Giáo án - Lớp 5 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 5

Giáo án - Lớp 5 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 5

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện.

 - Ý chính: qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.

2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài.

 - Đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc.

 - Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.

 - Đọc đúng lối đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị.

 

doc 7 trang Người đăng huong21 Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án - Lớp 5 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 : T2 /21/ 9/ 2009
Tập đọc
Tiết 9: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện.
	- Ý chính: qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
2. Kĩ năng: 	- Đọc lưu loát toàn bài.
	- Đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc. 
	- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
	- Đọc đúng lối đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật.
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. 
II. Các hoạt động:
1. Bài cũ: Bài ca về trái đất
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn chia đoạn:
- Chia 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu . giản dị, thân mật ; + Đoạn 2: Còn lại
- Sửa lỗi đọc cho học sinh.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1:
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu? Công trường, tình bạn giữa những người lao động. 
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ?
- Học sinh tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây bằng tranh.
+ Vì sao người ngoại quốc này khiến anh phải chú ý đặc biệt? Học sinh nêu lên thái độ, tình cảm của nhân vật
+ Có vóc dáng cao lớn đặc biệt; + Có vẻ mặt chất phác; + Dáng người lao động; + Dễ gần gũi. 
Ÿ Giáo viên chốt lại: Tất cả từ con người ấy gợi lên ngay từ đầu cảm giác giản dị, thân mật.
- Nêu ý đoạn 1: Những nét giản dị thân mật của người ngoại quốc.
- Tiếp tục tìm hiểu đoạn 2
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào? ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân
Ÿ Giáo viên chốt: Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp (VN và Liên Xô trước đây) diễn ra rất thân mật.
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao ?
+ Cái cánh tay của người ngoại quốc ; + Lời nói: tôi  anh ; + Ăn mặc.
+ Những chi tiết đó nói lên điều gì? Thân mật, thân thiết, giản dị, gần gũi. Tình hữu nghị.
- Nêu ý đoạn 2: Tình cảm thân mật thể hiện tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, rút nội dung bài. 
- Rèn đọc câu văn dài “ Aùnh nắng  êm dịu”- Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn:
Ánh nắng ban mai nhạt loãng/ rải trên vùng đất đỏ công trường/ tạo nên một hòa sắc êm dịu.//
* Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm (2 dãy)
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
4. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “ Ê-mi-li con”
- Nhận xét tiết học .
Toán
Tiết 21: ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Củng cố cho học sinh các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài. 
2. Kĩ năng: 	Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan, nhanh, chính xác. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Vận dụng những điều đã học vào thực tế. 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài 
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành bảng đơn vị đo độ dài
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên gợi mở. Học sinh tự đặt câu hỏi. Học sinh trả lời. 
- Học sinh lần lượt lên bảng ghi kết quả.
- Học sinh kết luận mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. 
- Lần lượt đọc mối quan hệ từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. 
- Giáo viên chốt lại.
* Hoạt động 2: Luyện tập 
Ÿ Bài 2: làm câu a,c.
- Giáo viên gợi mở để học sinh tìm phương pháp đổi. 
- Học sinh đọc đề - Xác định dạng - Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài - Giáo viên chốt ý. 
a/ 135m = 1350dm
 	 342dm = 3420cm
 	 15cm = 150mm
Ÿ Bài 3: Tương tự bài tập 2
- Học sinh đọc đề - Học sinh nêu dạng đổi.
- Học sinh làm bài - Học sinh sửa bài. 
 4km37m = 4 037m 
 8m12cm = 812cm
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Hoạt động cá nhân .
- Nhắc lại kiến thức vừa học. 
- Thi đua ai nhanh hơn .
- Tổ chức thi đua: 
 82km3m = m 
 	 5 008m = ..km.m
- Học sinh làm ra nháp 
5. Tổng kết – dặn dò: 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng” 
- Nhận xét tiết học.
T3/ 22/ 9/ 2009
Chính tả
Tiết 5: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Nghe và viết đúng bài “Một chuyên gia máy xúc”. 	
2. Kĩ năng: 	- Làm đúng các bài tập dđ¸nh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ ua. 
- Trình bày đúng 1 đoạn của bài “Một chuyên gia máy xúc”.
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: 
- Luyện tập đánh dấu thanh
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: HDHS nghe - viết
- Giáo viên đọc một lần đoạn văn. 
- Nêu các từ ngữ khó viết trong đoạn.
- Học sinh nêu từ khó.
- Học sinh lần lượt rèn từ kho.ù
- Giáo viên đọc từng câu, từng cụm từ cho học sinh viết. 
- Học sinh nghe viết vào vở từng câu, cụm từ.
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả.
- Học sinh lắng nghe, soát lại các từ- Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi chính tả.
- Giáo viên chấm bài.
* Hoạt động 2: HDHS làm bài tập.
Ÿ Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2
- 1, 2 học sinh lần lượt đọc yêu cầu bài 2 
- Học sinh gạch dưới các tiếng có chứa âm chính là nguyên âm đôi ua/ uô. 
- Học sinh sửa bài.
Ÿ Giáo viên chốt lại.
- Học sinh rút ra quy tắc viết dấu thanh trong các tiếng có chứa ua/ uô .
Ÿ Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc bài 3.
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm bài.
Ÿ Giáo viên nhận xét .
* Hoạt động 3: Củng cố
- Trò chơi: Dãy A cho tiếng - Dãy B đánh dấu thanh.
- Chia thành 2 dãy chơi trò chơi.
Ÿ GV nhận xét - Tuyên dương
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Nhớ- viết : Ê –mi – li, con.
- Nhận xét tiết học.
Toán 
Tiết 22: ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	Củng cố cho học sinh tự xây dựng kiến thức. 
2. Kĩ năng: 	Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh thích học toán, thích làm các bài tập về đổi đơn vị đo khối lượng. 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Bảng đơn vị đo độ dài 
2. Giới thiệu bài mới: “ On tập: Bảng đơn vị đo khối lượng” 
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại bảng đơn vị đo khối lượng.
Ÿ Bài 1: 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Giáo viên kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng chưa ghi đơn vị, chỉ ghi kilôgam. 
- Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. 
- Giáo viên hướng dẫn đặt câu hỏi, học sinh nêu tên các đơn vị lớn hơn kg? ( nhỏ hơn kg ?) 
- Học sinh hình thành bài 1 lên bảng đơn vị. 
Ÿ Bài 2: 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Giáo viên ghi bảng .
- Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng HS làm bài tập 2. 
a/ 18 yến = 180 kg ; b/ 430 kg = 43 yến
	200 tạ = 20000 kg ; 2500 kg = 25 tạ
	35 tấn = 35000 kg ; 16000 kg = 16 tấn
Ÿ Bài 4:
- Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm, bàn. Giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận. 
- Học sinh đọc đề - Học sinh phân tích đề - Tóm tắt. 
- Giáo viên theo dõi cách làm bài của học sinh. 
- Học sinh làm bài - Học sinh sửa bài.
Bài giải
 1 tấn = 1000 kg
 Số kg đường ngày thứ hai cửa hàng bán được:
 300 x 2 = 600 ( kg )
 Số kg đường ngày thứ ba cửa hàng bán được:
	 1000 – 600 = 400 ( kg )
	Đáp số: 400 kg
* Hoạt động 4: Củng cố
- Nhắc lại nội dung vừa học.
- Thi đua đổi nhanh.
- Cho học sinh nhắc lại tên đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài. 
4 kg 85 g = .. g 
1 kg 2 hg 4 g = . g 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
Tiết 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về chủ điểm: “Cánh chim hòa bình”. 
2. Kĩ năng: 	Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố. 
3. Thái độ: 	Giáo dục lòng yêu hòa bình. 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: 
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Chủ điểm: “ Cánh chim hòa bình”
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài 1.
- Cả lớp đọc thầm - Suy nghĩ, xác định ý trả lời đúng.
Ÿ Giáo viên chốt lại chọn ý b.
b/ Trạng thái không có chiến tranh.
Ÿ Bài 2: 
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài 2.
- Giáo viên ghi bảng thành 2 cột đồng nghĩa với hòa bình và không đồng nghĩa.
- Những từ đồng nghĩa với từ hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
Ÿ Bài 3: 
- Sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố ( hoặc của một làng quê, thành phố mà các em thấy trên ti vi)
- Học sinh làm bài .
- Học sinh sửa bài.
 - Lần lượt học sinh đọc bài làm của mình.
- Học sinh khá giỏi đọc đoạn văn.
- Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt lại.
* Hoạt động 2: Củng cố
- Hoạt động nhóm, lớp. 
- Học sinh thi tìm thêm từ ngữ thuộc Chủ điểm.
- Các tổ thi đua giới thiệu những bức tranh đã vẽ và bài hát đã sưu tầm.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Từ đồng âm” 
- Nhận xét tiết học.
T4 / 23/ 9/ 2009 Tập đọc
Tiết 10: Ê-MI-LI, CON
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Ý chí: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược VN
2. Kĩ năng: 	- Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.
	- Ngắt nhịp đúng từng mệnh đề, từng bộ phận câu trong bài thơ viết theo thể tự do.
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng. 
3. Thái độ:	Giáo dục học sinh yêu quý những người vì đại nghĩa, yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh phi nghĩa. 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Một chuyên gia máy xúc
2. Giới thiệu bài mới: Cuộc chiến tranh huỷ diệt tàn khốc của đế quốc Mỹ trên mảnh đất Việt Nam đã làm tất cả những người có lương tri trên thế giới, trong đó có nhiều người là công nhân Mỹ vô cùng căm phẫn. Xúc động trứơc hành động tự thiêu của anh Mo-ri-xơn để phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ “Ê-mi-li, con” với hình ảnh anh Mo-ri-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, nơi anh sắp tự thiêu vì nền hòa bình ở Việt Nam
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện tập
- Yêu cầu học sinh lần lượt đọc từng đoạn và tìm các từ dễ phát âm sai- Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ .
- Học sinh phát hiện: Phát âm sai: Mo-ri-xơn, Oa-sinh-tơn, Giôn-xơn.
- Giáo viên đọc mẫu với giọng đọc xúc động, trầm lắng.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài + luyện đọc diễn cảm.
- Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ - đọc xuất xứ 
- Học sinh đọc khổ 1+Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li 
- Giáo viên giảng tâm trạng của anh Mo-ri-xơn ® lời vĩnh biệt xúc động khi phải từ giã vợ con (nhấn mạnh câu hỏi của Ê-mi-li). Sự ngây thơ hồn nhiên 
- Luyện đọc diễn cảm khổ 1- Nhấn mạnh những từ ngữ nào? Câu hỏi đọc với giọng như thế nào?
- Yêu cầu học sinh đọc khổ 2
- Qua lời của chú Mo-ri-xơn, em hãy cho biết vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ?Hành động của đế quốc Mỹ tàn ác, vô nhân đạo, máy bay B52 - ném bom napan - hơi độc - giết hại - đốt phá - tàn phá.
- Yêu cầu nêu ý khổ 2: Hàng loạt tội ác của Mỹ đựơc liệt kê.
Ÿ Giáo viên chốt lại cách đọc: nhấn mạnh các từ ngữ thể hiện tội ác của Mỹ.
- Yêu cầu học sinh đọc khổ 3. 
+ Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt ? Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con : ..Hướng đến người thân - con mất cha - vợ mất chồng - cảnh trời đêm - hy sinh hạnh phúc của mình cho mọi người được hạnh phúc.
- Yêu cầu học sinh nêu ý 3:- Lời từ biệt của chú Mo-ri-xơn vào giây phút ngọn lửa sắp bùng lên.
- Yêu cầu học sinh đọc khổ 4
- Câu thơ “Ta đốt thân ta/ Cho ngọn lửa sáng loá/ Sự thật “ thể hiện mong muốn gì của chú Mo-ri-xơn? vạch trần tội ác - nhận ra sự thật về cuộc chiến phi nghĩa - hợp sức ngăn chận chiến tranh
- Ý 4 vạch trần tội ác của đế quốc Mỹ - kêu gọi mọi người hợp sức.
+ Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Sự sụp đổ của chế độ A-pac-thai” 
- Nhận xét tiết học.
Toán
Tiết 23: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	Củng cố các đơn vị đo độ dài, đo khố lượng, và các đơn vị đo diện tích đã được học. 
2. Kĩ năng: 	- Tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
	- Tính toán trên các số đo độ dài, đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan.
	- Vẽ hình chữ nhật theo điều kiện đã cho trước.
3. Thái độ: 	Giúp học sinh thích học toán, thích làm các bài tập về đổi đơn vị đo khối lượng. 
II. Các hoạt động dạy học:
2. Bài cũ: Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố lại cách tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông, cách đổi các đơn vị đo độ dài, đo diện tích, đo khối lượng. 
- Hoạt động nhóm bàn
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận tìm cách giải.
- Nêu tóm tắt.
- Học sinh giải.
Bài giải
Số kg giấy vụn cả hai trường thu gom đươc là:
 1 tấn 300 kg + 2 tấn 700kg = 4 ( tấn )
 4 tấn gấp 2 tấn số lần là:
 4 : 2 = 2 ( lần )
4 tấn giấy vụn sản xuất được số quyển vở là:
 50 000 x 2 = 100 000 ( quyển )
 Đáp số :100 000 quyển
* Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
Ÿ Bài 3:
- Học sinh đọc đề - Phân tích đề
- Giáo viên gợi mở hướng dẫn học sinh tính diện tích HCN ABCD và HV CEMN
- Học sinh nêu lại công thức tính diện tích HCN và HV- Học sinh sửa bài
* Hoạt động 4: Củng cố
Nhắc lại nội dung vừa học 
- Hoạt động nhóm (thi đua tiếp sức)
- Thi đua ghi công thức tính diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: Decamet vuông - Hectomet vuông.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doc5t5.doc