Giáo án Lớp 5 từ tuần 26 đến tuần 30

Giáo án Lớp 5 từ tuần 26 đến tuần 30

TIẾT 2: TẬP ĐỌC

NGHĨA THẦY TRÒ

 (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 79)

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữa gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

 II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 - Viết đoạn “Từ sáng sớm, các môn sinh. đến đồng thanh dạ ran.” vào bảng phụ để giúp học sinh luyện đọc.

 

doc 124 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 từ tuần 26 đến tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 07 tháng 03 năm 2011.
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
NGHĨA THẦY TRÒ
 (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 79)
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
	- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cầøn giữa gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Viết đoạn “Từ sáng sớm, các môn sinh... đến đồng thanh dạ ran.” vào bảng phụ để giúp học sinh luyện đọc.
	- Tranh minh hoạ bài đọc - trang 79.
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A- Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, cho điểm.
- Đọc bài Của sông, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
 B- Dạy bài mới
 1- Giới thiệu bài
- Giới thiệu bài.
- Lắng nghe.
 * Tham khảo nội dung giới thiệu sau: - Hiếu học, tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta từ ngàn xưa luôn vun đắp, giữ gìn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một nghĩa cử đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo.
 2- Luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Giới thiệu tranh.
- Quan sát Bức tranh miêu tả cảnh thầy giáo Chu cùng các môn sinh đến tạ ơn thầy giáo của mình trong buổi chúc thọ thầy giáo Chu.
- Giới thiệu 3 đoạn đọc:
Đoạn 1:- Từ đầu đến nang ơn rất nặng.
Đoạn 2:- Tiếp theo đến đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
Đoạn 3:- Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp 3 đoạn ( 2 lần).
 + Kết hợp luyện phát âm đúng khi đọc (nếu có) và luyện đọc thêm: tề tựu, dạ ran, vỡ lòng.
 + Dựa vào chú giải để giải nghĩa các từ: cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng.
- Theo dõi, nhận xét việc đọc của học sinh.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- Đọc diễn cảm toàn bài sau khi học sinh đọc
- Lắng nghe.
 Chú ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, trang trọng. Lời thầy giáo Chu nói với học trò – ôn tồn, thân mật; nói với cụ đồ già – kính cẩn.
 b) Tìm hiểu bài
 Yêu cầu học sinh đọc thầm, (thảo luận theo 4 nhóm) để tìm ý trả lời lần lượt các câu hỏi theo gợi ý sau:
- Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ?
- Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy – người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
 . Tìm chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu ?
- Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu đề mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng với thầy “tới thằm một người mà thầy mang ơn rất nặng”, họ “đồng thanh dạ ran”, cùng theo sau thầy.
- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào ?
- Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng.
 . Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó ?
- Những chi tiết biểu hiện tình cảm đó: Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng./ Thầy chấp tay cung kính vái cụ đồ./ Thầy cung kính thưa với cụ: “Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy”.
- Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu ?
a) Tiên học lễ, hậu học văn.
b) Uống nước nhớ nguồn.
c) Tôn sư trọng đạo.
d) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Giải nghĩa các thành ngữ: Tiên học lễ hậu học văn (trước hết phải học lễ phép; sau mới học chữ, học văn hoá), Tôn sư trọng đạo (tôn kính thầy giáo, trọng đạo học).
- Những thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu:Uống nước nhớ nguồn. Tôn sư trọng đạo. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay khẩu hiệu nào có nội dung tương tự ?
- Đó là: Không thấy đố mày làm nên; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy; Kính thầy yêu bạn; Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Làm sao cho bõ những ngày ước ao;...
 Giáo viên kết luận: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
 c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Giúp học sinh nhận xét tìm giọng đọc đúng của các bạn.
- Nối tiếp nhau đọc lại ba đoạn của bài.
( cả lớp thảo luận về giọng đọc của các bạn).
- Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm (đã chuẩn bị) đọc mẫu và hướng dẫn đọc.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
 Gợi ý luyện đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng, trang trọng. Lời thầy giáo Chu nói với học trò – ôn tồn và chú ý nhấn giọng ở những từ tề tựu, mừng thọ, ngay ngắn, ngồi, dâng biếu, hỏi thăm, bảo ban, cảm ơn, mời tất cả, mang ơn rất nặng, đồng thanh dạ ran.
 3- Củng cố, dặn dò.
Hỏi để củng cố: Em rút ra được điều gì về ý nghĩa của bài đọc ? (Kết hợp ghi ý chính khi học sinh trả lời đúng).
- Nối tiếp nhau trình bày:
+ Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cầøn giữa gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Ôn lại bài ở nhà
TIẾT 3: LỊCH SỬ
Bài 24. CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG
(Lịch Sử – Địa Lý 5, trang 51)
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
	- Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”.
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Ghi nội dung tóm tắt của bài học (trang 53) vào bảng phụ.
	- Bảng phụ để học sinh hoạt động nhóm.
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A- Kiểm tra bài cũ 
- Nhận xét, cho điểm.
- Trả lời một trong các câu hỏi bài: Sấm sét đêm giao thừa..
 B- Dạy bài mới 
 * Giới thiệu bài
 - Nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
 - Định hướng nhiệm vụ bài học:
 + Trình bày âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội.
 + Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trồi Hà Nội ?
 + Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến 
 thắng “Điện Biên Phủ trên không” ?
 1. Âm mưu dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội của Mĩ.
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi
 * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được âm mưu dùng B52 đánh phá Hà Nội của Mĩ.
- Dựa vào đoạn Trong sáu tháng đầu năm... ở miền bắc để kể tóm tắt âm mưu đánh Hà Nội bằng máy bay B52 của đế quốc Mĩ.
- Lắng nghe và đọc thầm lại SGK.
- Yêu cầu học sinh Em hãy trình bày âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội ?
- Suy nghĩ thảo luận theo nhóm đôi và trình bày thảo luận trước lớp.
 Kết luận:
 Gần đến ngày kí Hiệp định Pa-ri, Tổng thống Mĩ Ních-xơn đã lật lọng, ra lệnh sử dụng máy bay tối tân nhất lúc bấy giờ (“pháo đài bay” B52) ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, hạn chế những thắng lợi của ta, buộc ta phải chấp nhận những điều kiện của Mĩ trong việc đàm phán, kết thúuc chiến tranh theo hướng có lợi cho Mĩ.
 2. Cuộc chiến đấu 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
 * Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được tội ác của đế quốc Mĩ gây ra cho nhân dân Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc vào cuối năm 1972..
- Dựa vào đoạn Khoảng 20 giờ ngày 18-12-1972 ...chết và bị thương để kể lại những tội ác mà đế quốc Mĩ gây ra cho nhân dân Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc.
- Lắng nghe.
- Gợi ý:
+ Em suy nghĩ gì về việc máy bay Mĩ ném bom huỷ diệt trường học, bệnh viện ?
+ Em hãy mô tả lại quan cảnh có trong hình 1 (Tr52)
- Đọc thầm lại đoạn Khoảng 20 giờ ngày 18-12-1972 ...chết và bị thương và quan sát hình 1 (tr52) sau đó suy nghĩ, thảo luận theo nhóm đôi các gợi ý bên.
- Trình bày và thảo luận trước lớp.
 Kết luận:
 Trong 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc, đế quốc Mĩ đã gây ra rất nhiều tội ác đối với nhân dân Viện Nam. Ngoài việc bị tàn phá nặng nề về của cải vật cất còn có hàng nghìn người dân vô tội chết và bị thương.
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
 * Mục tiêu: Giúp học sinh kể lại được cuộc chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội.
- Yêu cầu học sinh kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-7972 trên bầu trời Hà Nội.
- Giúp học sinh nhận xét-hoàn chỉnh nội dung kể như SGK.
- Đọc thầm đoạn Đêm 20 rạng sáng... tiêu diệt thêm một chiếc B52 để thảo luận và kể lại trận đánh này theo nhóm đôi sau đó thi kể trước lớp.
 3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc.
 Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
 * Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc
- Dựa vào đoạn Ngày 30-12-1972 đến hết bài để kể tóm tắt kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc.
- Lắng nghe
- Gợi ý:
+ Tại sao ngày 30-12-1972, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc.
+ Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
+ Em hãy giới thiệu với các bạn về nội dung hình 2.
- Đọc thầm lại đoạ ... ỏi.
 Học sinh khoanh vào B
 * Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Tiếp tục hoàn chỉnh các bài tập ở nhà.
Thứ sáu, ngày 15 tháng 04 năm 2011.
TIẾT 1: ĐỊA LÍ 
Bài 28. CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
(Lịch Sử – Địa Lý, trang 129)
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Mục tiêu chính
	- Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
	- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả địa cầu.
	- Sử dụng bảng số liệu và bảng đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
	2. Mục tiêu tích hợp
	- GDBVMT: Một số đặc điểm về môi trường biển và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trên biển một cách hợp lí là góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Bản đồ tự nhiên Thế giới; quả địa cầu.
	- Phiếu học tập dùng cho hoạt động 1 (4 bảng nhóm) – theo mẫu trình bày trong phần gợi ý của hoạt động.
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A- Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, cho điểm.
Trả lời các câu hỏi bài 27 Châu Đại Dương và châu Nam cực.
 B- Dạy bài mới
 * Giới thiệu bài
 - Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
 1. Vị trí của các đại dương
 - Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
 Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được vị trí địa lí, giới hạn và tên gọi của các đại dương trên Thế giới.
- Giới thiệu bảng nhóm, hướng dẫn học sinh thảo luận.
- Đọc yêu cầu thảo luận, dựa vào bảng đồ Thế giới, quả địa cầu (hoặc Hình 1. Hình 2 trang 130) thảo luận theo 4 nhóm để hoàn chỉnh các yêu cầu trên phiếu học tập.
- Giúp học sinh nhận xét hoàn chỉnh theo gợi ý sau:
- Các đại diện trình bày và thảo luận chung trước lớp.
 Gợi ý và kết luận:
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
Châu Á, châu Đại Dương, châu Mĩ, châu Nam Cực.
Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, D0ại Tây Dương
Ấn Độ Dương
Châu Á, châu Phi, châu Nam Cực và châu Đại Dương
Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
Đại Tây Dương
Châu Âu, châu Phi, châu Mĩ và châu Nam Cực.
Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Bác Băng Dương
Châu Á, châu Âu và châu Mĩ.
Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
 2. Một số đặc điểm của các đại dương
 - Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
 Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được diện tích và một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo các gợi ý ở mục 2. Một số đặc điểm của các đại dương, trang 131.
- Đọc yêu cầu thảo luận, dựa vào bảng số liệu để thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý của SGK.
- Một vài đại diện trình bày và thảo luận chung trước lớp.
- Một số em chỉ bảng đồ (quả địa cầu) mô tả vị trí địa lí, diện tích của các đại dương.
 Kết luận: 
 - Trên bề mặt trái đất có 4 đại dương. Trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất (rồi đến Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương) và cũng là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
 	- Nhấn mạnh nội dung GDBVMT: Một số đặc điểm về môi trường biển và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trên biển một cách hợp lí là góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
 Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Trả lời 2 câu hỏi cuối bài trang 131-SGK.
- Đọc nội dung bài học.
- Ôn lại bài ở nhà.
TIẾT 2: KHOA HỌC
Bài 60: SỰ NUÔI DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
 (Khoa học 5, trang 122)
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loải thú (hổ, hươu).
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Hình và thông tin trang 122, 123 - SGK.
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 * Giới thiệu bài
 - Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
 Mục tiêu: Giúp học sinh trình bày được sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu.
- Hướng dẫn học sinh đọc thông tin, quan sát hình và thảo luận để trả lời câu hỏi trang 122 hoặc trang 123.
- Đọc thông tin yêu cầu thảo luận, quan sát hình và thảo luận để trả lời câu hỏi trang 122 hoặc trang 123 theo 4 nhóm (hai nhóm nói về sự sinh sản và nuôi con của hổ; hai nhóm nói về sự sinh sản và nuôi con của Hươu).
- Trình bày và thảo luận chung trước lớp.
 Một số gợi ý: 
 * Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi:
 Hình 1a: Cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần hổ con.
 Hình 1b: Cảnh hổ con nằm phục xuống đất trong đám cỏ (theo dấu hiệu của hổ mẹ), cách con mồi một khoảng nhất định để quan sát hổ mẹ săn mồi thế nào.
 * Giải thích lí do khi hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy:
 Chạy là cách tự vệ tốt nhất của loài hươu để trốn kẻ thù (hổ, báo), không để kẻ thù đuổi bắt và ăn thịt.
 Hoạt động 2: Trò chơi “Thú săn mồi và con mồi”.
 Mục tiêu: Khắc sâu cho học sinh kiến thức về tập tính dạy con của một số loài thú; Gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Hướng dẫn chơi:
+ Nhóm tìm hiểu về hổ (nhóm 1) sẽ chơi với nhóm tìm hiểu về hươu (nhóm 2). Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hổ mẹ và một bạn đóng vai hổ con. Nhóm 2 cử một bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóng vai hươu con. Hai nhóm này chơi, hai nhóm kia là quan sát viên.
- Chơi thông qua bắt chước các động tác trong hình và thông tin đã thực hiện ở hoạt động 1.
- Nhận xét các động tác thực hiện của nhóm chơi.
 Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Ôn lại bài ở nhà chuẩn bị cho bài 61.
TIẾT 3: TOÁN
150. PHÉP CỘNG
 (Toán 5, trang 158)
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán.
	+ Bài tập cần làm: bài tập 1, bài tập 2 (cột 1), bài tập 3;
+ Bài tập 2 (cột 2), bài tập 4 dành cho học sinh khá, giỏi.
	II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 * Giới thiệu bài
 Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
 * Hoạt động 1: Ôn tập 
 Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về tên gọi các thành phần và tính chất của phép cộng.
- Ghi bảng a + b = c và yêu cầu học sinh nêu tên gọi các thầnh phần trong phép cộng đó.
- Suy nghĩ và nối tiếp nhau trình bày:
- Gợi ý: Em có nhận xét gì ?
- Suy nghĩ và trả lời và kết luận:
+ Khi đổi chỗõ các số hạng ?
+ Tổng không thay đổi
a + b = b + a
+ Tổng hai số với số thứ ba và tổng số thứ nhất với số thứ hai và số thứ ba ?
+ Tổng không thay đổi
(a + b) + c = a + (b + c)
+ Cộng một số với 0.
+ Bằng chính số đó
a + 0 = 0 + a = a
 * Hoạt động 2: Thực hành 
 Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải toán.
 - Mỗi bài tập, giúp học sinh xác định yêu cầu, phân tích tìm cách thực hiện và trình bày theo các gợi ý sau:
 Bài tập 1:
 Học sinh tính rồi chữa:
 a) 889972 + 96308 = 986280 b) + = + = 
 c) 3 + = + = = c) 926,83 + 549,67 =1476,5
 Bài tập 2: - Cả lớp làm được cột 1; học sinh khá, giỏi làm được cả bài tập.
 a) (689 + 875) + 125 = 689 + (875 + 125) = 689 + 1000 = 1689
 581 + (878 + 419) = (581 + 419) + 878 = 1000 + 878 = 1878
 b) + + = + + = 1 + = + = 
 + + = + + = 2 + = + = 
 c) 5,87 + 28,69 + 4,13 = (5,87 + 4,13) + 28,69 = 10 + 28,69 = 38,69
 83,75 + 46,98 + 6,25 = (83,75 + 6,25) + 46,98 = 90 + 46,98 =136,98
 Bài tập 3:
 a) x + 9,68 = 9,68; x = 0 vì 0 + 9,68 = 9,68
 b) + x = ; x = 0 vì + 0 = = 
 Bài tập 4: Dành cho học sinh khá, giỏi.
- Mỗi giờ cả hai vòi nước chảy được: + = (thể tích bể)
 = 50%
 * Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Tiếp tục hoàn chỉnh các bài tập ở nhà.
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
TẢ CON VẬT
KIỂM TRA VIẾT
 (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 125)
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Viết đề bài lên bảng lớp.
	- Viết các gợi ý vào bảng phụ.
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1- Giới thiệu bài
 Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
 2- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Giới thiệu đề bài.
- Đọc đề bài.
- Giới thiệu gợi ý.
- Nối tiếp nhau đọc gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
- Một số em đọc lại dàn ý đã chuẩn bị.
 3- Học sinh làm bài
- Theo dõi, gợi ý khi học sinh gặp khó khăn.
- Cả lớp làm bài.
- Nộp bài.
 4- Củng cố, dặn dò 
- Yêu cầu học sinh:
* Nhận xét, tổng kết tiết dạy.
- Chuẩn bị cho tiết tập làm văn tuần 31.
TIẾT 5: SINH HOẠT TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Giúp học sinh:
	- Tiếp tục tự đánh giá kết quả ôn luyện và xây dựng nền nếp.
	- Phân công thực hiện nhiệm vụ trong tuần tiếp theo.
	II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1- Học sinh:
	- Lớp trưởng báo cáo kết quả ôn luyện của lớp trong tuần
Giáo viên
	- Nhận xét chung về kết quả báo cáo của lớp.
	- Đề nghị:
 	+ Tuyên dương bạn có tiến bộ trong tuần ôn tập đối với:...................................................
 	+ Tuyên dương bạn có nhiều điểm 10 trong tuần ôn tập đối với:.......................................
	+ Tiếp tục thực hiện tốt nội quy nhà trường.
PHẦN KIỂM DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kiểm tra ngày:...../......./.............
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
	Hâ Thõ Kim Liïn

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 26 den tuan 30.doc