Giáo án lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 21 năm 2012

Giáo án lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 21 năm 2012

I-Mục tiêu:

Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

Cả lớp làm được BT1.

- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II- Chuẩn bị:

Các hình như SGK

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 21 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012
TOÁN
Tiết 101: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I-Mục tiêu:
Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
Cả lớp làm được BT1.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị:
Các hình như SGK
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS đọc tỉ số phần trăm HS giỏi, khá, TB trên biểu đồ hình quạt –BT2 của tiết trước.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Giới thiệu cách tính
GV đính hình như SGK trang 103 lên bảng và nêu yêu cầu: tính diện tích của mảnh đất có kích theo hình vẽ bên.
GV hướng dẫn HS chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật. 
Xác định kích thước của hình vuông và hình chữ nhật, sau đó tính diện tích của hai hình đó. Từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
-HĐ 2: Thực hành
+BT 1:HS đọc đề bài và quan sát hình.
GV gợi ý để HS biết : có thể chia hình đã cho thành hai hình chữ nhật, tính diện tích của chúng, từ đó tính diện tích của cả mảnh đất.
HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
HS làm bài vào vở, 
1HS làm bảng lớp.
- Nhận xét sửa sai
+BT 2: (HS khá, giỏi), nếu không đủ thời gian, cho về nhà làm.
GV gợi ý: chia khu đất thành ba hình chữ nhật hoặc hướng dẫn để HS nhận biết một cách làm khác. 
HS làm nháp, 1 HS làm bảng lớp.
Nhận xét sửa sai
- Chấm điểm một vài tập HS
-HĐ 3: Củng cố
HS nhắc lại cách tính diện tích hình vuông , hình chữ nhật.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập về tính diện tích (tt) – Xem trước các bài tập sgk
---------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 1 tháng 2 năm 2012
TOÁN
Tiết 102: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH 
( Tiếp theo)
I- Mục tiêu:
Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị: 
Các hình như SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
2. Bài mới :
-HĐ 1: Giới thiệu cách tính
GV thông qua ví dụ nêu trong SGK để hình thành quy trình tính :
+Chia hình đã cho thành 1 hình tam giác và 1 hình thang.
+Đo các khoảng cách trên mặt đất, hoặc thu thập số liệu đã cho, giả sử ta được bảng số liệu như trong SGK.
+Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra tính diện tích của toàn bộ mảnh đất.
-HĐ 2: Thực hành
+BT 1:HS đọc yêu cầu của BT.
GV đính hình vẽ của BT 1 lên bảng, hướng dẫn HS: Mảnh đất đã cho được chia thành 1 hình chữ nhật và 2 hình tam giác, tính diện tích của chúng, từ đó suy ra diện tích của cả mảnh đất.
HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
Nhận xét, sửa sai
+BT 2:(HS khá, giỏi) Nếu không đủ thời gian chovề nhà làm.
- Chấm bài một số tập HS
-HĐ 3: Củng cố
HS nhắc lại cách diện tích hình tam giác, hình thang.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập chung – Xem trước các bài tập sgk
---------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 2 tháng 2 năm 2012
TOÁN
Tiết 103: LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
HS biết :
-Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.
-Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
-Cả lớp làm được BT 1, 3.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ vẽ hình của BT3
III- Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :
HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác, hình thang.
2. Bài mới:
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
+BT 1:HS đọc đề , nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác. 
- Từ công thức tính diện tích hình tam giác, GV gợi ý để các em hình thành được công thức tính độ dài đáy của hình tam giác.
HS làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng lớp.
NHận xét, sửa sai
Chấm điểm một số tập HS
+BT 2: GV hướng dẫn, HS về nhà làm.
+BT 3: HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS độ dài sợi dây chính là chu vi của hình tròn ( có đường kính 0,35m ) cộng với 2 lần khoảng cách 3,1 m giữa hai trục.
HS làm bài vào nháp, 1 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét, sửa sai
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị :Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. – Xem trước các bài tập sgk
------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2012
TOÁN
Tiết 104: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG
I-Mục tiêu:
-Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật , hình lập phương.
-Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
-Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Các hình hộp chữ nhật và hình lập phương
III-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :
HS nhắc lại cách tính diện tích, chu vi một số hình đã học.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Giới thiệu hình hộp chữ nhật và hình lập phương
+GV giới thiệu các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật để tất cả HS quan sát , nhận xét về các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
+Yêu cầu HS đưa ra các nhận xét về hình hộp chữ nhật.GV tổng hợp lại để HS có được biểu tượng của hình hộp chữ nhật.
+Yêu cầu HS chỉ ra các mặt của hình hộp chữ nhật.
+HS nêu các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật.
*GV giới thiệu hình lập phương tương tự như trên , HS nhận xét các đặc điểm của các mặt của hình lập phương.
-HĐ 2: Thực hành
+BT1: HS viết số thích hợp vào ô trống .(Điền số mặt, số cạnh, số đỉnh của hình hộp chữ nhật và hình lập phương).
Cả lớp làm vở , 1 HS làm bảng phụ .
Một số HS đọc kết quả ,cả lớp 
- GV nhận xét.
+BT2: (HS khá, giỏi) -Nếu không đủ thời gian, cho về nhà làm.
+BT 3:GV yêu cầu HS quan sát, nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật, hình lập phương trên hình vẽ.HS nêu miệng kết quả và giải thích kết quả, vì sao ?
GV chốt lại.
- GV chấm điểm tập HS
-HĐ 3: Củng cố
Các mặt của hình hộp chữ nhật có điểm gì chung ?
Các đặc điểm của các yếu tố của hình lập phương.
3.Nhận xét, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Xem trước các bài tập sgk	
---------------------------------------------------------------------------------
Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2012
TOÁN
Tiết 105: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I-Mục tiêu:
-Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị:
Hình hộp chữ nhật như SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
HS nhắc lại số mặt, cạnh , đỉnh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
+HS quan sát các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh.GV mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật rồi nêu như trong SGK. 
+GV nêu ví dụ SGK, tính diện tích của các mặt xung quanh (dựa trên nhận xét về đặc điểm của các mặt bên).HS nêu hướng giải và giải bài toán.
+HS quan sát hình khai triển, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
GV hướng dẫn HS hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-HĐ 2: Thực hành
+BT1: HS đọc đề bài và nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải. 
-Cả lớp làm vào vở, 1HS làm ở bảng lớp. 
- Nhận xét, sửa chữa.
+BT2: GV gợi ý cách giải, nếu không đủ thời gian cho HS về nhà làm.
- HĐ 3: Củng cố
 	HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
3.Nhận xét , dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập – Xem trước các bài tập trong sgk
TUẦN 21
Buổi chiều
Thứ ba, ngày 31 tháng 1 năm 2012
TOÁN (LT)
ÔN TẬP
I-Mục tiêu:
 Củng cố cách tính diện tích các hình qua cách tính diện tích một số hình trong thực tế.
II-Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định
2. KTBC :
- Nhắc lại tên các hình vừa học và cách tính diện tích diện tích các hình đó ?
- Nhận xét
3. Bài mới : 
*Bài 1:Tính diện tích khu đất ABCD(xem hình vẽ)biết: BD = 250m;AH = 75m;
CH = 85m. A
 D H B
 C
- HS quan sát kĩ bài toán
- Tự giải bài toán vào vở
- Nhận xét – sửa sai
*Bài 2: Cho hình thang vuông ABCD. Điểm M là trung điểm của cạnh AD. Biết 
AB = 15 cm; AD = 18 cm ; DC = 20 cm.Tính diện tích hình tam giác BMC.
 A B 
 M
 D	 C
- HS quan sát kĩ bài toán
- Tự giải bài toán vào vở
- Nhận xét – sửa sai
*Bài 3:Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Cho hình tròn tâm A có bán kính 4 cm và gấp 2 lần của bán kính hình tròn tâm B.
a. Chu vi hình tròn tâm A gấp 2 lần chu vi hình tròn tâm B.
b.Diện tích hình tròn tâm A gấp 2 lần diện tích hình tròn tâm B.
c.Diện tích hình tròn tâm A gấp 4 lần diện tích hình tròn tâm B.
- HS quan sát kĩ bài toán
- Tự giải bài toán vào vở
- Nhận xét – sửa sai
- Chấm và chữa bài.
Kết quả :
+ Bài 1: 20 000 m
+ Bài 2: 157,5 m
+ Bài 3: a, Đ ; b, S ; c, Đ
III-Củng cố, dặn dò:
- Ôn lại công thức tính diện tích các hình đã học.
- Nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Thứ năm, ngày 2 tháng 2 năm 2012
Toán (LT)
ÔN TẬP
I- Mục tiêu: 
Củng cố một số nội dung toán đã học: 
- Tính diện tích hình tam giác.
- Tính diện tích hình cho sẵn.
II- Hoạt động dạy và học
1. Ổn định
2. KTBC :
- Nhắc lại tên các hình vừa học và cách tính diện tích diện tích các hình đó ?
- Nhận xét
3. Bài mới : 
* HĐ1: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1. 
Cho hình tam giác ABC có diện tích 8,5 m2, cạnh đáy BC = 5 cm. Tính chiều cao AH.(Hình vẽ minh họa)
Nêu công thức tính diện tích tam giác.
HS rút ra công thức tính chiều cao.
HS làm bài vào vở
GV cùng HS nhận xét – sửa sai
Bài tập 2: 
Một mảnh đất trồng rau có kích thước theo hình vẽ.
a. Tính diện tích của mảnh đất đó.
b. Biết rằng khi bón phân cho mỗi mét vuông phải trả 3000 đồng, hỏi bón phân cho mảnh đất phải trả bao nhiêu tiền?
- 1 HS tóm tắt bài toán.
- GV gợi ý.
- HS giải bài vào vở
- GV cùng HS nhận xét – sửa sai
* HĐ2 Chấm chữa bài
- GV chấm một số bài của HS
- HS sửa bài trên bảng, các em còn lại tự chữa bài vào tập
III-Củng cố, dặn dò:
- Ôn lại công thức tí ... ỗ.
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc toàn bài.
-HĐ 2: Tìm hiểu bài 
HS đọc thầm từng đoạn, cả bài lần lượt trả lời các câu hỏi SGK:
+ Đám cháy xảy ra vào lúc nào? (nửa đêm) 
+ Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? 
+ Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?
+Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống? (HS khá, giỏi trả lời)
Vài HS nêu nội dung chính của bài.
-HĐ 3: Đọc diễn cảm 
GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài.
HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài, nhận xét cách đọc.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3.
Học sinh đọc nhóm đôi . 
Thi đọc diễn cảm.
-HĐ 4: Củng cố
HS nhắc lại nội dung bài.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Lập làng giữ biển – Đọc trước bài nhiều lần và tìm hiểu trước các câu hỏi sgk
--------------------------------------------------------------------
TUẦN 21
Thứ năm, ngày 2 tháng 2 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
Tiết 41: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I-Mục tiêu:
-Lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK.
*Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
- Hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động).
- Thể hiện sự tự tin.
- Đảm nhận trách nhiệm.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Các hoạt động day học:
1.Bài cũ :
HS nói lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của chương trình hoạt động.
2.Bài mới :
-HĐ 1: Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động 
Một HS đọc đề bài.
GV nhắc HS có thể lập chương trình hoạt động cho 1 trong 5 hoạt động.
HS tiếp nối nhau nói tên hoạt động các em chọn viết.
HS nhắc lại cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
HS lập chương trình hoạt động vào vở. 1 HS làm ở bảng phụ.
Một số HS đọc chương trình hoạt động vừa lập.
Cả lớp, GV nhận xét.
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cấu tạo của chương trình hoạt động.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Trả bài viết
-----------------------------------------------------------------------------
TUẦN 21
Thứ ba, ngày 31 tháng 1 năm 2012
KỂ CHUYỆN
Tiết 21:KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I-Mục tiêu:
- Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử- văn hóa, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
II-Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Nhận xét
2.Bài mới:
-HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
HS đọc đề bài.
GV gạch chân những từ ngữ quan trong trong đề bài.
HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý.
HS đọc kĩ gợi ý cho đề các em đã chọn.
HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn kể.
-HĐ 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa chuyện
HS kể chuyện nhóm đôi , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HS thi kể chuyện trước lớp .
Cả lớp, GV nhận xét, 
Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện ý nghĩa nhất, kể chuyện hay nhất.
-HĐ 3: Củng cố
Nêu lại những việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ông Nguyễn Khoa Đăng – Quan sát tranh và tập kể câu chuyện theo tranh
----------------------------------------------------------------------
TUẦN 21
Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 42: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I-Mục tiêu :
- Thay đổi vị trí của các vế câu để tạo ra một câu ghép mới (BT2); chọn được quan hệ từ thích hợp( BT3) 
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ 
III- Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
HS nhắc lại nghĩa của cụm từ ý thức công dân.
HS đọc lại đoạn văn của BT 3 ở tiết trước.
2. Bài mới:
+BT 2:Từ một câu ghép đã dẫn ở BT 1, HS tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu (có thề thêm bớt từ nếu thấy cần thiết).
HS trao đổi với bạn bên cạnh làm bài.
- HS trình bày, 
- GV cùng HS nhận xét.
+BT 3:HS chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống củ BT3
- Nêu miệng kết quả, cả lớp, 
- GV nhận xét. 
- HS khá , giỏi giải thích vì sao chọn quan hệ từ đó.
- GV chấm bài một vài tập của HS
- GV nhận xét, sửa chữa bài.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị : Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 21
Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
Tiết 42: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I-Mục tiêu:
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi lỗi cần sửa
III-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
HS trình bày lại chương trình hoạt động đã lập ở tiết trước.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Nhận xét kết quả bài viết của HS
GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
+Ưu điểm: HS xác định đúng yêu cầu của đề bài.Bố cục đầy đủ.Một số bài thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát , dùng từ miêu tả đặc điểm ngoại hình, tính cách, hoạt động, có bộc lộ tình cảm
+Tồn tại: HS trình bày chưa đẹp. Còn một số em mắc lỗi về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.
GV thông báo số điểm cho HS.
-HĐ 2:Hướng dẫn HS chữa bài
GV trả bài cho từng HS.
+ GV treo bảng phụ đã ghi các lỗi về chính tả, cách dùng từ, đặt câu.
HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
+ HS sửa lỗi trong bài: HS đọc nhận xét của GV để sửa lỗi.
+ GV đọc những đoạn văn, bài văn hay cho cả lớp nghe.
+ HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn viết lại.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập về văn kể chuyện
----------------------------------------------------------------------
TUẦN 21
Buổi chiều
Thứ ba, ngày 31 tháng 1 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I- Mục đích yêu cầu
- Biết điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu, tạo được câu ghép.
- Biết tạo câu ghép có quan hệ :điều kiện (giả thiết)- kết quả.
II- Chuẩn bị :
- Nội dung các bài tập
III-Hoạt động dạy học:
1. Ổn định
2. KTBC
- Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ ?
- Nhận xét
3. Bài mới : HS làm bài tập
*Bài 1: Gạch một gạch dưới các vế câu, gạch 2 gạch dưới các quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong các câu sau:
Vì mưa to gió lớn nên cây cối đổ nhiều.
Tớ không biết việc này vì cậu chẳng nói với tớ.
Do nó học giỏi nên nó làm bài toán rất nhanh.
Tại anh vắng mặt nên cuộc họp bị hoãn lại.
- HS đọc kĩ đề bài
- HS tự làm vào vở, sau đó sửa bài
- Nhận xét
*Bài 2: Từ mỗi câu ghép ở bài tập 1, hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu.
- HS đọc kĩ đề bài
- HS tự làm vào vở, sau đó sửa bài
- Nhận xét
*Bài 3: Nối từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B.
 A B
 Do
 Tại
Nhờ
Biểu thị điều sắp xảy ra là nguyên nhân của sự việc được nói đến.
Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến.
Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc không hay được nói đến.
- HS đọc kĩ đề bài
- HS tự làm vào vở, sau đó sửa bài
- GV chấm bài và chữa bài.
- HS chữa bài vào vở ( nếu sai )
III-Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhớ kiến thức vừa luyện tập.
-----------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Thứ tư, ngày 1 tháng 2 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- HS viết đúng: Nét chữ, tốc độ viết (HS yếu), viết đúng, viết đẹp, trình bày rõ ràng đúng cỡ chữ, có thể viết theo cỡ chữ sáng tạo (HS khá, giỏi) bài “Trí dũng song toàn"
II. Đồ dùng dạy học	
- GV chuẩn bị một bài viết mẫu.
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định
2. KTBC :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét chung
3. Bài mới : HS làm bài tập
- GV hướng dẫn HS viết bài.
- Gọi một HS đọc bài.
- Cả lớp theo dõi trong bài và tìm những hiện tượng chính tả cần chú ý.
- Gọi một số HS lên bảng viết các từ khó.
- Cho HS quan sát bài mẫu và nhận xét: 
+ Cỡ chữ
+ Độ cao của các chữ
+ Khoảng cách giữa các con chữ
+ Cách đặt dấu thanh.
+ Phân tích từ, tiếng khó, liên hệ so sánh với các tiếng khác cho HS dễ hiểu
- GV đọc lại bài cho HS viết - HS viết bài.
- Gv nhắc nhở HS trước khi viết bài.
- HS viết, GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho HS yếu.
- Chấm chữa bài.
- GV chấm một số bài viết và nhận xét bài làm của HS.
- Lấy một số bài mẫu của HS trong lớp để cả lớp theo dõi và học tập.
* Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn HS về luyện viết ở nhà
-----------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Thứ năm, ngày 2 tháng 2 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I- Mục đích yêu cầu
- Củng cố cho HS hai cách nối các vế trong câu ghép: Nối bằng từ có tác dụng nối và nối trực tiếp.
- Phân tích được cấu tạo của câu ghép, biết đặt câu ghép.
II- Hoạt động dạy học:
1. Ổn định
2. Kiến thức cần nhớ :
Các vế câu ghép được nối với nhau bằng hai cách: 
- Dùng từ có tác dụng nối
- Dùng dấu câu để nối trực tiếp.
3. Bài mới : HS làm bài tập
Bài tập 1: Các vế trong từng câu ghép sau đây được nối với nhau bằng cách nào?
Bà em kể chuyện Tấm Cám,em chăm chú lắng nghe.
Đêm đã khuya nhưng bạn Nam vẫn còn ngồi học.
Gió mùa đông bắc tràn về và trời trở rét.
Tiếng còi của trọng tài vang lên: trận đá bóng bắt đầu.
- HS đọc kĩ đề bài
- HS tự làm vào vở, sau đó sửa bài
- Nhận xét
Kết quả : a, dấu phẩy ; b, nhưng ; c, và ; d, và
Bài tập 2: Điền từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong từng câu ghép dưới đây:
Gió thổi ào ào...cây cối nghiêng ngả...bui cuốn mù mịt...một trận mưa ập tới.
Quê nội Bích Vân ở Hà Tây....quê ngoại bạn ấy ở Bắc Giang.
Thỏ thua Rùa....Thỏ chủ quan và kiêu ngạo.
Trong vườn, những cánh hải đường đâm bông rực rỡ...những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn.
- HS đọc kĩ đề bài
- HS tự làm vào vở, sau đó sửa bài
- Nhận xét
Kết quả : a, từ “nên”, Dấu chấm phẩy , từ “và”
 b, từ “còn”
 c, từ “vì”
 d, từ “và” 
Bài tập 3: Viết một đoạn văn tả ngoại hình một người bạn thân của em, trong đoạn văn có sử dụng câu ghép.
- HS viết bài vào vở.
- GV chấm và chữa bài.
4- Củng cố,dặn dò:
- HS chữa bài tập.
- Ôn lại kiến thức đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 21 ca ngay KNSGiam tai.doc