Giáo án Lớp 5 - Môn Đạo đức - Trường tiểu học Yên Tiến Năm học 2009 - 2010 - Đỗ Thị Thanh Hương

Giáo án Lớp 5 - Môn Đạo đức - Trường tiểu học Yên Tiến Năm học 2009 - 2010 - Đỗ Thị Thanh Hương

– MỤC TIÊU:

 Sau bài học học sinh biết:

- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.

- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.

- Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.

 II – CHUẨN BỊ:

- Các bài hát về chủ đề trường em; giấy trắng, bút màu, các câu chuyện nói về học sinh lớp 5 gương mẫu.

 

doc 39 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1026Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Môn Đạo đức - Trường tiểu học Yên Tiến Năm học 2009 - 2010 - Đỗ Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đạo đức: (Tiết 1): Em là học sinh lớp 5 
 I – Mục tiêu:
 Sau bài học học sinh biết:
- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
- Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
 II – Chuẩn bị:
- Các bài hát về chủ đề trường em; giấy trắng, bút màu, các câu chuyện nói về học sinh lớp 5 gương mẫu.
 III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
* Quan sát tranh và thảo luận.
- HS lớp 5 là HS lớn nhất trường đ HS lớp 5 phải gương mẫu về mọi mặt để HS các khối khác học tập.
*Làm BT1:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Bút, vở, dụng cụ học tập mô đạo đức.
- Nhận xét trước lớp.
! Quan sát tranh ảnh trong SGK và thảo luận theo câu hỏi sau.
? Tranh vẽ gì?
? Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên?
? HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối khác?
? Theo em, chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5.
- Để thời gian HS thảo luận, GV quan sát, theo dõi các nhóm thảo luận.
! Báo cáo kết quả.
- Nêu yêu cầu BT1.
- Để dụng cụ học tập lên bàn cho GVkiểm tra.
- Cả lớp quan sát tranh SGK.
- N1 thảo luận.
- N2 thảo luận.
- N3 thảo luận.
- N4 thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Đọc BT1.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Các điểm a; b; c; d; e trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5.
* Liên hệ BT2:
*Chơi trò chơi:
(Phóng viên)
*Ghi nhớ:
3. Củng cố:
! Thảo luận N2.
! Đại diện một vài nhóm trả lời.
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ.
! Liên hệ trước lớp.
- GV nhận xét chung.
! Sắm vai phóng viên để hỏi về nội dung bài học.
- GV lắng nghe và nhận xét nếu cần thiết.
? Sau bài học em cần ghi nhớ điều gì?
? Hôm nay chúng ta đã học bài gì?
- Giao bài tập về nhà.
! Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học lớp 5 này.
- Lớp thảo luận N2.
- Một vài nhóm trình bày trước lớp.
- HS suy nghĩ, đối chiếu với việc làm của mình từ trước đ nay.
- Lớp thảo luận N2.
- Vài học sinh liên hệ.
- Vài học sinh thực hiện.
? Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì?
? Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5.
? Bạn sẽ làm gì sau bài học hôm nay?
? Hãy nêu những ưu điểm, tồn tại của bạn.
! Bạn có thể hát 1 bài hát về chủ đề trường em?
- Đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS trả lời.
- Ghi nội dung về nhà.
Đạo đức: (Tiết 2) Em là học sinh lớp 5 
 I – Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
- Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
II – Chuẩn bị:
- Các bài hát về chủ đề trường em; giấy trắng, bút màu, các câu chuyện nói về học sinh lớp 5 gương mẫu.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 Kiểm tra bài cũ:
2 Bài mới:
* Thảo luận kế hoạch phấn đấu:
- Mục tiêu phấn đấu.
- Những thuận lợi.
- Những khó khăn.
- Biện pháp khắc phục khó khăn.
- Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ.
* Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu
! Nêu nội dung cần ghi nhớ của tiết học trước.
! Nêu nhiệm vụ của người học sinh lớp 5.
- GV chấm VBTVN
- Nhận xét trước lớp.
! Thảo luận nhóm.
! Vài học sinh báo cáo trước lớp.
- GV nhận xét và gọi học sinh bổ sung ý kiến.
* Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
! Qua các tấm gương của các HS lớp 5 cũ, qua đài, báo ảnh, em hãy kể lại những 
- 2 HS trả lời; lớp theo dõi và đưa ra nhận xét, bổ sung.
- Lớp chia thành 4 nhóm; mỗi thành viên trong nhóm báo cáo, các tổ viên đóng góp ý kiến.
- Báo cáo trước lớp
- Nhận xét, bổ sung ý kiến cho bản kế hoạch của bạn.
- Học sinh kể về tấm gương và có thể phát vấn câu hỏi và giải đáp nội dung câu hỏi qua 
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Thi hát về chủ đề trường em.
3 . Củng cố:
tấm gương HS lớp 5
gương mẫu cho các bạn cùng nghe. Qua tấm gương đó em học tập được điều gì?
* Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
! Chia lớp thành 2 đội chơi: Nam – Nữ.
* Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5, rất yêu quý và tự hào về trường mình, lớp mình đ thấy rõ trách nhiệm của mình trong năm học này đ xây dựng trường lớp ngày càng tốt đẹp hơn.
! Nêu nội dung bài học.
- Giao nhiệm vụ về nhà.
tấm gương đó.
- Hai đội chơi thi hát, đọc thơ các bài hát, bài thơ thuộc chủ đề Nhà trường. Đội nào đọc được nhiều hơn thì đội đó dành chiến thắng.
- Nghe gv chốt kiến thức
-Đại diện học sinh nhắc lại.
Đạo đức: (Tiết 1) Có trách nhiệm về việc làm của mình 
I – Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổi lỗi cho người khác.
II – Chuẩn bị:
- Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc nhận lỗi và sửa lỗi.
- Viết sẵn BT1 trên bảng phụ.
- Dùng thẻ màu.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 . Kiểm tra bài cũ:
2 .Bài mới:
* Tìm hiểu truyện của bạn Đức:
- Mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành động và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
- Nêu những nhiệm vụ của người HS lớp 5.
- Nhận xét trước lớp.
! Đọc thầm câu chuyện.
! Đọc thành tiếng.
! Thảo luận nhóm 
? Đức đã gây ra chuyện gì?
? Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
? Theo em Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt? Vì sao?
- GV quan sát, giúp đỡ HS trong quá trình thảo luận.
! Qua câu chuyện trên em cần ghi nhớ điều gì?
- 1 HS trả lời.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp đọc thầm câu chuyện.
- 1 HS khá đọc to trước lớp.
- N1 thảo luận.
- N2 thảo luận.
- N3 + N4 thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh trả lời dựa vào phần ghi nhớ SGK.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Làm BT1:
- a - b - d - g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; c đ, e không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
* Làm BT2:
- Tán thành với ý kiến (a) và (đ).
- Không tán thành với ý kiến (b); (c); (d)
3 .Củng cố:
! Đọc BT1 và cho biết BT1 yêu cầu gì?
! Thảo luận N4.
- GV quan sát theo dõi.
đ Biết suy nghĩ trước khi hành động, biết nhận lỗi ... là biểu hiện của người có trách nhiệm đ chúng ta cần học tập.
! Đọc thầm trước nội dung BT2 và suy nghĩ trả lời bằng thẻ màu.
! Giơ thẻ màu đỏ là đồng ý; màu xanh là không đồng ý.
? Tại sao em lại tán thành với ý kiến này? Tại sao em không tán thành với ý kiến này?
? Hôm nay chúng ta học bài gì?
? Sau bài học hôm nay chúng ta cần phải ghi nhớ điều gì?
- Hướng dẫn và giao nhiệm vụ về nhà.
* Chuẩn bị trò chơi sắm vai ở BT3.
- 1 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 4 HS 1 nhóm thảo luận.
- Đại diện một vài nhóm trả lời câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm và suy nghĩ câu trả lời của mình.
- Chuẩn bị thẻ màu để trả lời câu hỏi khi GV đưa ra.
- 1 vài HS trả lời.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Tập sắm vai theo nhóm.
 Đạo đức:(Tiết 2) Có trách nhiệm về việc làm của mình 
I – Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổi lỗi cho người khác.
II – Chuẩn bị:
- Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc nhận lỗi và sửa lỗi.
- Viết sẵn BT1 trên bảng phụ.
- Dùng thẻ màu.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 .Kiểm tra bài cũ:
2 .Bài mới:
*Bài tập 3:
- Mỗi tình huống đều có cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải có cách giải quyết thể hiện rõ trách nhiệm của mình.
- Nêu một số biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
? Sau bài học em đã thực hiện được những nội dung nào trong bài học.
- Nhận xét trước lớp.
! Thảo luận nhóm : Em sẽ làm gì?
? Em mượn sách của thư viện mang về, không may để em bé làm rách?
? Lớp em đi cắm trại, em nhận được túi thuốc cứu thương, nhưng chẳng may bị đau chân, em không đi được?
? Em được phân công phụ trách nhóm 5 bạn trang trí cho Đại hội Chi đội của lớp em, nhưng chỉ có 4 bạn đến tham gia chuẩn bị?
? Khi xin phép mẹ đi dự sinh nhật bạn, em hứa sẽ về nấu cơm, nhưng mải vui em về muộn?
- 2 HS trả lời.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- N1 thảo luận và sắm vai.
- N2 thảo luận và sắm vai.
- N3 thảo luận và sắm vai.
- N4 thảo luận và sắm vai.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Tự liên hệ bản thân:
- Chuyện gì đã xảy ra với em, em đã xử lý như thế nào?
- Nghĩ lại em thấy thế nào?
3 .Củng cố:
! Mỗi nhóm báo cáo dưới hình thức sắm vai một tiểu phẩm nhỏ.
! Các em tự liên hệ bản thân về một việc làm có thực của mình (dù là rất nhỏ) thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình, hoặc thiếu trách nhiệm của mình.
? Qua bài học hôm nay em rút ra cho mình bài học gì?
! Đọc lại ghi nhớ SGK
- GV nhận xét giờ học.
Lớp quan sát, nhận xét, bổ sung ý kiến của mình.
- Vài HS báo cáo trước lớp.
- Tổ chức nhận xét, đánh giá rút ra bài học qua tình huống của bạn.
- Khi giải quyết công việc một cách có trách nhiệm chúng ta thấy vui và thanh thản, ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết chúng ta cũng cảm thấy áy náy trong lòng.
 Đạo đức: (Tiết 1) Có chí thì nên
I – Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được những khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
II – Chuẩn bị:
- Một vài mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó
- Dùng thẻ màu.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 .Kiểm tra bài cũ:
 2 .Bài mới:
* Tìm hiểu thông tin
- Qua tấm gương TBĐ ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lý thì vẫn có thể vừa học tốt vừa giúp được gia đình.
- Tại sao mỗi chúng ta phải có trách nhiệm trước việc l ... c hôm nay chúng ta học được điều gì?
? BH đã tặng cho phụ nữ VN 8 chữ vàng gì?
? Ngày nay phụ nữ làm tốt công tác cơ quan, việc nhà thì được tặng danh hiệu gì?
- Giao nhiệm vụ về nhà.
- Nhận xét giờ học.
- Trả lời.
- Đảm đang.
- Tôn trọng.
- Vài hs đọc ghi nhớ sgk.
- Thảo luận N2.
- HS báo cáo 
- Nhận thẻ.
- HS đọc thầm và bày tỏ thái độ.
- HS trả lời 
- Giỏi việc nước - Đảm việc nhà.
Đạo đức (Tiết 2): Tôn trọng phụ nữ
 I – Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ.
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
- Thể hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống phụ nữ hằng ngày.
II – Chuẩn bị:
- Thẻ màu phụ vụ cho hoạt động 3 tiết 1.
- Tranh ảnh, bài thơ, bài hát nói về phụ nữ Việt Nam.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống bài tập 3:
a) Khi bỏ phiếu bầu trưởng nhóm phụ trách Sao, các bạn Nam bàn nhau chỉ bỏ phiếu cho T vì bạn ấy là con trai.
b) Trong cuộc họp bàn về kế hoạch gây quĩ lớp, khi các bạn nữ phát biểu ý kiến, Tuấn nhún vai: “ối dào, bọn con gái biết gì mà phát biểu cơ chứ!”. Em sẽ làm gì nếu chứng kiến thái độ của T.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 4 sách giáo khoa:
- Gv chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho 3 nhóm thảo luận các tình huống bài tập 3.
- Gv quan sát, giúp đỡ.
! Báo cáo kết quả.
? Trưởng Sao phải là người như thế nào? Có những phẩm chất gì?
? Vậy thì ta chọn Tiến vì những lí do gì?
? Bạn Tuấn nói như vậy có ý gì? Nói như vậy đúng hay sai? Bạn phải xử lí như thế nào?
* KL: Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao phải có khả năng tổ chức, tập hợp, hướng dẫn các bạn trong công việc.
* Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Phải để các bạn nữ phát biểu.
! Giao bài tập cho các nhóm thảo luận.
! Báo cáo.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Có thể báo cáo bằng hình thức sắm vai dựa vào gợi ý của giáo viên.
- Nghe.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.
3 .Củng cố:
? Em đã làm gì trong ngày 8/3 vừa qua? Khi làm được việc đó em cảm thấy mình như thế nào? Người được nhận việc làm của em họ tỏ thái độ như thế nào?
- GV KL:
! Sắm vai phóng viên phỏng vấn các bạn:
? Bạn sẽ làm gì trong ngày 20/11 đối với co giáo của mình? Để ghi nhận đóng góp to lớn của các cô gái TB cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước họ đã được nd cả nước gọi bằng cái tên thân mật ntn?
? Khi một bạn nữ trong lớp bị bắt nạt, bạn sẽ làm gì?
...
- Nhận xét giờ học.
- Kể lại việc đã làm được.
- Vài hs tham gia trong vai phóng viên, chuẩn bị hệ thống câu hỏi, tình huống đặt ra cho cuộc phỏng vấn của mình.
- Học sinh được phỏng vấn trả lời nghiêm túc, tránh cười đùa.
- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
Đạo đức: (Tiết 1) Hợp tác với những người xung quanh
I – Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
- Cách thức hợp tác với người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Hợp tác với người xung quanh trong việc học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với người xung quanh.
II – Chuẩn bị:
- Thẻ màu phụ vụ cho hoạt động 3 tiết 1.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống:
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 sgk.
! Quan sát 2 tranh sgk trang 25 và thảo luận câu hỏi sau:
! N1, 2: Em có nhận xét gì về cách tổ chức trồng cây của mỗi tổ trong tranh.
! N3, 4: Với cách làm như vậy, kết quả trồng cây của mỗi tổ như thế nào?
! Báo cáo.
* Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: Người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây ... Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là một biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh.
! Đọc bài, nêu yêu cầu của bài.
! Thảo luận nhóm.
! Báo cáo.
* Để hợp tác tốt với người xung quanh, các em cần phải phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc cho nhau; hỗ trợ phối hợp với
- Các nhóm thảo luận độc lập.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- HS đọc 
- HS thảo luận nhóm
- HS báo cáo 
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ với bài tập 2.
- Nếu không biết hợp tác thì công việc chung sẽ gặp khó khăn.
- Chỉ hợp tác với người khác khi mình cần họ giúp đỡ.
- Chỉ những người kém cỏi mới cần phải hợp tác.
- Hợp tác trong công việc giúp em học hỏi được nhiều điều hay từ 
3 .Củng cố:
nhau trong công việc chung ... tránh các hiện tượng việc ai người ấy làm.
- Gv phát thẻ màu cho học sinh.
! Hs bày tỏ thái độ đồng ý bằng thẻ màu đỏ; không đồng ý bằng thẻ màu xanh; lưỡng lự bằng thẻ màu vàng.
- Gv dán từng ý kiến một lên bảng và hỏi thái độ của học sinh. Nếu đồng ý thì đại diện lên bảng dán hoa màu đỏ; không đồng ý dán hoa màu xanh.
! Trong khi giơ thẻ, kết hợp giải thích vì sao em chọn, vì sao em không chọn.
- GV tổng kết.
! Đọc phần ghi nhớ sgk.
- Hướng dẫn hoạt động nối tiếp.
- Nhận xét giờ học.
- HS nhận thẻ 
- Nghe giáo viên hướng dẫn luật chơi.
- Nghe gv nêu yêu cầu và bày tỏ thái độ bằng thẻ của mình.
- Giải thích.
- Nghe.
- Vài học sinh đọc lại phần ghi nhớ SGK
 Đạo đức: (Tiết 2) Hợp tác với những người xung quanh
I – Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
- Cách thức hợp tác với người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Hợp tác với người xung quanh trong việc học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với người xung quanh.
II – Chuẩn bị:
- Thẻ màu phụ vụ cho hoạt động 3 tiết 1.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hoạt động 1: Làm bài tập 3 sách giáo khoa:
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống (Bài tập 4/sgk)
! Đọc bài tập 3 và xác định yêu cầu bài tập.
! Thảo luận N2:
! Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Nhận xét.
* Việc làm của bạn Tâm; Nga; Hoan trong tình huống a là đúng.
* Việc làm của bạn Long trong tình huống b là chưa đúng.
! Thảo luận nhóm xử lí tình huống.
- N1,2 xử lí tình huống: Tuần tới, lớp 5B tổ chức hái hoa dân chủ va tổ 2 được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc vui này. Nếu là thành viên tổ 2, các em dự kiến sẽ thực hiện nhiệm vụ trên như thế nào?
- N3,4 xử lí tình huống: Vào dịp hè ba má Hà dự định đưa cả nhà về thăm quê ngoại. Theo các em bạn Hà nên làm gì để cùng gia đình chuẩn bị cho chuyến đi xa đó?
- 1 hs đọc.
- Thảo luận N2.
- Một số em thảo luận trước lớp, một số em khác nêu ý kiến bổ sung, tranh luận.
- Nghe.
- Các nhóm sắm vai xử lí tình huống:
VD: T/h1: 1 bạn tổ trưởng họp các bạn lấy ý kiến và phân công công việc ...
- t/h 2 Hà có thể bàn với bố mẹ xem em cần mang những đồ dùng nào ...
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hoạt động 3: Làm bài tập 5/sgk.
3 .Củng cố:
- Gv nhận xét và kết luận sau mỗi tình huống hs xử lí.
! Tuyên dương cả lớp.
! Làm việc cá nhân theo mẫu sau:
stt
NDCV
Người hợp tác
Cách hợp tác
! Trình bày ý của mình trước lớp.
! Nhận xét, góp ý cho bạn.
- GV nhận xét. Hướng dẫn thực hành sau bài học.
- Nghe.
- Cả lớp làm việc cá nhân. Trao đổi nhóm 2.
- Vài hs trình bày kế hoạch của mình trước lớp.
 Đạo đức: Thực hành cuối kì I
I – Mục tiêu: Giúp học sinh biết:
- Hệ thống các kiến thức đã học trong học kì 1
- HS có tinh thần trách nhiệm với những hành vi đạo đức của mình 
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình 
II – Chuẩn bị:
 Phiếu học tập 
 Bảng phụ 
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 Kiểm tra bài cũ :
2 Bài mới :
 * HD học sinh ôn tập 
* Kiểm tra
3 . Củng cố :
GV kết hợp trong giờ kiểm tra 
GV giới thiệu và ghi đầu bài 
GV treo câu hỏi đã viết sẵn trong bảng phụ và cho HS thảo luận nhóm 
Gọi đại diện các nhóm trả lời 
Gọi nhóm khác nhận xét bổ sung 
GV nhận xét thống nhất ý kiến 
GV ghi câu hỏi kiểm tra lên bảng 
Cho HS chép câu hỏi vào giấy kiểm tra rồi làm 
GV quan sát HS làm bài 
Cuối giờ GV thu bài 
GV nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị giờ sau 
HS nghe
HS thảo luận nhóm 
Đại diện các nhóm trả lời
HS làm bài 
HS nộp bài 
Thứ ngày tháng năm 200
đạo đức
Bài 9 (Tiết 1): Em yêu quê hương
 Truyện: Cây đa quê hương
I – Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết:
- Mọi người cần phải yêu quê hương.
- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II – Chuẩn bị:
- Giấy, bút màu, thẻ màu, các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.
III – Hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: Cây đa làng em.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1/ sgk.
- Mở băng hát bài: Việt Nam quê hương tôi.
? Bài hát nói lên điều gì?
- Gv giới thiệu bài, ghi bảng.
! Lớp đọc thầm câu chuyện, một hs đọc to câu chuyện.
! Quan sát tranh, dựa vào nội dung truyện trả lời câu hỏi sau:
? Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
- Gv chốt ý.
? Bạn Hà đã làm gì khi nghe “Ông Đa” bị ốm?
? Vì sao bạn Hà lại làm như vậy?
- Gv khái quát thành tình yêu quê hương của Hà.
- Gv phát thẻ từ cho hs bày tỏ ý kiến của mình bằng màu thẻ mà gv quy định.
! Đọc bài tập 1.
! Đọc thầm và tìm đáp án.
- Lớp nghe hát.
- Nhắc lại đầu bài.
- Cả lớp đọc thầm theo dõi một học sinh đọc to thành tiếng.
- Thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi.
- Động não đưa ra nhiều câu trả lời.
- Nghe.
- Nhận thẻ và nghe yêu cầu.
- 1 hs đọc.
- Làm việc cá nhân.
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế:
III - Củng cố:
- Gv đưa từng hành vi một.
- Khi đưa có thể hỏi thêm vì sao em đồng ý? Vì sao em không đồng ý?
- Gv kết luận.
! Đọc ghi nhớ.
! Thảo luận N2: Trao đổi với nhau: Quê bạn ở đâu? Bạn biết gì về quê hương mình? Bạn đã làm được những việc gì thể hiện tình yêu quê hương?
! Báo cáo trước lớp.
- Gv kết luận.
- Hướng dẫn về nhà.
- Nhận xét giờ học.
- Hs giơ thẻ và trả lời câu hỏi.
- Nghe.
- Đọc ghi nhớ.
- Thảo luận N2.
- Đặt câu hỏi cho bạn về những vấn đề mà mình quan tâm.
- Đại diện vài nhóm báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docMon Dao Duc.doc