Giáo án lớp 5 - Môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 03

Giáo án lớp 5 - Môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 03

TOÁN:

TIẾT 11: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Hiểu cách chuyển hỗn số thành phân số.

- Biết cách thực hiện phép tính với các hỗn số. So sánh các hỗn số chuyển về thực hiện các phép tính.

- Vận dụng kiến thức về phân số phục vụ vào thực tế.

II. Chuẩn bị:

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Môn Toán + Tiếng Việt - Tuần 03", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN:
TIẾT 11: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
- Hiểu cách chuyển hỗn số thành phân số. 
- Biết cách thực hiện phép tính với các hỗn số. So sánh các hỗn số ® chuyển về thực hiện các phép tính. 
- Vận dụng kiến thức về phân số phục vụ vào thực tế. 
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HSKK
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Hỗn số (tiếp theo) 
- Kiểm tra lý thuyết về kĩ năng đỗi hỗn số - áp dụng vào bài tập. 
- Học sinh sửa bài 3/13 (SGK) 
Ÿ Tổ chức cho HS sửa bài về nhà. 
- Học sinh sửa bài 5 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hướng dẫn làm bài tập 
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, đàm thoại 
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu hs nêu hướng giải. 
- Học sinh làm bài ở bảng con.
- Học sinh sửa bài - học sinh nêu cách chuyển hỗn số thành phân số - cách cộng trừ nhân chia phân số. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
Ÿ Bài 2: 
- Yêu cầu hs đọc yêu cầu đề bài. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài 
- Nêu cách so sánh hai hỗn số. 
Trình bày
	 > 
	 > 
- Làm bài 2a,b. Giảm bài 2c,d.
- Yêu cầu học sinh nêu hướng giải
- Giáo viên lưu ý sửa sai, chốt ý. 
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động nhóm đôi, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành, đ.thoại 
Ÿ Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh làm bài 
- 2 bạn thảo luận cách giải 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Giáo viên chốt ý 
- Lưu ý các kết quả là phân số 
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, đàm thoại 
- Thi đua giải nhanh:
+ SS: . ; .. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học sinh ôn bài + làm BT nhà. 
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung” 
- Nhận xét tiết học 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
TẬP ĐỌC:
TIẾT 5: LÒNG DÂN (phần 1)
I. Mục tiêu:
-Biết đọc đúng văn bản kịch. Phân biệt tên nhân vật, lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm. 	Giọng thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống căng thẳng. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
- Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng. 
- Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng. 
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm. 
- 	HS : Bìa cứng có ghi câu nói của nhân vật mà em khó đọc 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HSKK
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Sắc màu em yêu 
- Trò chơi: Ai may mắn thế? 
- Giáo viên bốc thăm số hiệu 
- HS có số hiệu trả lời câu hỏi
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu” và cho biết bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với đất nước? 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ. 
- Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn rất yêu đất nước. 
Đọc 1-2 khổ thơ mà em thích nhất.
- Chọn đọc thuộc lòng các khổ thơ em yêu thích và cho biết những sắc màu mà bạn nhỏ yêu thích gắn với những sự vật, cảnh và người của đất nước như thế nào? 
- HS đọc thuộc lòng 2-3 khổ thơ. 
- Màu đỏ: máu, lá cờ tổ quốc, khăn quàng đội viên.
- Màu vàng: lúa chín, hoa cúc, mùa thu, của nắng. 
- Màu xanh: đồng bằng, rừng núi, màu của biển, của bầu trời. 
- Màu trắng: trang giấy, đóa hoa hồng bạch, mái tóc bạc của bà. 
- Màu đen: hòn than óng ánh, đôi mắt em bé, màu của đêm. 
- Màu tím: hoa cà, hoa sim, chiếc khăn của chị, nét mực chữ em. 
- Màu nâu: màu áo mẹ, đất đai, gỗ rừng. 
- Cho học sinh nhận xét 
- Giáo viên nhận xét cho điểm
3. Giới thiệu bài mới: “Lòng dân” 
- Học sinh lắng nghe 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản kịch. 
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Thực hành
- Luyện đọc 
- HS tự chọn nhóm và phân vai. 
- Mỗi nhóm lần lượt đọc 
- Học sinh nhận xét 
Ÿ Gợi ý rèn đọc những từ địa phương. 
- Nhấn mạnh: hổng thấy, tui, lẹ 
- Vở kịch có thể chia làm mấy đoạn. 
- 3 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu... là con 
Đoạn 2: Chồng chị à?... tao bắn.
Đoạn 3: Còn lại 
- Yêu cầu HS đọc nt theo từng đoạn. 
- Học sinh đọc nối tiếp 
- Cho hs đọc các từ được chú giải trong bài. 
- Học sinh đọc: hổng thấy, thiệt, quẹo vô, nầy, tui. 
- Yêu cầu 1, 2 học sinh đọc lại toàn bộ vở kịch. 
- 1, 2 học sinh đọc 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải 
+ Chú cán bộ gặp nguy hiểm như thế nào? 
- Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào nhà dì Năm. 
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? 
 - Dì đưa chú chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm.
+ Dì Năm đấu trí với giặc khôn khéo như thế nào? 
- Dì bình tĩnh trả lời những câu hỏi của địch, dì nhận chú cán bộ là chồng, dì làm chúng hí hửng tưởng dì sợ sẽ khai, hóa ra dì chấp nhận cái chết, chỉ xin được trối trăng, căn dặn con mấy lời, khiến chúng tẻn tò.
Ÿ Giáo viên chốt ý.
+ Tình huống nào trong vở kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? 
- Dự kiến: Dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng nhầm dì sắp khai nên bị tẽn tò là tình huống hấp dẫn nhất vì đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm sau đó cởi nút rất nhanh và rất khéo. 
+ Nêu nội dung chính của vở kịch phần 1. 
- Lần lượt 4 học sinh đứng lên và nêu (thi đua ® tìm ý đúng).
- Cả lớp nhận xét và chọn ý đúng
Ÿ Giáo viên chốt: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 
- Học sinh lắng nghe 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành, đ.thoại 
- Giáo viên đọc diễn cảm màn kịch. 
- Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng. 
- Học sinh nêu tính cách của các nhân vật và nêu cách đọc về các nhân vật đó: 
+ Cai và lính, hống hách, xấc xược
+ An: giọng đứa trẻ đang khóc
+ Dì Năm và cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn sau: than vãn, nghẹn ngào. 
- Nghe và nhắc lại giọng đọc.
- HS luyện đọc theo nhóm. 
- Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc 
- Từng nhóm thi đua 
- Luyện đọc phân vai đ3.
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành 
- Thi đua:
+ Giáo viên cho học sinh diễn kịch
+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- 6 học sinh diễn kịch + điệu bộ, động tác của từng nhân vật (2 dãy) 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Rèn đọc giọng tự nhiên theo văn bản kịch. 
- Chuẩn bị: “Lòng dân” (tt) 
- Nhận xét tiết học 
 TOÁN:
Tiết 12: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Nhận biết phân số thập phân và chuyển phân số thành phân số thập phân. 
- Chuyễn hỗn số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị đo (số đo viết dưới dạng hỗn số có kèm theo một tên đơn vị đo)
- Rèn học sinh nhận biết phân số thập phân nhanh. Chuyển phân số thành phân số thập phân, chuyển hỗn số thành phân số chính xác.
- Vận dụng điều đã học vào thực tế để chuyển đổi, tính toán.
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Phấn màu - Bảng phụ 
- 	HSø: Vở bài tập - Sách giáo khoa - Bảng con 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HSKK
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập 
- Yêu cầu HS sửa bài.
- HS sửa bài 3c,d/14 (SGK)
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
Ÿ Cả lớp nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
PP: Đàm thoại, thực hành
Ÿ Bài 1:
- Đặt câu hỏi cho học sinh: 
+ Thế nào là phân số thập phân?
- 1 học sinh trả lời
+ Em hãy nêu cách chuyển từ phân số thành phân số thập phân?
- 1 học sinh trả lời
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Học sinh làm bài cá nhân
- Học sinh sửa bài - Nêu cách làm, hs chọn cách làm hợp lý nhất
 ; 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét
Ÿ Giáo viên chốt lại cách chuyển phân số thành phân số thập phân
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động lớp, cá nhân
PP: Đàm thoại, giảng giải
Ÿ Bài 2: - Đặt câu hỏi cho học sinh:
+ Hỗn số gồm có mấy phần?
- 1 học sinh trả lời
+ Em hãy nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số?
- 1 học sinh trả lời
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Học sinh làm bài
- Học sinh sửa bài - Nêu cách làm chuyển hỗn số thành phân số.
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên chốt lại cách chuyển phân số thành phân số thập phân
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động nhóm đôi 
PP: Đàm thoại, thực hành
Ÿ Bài 3:
+ Ta làm thế nào để chuyển một số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị?
- 1 học sinh trả lời (Dự kiến: Viết số đo dưới dạng hỗn số, với phần nguyên là số có đơn vị đo lớn, phần phân số là số có đơn vị đo nhỏ)
- Hướng dẫn học sinh làm bài mẫu 
- Học sinh thực hiện theo nhóm, trình bày trên giấy khổ lớn rồi dán lên bảng
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Học sinh sửa bài
Ÿ Chốt lại cách chuyển một số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị 
- Lớp nhận xét
* Hoạt động 4: 
- Hoạt động nhóm bàn
PP: Thực hành, trực quan 
Ÿ Bài 4:
- Tổ chức trò chơi cho HS thi đua theo nhóm
- Học sinh thi đua thực hiện theo nhóm, trình bày trên giấy khổ lớn rồi dán lên bảng 
Ÿ Giáo viên nhận xét, chốt lại
- Lớp nhận x ... ẩn bị của HS 
- Từ những điều em đã quan sát, HS chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết miêu tả cơn mưa.
- Học sinh làm việc cá nhân
- Học sinh lần lượt nêu dàn ý (dán giấy lên bảng)
Ÿ Nhận xét để cả lớp rút k/n. 
- Cả lớp theo dõi hoàn chỉnh dàn ý 
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp
Phương pháp: Thi đua
- Học sinh bình chọn dàn bài hợp lí, hay ® phát triển cái hay
- Giáo viên đánh giá
- Lớp nhận xét
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý tả cơn mưa 
- Chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh trong tiết học tới 
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh (Một hiện tượng thiên nhiên) 
- Nhận xét tiết học 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
TOÁN:
TIẾT 15: ÔN TẬP GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS ôn tập, củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỷ số của lớp bốn. 
- Biết cách nhận dạng toán và giải nhanh, chính xác, khoa học các dạng toán tổng – tỉ: hiệu – tỉ.
- Vận dụng hiểu biết để giải các bài toán.
- Giáo dục HS say mê học toán, thích tìm tòi học hỏi cách giải toán có lời văn. 
II. Chuẩn bị: 
- 	gv: Phấn màu, bảng phụ 
- 	hsø: Vở bài tập, SGK, nháp 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HSKK
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Luyện tập chung 
- Kiểm tra miệng lại kiến thức ở tiết trước + giải bài tập minh họa 
- 2 hoặc 3 học sinh 
- HS lên bảng sửa bài 4/19 (SGK)
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm 
- Cả lớp nhận xét
3. Giới thiệu bài mới: 
“Ôn tập về giải toán”. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* HĐ 1:Hướng dẫn hs ôn tập 
- Hoạt động nhóm bàn 
Phương pháp: Đ.thoại, thực hành 
Ÿ Bài 1a:
- Gợi ý cho học sinh thảo luận
- Tự đặt câu hỏi để tìm hiểu thông qua gợi ý của giáo viên.
+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta thực hiện theo mấy bước?
- Học sinh trả lời, mỗi học sinh nêu một bước 
- Hướng dẫn học sinh làm bài 
- Đọc đề - Phân tích và tóm tắt
- Học sinh làm bài theo nhóm - sửa bài - Nêu cách làm, chọn cách làm hợp lý nhất.
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét
Ÿ Chốt lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó 
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 1b: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đặt câu hỏi thông qua gợi ý của giáo viên
- Học sinh đặt câu hỏi - bạn trả lời
+ Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó ta thực hiện theo mấy bước?
- Học sinh trả lời, mỗi học sinh nêu một bước
+ Để giải được bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ ta cần biết gì?
- Học sinh trả lời 
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Đọc đề - Phân tích và tóm tắt
- Học sinh làm bài theo nhóm 
- Học sinh sửa bài - Nêu cách làm, chọn cách làm hợp lý nhất
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Chốt lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó 
* Hoạt động 3:
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Đ.thoại, thực hành 
Ÿ Bài 2: 
- Học sinh tự đặt câu hỏi 
- Học sinh trả lời 
+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta thực hiện theo mấy bước?
- Học sinh trả lời, mỗi học sinh nêu một bước 
+ Nếu số phần của số bé là 1 thì giá trị một phần là bao nhiêu?
- 1 học sinh trả lời
- Hướng dẫn học sinh làm bài 
- Đọc đề - Phân tích và tóm tắt 
- Học sinh làm bài theo nhóm 
- HS sửa bài - Nêu cách làm, học sinh chọn cách làm hợp lý nhất 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét
Ÿ Chốt lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó
* Hoạt động 4: 
- Thảo luận nhóm đôi 
Phương pháp: Đ.thoại, thực hành
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên gợi ý cho học sinh đặt câu hỏi
- Đặt câu hỏi + hs trả lời 
+ Muốn tìm diện tích của hình chữ nhật ta làm thế nào?
- 1 học sinh trả lời
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- 1 học sinh đọc đề - Phân tích và tóm tắt 
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh sửa bài - 1 học sinh nêu cách làm. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên chốt lại cách tìm diện tích hình chữ nhật. 
* Hoạt động 6: Củng cố 
- Cho hs nhắc lại cách giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ của hai số đó. 
- Thi đua giải nhanh
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân. 
- Đề bài: 
a - b = 8
a : b = 3
Tìm a và b? 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà: 3/18 
- Chuẩn bị: Ôn tập Giải toán (tt) 
- Nhận xét tiết học 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TIẾT 6: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA 
I. Mục tiêu: 
- Hiểu được ý nghĩa chung của các thành ngữ, tục ngữ đã cho, và hoàn cảnh sử dụng các thành ngữ, tục ngữ đó. 
- Biết sử dụng nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu, đoạn văn và giao tiếp. 
- Vận dụng các từ đồng nghĩa để sử dụng cho phù hợp hoàn cảnh. 
II. Chuẩn bị: 
- 	GV: Phiếu photo nội dung bài tập 1 
- 	HSø : Tranh vẽ, từ điển 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HSKK
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Mở rộng vốn từ: Nhân dân” 
- Cho học sinh sửa bài tập. 
- 2 học sinh sửa bài 3, 4b
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập về từ đồng nghĩa”
- Học sinh nghe 
4. Phát triển các hoạt động: 
* HĐ 1: Hướng dẫn làm bài tập 
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
PP: TL nhóm, thực hành. 
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Cả lớp đọc thầm 
- Phát phiếu cho hs trao đổi nhóm. 
- Học sinh làm bài, trao đổi nhóm
- Lần lượt các nhóm lên trình bày 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại :
- Cả lớp nhận xét 
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn 
- 1, 2 học sinh đọc lại bài văn (đã điền từ: đeo, xách, khiêng, kẹp) 
* HĐ 2: Hướng dẫn hs làm bài 
- Hoạt động nhóm, lớp 
PP: Thảo luận nhóm, thực hành 
Ÿ Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài 2 
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu bài 2 
- Cả lớp đọc thầm 
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi nhóm. 
- Thảo luận nhóm ý nghĩa của các câu thành ngữ, chọn 1 trong 3 ý để giải thích ý nghĩa chung cho các câu thành ngữ, tục ngữ. 
- Lần lượt các nhóm lên trình bày 
Ÿ Giáo viên chốt lại: các câu tục ngữ, thành ngữ đều có ý chung: gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên của mọi người Việt Nam yêu nước (Sau khi các nhóm trình bày, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ghép từng ý với các câu thành ngữ, tục ngữ xem ý nào có thể giải thích chung). 
- Học sinh sửa bài 
- Cả lớp nhận xét 
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
PP: Đàm thoại, giảng giải
Ÿ Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài 3
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3
Ÿ Chọn bài hay để tuyên dương.
- Đọc lại khổ thơ trong “Sắc màu em yêu” 
- HS làm bài.
- Học sinh lần lượt đọc đoạn văn
- Cả lớp nhận xét
- Chọn từ chỉ màu sắc đồng nghĩa để đặt câu. (từ 3-4 câu)
* Hoạt động 4: Củng cố 	
- Hoạt động nhóm, lớp 
PP: Trò chơi, thảo luận nhóm 
- Tổ chức cho học sinh tìm những tục ngữ cùng chỉ phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. 
- Học sinh liệt kê vào bảng từ 
- Dán lên bảng lớp 
- Đọc - giải nghĩa nhanh 
- Học sinh tự nhận xét 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Hoàn thành tiếp bài 4 
- Chuẩn bị: “Từ trái nghĩa” 
- Nhận xét tiết học 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
TẬP LÀM VĂN:
TIẾT 6: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
- Biết chuyển một phần trong dàn ý chi tiết của bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn hoàn chỉnh một cách chân thực, tự nhiên. 
- Biết hoàn chỉnh các đoạn văn viết dở dang. 
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. 
II. Chuẩn bị: 
- HS : Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng học sinh. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HSKK
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa. 
- Học sinh lần lượt đọc bài văn miêu tả một cơn mưa. 
Ÿ Giáo viên nhận xét. 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Luyện tập tả cảnh - Một hiện tượng thiên nhiên” 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
- Hoạt động cá nhân, nhóm đôi 
Phương pháp: Đàm thoại, bút đàm 
Ÿ Bài 1: 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Cả lớp đọc thầm 
- Học sinh trình bày lại dàn ý bài văn tả cảnh cơn mưa. 
- 2, 3 học sinh nói trọn một phần trong dàn ý viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. 
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu. 
- Học sinh cả lớp viết đoạn văn. 
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm. 
- Lần lượt học sinh đọc đoạn văn. 
* Hoạt động 2: 
- Hoạt động nhóm đôi 
Phương pháp: Bút đàm
Ÿ Bài 2: 
- 1 hs đọc yêu cầu bài 2 (không đọc các đoạn văn chưa hoàn chỉnh). 
- Cả lớp đọc thầm 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung chính từng đoạn. 
Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào - ào ạt rồi tạnh ngay. 
Đoạn 2: Cảnh tượng muôn vật sau cơn mưa. 
Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa. 
Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa. 
- Học sinh làm việc cá nhân. 
- Các em hoàn chỉnh từng đoạn văn trên nháp. 
- Lần lượt học sinh đọc bài làm. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Cả lớp nhận xét 
Ÿ Bài 3 (bài về nhà) 
- Quan sát trường em, từ những điều đã quan sát được lập thành dàn ý miêu tả trường. 
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Hoạt động lớp 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Bình chọn đoạn văn hay 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Viết lại những điều đã quan sát cảnh trường em vào giờ tan học, lập thành dàn ý chi tiết cho bài văn. 
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh - Trường học” 
- Nhận xét tiết học 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc