Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Nguyễn Thị Duyên - Năm học 2010 - 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Nguyễn Thị Duyên - Năm học 2010 - 2011

. Mục tiêu:

 Sau khi học bài này, HS biết

 - Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.

 - Bước đầu có kỹ năng nhận thức, kỹ năng đạt mục tiêu.

 - Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.

II.Đồ dùng dạy học

- Các bài hát về chủ đề Trường em.

 

doc 32 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 1 - Nguyễn Thị Duyên - Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
 Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010 
 Ngày soạn:29/8/2010
	 Sinh hoạt tập thể : chào cờ
 ___________________________________________
Đạo đức
 Em là học sinh lớp 5
I. Mục tiêu: 
 Sau khi học bài này, HS biết
 - Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
 - Bước đầu có kỹ năng nhận thức, kỹ năng đạt mục tiêu.
 - Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
II.Đồ dùng dạy học
Các bài hát về chủ đề Trường em.
Mi- crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
 Khởi động: HS cả lớp hát bài Em yêu trường em.
 * Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận
 1. HS quan sát tranh ở SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 - Tranh vẽ gì? Em nghĩ gì khi xem các bức tranh đó?
 - HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối khác? Các em cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? 
 2. HS thảo luận và nêu câu trả lời.
 GV kết luận: Năm nay các em là HS lớp 5 lớn nhất trường. Vậy các em phải gương mẫu về mọi mặt để các em lớp dưới học tập.
 * Hoạt đông 2: Làm bài tập 1 SGK
 - GV nêu yêu cầu bài tập 1 – HS thảo luận nhóm đôi 
 - Các nhóm nêu kết quả thảo luận. HS nhận xét và bổ xung.
 - GV kết luận các điểm a,b,c,d,e là những nhiệm vụ của HS lớp 5 cần phải thực hiện
 * Hoạt động 3: Tự liên hệ ( Bài tập 2 SGK)
GV nêu yêu cầu
HS suy nghĩ liên hệ
Thảo luận nhóm - trình bày
GV kết luận : Các em cần phải cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt, khắc phục những điểm mà mình còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5
 * Hoạt động 4: Trò chơi phóng viên
 HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn HS về những điều có liên quan đến chủ đề bài học.
GV nhận xét kết luận.
HS đọc phần ghi nhớ ở SGK.
 * Hoạt động nối tiếp:
 - Nhận xét giờ học.
 - GVgiao nhiệm vụ cho HS về nhà:
 1. Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này
 2. Sưu tầm bài thơ, bài hát nói về học sinh lớp 5 gương mẫu
__________________________________________
 Toỏn
 Ôn tập: Khái niệm về phân số
I. Mục tiêu:
 Giúp HS: - Củng cố khái niệm ban đầu về phân số, đọc, viết phân số.
 	 - Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. Các hoạt động dạy học
1. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số
 GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và dọc phân số.
2. Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
3. Thực hành
 GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài trong SGK.
 * Bài 1
 - HS nêu yêu cầu của bài: đọc phân số.
 - HS nêu cách đọc phân số: đọc tử số trước sau đó đọc mẫu phân số.
 - HS nối tiếp nhau đọc các phân số.
 * Bài 2
 - HS nêu yêu cầu của bài: Viết các thương dưới dạng phân số.
 - HS tự làm bài và chữa bài
 3 : 5 = 75 : 100 = 9 : 17 =
 * Bài 3: Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1
 - GV hướng dẫn HS cách làm: Bất kỳ số tự nhiên nào chia cho 1 cũng chính là số đó.
 - HS lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở.
 - GV cùng HS nhận xét chữa bài.
 32 = 105 = 1000 = 
 * Bài 4
 - HS nêu yêu cầu của bài: Viết số thích hợp vào ô trống.
 - Cho HS nhận xét: Phân số bằng 1 khi tử số bằng mẫu số.
 Phân số bằng 0 khi tử số bằng 0.
 HS điền số thích hợp vào ô trống.
 1 = 0 = 
4. Củng cố dặn dò
 - HS nêu lại: Khi nào phân số bằng 0, bằng 1.
 - GV nhận xét giờ học.
____________________________________________
 Âm nhạc Đ/c Mai dạy
___________________________________________
Tập đọc
 	Thư gửi các học sinh
I. Mục đích yêu cầu 
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ.
 - Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.
 - Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
 2. Hiểu bài
 - Hiểu các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
 3. Thuộc lòng một đoạn thư
II. Đồ dựng dạy học 
 -Tranh minh hoạ. 
 - Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lũng.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và bài tập đọc. 
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a. Luyện đọc
 - 1 HS khỏ, giỏi đọc một lượt toàn bài.
 - GV chia bài thành 2 đoạn : Đoạn 1: Từ đầu đến các em nghĩ sao?
 Đoạn 2 : Phần còn lại.
 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. 
 - HS luyện đọc từng đoạn: Luyện đọc từ khó, câu dài: Non sông Việt Nam...
 - HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - 1HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài.
 b. Tìm hiểu bài
 - HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
 - 1 HS đọc đoạn 2 cả lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi: Sau Cỏch mạng thỏng Tỏm, nhiệm vụ của toàn dõn là gỡ? HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? 
 - 1HS đọc lại cả bài và cho biết: Nội dung của bài núi lờn điều gỡ?
 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 của bức thư.
 - GV đọc mẫu, HS theo dõi và nêu giọng đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp sau đó GV tổ chức cho các em thi đọc.
 d. Hướng dẫn HS học thuộc lòng
 - HS nhẩm học thuộc lòng những câu văn đã chỉ định học thuộc lòng trong SGK. GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
 3. Củng cố dặn dò: Chuẩn bị bài sau Quang cảnh làng mạc ngày mùa
____________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
 Ngày soạn:30/8/2010
Toán 
 Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
 - Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.
II. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - HS nêu tính chất cơ bản của phân số.
 2. Ôn tập
 a. Ôn tập tính chất cơ bản của phân số
 - GV cho HS nêu VD 1: =
 - HS chọn số thích hợp để điền vào chỗ chấm.
 GV lưu ý: Đã điền số nào vào ô trống ở tử số thì cũng phải điền số đó vào ô trống ở mẫu số, số đó phải là số tự nhiên khác 0.
 - HS nêu lại tính chất cơ bản của phân số.
 - HS nêu VD 2 (cách tiến hành tương tự VD1)
 - HS nêu tính chất của phân số: Khi ta chia cả tử số và mẫu số của phân số với cùng một số thì phân số không thay đổi.
 b. ứng dụng tính chất cơ bản của phân số 
 - GV hướng dẫn HS rút gọn phân số 
 - GV lưu ý HS : Rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới bằng phân số cũ.
 3. Bài tập
 * Bài 1: Rút gọn phân số
 - GV cho HS vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số.
 * Bài 2
 - HS nêu yêu cầu của bài: Qui đồng các phân số
 - HS nêu cách quy đồng phân số
 - Gọi HS quy đồng và: = = = = 
 - HS tự làm các ý còn lại và chữa bài.
 * Bài 3
 - HS nêu yêu cầu của bài: Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số dưới đây
 - GV hướng dẫn cách làm: Phải rút gọn phân số rồi mới tìm phân số bằng nhau.
 4. Củng cố dặn dò: HS nêu tính chất cơ bản của phân số.
____________________________________________
 Chính tả
 Việt Nam thân yêu
I. Mục đích yêu cầu
 Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu.
 Làm bài tập để củng cố qui tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k.
II. Đồ dựng dạy học
 Bỳt dạ và 3,4 tờ phiếu khổ to viết từ ngữ cụm từ hoặc cõu cú tiếng cần điền vào ụ trống ở BT 2; 3-4 tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT3.
III. Lên lớp
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài.
 2. GV hướng dẫn HS nghe viết
 - GV đọc bài chính tả 1 lượt.
 - HS đọc thầm bài chính tả.GV nhắc cỏc em quan sỏt hỡnh thức trỡnh bày thơ lục bỏt, chỳ ý những từ ngữ dễ viết sai ( mờnh mụng, dập dờn,...) sau đó gấp SGK lại.
 - HS nêu cách viết thơ lục bát.
3. HS viết chính tả
 GV đọc cho HS viết bài. Mỗi dũng thơ đọc 1-2 lượt.Lưu ý HS: Ngồi viết đỳng tư thế.Ghi tờn bài vào giữa dũng.Sau khi chấm xuống dũng, chữ đầu viết hoa, lựi vào 1 ụ li.
 GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi.
4. Chấm bài 
 GV chấm một số bài.
 Nhận xét bài viết của HS.
5. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
 * Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài. GV hướng dẫn cách làm . HS làm bài vào vở.
 HS tiếp nối nhau đọc bài văn hoàn chỉnh.
 * Bài 3: Cách tiến hành tương tự bài 2.
 Âm đầu
 Đứng trước i, e, ê
 Đứng trước các âm còn lại
 Âm cờ
 Âm gờ
 Âm ngờ
 Viết là k
 Viết là gh
 Viết là ngh
 Viết là c
 Viết là g
 Viết là ng
 6. Củng cố dặn dò:
 HS nêu lại quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh, c/k.
________________________________________
Kỹ thuật
 Đính khuy hai lỗ( tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu: 
 HS cần phải:
Biết cách đính khuy hai lỗ.
Đính được khuy hai lỗ đúng qui trình, đúng kỹ thuật.
Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
 Mẫu đính khuy hai lỗ.
 Tranh quy trình đính khuy hai lỗ.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
 * Hoạt động1: Quan sát nhận xét mẫu
 - GV cho HS quan sát mẫu thật và tranh minh họa trong SGK sau đó rút ra nhận xét về đặc điểm, hình dáng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ.
 - GV giới thiệu mẫu đính khuy 2 lỗ, HS quan sát mẫu và hình 1b nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy trên sản phẩm.
 - HS quan sát trên các sản phẩm may mặc và nêu nhận xét về khoảng cách các khuy, so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
 - Tóm tắt nội dung hoạt động 1.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
 - GV yêu cầu HS đọc lướt các nội dung trong mục II SGK sau đó nêu tên các bước trong quy trình đính khuy.
 - HS đọc lần lượt các mục trong SGK và quan sát từ hình 2 đến hình 6. Sau đó thực hành dưới sự hướng dẫn của GV
 - HS thao tác. GV quan sát giúp đỡ cho các em sau đó GV hướng dẫn lần 2 các bước đính khuy.
 - Gọi 2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy hai lỗ.
 - Tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy. 
________________________________________________
 Lịch sử
 “ Bình Tây đại nguyên soái” Trương Định
I. Mục tiêu: Học xong bài HS biết: 
 - Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kỳ.
 - Với lòng yêu nước Trương Định dã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bản đồ hành chính Việt Nam. 
 - Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Hoạt động 1:Làm việc cả lớp
 - GV giới thiệu bài và kết hợp dùng bản đồ chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
 -  ... ?
 - Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiên ki- lô- mét vuông?
 - So sánh diện tích nước ta với một số nước trong bảng số liệu?
 + GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 + GV nêu kết luận như SGK.
* Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi Tiếp sức.
GV treo bản đồ trống lên bảng. Gọi 2 nhóm chơi xếp thành 2 hàng dọc, mỗi nhóm được phát 7 tấm bìa ghi tên địa danh: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia.
 GV hô cho HS chơi: lần lượt từng HS lên dán tấm bìa vào lược đồ trống.
 Đánh giá nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò
 Tóm tắt nội dung bài. 
_________________________________________________
 Tập làm văn 
 Cấu tạo của bài văn tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu 
 - Nắm được cấu tạo ba phần ( mở bài, thõn bài, kết bài ) của bài văn tả cảnh.
 - Biết phõn tớch cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.
II. Đồ dựng dạy học
 Bảng phụ ghi sẵn:
 + Nội dung Ghi nhớ
 + Tờ giấy khổ to trỡnh bày cấu tạo của bài Nắng trưa.
III. Các hoạt động dạy học
 1. Giới thiêu bài
 2. Bài mới
 a. Phần nhận xét
 * Bài 1:
 - Một HS đọc yờu cầu của BT1 và đọc một lượt bài Hoàng hụn trờn sụng Hương, đọc thầm phần giải nghĩa từ khú trong bài. GV giải nghĩa thờm từ “hoàng hụn”.
 - HS đọc thầm lại bài văn sau đó xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài.
 - HS phát biểu. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
 + Mở bài: Từ đầu đến rất yên tĩnh này.
 + Thân bài: Từ Mựa thu ......chấm dứt.
 + Kết bài: Câu cuối.
* Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. GV nhắc HS chỳ ý nhận xột sự khỏc biệt về thứ tự miờu tả của bài văn.
 Cả lớp đọc lướt bài văn và trao đổi theo nhúm. 
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
* Bài Quang cảnh ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh.
 + Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.
 + Tả các màu rất khác nhau của của cảnh, của vật.
 + Tả thời tiết, con người.
 * Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian. 
 + Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
 + Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
 + Tả hoạt độngcủa con người bên bờ sông Hương.
 + Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
 b. Phần ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
 3. Luyện tập
 - HS đọc yêu cầu của bài sau đó trao đổi theo nhóm đôi.
 - Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận.
 - GV nhận xét chốt lại đáp án đúng:
 + Mở bài ( Câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa dữ dội .
 + Thân bài( Gồm 4 đoạn): Cảnh vật trong nắng trưa.
 + Kết bài (mở rộng): Cảm nghĩ về mẹ.
4. Củng cố dặn dò:
 - Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh. 
________________________________________________
Thể dục Đ/c Xuõn dạy
_______________________________________________
 Luyện từ và câu
 Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. Mục đích yêu cầu
1. Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho.( HS cú thể tỡm được từ đồng nghĩa với 3 trong 4 từ chỉ màu sắc ở BT1;và đặt cõu với 1 từ tỡm được ( BT2).
 2. Hiểu nghĩa cỏc từ ngữ trong bài học.
 Cảm nhận được sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
II. Đồ dựng dạy học
 - Bỳt dạ, giấy khổ to. 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là từ đồng nghĩa?
 - Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Nờu vớ dụ.
 - Thế nào là từ đồng nghĩa khụng hoàn toàn? Nờu vớ dụ. 
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập
 * Bài 1:
 - HS đọc yêu cầu của bài: Tìm từ đồng nghĩa chỉ màu sắc.
 - HS làm việc theo nhóm. GV phỏt phiếu và bỳt dạ cho một số nhúm.
 - Đại diện các nhóm dỏn kết quả trước lớp.
 - GV và HS nhận xét chốt lại đáp án đúng:
 + Màu xanh: xanh biếc, xanh lè,...
 + Màu đỏ: đỏ thắm,đỏ lừ,đỏ au...
 + Màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng ởn...
 + Màu đen: đen sì, đen kịt, đen thui...
 - GV chốt kiến thức về từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
 * Bài 2 
 - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ. Mỗi em đặt ớt nhất 1cõu.
 - HS nối tiếp nhau đặt câu.
 - GV, HS nhận xét và bổ sung. 
 - GV chốt kiến thức: Các từ đồng nghĩa không hoàn toàn cần cân nhắc, chọn lựa cho phù hợp với ngữ cảnh.
* Bài 3: HS đọc đầu bài, nêu yêu cầu
- HS đọc thầm và làm việc cá nhân sau đó chữa bài.
- HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
3. Củng cố dặn dò:
 Nhận xét giờ học, chuẩn bị giờ sau.
____________________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
 Ngày soạn:2/9/2010
Mĩ thuật Đ/c Võn dạy
	__________________________________________________	 
 Tập làm văn
	 Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
 - Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.
 - Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã biết.
II. Đồ dựng dạy học
 - Những ghi chộp kết quả quan sỏt cảnh một buổi trong ngày ( GV đó dặn trong tiết trước ).
 - Bỳt dạ, 2-3 tờ giấy khổ to để 1 số Hs viết dàn ý bài văn.
III. Lên lớp
A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cấu tạo một bài văn tả cảnh? 
 - Nêu cấu tạo của bài Hoàng hôn trên sông Hương?
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 * Bài 1 
 - HS nêu yêu cầu của bài, sau đó suy nghĩ làm bài
 - HS nêu bài làm của mình.
 - GV cùng HS nhận xét chốt lại đáp án đúng.
 a. Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?( Tả cánh đồng: vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, những gánh hàng rau, những bó huệ của người bán hàng, bầy sáo, mặt trời mọc.)
 b.Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?( Bằng xúc cảm, thị giác)
 c. Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?( VD: Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng trời xanh vời vợi, một vài giọt nước loáng thoáng rơi..) 
 * Bài 2
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV giới thiệu một vài tranh ảnh minh họa cảnh vườn cây, công viên...
 - HS tự lập dàn ý theo nhóm. 
 - Các nhóm đọc dàn ý của nhóm mình .
 - Các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
 - GV kết luận và đưa ra dàn ý chung:
 a. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnhcủa công viên vào buổi sớm.
 b. Thân bài: Tả các bộ phận cuả cảnh
 + Cây cối, chim chóc, con đường...
 + Mặt hồ.
 + Người tập thể dục, thể thao...
 c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mì nh 
 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học, chuẩn bị giờ sau. 
______________________________________________
Toán
 Phân số thập phân
I. Mục tiêu
 - Giúp HS nhận biết được các phân số thập phân.
 - Biết có một số phân số có thể chuyển thành phân số thập phân và biết chuyển 
cá phân số này thành phân số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
 So sánh các phân số sau: và và 
2. Bài mới
 - GV viết lên bảng: ; ; và yêu cầu HS đọc.
 - GV hỏi: Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số đó?
 - GV giới thiệu: Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000, ...được gọi là các phân số thập phân.
 - GV yêu cầu HS: Hãy tìm một phân số thập phân bằng phân số .
 HS nêu cách làm để tìm được phân số thập phân bằng với phân số 
 GV yêu cầu tương tự các phân số ; 
- GV kết luận: Khi muốn chuyển một phân số thành số thập phân ta tìm một số để nhân( hoặc chia) cả tử số và mẫu số với số đó sao cho mẫu số thành 10,100,1000,... ta sẽ được phân số thập phân
3. Thực hành
 * Bài 1: Đọc các phân số thập phân.
 - GV viết các phân số thập lên bảng rồi yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc. 
 * Bài 2: Viết các phân số thập phân.
 - GV lần lượt đọc các phân số thập phân cho HS viết .
 - HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
* Bài 3: Phân số nào dưới đây là phân số thập phân?
 - GV cho HS đọc các phân số trong bài, sau đó nêu rõ các phân số thập phân
 - GV hỏi: Trong các phân số còn lại, phân số nào có thể viết thành PSTP . 
 - HS nhắc lại đặc điểm của phân số thập phân.
* Bài 4 
HS nêu yêu cầu của bài: Tìm số thích hợp điền vào ô trống.
 - GV giải thích: Mỗi phần trong bài diễn giải cách tìm một phân số thập phân. Các em cần đọc kỹ để chọn 1 số thích hợp điền vào chỗ trống.
HS tự làm bài và chữa bài
3. Củng cố dặn dò: thế nào là phân số thập phân?
_____________________________________________
Khoa học
 Nam hay nữ
I. Mục tiêu 
 Sau bài học HS biết:
 - Phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
 - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội giữa nam và nữ.
 - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam hay nữ.
II.Đồ dùng dạy học
 - Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
III. Các hoạt độngdạy học
1. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu ý nghĩa của sự sinh sản?
 - GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới
 * Hoạt động 1:Thảo luận
 Bước 1: Làm việc cả lớp
 GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1,2 ,3 trang 6 SGK.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Gv cùng HS nhận xét chốt lại đáp án đúng.
GV nêu kết luận như SGK.
* Hoạt động 2: Trò chơi Ai nhanh ai đúng?
GV tổ chức cho HS : Thi xếp các tấm phiếu vào bảng theo nhóm.
GV cho HS thi gắn theo nhóm.
GV nhận xét kết luận. 
 Nam
 Cả nam và nữ
 Nữ
 Có râu
 Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng.
 Có râu, mạnh mẽ, kiên nhẫn, tự tin,chăm sóc con, trụ cột gia đình, đá bóng, giám đốc, thư ký.
Cơ quan sinh dục tạo ra trứng.
 Mang thai , cho con bú.
*Hoạt động3 ; Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
GV nêu kết luận như SGK
3. Củng cố dặn dò
 - HS nêu phần ghi nhớ.
 - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị giờ sau. 
_______________________________________________
Sinh hoạt 
 HỌP LỚP
I.Yêu cầu :
 -Sơ kết rút kinh nghiệm các hđ của lớp trong tuần 1.
 -Nêu phương hướng hđ trong tuần 2.
II.Nội dung :
 1.Lớp trưởng nhận xét các mặt hđ của lớp trong tuần 1:
 -Thông qua kết quả xếp loại thi đua các tổ.
 2.HS cả lớp thảo luận về nd đánh giá của tổ trực tuần .
 -Đồng ý hay không đồng ý với kết quả xếp loại ?
 -Cần bổ sung thêm những gì ? Vì sao ?
 3. ý kiến GVCN
 *Nhận xét việc thực hiện nề nếp của lớp trong tuần 1:
 -Về đạo đức
 -Về học tập
 -Về lao động 
 -Về thể dục ,vệ sinh
 * Phương hướng tuần 2: 
 -Duy trì và thực hiện tốt các nề nếp qui định. 
 - Khắc phục tình trạng một số em đến lớp còn thiếu bài ,thiếu sách vở.
 - Tăng cường công tác tự quản.
 -Xây dựng kế hoạch học tập cụ thể cho tuần 2.
 4.Sinh hoạt văn nghệ chào mừng năm học mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5(109).doc