Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn? -Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài. -HS trả lời. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-Bổ sung: TOÁN LUYỆN TẬP (Tiết 26) I. MỤC TIÊU: -Giúp HS: Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột. -Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột. II. CHUẨN BỊ: -Các biểu đồ trong bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Y/c HS nêu nội dung của một biểu đồ cụ thể (vẽ một biểu đồ, có ghi số liệu cụ thể). -Nhận xét -2 em lên bảng 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học. * Hướng dẫn luyện tập: Bài 1,2: MT: Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột. TH: GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì? -GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp. -Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai? Vì sao? -Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai? Vì sao? -Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai? Vì sao? -Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét? -Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư? -Nêu ý kiến của em về ý thứ năm? Bài 2 -GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì? -Các tháng được biểu diễn là những tháng nào? -GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài. -GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. GV chốt: Các em vừa được ôn lại cách đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột. Bài 3: MT: Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột. TH: GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ. -Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào? -Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3. -GV: Chúng ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3. -GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2. -GV nêu lại vị trí đúng: Cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 2 ô. -GV gọi 1 HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhận xét. -GV nhận xét, khẳng định lại cách vẽ đúng, sau đó yêu cầu HS tự vẽ cột tháng 3. -GV chữa bài. GV chốt: Các em vừa được rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột. -HS nghe. -HS đọc đề, trả lời. -HS tự làm bài. -Chữa bài. -HS nêu. -HS quan sát, trả lời. -HS tự làm bài. -HS nghe. -HS nêu. -HS trả lời. -HS nghe. -1 HS lên bảng, lớp làm nháp. -HS nghe. -1 HS lên bảng. -HS vẽ vào vở. -HS nghe. 3. Củng cố dặn dò: -Nhìn vào biểu đồ ta biết được điều gì? -Y/c 2 HS đọc lại nội dung của tiết học. -Xem lại bài 3 và chuẩn bị bài “Luyện tập chung”. -HS trả lời. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-Bổ sung: KHOA HỌC MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN (Tiết 11) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: -Nêu được các cách bảo quản thức ăn. -Nêu được bảo quản một số loại thức ăn hàng ngày. -Biết và thực hiện những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản, cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản. II. CHUẨN BỊ: -Các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). -Một vài loại rau thật như: Rau muống, su hào, rau cải, cá khô. -10 tờ phiếu học tập khổ A2 và bút dạ quang. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? -Chúng ta cần làm gì để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm? -Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín? -GV nhận xét và cho điểm HS. -3 HS trả lời.HS dưới lớp nhận xét câu trả lời của bạn. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Hỏi: Muốn giữ thức ăn lâu mà không bị hỏng gia đình em làm thế nào? -Đó là các cách thông thường để bảo quản thức ăn. Nhưng ta phải chú ý điều gì trước khi bảo quản thức ăn và khi sử dụng thức ăn đã bảo quản, các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó. Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn. MỤC TIÊU: Kể tên các cách bảo quản thức ăn. Cách tiến hành: -GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm. -Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau: +Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ? +Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn? +Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì? -GV nhận xét các ý kiế ... ung có nghĩa là “ Một lòng một dạ” tìm đựoc bao nhiêu từ? Đó là những từ nào? -GV nhận xét. Bài 4: Y/c HS đọc BT4. -Y/c HS thực hiện vào nháp. -Gọi 4 HS lên bảng viết câu đã đặt được. - GV nhận xét. -HS nghe. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS thảo luận nhóm. -HS thực hiện. -HS dán bài lên bảng lớp. -HS nhận xét. -2 HS đọc. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS thảo luận. -HS chơi. -HS nhận xét. -1 HS đọc. -HS thảo luận. -HS thực hiện. -Trung bình, trung tâm. -Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên. -HS nhận xét. -1HS đọc yêu cầu. -HS tiếp nối nhau đặt câu. -HS nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: + Trung thực được hiểu như thế nào? + Tìm 1 từ có nghĩa “ Trước sau như một không gì lay chuyển nổi” - Nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại bài tập 1 và bài tập 4 vào vở. -HS trả lời -HS lắng nghe. Rút kinh nghiệm-Bổ sung: ĐỊA LÝ TÂY NGUYÊN (Tiết 6) I. MỤC TIÊU: -Học xong bài này HS biết:Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN. -Trình bày được một số đắc điểm của Tây Nguyên ( vị trí, địa hình, khí hậu ). -Dựa vào lược đồ (BĐ), bảng số liệu, tranh, ảnh để tìm kiến thức. II. CHUẨN BỊ: -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. -Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Dựa vào lược đồ hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ. -Trung du bắc Bộ thích hợp trồng những loại cây nào? GV nhận xét,ghi diểm. -2 HS trả lời. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV treo bản đồ hành chính Việt Nam. - GV chỉ vào vị trí các vùng cao nguyên ở Tây Nguyên. Hôm nay cô trò ta tìm hiểu về các cao nguyên ở:” Tây Nguyên “ * Phát triển bài: 1/ Tây Nguyên –xứ sở của các cao nguyên xếp tầng: *Hoạt động cả lớp: - GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. -GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK. -GV yêu cầu HS đọc tên các cao nguyên theo hướng Bắc xuống Nam. -GV gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam. *Hoạt động nhóm: -GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tranh, ảnh và tư liệu về một cao nguyên. +Nhóm 1: cao nguyên Đắc Lắc. +Nhóm 2: cao nguyên Kon Tum. +Nhóm 3: cao nguyên Di Linh. +Nhóm 4: cao nguyên Lâm Đồng. -GV cho HS các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau: +Dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp tới cao. +Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên ( mà nhóm được phân công tìm hiểu ). -GV cho HS đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình kết hợp với tranh,ảnh. -GV sửa chữa, bổ sung giúp từng nhóm hoàn thiện phần trình bày. 2/. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô: * Hoạt động cá nhân: - Dựa vào mục 2 và bảng số liệu trong SGK, từng HS trả lời các câu hỏi sau: +Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào? +Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào? -GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời và kết luận. -Cho HS đọc bài trong SGK. -HS nge. -HS theo dõi. -HS chỉ vị trí các cao nguyên. -HS đọc tên các cao nguyên theo thứ tự. -HS lên bảng chỉ tên các cao nguyên. -HS khác nhận xét,bổ sung. -HS chia nhóm. -HS các nhóm thảo luận. -Đại diện HS các nhóm trình bày kết quả. -HS dựa vào SGK trả lời. - HS đọc và trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét. -2 HS đọc, cả lớp theo dõi. 3. Củng cố dặn dò: -Tây Nguyên có những cao nguyên nào? chỉ vị trí các cao nguyên trên BĐ. -Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa -Về chuẩn bị bài tiết sau: “Một số dân tộc ở Tây Nguyên”. -Nhận xét tiết học. -HS trả lời và chỉ bản đồ. -HS cả lớp nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm-Bổ sung: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN (Tiết 12) I. MỤC TIÊU: -Dựa vào tranh minh hoạ và lời gợi ý, xây dựng được cốt truyện Ba lưỡi rìu. -Xây dựng đoạn văn kể chuyện kết hợp miêu tả hình dáng nhân vật. Đặc điểm của các sự vật. -Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện. -Lời kể tự nhiên, sinh động, sáng tạo khi miêu tả. -Nhận xét, đánh giá được lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. II. CHUẨN BỊ: -Tranh minh hoạ cho truyện trang 46, SGK (phóng to từng tranh nếu có điều kiện). -Bảng lớp kẻ sẵn các cột: Đoạn Hành động của nhân vật Lời nói của nhân vật Ngoại hình nhân vật Lưỡi rìu Vàng, bạc, sắt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ Tiết trước (trang 54). -Gọi 2 HS kể lại phần thân đoạn. -Gọi 1HS kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên. -Nhận xét và cho điểm HS. -4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Muốn kể câu truyện hay, hấp dẫn phải có từng đoạn truyện hay gộp thành. Bài học hôm nay giúp các em xây dựng những đoạn văn kể chuyện hay, hấp dẫn. * Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề. -Dán 6 tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như SGK lên bảng. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi: +Truyện có những nhân vật nào? +Câu chuyện kể lại chuyện gì? +Truyện có ý nghĩa gì? -Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. -yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. -Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. -GV chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính. -Nhận xét, tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lờ kể có sáng tạo. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu. -Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. -GV làm mẫu tranh 1. -Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. +Anh chành tiều phu làm gì? +Khi đó chành trai nói gì? +Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? +Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào? -Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa vào các câu trả lời. -Gọi HS nhận xét. Ví dụ: Có một chàng tiều phu nghèo đang đốn củi thì lưỡi rìu bị tuộtkhỏi cán, văng xuống sông. Chàng chán nản nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.” -Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại. Chia lớp thành 10 nhóm, 2 nhóm cùng 1 nội dung. -Gọi 2 nhóm có cùng nội dung đọc phần câu hỏi của mình. -Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn. GV có thể tổ chức cho nhiều lượt HS thi kể tuỳ thuộc vào thời gian. -Nhận xét sau mỗi lượt HS kể. -Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện. -Nhận xét, cho điểm HS. -HS nghe. -1 HS đọc đề. -HS quan sát tranh. -HS trả lời. -Nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -HS đọc. -HS kể. -1 HS đọc. -HS nghe. -HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. -Nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -Thảo luận nhóm. -HS đọc. -HS thi kể từng đọan. -HS thi kể cả chuyện. 3. Củng cố dặn dò: -Hỏi: câu chuyện nói lên điều gì? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà viết lại nội dung câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau. -HS trả lời. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-Bổ sung: TOÁN PHÉP TRỪ (Tiết30 ) I. MỤC TIÊU: Giúp HS: -Củng cố kĩ năng thực hiện trừ có nhớ và không nhớ với các số tự nhiên có bốn, năm, sáu chữ số. -Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ. -Luyện vẽ hình theo mẫu. II. CHUẨN BỊ: -Hình vẽ như bài tập 4. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Y/c HS nêu cách cộng hai số tự nhiên. -Y/c HS làm bảng con phép tính: 67 894+ 1 201; 7 895+ 145 621 - Theo dõi, nhận xét. -HS nêu. - Gọi 2 em lên bảng làm, lớp làm bảng con. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Phép trừ a. GV nêu và ghi ví dụ a lên bảng: 865 279- 450 237=? -Y/c HS đặt tính rồi tính: - GV nhận xét -Y/c HS nêu cách thực hiện (như SGK ) Cho HS nhận xét, nhận xét ghi bảng như SGK. * Ghi ví dụ b: 647 253 – 285 749=? Y/c HS đặt tính và tính. Gọi 1 HS lên bảng. -Y/c HS nêu cách thực hiện (như SGK ) -Y/c HS so sánh giữa hai ví dụ. -Y/c HS thảo luận để tìm ra cách thực hiện phép trừ các số tự nhiên. -GV kết luận: Khi thực hiện phép trừ hai số tự nhiên ta phải đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau (hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm,... ). Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái b. Luyện tập Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Nêu y/c của đề bài? Gọi 4 em lên bảng ( 1em làm1 phép tính), lớp làm bảng con. Theo dõi, nhận xét, sửa bài. Cho HS nêu lại cách làm. Bài 2: Y/c HS đọc đề bài 2. -Cho HS tự làm bàivào vở. Gọi 1 em lên bảng trình bày. -Y/c HS trình bày bài của mình vừa làm và giải thích cách làm. Bài 3: Y/c HS đọc đề bài (Treo bảng phụ). Cho HS nêu y/c của bài. - Y/c HS quan sát sơ đồ trong SGK và suy nghĩ để làm bài. Gọi 1 em lên bảng làm bài. Bài giải Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP. Hồ Chí Minh dài là: 1 730 -1315 = 415 (km) Đ/số: 415 km - Cho 1 HS trình bày bài làm của mình. - Y/c HS nhận xét bài của bạn. Theo dõi, nhận xét, ghi điểm. Bài 4: Y/c HS đọc đề bài -Cho HS nêu y/c của bài. - Y/c tự tóm tắt 80 600 cây Tóm tắt: ? cây 214 800 cây Năm ngoái: Năm nay : Gọi 1 em lên bảng làm bài. Bài giải Số cây năm ngoái trồng được là: 214 800 -80 600 = 134 200 (cây) Số cây cả hai năm trồng được là: 134 200 + 214 800 = 349 000 (cây) Đ/số: 349 000 cây - Cho 1 HS trình bày bài làm của mình. - Y/c HS nhận xét bài của bạn. -HS nghe. - Đọc ví dụ -HS làm bảng con. -HS nêu -HS nx, nhắc lại -HS đọc -HS tự làm bảng con. -1 em lên bảng -HS thảo luậ và nêu. Nhận xét. -HS nghe. -HS nêu 4em lên bảng, lớp làm bảng con -HS nêu. -1 HS đọc. -HS tự làm vào vở. 1 HS lên bảng. -HS trình bày. -1 HS đọc. -HS quan sát, suy nghĩ và làm bài -1 HS lên bảng. -Nhận xét. -1 HS đọc đề -HS nêu. -1 em lên bảng -1 em trình bày -Nhận xét. -Sửa bài 3. Củng cố dặn dò: - Muốn trừ hai số tự nhiên ta làm thế nào? * Trò chơi: Cho thi đua thực hiện phép tính: 245 789 – 49 987; 786 209 -99 506 - Học kĩ cách làm phép trừ và chuẩn bị bài “Luyện tập ”. -HS trả lời. -Hai dãy thi đua làm bảng con -HS nghe. Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: