Giáo án Lớp 5 - Tổng hợp các môn lần 5

Giáo án Lớp 5 - Tổng hợp các môn lần 5

MỤC TIÊU :

 - Nắm ích lợi việc nuôi gà .

 - Nêu được ích lợi việc nuôi gà .

 - Có ý thức chăm sóc , bảo vệ vật nuôi .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh ảnh minh họa các lợi ích của việc nuôi gà .

 - Phiếu học tập .

 - Giấy A3 , bút dạ .

 - Phiếu đánh giá kết quả học tập .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : (1) Hát .

 2. Bài cũ : (3) Cắt , khâu , thêu hoặc nấu ăn tự chọn (tt

doc 13 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tổng hợp các môn lần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ thuật (tiết 31)
LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ
I. MỤC TIÊU :
	- Nắm ích lợi việc nuôi gà .
	- Nêu được ích lợi việc nuôi gà .
	- Có ý thức chăm sóc , bảo vệ vật nuôi .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh ảnh minh họa các lợi ích của việc nuôi gà .
	- Phiếu học tập .
	- Giấy A3 , bút dạ .
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Cắt , khâu , thêu hoặc nấu ăn tự chọn (tt) .
	- Nhận xét phần thực hành của các tổ .
 3. Bài mới : (27’) Lợi ích của việc nuôi gà .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
20’
Hoạt động 1 : Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà .
MT : Giúp HS nắm ích lợi của việc nuôi gà .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách thức ghi kết quả thảo luận vào phiếu :
1. Em hãy kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà .
2. Nuôi gà đem lại những ích lợi gì ?
3. Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà , trứng gà .
- Phát phiếu cho các nhóm và nêu thời gian thảo luận : 15 phút .
- Bổ sung , giải thích , minh họa một số lợi ích chủ yếu của việc nuôi gà theo SGK .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm tìm thông tin SGK , quan sát hình ảnh , liên hệ thực tiễn thảo luận rồi ghi vào phiếu .
- Đại diện từng nhóm lần lượt trình bày ở bảng .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung ý kiến .
5’
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập .
MT : Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Dựa vào câu hỏi cuối bài , kết hợp dùng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu đáp án để HS đối chiếu , đánh giá kết quả làm bài của mình .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Hoạt động lớp .
- Làm bài tập .
- Báo cáo kết quả làm bài tập .
 4. Củng cố : (3’) 
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức chăm sóc , bảo vệ vật nuôi .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS đọc trước bài học sau .
Kĩ thuật (tiết 32)
CHUỒNG NUÔI VÀ DỤNG CỤ NUÔI GÀ
I. MỤC TIÊU :
	- Nắm tác dụng , đặc điểm của chuồng nuôi và một số dụng cụ thường được sử dụng để nuôi gà .
	- Nêu được tác dụng , đặc điểm của chuồng nuôi và một số dụng cụ thường được sử dụng để nuôi gà . Biết cách sử dụng một số dụng cụ cho gà ăn uống .
	- Có ý thức tự giữ gìn vệ sinh dụng cụ , môi trường nuôi gà .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh , ảnh minh họa chuồng nuôi , dụng cụ nuôi gà .
	- Một số dụng cụ cho gà ăn uống phổ biến .
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Lợi ích của việc nuôi gà .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
10’
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng , đặc điểm của chuồng nuôi gà .
MT : Giúp HS nắm tác dụng , đặc điểm của chuồng nuôi gà .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Đặt câu hỏi để HS nêu tác dụng của chuồng nuôi gà .
- Nhấn mạnh : Đối với gà , không có chuồng nuôi thì cũng không khác gì con người không có nhà ở . Do vậy , chưa chuẩn bị được chuồng nuôi thì chưa nên nuôi gà .
- Nhận xét câu trả lời của HS và mở rộng : Trong thực tế , chuồng nuôi gà có nhiều hình dạng , kích cỡ khác nhau . Có loại để nuôi nhốt ( gà công nghiệp ) ; có loại xây bằng gạch hoặc vách đất  Dù làm chuồng bằng vật liệu gì cũng phải đảm bảo sạch sẽ , thoáng mát mùa hè , ấm áp mùa đông , có cửa ra vào .
- Tóm tắt nội dung chính HĐ1 : Chuồng nuôi là nơi ở và sinh sống của gà . Nó có tác dụng bảo vệ gà , hạn chế những tác động xấu của môi trường đối với cơ thể gà . Chuồng nuôi có nhiều kiểu , được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau . Nó phải đảm bảo vệ sinh , an toàn , thoáng mát .
Hoạt động lớp .
- Đọc mục 1 SGK .
- Quan sát hình 1 , đọc nội dung mục 1 để nêu đặc điểm của chuồng nuôi gà , những vật liệu thường được sử dụng để làm chuồng gà .
10’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác dụng , đặc điểm , cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng trong nuôi gà .
MT : Giúp HS nắm tác dụng , đặc điểm , cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng trong nuôi gà .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS kể tên các dụng cụ cho gà ăn uống , nêu tác dụng của việc sử dụng dụng cụ đó .
- Ghi tên các dụng cụ HS nêu ở bảng .
- Nhận xét các câu trả lời của HS , giải thích , bổ sung một số ý sau :
+ Máng ăn , uống dùng chứa thức ăn , nước uống cho gà . Dùng máng có tác dụng giữ vệ sinh thức ăn , nước uống giúp gà tránh được các bệnh đường ruột , giun sán ; giữ cho thức ăn không bị vương vãi ra ngoài .
+ Máng ăn , uống có nhiều hình dạng khác nhau , làm bằng nhiều vật liệu khác nhau . Việc lựa chọn máng phải phù hợp với điều kiện chăn nuôi , nguyên liệu sẵn có .
+ Khi sử dụng , có thể đặt máng ngay trong chuồng hoặc ở ngoài chuồng nhưng phải đảm bảo thuận tiện , vệ sinh , sạch sẽ .
- Tóm tắt nội dung chính HĐ2 : 
+ Khi nuôi gà cần có các dụng cụ cho gà ăn , uống , làm vệ sinh nhằm giữ vệ sinh , giúp gà tránh được các bệnh .
+ Có nhiều loại dụng cụ cho gà ăn , uống . Khi nuôi gà , cần lựa chọn dụng cụ cho ăn , uống phù hợp với tầm vóc gà , điều kiện chăn nuôi .
Hoạt động lớp .
- Đọc mục 2a , quan sát hình 2 , nêu nhận xét về đặc điểm của dụng cụ cho gà ăn uống , cách sử dụng các dụng cụ đó .
- Nêu tên , tác dụng của một số dụng cụ làm vệ sinh chuồng nuôi .
5’
Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập .
MT : Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Dựa vào câu hỏi cuối bài , kết hợp sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu đáp án để HS đối chiếu , tự đánh giá kết quả làm bài của mình .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Hoạt động lớp .
- Làm bài tập .
- Báo cáo kết quả tự đánh giá .
 4. Củng cố : (3’) 
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức tự giữ gìn vệ sinh dụng cụ , môi trường nuôi gà .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS đọc trước bài học sau .
Mĩ thuật (tiết 16)
Vẽ theo mẫu : MẪU CÓ HAI VẬT MẪU
I. MỤC TIÊU :
	- Hiểu được đặc điểm của mẫu .
	- Biết cách bố cục và vẽ được hình có tỉ lệ gần đúng mẫu .
	- Quan tâm , yêu quý mọi vật xung quanh .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Vài mẫu vẽ có hai vật mẫu .
	- Hình gợi ý cách vẽ ở bộ ĐDDH .
	- Một số bài vẽ mẫu .
	- Một số tranh tĩnh vật của họa sĩ .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Vở Tập vẽ .
	- Bút chì , tẩy , màu vẽ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Vẽ tranh đề tài : Quân đội .
	- Nhận xét bài vẽ kì trước .
 3. Bài mới : (27’) Vẽ theo mẫu : Mẫu vẽ có hai vật mẫu .
 a) Giới thiệu bài : 
	Lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho sinh động , hấp dẫn , phù hợp nội dung .
 b) Các hoạt động :
5’
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
MT : Giúp HS nêu được các đặc điểm của mẫu .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Giới thiệu mẫu đã chuẩn bị , hình gợi ý SGK để HS quan sát , nhận xét đặc điểm của mẫu .
- Gợi ý HS quan sát , so sánh tỉ lệ mẫu vẽ .
Hoạt động lớp .
- Nhận xét về :
+ Sự giống và khác nhau về đặc điểm của một số đồ vật .
+ Sự khác nhau về vị trí , tỉ lệ , độ đậm nhạt giữa các vật mẫu trong hình
5’
Hoạt động 2 : Cách vẽ .
MT : Giúp HS nắm cách vẽ bức hình .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Vẽ lên bảng để hướng dẫn HS về bố cục bài vẽ .
- Nhắc HS cách vẽ như đã hướng dẫn trong các bài đã học :
+ Ước lượng và vẽ khung hình chung của mẫu .
+ Vẽ khung hình của từng vật mẫu .
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận .
+ Vẽ phác hình bằng các nét thẳng , sau đó vẽ hình chi tiết cho giống mẫu .
+ Có thể vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hay vẽ màu .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi .
10’
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS hoàn thành mẫu vẽ của mình .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
- Quan sát lớp và nhắc HS :
+ Vẽ mẫu theo đúng vị trí quan sát của mỗi người .
+ Vẽ khung hình chung , khung hình từng vật mẫu .
+ Phác hình bằng các nét thẳng .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Vẽ vào vở theo cảm nhận riêng .
5’
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS đánh giá được bài vẽ của mình và của bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Chọn một số bài vẽ và hợi ý HS nhận xét , xếp loại về : bố cục , hình vẽ , độ đậm nhạt .
- Nhận xét , bổ sung .
Hoạt động lớp .
- Tự nhận xét , xếp loại các bài đẹp , chưa đẹp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đánh giá , nhận xét .
	- Giáo dục HS quan tâm , yêu quý mọi vật xung quanh .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS sưu tầm tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung .
Aâm nhạc (tiết 16)
Học bài hát do địa phương tự chọn
I. MỤC TIÊU :
	- Biết thêm một bài hát do địa phương tự chọn .
	- Hát đúng giai điệu , lời ca bài hát .
	- Yêu thích ca hát .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : 
	- Nhạc cụ quen dùng .
	- Đàn giai điệu , đệm và hát trôi chảy bài hát tự chọn .
 2. Học sinh : 
	- SGK .
	- Nhạc cụ gõ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập : TĐN số 3 , số 4 – Kể chuyện âm nhạc .
	- Vài em đọc lại 2 bài TĐN đã ôn .
 3. Bài mới : (27’) Học bài hát do địa phương tự chọn .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
15’
Hoạt động 1 : Học bài hát tự chọn .
MT : Giúp HS hát đúng giai điệu , lời ca bài hát .
PP : Đàm thoại , thực hành , giảng giải 
- Cho HS nghe bài hát từ đĩa .
- Dạy hát từng câu .
Hoạt động lớp .
10’
Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm .
MT : Giúp HS hát kết hợp với gõ đệm .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
Hoạt động lớp .
- Hát kết hợp với gõ đệm bằng nhạc cụ gõ .
 4. Củng cố : (3’)
	- Hát lại bài hát vừa học .
	- Giáo dục HS yêu thích ca hát .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Oân lại bài hát ở nhà .
Thể dục (tiết 31)
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân bài TD phát triển chung . Yêu cầu thực hiện hoàn thiện toàn bài .
	- Trò chơi Lò có tiếp sức . Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động , nhiệt tình .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , kẻ sân .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
5’
Mở đầu : 
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc quanh sân tập : 1 phút .
- Đứng thành vòng tròn , khởi động các khớp : 2 – 3 phút 
- Chơi trò chơi tự chọn : 1 – 2 phút .
20’
Cơ bản : 
MT : Giúp HS thực hiện được các động tác đã học của bài TD và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Oân bài TD phát triển chung : 13 – 15 phút .
- Nhận xét , sửa sai cho HS .
- Đánh giá , xếp loại các tổ .
b) Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức” : 5 – 7 phút 
- Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi kết hợp chỉ dẫn hình vẽ trên sân .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Một số em lần lượt lên thực hiện từng động tác để cả lớp xem lại .
- Các tổ tự quản ôn tập .
- Thi thực hiện bài TD : 3 – 4 phút ; mỗi tổ thực hiện bài 1 lần .
- Vài em làm mẫu .
- Cả lớp chơi thử 1 lần .
- Chơi chính thức vài lần .
5’
Phần kết thúc : 
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Tập một số động tác hồi tĩnh : 2 phút .
- Chơi trò hồi tĩnh : 1 phút .
Thể dục (tiết 32)
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “NHẢY LƯỚT SÓNG”
I. MỤC TIÊU : 
	- Kiểm tra bài TD phát triển chung . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng từng động tác và thứ tự toàn bài .
	- Chơi trò chơi Nhảy lướt sóng . Yêu cầu chơi cẩn thận , chủ động , nhiệt tình .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , bàn ghế , kẻ sân .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
5’
Mở đầu : 
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên thành vòng tròn quanh sân tập : 1 phút .
- Xoay các khớp : 2 phút .
- Chơi trò chơi khởi động : 1 – 2 phút .
20’
Cơ bản : 
MT : Giúp HS thực hiện được các động tác đã học của bài TD và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Kiểm tra bài TD phát triển chung : 16 – 18 phút .
- Gọi mỗi đợt 4 – 5 em lên kiểm tra ; mỗi em thực hiện toàn bài 1 lần .
- Đánh giá theo 3 mức : A+ , A , B .
b) Chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng” : 3 – 4 phút 
- Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Vài tổ chơi thử .
- Chơi chính thức có phân thắng thua : 1 – 2 lần .
5’
Phần kết thúc : 
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Nhận xét phần kiểm tra , đánh giá , xếp loại : 3 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an phu lop 5(6).doc