Giáo án lớp 5 tuần 1 - Trường Tiểu học B Long Giang

Giáo án lớp 5 tuần 1 - Trường Tiểu học B Long Giang

Tiết 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5

 (Tiết 1)

I. Mục tiêu

- Biết: Học sinh lớp 5 là học của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

- Có ý thức học rèn luyện.

- Vui và tự hào là sinh lớp 5

* KNS:- Kĩ năng tự nhận thức ( Tự nhận được mình là học sinh lớp 5).

 - Kĩ năng xác định giá trị ( xác định được giá trị của HS lớp 5).

 - Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là học sinh lớp 5)

 

doc 38 trang Người đăng nkhien Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 1 - Trường Tiểu học B Long Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 1:
Ngày
Mơn
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 2
15/8/2011
SHĐT
Đạo đức
Tập đọc
Anh văn
Tốn
01
01
01
01
01
Chào cờ
Em là học sinh lớp 5 (tiết 1)
Thư gửi các học sinh.
Ơn tập: Khái niệm về phân sớ.
Thứ 3
16/8/2011
Chính tả 
Tốn
LT&C
Anh văn
Khoa học
01
02
01
01
01
Nghe-viết: Việt Nam thân yêu
Ơn tập: Tính chất cơ bản của phân số
Từ đồng nghĩa
“Bình Tây Đại Nguyên sối” Trương Định
Sự sinh sản
Thứ 4
17/8/2011
Tốn
Âm Nhạc
Mĩ thuật
Tập đọc 
Địa lý
03
01
01
02
01
Ơn tập: So sánh hai số thập phân
Thường thức mĩ thuật: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Việt Nam đất nước chúng ta
Thứ 5
18/5/2011
TLV
LT & C 
Tốn
Khoa học
Anh văn
 01
02
04
02
02
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
Luyện tập vế từ đồng nghĩa
Ơn tập: So sánh hai số thập phân (Tiếp theo)
Nam hay nữ
Thứ 6
19/8/2011
Kể chuyện
TLV
Tốn
Kĩ thuật
SHL
01
02
05
01
01
 Lý Tự Trọng
Luyện tập tả cảnh
Phân số thập phân
Đính khuy hai lỗ
Sinh hoạt cuối tuần
TUẦN 01:
Thứ hai, ngày 15 tháng 8 năm 2011.
Tiết 1: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
___________________________________
Mơn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
 (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Biết: Học sinh lớp 5 là học của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học rèn luyện.
- Vui và tự hào là sinh lớp 5
* KNS:- Kĩ năng tự nhận thức ( Tự nhận được mình là học sinh lớp 5).
	 - Kĩ năng xác định giá trị ( xác định được giá trị của HS lớp 5).
	 - Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là học sinh lớp 5)
II.Đồ dùng dạy- học:
- Tranh vẽ các tình huống SGK phóng to.
- Phiếu bài tập cho mỗi nhóm.
- HS chuẩn bị tranh vẽ theo chủ đề trường, lớp em.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: “Em Là Học Sinh Lớp 5”(Tiết 1)
- Gv ghi tựa 
2. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:
Hoạt động 1: Vị thế của HS lớp 5
*KNS: - Kĩ năng tự nhận thức.
- Treo tranh ảnh minh họa các tình huống trong SGK, tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung của từng tình huống.
+ Gợi ý tìm hiểu nhanh.
Câu hỏi gợi ý:
1.	Bức tranh thứ nhất chụp cảnh gì?
2.	Em thấy nét mặt các bạn như thế nào?
3.	Bức tranh thứ hai vẽ gì?
4.	Cô giáo đã nói gì với các bạn?
5.	Em thấy các bạn có thái độ như thế nào?
6.	Bức tranh thứ ba vẽ gì?
7.	Bố của bạn HS đã nói gì với bạn?
8.	Theo em, bạn HS đó đã làm gì để được bố khen?
9.	Em nghĩ gì khi xem các bức tranh trên?
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.
Phiếu bài tập
Em hãy trả lời các câu hỏi và ghi ra giấy câu trả lời của mình:
1. HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp khác trong toàn trường?
2. Chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
3. Em hãy nói cảm nghĩ của nhóm em khi đã là HS lớp 5?
- Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.
+ Yêu cầu HS trình bày ý kiến của nhóm trước lớp.
+ Yêu cầu HS các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5- lớp đàn anh, chị trong trường. Cô mong rằng các em sẽ gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS lớp dưới học tập và noi theo.
*	Hoạt động 2: Em tự hào là HS lớp 5
* KNS: - Kĩ năng xác định giá trị.
- Nêu câu hỏi yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ và trả lời:
+ Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình?
+ Hãy nêu những điểm em thấy mình còn phải cố gắng để xứng đáng là HS lớp 5?
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau trả lời.
- Nhận xét và kết luận.
*	Hoạt động 3: Trò chơi “MC và HS lớp 5”
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm.
- Nêu bối cảnh trong lễ khai giảng chào mừng năm học mới và hướng dẫn cách chơi, đưa ra câu hỏi gợi ý cho MC.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi.
- Quan sát và giúp đỡ các nhóm chơi.
- Mời 1 HS lên làm MC dẫn chương trình cho cả lớp cùng chơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Gọi 2, 3 HS đọc lại Ghi nhớ.
- GV chốt lại bài học: Là một HS lớp 5, các em cần cố gắng học thật giỏi, thật ngoan, không ngừng tu dưỡng trau dồi bản thân. Các em cần phát huy những điểm mạnh, những điểm đáng tự hào, đồng thời khắc phục những điểm yếu của mình để xứng đáng là HS lớp 5 – lớp đàn anh trong trường.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
- GV nhắc nhở HS một số công việc ở nhà.
3. Củng cố, dặn dò:
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau LT thực hành
- Kiểm tra ĐDHT của HS.
- HS nhắc lại
- Chia nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo luận.
- HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi, lớp nhận xét.
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.
- HS thực hiện.
+ HS các nhóm trình bày.
+ HS các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thực hiện.
- Nêu ý kiến và suy nghĩ của cá nhân.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS tiến hành chia nhóm.
- HS nghe và nắm được cách chơi.
- Các nhóm thực hiện trò chơi.
- HS thực hiện trò chơi dưới sự tổ chức, điều khiển của MC.
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm cho những trò chơi sau.
- HS đọc.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này.
- Sưu tầm các câu chuyện, các tấm gương về HS lớp (trong trường, trên báo, đài).
- Về nhà vẽ tranh theo chủ đề: Trường em.
______________________________________________
Mơn: TẬP ĐỌC
Tiết 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I-Mục tiêu:
 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 -Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn.
- Học thuộc lòng một đoạn đoạn: Sau 80 năm . Công học tập của các em.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3) 
- Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt 
II-Đồ dùng dạy - học 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.
III-Các hoạt động dạy – học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A-MỞ ĐẦU 
Nêu một số điểm lưu ý về yêu cầu của giờ tập đọc lớp 5, chuẩn bị cho giờ học, nhằm củng cố nề nếp học tập của học sinh .
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài : 
 Giới thiệu chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em : Yêu cầu học sinh xem và nói những điều các em thấy trong bức tranh minh họa chủ điểm: Hình ảnh bác Hồ và học sinh các dân tộc trên nền lá cờ Tổ quốc bay thành hình chữ S – gợi dáng hình đất nước ta.
Giới thiệu : Trực tiếp
- HS lắng nghe.
2-Tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
Có thể chia lá thư làm 2 đoạn như sau :
Đọan 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao ?
Đoạn 2 : Phần còn lại .
Khi hs đọc, GV kết hợp :
+ Khen những em đọc đúng, xem đó như là mẫu cho cả lớp noi theo; kết hợp sửa lỗi cho hs nếu có em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, hoặc giọng đọc không phù hợp .
+ Lượt đọc thứ hai, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó.
-Đọc diễn cảm toàn bài (giọng thân ái, thiết tha, đầy thân ái, hi vọng, tin tưởng).
-2 HS đọc nối tiếp nhau đọc một lượt toàn bài.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
HS đọc thầm phần chú giải các từ mới ở cuối bài đọc ( 80 năm giời nô lệ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu ... ), giải nghĩa các từ ngữ đó, đặt câu với các từ cơ đồ, hoàn cầu để hiểu đúng hơn nghĩa của từ.
- HS luyện đọc theo cặp.
-1 HS đọc cả bài.
b) Tìm hiểu bài 
Cách tổ chức hoạt động lớp học :
+ Chia lớp thành các nhóm để HS cùng nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt) và trả lời các câu hỏi. 
- GV điều khiển lớp đối thoại, nêu nhận xét, thảo luận, tổng kết.
+ Chỉ định 1,2 HS điều khiển lớp, trao đổi về bài đọc dựa theo các câu hỏi SGK. 
GV điều chỉnh, khắc sâu, gây ấn tượng về những gì HS đã trao đổi, thu lượm được.
- Yêu cầu đọc thầm phải gắn với những nhiệm vụ cụ thể.
Các hoạt động cụ thể :
- Ngày khai trường tháng 9-1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
- Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ?
- Sau đó đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS điều khiển lớp có thể bổ sung câu hỏi. 
+Đọc thầm đoạn 1 (Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?)
-Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. 
-Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
+ Đọc thầm đoạn 2 :
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
-HS phải cố gắng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu.
c) Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
- Đọc diễn cảm một đoạn để làm mẫu cho HS.
- GV theo dõi, uốn nắn.
* Chú ý : 
- Giọng đọc cần thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác vào HS– những người sẽ kế tục sự nghiệp cha ông.
- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng đoạn: Sau 80 năm . Công học tập của các em
-HS luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
-Nhẩm học thuộc những câu văn đã chỉ định HTL trong SGK (từ sau 80 năm giời làm nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em).
-HS thi đọc thuộc lòng.
3-Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà học thuộc lòng: Sau 80 năm . Công học tập của các em
- Hs trả lời câu hỏi SGK
____________________________________
Mơn: Anh Văn
____________________________ ...  bài Quốc tế ca.
-1 HS đọc bài tập 2, lớp đọc thầm.
-HS kể nối tiếp trước lớp – kể theo nhóm.
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
-HS theo nhóm 2 em tự đặt câu hỏi yêu cầu bạn trả lời để tìm hiểu nội dung rút ra ý nghĩa câu chuyện.
-HS nhắc lại ý nghĩa.
4. Củng cố , dặn dò 
-GV nhận xét tiết học, bình chọn HS kể hay nhất.
-Dặn HS về nhà kể cho người thân nghe, tìm đọc các chuyện nói về các anh hùng, danh nhân để chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau.
___________________________________
Mơn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 2: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1).
- Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên:
+ Bảng pho to phóng to bảng so sánh
+ 5, 6 tranh ảnh 
- 	Học sinh: Những ghi chép kết quả qyan sát 1 cảnh đã chọn 
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 - Nhận xét và ghi điểm cho từng HS.
H: Hãy trình bày cấu tạo của một bài văn tả cảnh? 
 H: Phân tích cấu tạo của bài Nắng trưa.
- Học sinh nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ 
2. Bài mới: 
- 1 học sinh lại cấu tạo bài “Nắng trưa”
a. Giới thiệu bài mới: 
b. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Học sinh đọc - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài văn 
Phương pháp: Thảo luận , đàm thoại 
- Thảo luận nhóm
Ÿ Bài 1: 
HS đọc lại yêu cầu đề 
HS đọc thầm đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng “
+ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ?
- Tả cánh đồng buổi sớm :vòm trời, những giọt mưa, những gánh rau , 
+ Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào ?
- Bằng cảm giác của làn da( xúc giác), mắt ( thị giác )
+ Tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ? Tại sao em thích chi tiết đó ?
- HS tìm chi tiết bất kì 
Ÿ Giáo viên chốt lại
3. Luyện tập
- Hoạt động cá nhân
Phương pháp: Thực hành, trực quan 
Ÿ Bài 2:
- Một học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh giới thiệu những tranh vẽ về cảnh vườn cây, công viên, nương rẫy 
- Học sinh ghi chép lại kết quả quan sát (ý) 
_GV chấm điểm những dàn ý tốt
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày
- Lớp đánh giá và tự sửa lại dàn ý của mình
Phương pháp: Vấn đáp 
4. Củng cố - dặn dò 
- Hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở 
- Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh
- Nhận xét tiết học
________________________________________
Mơn: TỐN
Tiết 5: PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I-Mục tiêu
- Biết đọc viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Gv nhận xét, ghi điểm.
-Hs lên bảng làm bài.
2-DẠY BÀI MỚI
1. Bài cũ: GV gọi HS lên bảng làm bài
 – Gv nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài 
-Trong tiết học toán này các em sẽ tìm hiểu về phân số thập phân.
HS1: So sánh các phân số: và 
HS2: Phân số nào lớn hơn? và 
b. Giới thiệu phân số thập phân 
-Gv viết lên bảng các phân số 
 và yêu cầu hs đọc.
-Các em có nhận xét gì về mẫu số của phân số trên ?
-Giới thiệu : Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 . . . được gọi là phân số thập phân - Hãy tìm một phân số thập phân bằng phân số ?
-Em làm thế nào để tìm được phân số thập phân bằng với phân số đã cho ?
-Tương tự với các phân số 
*Kết luận : 
+Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân.
+Khi muốn chuyển một phân số thành phân số thập phân, ta tìm một số nhân với mẫu số để có 10,100,1000 . . . rồi lấy cả tử số và mẫu số nhân với số đó để được phân số thập phân ( cũng có khi ta rút gọn được phân số đã cho thành phân số thập phân )
3.Luyện tập, thực hành 
Bài 1 
-Gv viết các phân số thập phân lên bảng
Bài 2 
-Gv đọc hs viết.
Bài 3 
-Gv cho hs đọc phân số, sau đó nêu rõ các phân số thập phân. 
-Trong các phân số còn lại, phân số nào có thể viết thành phân số thập phân ?
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống:
- Hs đọc phân số.
+Các phân số có mẫu số là 10, 100, . . . 
+Mẫu số của các phân số này đều chia hết cho 10 . . . 
-Hs làm : 
-Hs nêu cách làm . VD : Ta nhận thấy 5 x 2 = 10, vậy ta nhân cả tử số và mẫu số của phân số với 2 thì được phân số là phân số thập phân và bằng phân số đã cho.
- HS lắng nghe
-Hs đọc nối tiếp 
; ; ; .
- Một em lên bảng viết, lớp viết vào vở)
; ; ; 
-Hs đọc và nêu : Phân số là phân số thập phân .
-Phân số có thể viết thành phân số thập phân : 
-Hs làm bài 
a) c) 
c) d) 
4. Nhận xét – dặn dị:
-Gv tổng kết tiết học .
-Dặn hs về nhà làm lại các BT và chuẩn bị bài sau .
__________________________________
Mơn: KĨ THUẬT
BÀI 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ 
( tiết1)
I. Mục tiêu : 
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được khuy hai lỗ đúng.Khuy đính tương đối chắc chắn.
II. Đồ dùng day học :
- Mẫu đính khuy hai lỗ.
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
- Vật liệu và công cụ cần thiết:
 Một số khuy hai lỗ được làm bằng vật liệu khác nhau (như vỏ con trai, nhựa, gỗ,) với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau.
 2-3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn(có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV).
 Một mảnh có kích thước 20cm x 30cm.
 Chỉ khâu, len hoặc sợi.
 Kim khâu len và kim khâu thường.
 Phấn vạch, thước (có cạch chia thành từng xăng- ti-mét), kéo.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
1/ Bài mới: 
GTB: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV yêu cầu HS quan sát, đặt câu hỏi định hướng quan sát và yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm hình dáng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ.
- GV hướng dẫn mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn sát mẫu kết hợp với quan sát H1 b (SGK) và đặt câu hỏi yêu cầu. 
- Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như áo, vỏ gối,  và đặt câu hỏi để HS nêu nhận xét về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí giữa các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
 * Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Khuy (hay còn gọi là cúc hoặc nút) được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như nhựa, trai, gỗ, với nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu hai lỗ khuy để nối với vải (dưới khuy). Trên 2 nẹp áo, vị trí khuy ngang bằng với vị trí lỗ khuyết. Khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp áo sản phẩm vào nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV hướng dẫn học sinh đọc lướt các nội dung mục II (SGK) và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tên các bước trên quy trình đính khuy (vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy vào các điểm vạch dấu).
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 2 (SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu các vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ.
- Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1 (vì Hs đã được học cách thực hiện các thao tác ở lớp 4). GV quan sát, uốn nắn và hướng dẫn nhanh lại một lượt các thao tác trong bước 1.
- Đặt câu hỏi để HS nêu cách chuẩn bị đính khuy trong mục 2a và hình 3. GV sử dụng khuy có kích thước lớn huớng dẫn cách chuẩn bị đính khuy. 
- Hướng dẫn học sinh đọc mục 2b và quan sát hình 4 (SGK) để nêu cách đính khuy. GV dùng khuy to và kim khâu len để hướng dẫn cách đính khuy hình 4 (SGK).
* Lưu ý HS : khi đính khuy mũi kim phải đâm xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy. Mỗi khuy phải đính 3-4 lần cho chắc chắn.
- GV hướng dẫn lâu khâu đính thứ nhất (kim qua khuy thứ nhất, xuống kim qua lỗ khuy thứ hai). 
- Hướng dẫn HS quan sát hình 5, hình 6 (SGK). Đặt câu hỏi để HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.
- Nhận xét và hướng dẫn HS thực hiện thao tác quấn chỉ quanh chân khuy. 
*Lưu ý: hướng dẫn HS cách lên kim nhưng qua lỗ khuy và cách quấn chỉ chắc chắn nhưng vải không dúm. Sau đó, yêu cầu HS quan sát khuy được đính trên sản phẩm (áo) và hình 5 (SGK) để trả lời câu hỏi trong SGK. Riêng đối với thao tác kết thúc đính khuy, GV có thể gợi ý HS nhớ lại kết thúc đường khâu đã học ở lớp 4, sau đó yêu cầu HS lên bảng thực hiện thao tác.
- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đính khuy.
- GV tổ chức thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.
2. Dặn dò: Về nhà chuẩn tiết sau thực hành
- HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a (SGK)
- Rút ra nhận xét.
-HS nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
- HS nêu tên các bước trên quy trình đính khuy.
- Nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ.
-1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác.
- HS nêu cách chuẩn bị đính khuy.
- HS đọc SGK và quan sát H4.
- HS lên bảng thực hiện thao tác.
-HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.
- HS quan sát khuy được đính trên sản phẩm (áo) và hình 5 (SGK) để trả lời câu hỏi
- HS lên bảng thực hiện thao tác.
- 1-2 HS nhắc lại và lên bảng thực hiện thao tác đính khuy hai lỗ.
_______________________________________________
TIẾT SINH HOẠT LỚP

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 NH 20112012.doc