Giáo án Lớp 5 sáng tuần 1

Giáo án Lớp 5 sáng tuần 1

 Tiết 2 TOÁN

 Ôn tập : Khái niệm về phân số

I/ MỤC TIÊU:

- Biết đọc, viết các phân số; Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.

- Các bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 Các tấm bìa cắt vẽ hình như phần bài học như SGK để thực hiện các phân số

doc 36 trang Người đăng nkhien Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 sáng tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 1 Ngày soạn: 4/9 / 2010
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
Tiết 1 Chào cờ
 Tiết 2 Toán
	 Ôn tập : Khái niệm về phân số 
I/ Mục tiêu:
Biết đọc, viết các phân số; Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
Các bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 Các tấm bìa cắt vẽ hình như phần bài học như SGK để thực hiện các phân số 
III/ Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. ổn định: Hát
2. Bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
 b/ Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
* GV treo tấm bìa thứ nhất( biểu diễn phân số ) và hỏi: Đã tô màu mấy phần băng giấy?
* Yêu cầu HS giải thích.
* GV mời HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy, lớp viết nháp.
* GV tiến hành tương tự với các hình còn lại.
c/ Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
* Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số.
- GV viết lên bảng các phép chia sau: 1:3; 4:10; 9:2. Em hãy viết thương của các phép chia sau dưới dạng phân số.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV kết luận.
 có thể coi là thương của phép chia nào ?
- GV hỏi tương tự với hai phép tính còn lại.
- GV yêu cầu HS mở SGK TR 3 và đọc chú ý 1.
* Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số chú ý 2,3,4.
- GV cho HS nhận xét
+ Khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 ta làm thế nào ?
+ GV kết luận : Mọi số tự nhiên đều viết dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
* 1 có thể viết thành phân số như thế nào?
* 0 có thể viết thành phân số như thế nào?
 - GV yêu cầu HS đọc chú ySGK.
d/ Luyện tập :
* Bài 1( Tr. 4 ):
 -HS đọc yêu cầu,lớp đọc thầm.
- GV nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc bài và nêu rõ tử số, mẫu số của 1 phân số trong bài.
* Bài 2 ( Tr.4):
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu.
 - HS làm bảng, nháp.
- Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
 có thể coi là thương của phép chia nào ?
* Bài 3 ( Tr. 4 ):
- GV yêu cầu HS đọc đầu bài
 - HS làm vở + bảng
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 4 (Tr. 4 ) :
 - GV yêu cầu HS đọc đầu bài.
 - HS làm bảng + sách.
 - Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
 - GV yêu cầu HS giải thích cách làm .
 - GV kết luận
4. Củng cố:
 * Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số nào ?
* Số 0 có thể viết thành phân số thế nào ?
* GV nhận xét giờ học .
 5. Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị tiết sau Tr.5. 
- HS quan sát và trả lời: Đã tô màu băng giấy.
- Băng giấy được chia thành 3 phần băng nhau, đã tô màu 2 phần. Vậy đã tô màu băng giấy.
- HS viết và đọc: đọc là hai phần ba. Một số HS đọc phân số .
- HS quan sát hình,tìm phân số thể hiện phần tô màu của mỗi hình, sau đó đọc và viết các phân số đó.HS đọc lại các phân số 
- 3 HS viết bảng, lớp viết nháp.
 1:3 = ;...
- HS đọc và nhận xét bài làm của bạn.
-Phân số có thể coi là thương của phép chia 1:3.
- HS đọc , lớp đọc thầm.
- HS lên bảng , lớp làm nháp 5 = ..
+ Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
+ HS nhắc lại.
1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
 0 có thể viết thành phân số có tử số bằng 0 và mẫu số khác 0.
- HS đọc , lớp đọc thầm.
- HS đọc 
- HS nối tiếp đọc bài 
- HS đọc yêu cầu.
- 3 HS lên bảng , lớp làm nháp.
3 : 5 = ...
 có thể coi là thương của phép chia 3: 5
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài .
- HS nhận xét , đánh giá
- HS đọc đầu bài.
 - 2 HS lên bảng, lớp làm sách.
- HS nhận xét.
a) 1 = b) 0 = 
- HS dựa vào chú ý 3, 4 phần bài học để giải thích.
- Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
- Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khác 0.
Tiết 3: Tập đọc
Thư gửi các học sinh
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe thầy, yêu bạn .
 - Học thuộc đoạn: Sau 80 năm...công học tập của các em. ( Trả lời được tất cả các câu hỏi 1,2,3)
 - HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình thân ái trìu mến, tin tưởng.
II/ Đồ dùng dạy- học: 
* Tranh minh hoạ SGK.
*Bảng phụ đoạn học thuộc lòng:" Sau 80 năm giời nô lệ... chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em."
III/ Các hoạt động dạy - học:
hoạt động dạy
hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ Kiểm tra SGK và ĐDHT
3. Bài mới:
A. Mở đầu: 
B.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a/ Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
 -Đọc thầm bài thảo luận cặp các câu hỏi cuối bài.
- Một số cặp trình bày.
 1, Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
* Đoạn 1: Ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
* Đoạn 2: Sau Cách mạng tháng Tám.
 2, Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
+ HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
* Đoạn trích bức thư nói lên điều gì? 
c/ Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- GV gắn đoạn luyện đọc .
+ GV đọc mẫu . 
+ GV nhận xét, đánh giá.
d/ Hướng dẫn HS học thuộc lòng.
- Lớp và GV nhận xét , đánh giá.
3. Củng cố:
* Nêu nội dung chính của bài.
* GV nhận xét giờ học.
4. Dặn dò:
* Học thuộc lòng đoạn diễn cảm.
* Chuẩn bị bài"Quang cảnh làng mạc ngày mùa".
- Kiểm tra SGK và ĐDHT
- Một HS đọc toàn bài
- Hai HS đọc nối tiếp bài.
* Đoạn 1:Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?
* Đoạn 2: Phần còn lại.
	+ Đọc đúng từ, câu. 
	+Tìm hiểu từ ngữ cuối bài
	- Luyện đọc cặp (đoạn, cả bài).
	- Một HS đọc cả bài. 
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
- Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
- HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy , yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu
- Nội dung
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- HS nhẩm thuộc lòng đoạn luyện đọc diễn cảm. 
- Thi đọc thuộc lòng.
 Ngay soan:5\9\2010
 Ngay giang thu hai:7\9\2010
Tiet 1:The duc
 Bai 1
I/ Mục tiêu:
 - Biết được những nội dung cơ bản của chương trình và một số quy định, yêu cầu trong các giờ thể dục.
 - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo, cách xin phép ra vào lớp.
- Biết cách chơi và tham gia các trò chơi được các trò chơi.
 II/ Địa điểm:
 - Trên sân trường - Vệ sinh an toàn.
 - Còi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
nội dung
thời gian
phương pháp
1. Phần mở đầu: 
- Tập hợp phổ biến mở bài.
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
2. Phần cơ bản:
 a. Giới thiệu chương trình lớp 5.
 b. Phổ biến các nội quy và yêu cầu luyện tập.
 c. Biên chế tổ luyện tập.
 d. Chọn cán sự thể dục.
 đ. Ôn đội hình đội ngũ.
- Tập chào, báo cáo bắt đầu giờ, kết thúc giờ. Cách xin phép ra, vào lớp.
- Giáo viên làm mẫu.
- Hướng dẫn cán sự, lớp cùng tập.
 Trò chơi kết bạn:
- Nêu tên trò chơi, cách chơi.
- Học sinh chơi.
 3. Phần kết thúc:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
5 - 10 phút
22 phút
5-7 phút
 x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x 
 x
x x
x x
x x
x x
x x
x x x
x x
x x
x x
x x
 x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x 
 Ngày soạn: 6 / 9 / 2009
CHIều Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Khoa học ( Tiết 1) : Sự sinh sản
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình. 
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Bộ phiếu đồ dùng cho trò chơi" Bé là con ai"( đủ dùng cho các nhóm)
- Các hình SGK Tr.4,5.
III/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. Bài cũ: GV kiểm tra sách vở đồ dùng học tập môn khoa học của HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Trò chơi " Bé là con ai"
- GV chia lớp thành nhóm 6.
- GV nêu tên trò chơi (GV giơ các hình vẽ, tranh , ảnh phổ biến cách chơi: Đây là hình vẽ các em bé và bố, mẹ của các em , dựa vào đặc điểm của mỗi người các em sẽ tìm bố mẹ cho từng bé, sau đó dán hình vào phiếu cho đúng cặp.
- GV phát đồ dùng cho các nhóm, các nhóm thảo luận, tìm bố, mẹ cho từng bé và dán ảnh vào phiếu sao cho ảnh của bố mẹ cùng hàng với ảnh của bé.( TG 5')
- Gv quan sát giúp đỡ nhóm khó khăn.
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm tìm đúng bố mẹ cho em bé, nhóm nào tìm sai, ghép lại cho đúng.
+ Nhờ đâu em tìm được bố, mẹ cho em bé?
+ Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
** Em có đặc điểm gì giống bố, mẹ của em?
- GVKL: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống bố, mẹ của mình. 
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- GV hỏi cả lớp:
+ Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ? 
+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình?
+ Điều gì xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? 
- GVKL: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong gia đình, mỗi dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
** Liên hệ thực tế gia đình của em:
- Các em vừa tìm hiểu gia đình bạn Liên , bây giờ các em giới thiệu cho các bạn về gia đình của mình bằng cách vẽ 1 bức tranh về gia đình mình và giới thiệu với các bạn.
- GV nhận xét khen ngợi những HS vẽ đẹp, có lời giới thiệu hay.
+ GV hỏi yêu cầu HS trả lời nhanh:
. Tại sao chúng ta nhận ra được em bé và bố mẹ của các em
. Nhờ đâu mà các thế hệ trong gia đình dòng họ được kế tiếp nhau? 
. Theo em , điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- GVKL: Sự sinh sản ở người có vai trò và ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự sống trên Trái Đất . Nhờ có khả năng sinh sản của con người mà cuộc sống của mỗi gia đình , dòng họ và cả loài người được duy trì, kế tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
4/ Củng cố:
- HS nêu lại mục bạn cần biết.
- GV nhận xét giờ học.
5/ Dặn dò:
- Học bài, vẽ 1 bức tranh có 1 bạn trai, 1 bạn gái vào cùng 1 tờ giấy A4
- Chuẩn bị bài 2.
- Nghe và làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng. GV cùng cả lớp quan sát, nhận xét.
- Đại diện nhóm lên kiểm tra và hỏi bạn:
+ Tại sao bạn cho rằng đây là 2 bố con( mẹ con)? ( VD: Đây là 2 bố con vì họ có cùng tóc xoăn giống nhau; Đây là 2 mẹ con vì họ có cùng nước da trắng giống nhau; Đây là bố mẹ của em bé vì em bé có đôi mắt tròn giống mẹ;...)
+ HS trả lời đúng lớp biểu dương.
- Nhờ em bé có đặc điểm g ... n số thập phân.
- Nhận xét.
- Các phân số thập phân.
- Phân sốcó thể viết thành phân số thập phân: .
- HS đọc YC, lớp đọc thầm.
- HS làm bài.
- HS nhận xét, đánh giá.
a) b) 
c)d)
- PS có mẫu số là 10, 100...
Tập làm văn ( Tiết 2) 
Luyện tập tả cảnh
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng( BT1)
- Lập được dàn ý của bài văn tả cảnh một buổi trong ngày( BT2)
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Tranh ảnh một số vườn cây, công viên , đường phố, cánh đồng, nương rẫy.
- Những KQ ghi chép quan sát trong ngày( chuẩn bị tiết trước).
- VBT Tiếng Việt 5 , tập 1.
- Bảng phụ cho HS lập dàn ý bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- 1 HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Lớp và GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC giờ học. Ghiđầu bài.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài 1( Tr. 14)
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn.
* Câu trả lời:
 a) Tả cánh đồng buổi sớm: vòm trời; những giọt mưa; những sợi cỏ; những gánh rau, những bó huệ của người bán hàng; bầy sáo liệng trên cánh đồng lúa đang kết đòng; mặt trời mọc.
b) + Bằng cảm giác của làn da( xúc giác) : thấy sớm đầu thu mát lạnh; một vài giọt sương loáng thoáng rơi trên khăn và tóc; những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân.
 + Bằng mắt( thị giác) thấy mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi; vài giọt mưa loáng thoáng rơi; người gánh rau và những bó huệ trắng muốt; bầt sáo liệng chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết đòng; mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.
c) Những đám mây xám đục , vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi; một vài giọt sương loáng thoáng rơi...
*Bài 2( Tr. 14):
- GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gv chốt lại bằng cách mời 1 HS làm bài tốt nhất trên bảng phụ dán bài lên bảng, trình bày KQ, lớp và GV nhận xét, bổ sung( xem như bài mẫu để HS cả lớp tham khảo).
* Môi trường: Bài Buổi sớm trên cánh đồng cho chúng ta thấy vể đẹp của môi trường tự nhiên. Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường đó
4. Củng cố:
* Bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Nêu từng phần.
* GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Về xem lại cấu tạo bài văn tả cảnh. Tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý đã viết, viết lại vào vở. Chuẩn bị bài Tr.21.
- HS đọc YC + nội dung, lớp đọc thầm.
- Lớp đọc thầm lại đoạn văn.
- Thảo luận cặp các câu hỏi trong bài.
- Một số HS nối tiếp nhau thi trình bày ý kiến( HS nhìn vào đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng để phát biểu).
- HS đọc YC, lớp đọc thầm.
- HS giới thiệu một vài tranh ảnh minh hoạ vườn cây, công viên, đường phố, nương rẫy.
- Dựa vào kết quả quan sát, HS tự lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày .
- HS làm vở bài tập . 2 HS làm bảng phụ.
- Một số HS ( dựa vào dàn ý đã viết) nối tiếp trình bày bài.
- Sau khi nghe các bạn trình bày và đóng góp ý kiến, mỗi HS tự sửa lại dàn bài của mình.
* Ví dụ về dàn ý sơ lược tả một buổi sáng trong một công viên:
+) Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên vào buổi sớm.
+) Thân bài:( tả các bộ phận của cảnh vật)
- Cây cối, chim chóc, những con đường...
- Mặt hồ.
- Người tập thể dục, thể thao...
+) Kết bài: Em rất thích đến công viên vào những buổi sớm mai.
Địa lí ( Tiết 1):
 việt nam- đất nước chúng ta
I/ Mục tiêu:
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam:
+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa có đảo và quần đảo.
+ Những nước tiếp giáp phần đất liền nước ta: trung quốc, Lào, Căm- pu- chia.
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền của nước ta khoảng 330. 000 km2
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ ( lược đồ)
* HSKG:
- Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.
- Biết phần đất liền VN có chiều ngang hẹp, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Quả địa cầu.
III/ Các hoạt động dạy-học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. ổn định:
2. Bài cũ: GV kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Thảo luận cặp.( TG 3')
1) Vị trí địa lí và giới hạn.
- HS quan sát hình 1 SGK , trả lời câu hỏi sau:
+ Đất nước VN gồm những bộ phận nào?
+HS Chỉ phần đất liền nước ta trên lược đồ.
+ Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?
+Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta?
+ Tên biển là gì?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta? 
- GV nhận xét, bổ xung.
* GV: Đất nứơc ta gồm có đất liền, biển đảo và quần đảo, ngoài ra còn có vùng trời bao trùm lãnh thổ( GV kết hợp chỉ bản đồ).
* GV: VN nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam á. Nước ta là bộ phận của Châu á có vùng biển thông với các Đại Dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
2) Hình dạng và diện tích.
* GV KL: (Kết hợp chỉ bản đồ) Phần đất liền nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc- Nam với bờ biển cong hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km2 và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.
	3) Ghi nhớ:
- Nêu vị trí giới hạn nước ta?
- Đất nước ta gồm những bộ phận nào?
4/ Củng cố:
- HS thi giới thiệu" Việt Nam đất nước tôi"( TG 3')
 - GV nhận xét giờ học.
5/ Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài 2 Tr.68.
- Đất liền, biển, đảo, quần đảo
- Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia).
- Đông, Nam và Tây Nam.
- Biển Đông.
- đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc... quần đảo: Hoàng Sa , Trường Sa.
- Một số HS trình bày, và chỉ bản đồ.
- HS chỉ vị trí nước ta trên quả địa cầu- Lớp quan sát, nhận xét.
- Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác?( Thuận lợi cho việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không).
- Thảo luận nhóm 6,( TG 5') các nhóm đọc SGK và quan sát hình 2 thảo luận câu hỏi:
+ Phần đất nước ta có đặc điểm gì?( Hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong chữ S).
+ Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
(... 1650 km).
+ Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?(... chưa đầy 50 km).
+ Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2? ( ... 330 000 km2).
+ So sánh diện tích nước ta với một số nước trong bảng số liệu?( So với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Cam- pu- chia, thì nước ta rộng hơn các nước: Lào, Cam- pu- chia và hẹp hơn diện tích của nước Trung Quốc, Nhật Bản).
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- HS nêu ghi nhớ- HS đọc ghi nhớ.
Sinh hoạt lớp: tuần 1
I/ Mục tiêu:
- Cho các em thấy được ưu điểm trong tuần.
- HS nhận ra khuyết điểm trong tuần và có hướng sửa chữa các khuyết điểm đó.
- HS có hướng sửa chữa , khắc phục khuyết điểm.
II/ Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức:
2. Nội dung sinh hoạt lớp:
a. Nhận xét chung:
- Lớp trưởng báo cáo ưu, khuyết điểm trong tuần của lớp.
- Các tổ trưởng nhận xét về tổ của mình trong tuần.
 b. GV chủ nhiệm nhận xét:
+ Đây là tuần đầu của năm học nhìn chung các em ngoan , đi học đều, đúng giờ, không có hiện tượng đi học muộn.
+ Xếp hàng ra vào lớp nhanh, thẳng.
+ Đồ dùng học tập đầy đủ.
+ Các em có đủ SGK và vở viết.
+ Các em đã biết giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
+ Các em đã có ý thức học bài và chuẩn bị bài chu đáo, không có hiện tượng không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Các em cần phát huy tinh thần học tập như tuần này cho đến hết năm học.
+ Trong lớp các em hăng hái phát biểu xây dựng bài. 
+ Đây là tuần đầu của năm học nhiều em dành rất nhiều điểm 10. Cô mong rằng các em thật chăm chỉ vì đây là năm học cuối cấp.
+ Các em đã có ý thức rèn luyện chữ viết tương đối tốt.
+ Còn một số em chưa thực sự chăm học.
+ Cô mong tuần tới các em chăm học để dành nhiều điểm 9, điểm 10 về tặng bố, tặng mẹ.
+ Một số em ăn mặc chưa gọn gàng.
+ Vệ sinh cá nhân chưa thật sự sạch sẽ.
+ Hiện tượng ăn quà ở lớp mình không có.
+ Lớp học sạch sẽ, gọn gàng.
c) Phương hướng tuần sau:
- Khắc phục những tồn tại của tuần đầu đã nêu ở trên.
- Lớp nhất trí cho biểu quyết.
Kĩ thuật( Tiết 1): 
Đính khuy hai lỗ
I/ Mục tiêu:
HS cần phải:
- Biết cách đính khuy 2 lỗ.
- Đính được khuy 2 lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu đính khuy hai lỗ.
- Một số sản phẩm may mặc đính khuy hai lỗ.
- Vật liệu: một số khuy hai lỗ, vải kích thước 20 cm x 30 cm, chỉ khâu,len sợi, phấn, thước, kéo.
III/ Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. ổn định:
2. Bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS.
3. Bài mới :
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Cho HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a SGK.
 - Gv giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn quan sát kết hợp quan sát hình 1 b SGK.
- Em có nhận xét gì về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
- GVKL: Khuy( hay còn gọi là cúc hoặc nút) được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như nhựa, trai, gỗ,... với nhiều màu sắc , kích thước, hình dạng khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải
( dưới khuy) . Trên hai nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết . Khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp của sản phẩm vào nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV gọi HS thực hiện các thao tác trong bước 1, lớp quan sát, nhận xét.
- GV thực hiện nhanh lại một lượt các thao tác trong bước 1, HS quan sát.
+ Nêu các bước đính khuy vào các điểm vạch dấu( HS nêu)
+ GV thao tác như SGK, HS quan sát
+ GV hướng dẫn nhanh lần 2, HS quan sát.
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.
- GV quan sát giúp đỡ HS 
- HS trả lời 2 câu hỏi trang 4.
- HS quan sát khuy đính trên các sản phẩm may mặc( GV cùng HS mang đến lớp).
- HS đọc lướt mục II SGK Tr 4.
- Nêu các quy trình thực hiện đính khuy hai lỗ( Vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy vào các điểm vạch dấu).
- 1 HS đọc mục 1 SGK. Lớp đọc thầm.
- HS quan sát hình 2 SGK, nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ( HS nêu như SGK).
- HS nhắc lại và thực hiện thao tác đính khuy hai lỗ( 1- 2 HS).
- HS thực hành( TG 10’).
4.Củng cố:
- Nêu các bước đính khuy hai lỗ.
- HS dọn đồ dùng cho gọn gàng.
- GV nhận xét giờ học.
5.Dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị tiết 2 bài Đính khuy hai lỗ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5 SANG TUAN 1 DA SUA.doc