Giáo án Lớp 5 tuần 12 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Giáo án Lớp 5 tuần 12 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Tiết 2: TẬP ĐỌC

MÙA THẢO QUẢ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng các từ khó: Đản khao, quyến, Chin San, đột ngột.

- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.

- Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ ghi đoạn văn đọc diễn cảm và ghi sẵn từ cần luyện đọc.

 

doc 24 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 12 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
04/10/2009
Thứ 2 ngày 9 tháng 11 năm 20089
 Tiết 1: CHÀO CỜ
Sinh hoạt ngoài trời.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: TẬP ĐỌC
MÙA THẢO QUẢ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Đọc đúng các từ khó: Đản khao, quyến, Chin San, đột ngột.
Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ ghi đoạn văn đọc diễn cảm và ghi sẵn từ cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Tiếng vọng và trả lời câu hỏi cuối bài.
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng..
Luyện đọc:
- Gọi một HS khá đọc bài, GV nêu nội dung bài
- HS đọc nối tiếp đoạn (3 đoạn) kết hợp luyện đọc từ khó lên bảng (HS đọc từ và nêu điểm cần lưu ý khi đọc)
- HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp đọc chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc bài.
Tìm hiểu bài.
 HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
? Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? Đoạn 1
? Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
. . . bằng mùi thơm đặc biệt quyến rủ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng về cũng thơm.
 Từ hương và thơm lặp lại nhiều lần có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của thảo quả. Câu hai dài có những từ như lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm nồng gợi tả cảm giác hương thơm lan toả kéo dài . Các câu Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm, rất ngắn lại lặp lại từ thơm như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan trong không gian .
GV: Thảo quả vào mùa toả mùi thơm lan rộng trong không gian.
? Tìm những chi tiết cho thấy thảo quả phát triển rất nhanh?
(đoạn hai)
 Qua một năm, thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan tỏa, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian.
GV: thảo quả là một loài cây dễ trồng và phát triển rất nhanh.
? Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? (đoạn 3)
? Khi thảo quả chín rừng có những nét gì đẹp ? 
. . . nảy dưới gốc cây.
 Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng, rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.
GV: Khi thảo quả chín rừng trở nên đẹp hơn và vui hơn
HS tìm nội dung của bài , GV nhận xét bổ sung ghi bảng
Nội dung: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với sự sinh sôi phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn như đầu bài.
- Gắn đoạn 1 đã ghi sẵn lên bảng hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS luyện đọc 
- HS đọc thi diễn cảm .
Củng cố: HS nhắc lại nội dung của bài.
Dặn dò: Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài Hành trình của bầy ong
E. Nhận xét giờ học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: KHOA HỌC
SẮT, GANG, THÉP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
Kể tên mổ số máy móc, dụng cụ, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép
Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình.
HS có thức bảo quản tốt đồ dùng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Sưu tầm tranh ảnh đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
Thông tin SGK phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: .Nêu đặc điểm và cộng của tre, mây và song?
B. Dạy bài mới: 
*HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
Trong tự nhiên sắt có ở đâu?
Gang, thép đều có thành phần nào chung?
Gang và thép khác nhau ở điểm nào?
* Làm việc cả lớp. GV gọi HS trình bày kết quả, các HS khác góp ý, GV kết luận
Kết luận: - Trong tự nhiên sắt có trong các thiên thạch và trong các quặng sắt.
Sự giống nhau giữa gang và thép ( chúng đều là hợp kim của sắt và các bon.
Sự khác nha giữa gang và thép:
+ Trong thành phần của gang có nhiều các – bon hơn thép. Gang rất cứng, 
giòn, không dễ uốn hay kéo thành sợi 
+ Trong thành phần của thép có ít các – bon hơn gang, ngoài ra còn có một số chất khác. thép có tính chất bền, dẻo, . . . có loại thép bị gỉ trong không khí ẩm nhưng cũng có loại không bị gỉ.
* GV: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt,. . . thực chất được làm bằng thép.
* HS quan sát hình 48, 49 SGK thảo luận nhóm đôi nói xem gang, thép được dùng để làm gì.
* GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả và chữa bài.
+ Thép được sử dụng:
Hình 1: đường ray tàu hoả
Hình 2: lan can nhà ở.
Hình 3: Cầu (cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.
 Hình 5: dao, kéo, dây thép.
 Hình 6: Các dụng cụ dùng để mở ốc vít.
+ Gang được sử dụng: Hình 4: Nồi.
+ Kể tên một số dụng cụ,ï máy móc được làm từ gang hoặc thép khác mà bạn biết.
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà.
Kết luận:
Các hợp kim của sát được dùng làm các đồ dùng như nồi, chảo (được làm bằng gang); dao, kéo, cày, cuốc và nhiều loại máy móc, cầu (được làm bằng thép)
Cần phải cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng bằng gang trong gia đình vì chúng giòn, dễ vỡ.
Một số đồ dùng bằng thép như cày, cuốc, dao, kéo, . . dễ bị gỉ, vì vậy khi sử dụng xong phải rửa sạch và cất nơi khô ráo.
C. Củng cố: HS đọc thông tin bạn cần biết SGK.
D. Dặn dò: Về nhà học bài và thực hiện tốt kiến thức đã học vào cuộc sống.
E Nhận xét giờ học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: TOÁN
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 100, . .
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, . . 
Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên 
Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
HS có ý thức học toán tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
4 Bảng phụ cho HS thi làm bài nhanh (bài 1)
Bảng phụ cho HS giải bài tập 3.
Bảng phụ ghi quy tắc 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- HS thực hiện vào bảng 2 phép tính câu c và d của bài tập 2 tiết toán trước.
B. Dạy bài mới: 
Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, . . . 
a) Ví dụ 1: 27,867 x 10 = ?
? HS nhận xét Các chữ số và vị trí dấu phẩy của thừa số được nhân với 10, với các chữ sốvà dấu phẩy ở tích ở tích và 
b) Ví dụ 2: 53,286 x 100 = ? 
 Thực hiện như ví dụ 1
c) Quy tắc:
? Vậy muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, . . .ta làm như thế nào cho nhanh?
 HS thực hiện phép tính vào bảng
 27,867 x 10 = 278,67 
 Các chữ ở tích số vẫn giữ nguyên như thừa 
số còn dấu phẩy được lùi sang phải một chữ số.
 . . . ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang phải 1,2,3, . . . chữ số.
 GV gắn quy tắc lên bảng – HS đọc lại quy tắc.
Thực hành:
Bài 1: Chia lớp thành 4 nhóm thi làm nhanh bài tập
a) 1,4 x 10 = 14
 2,1 x 100 = 210
 7,2 x 1000 = 7200
b) 9,63 x 10 = 96,3
 25,08 x 100 = 2508
 5,32 x 1000 = 5320
 c) 5,328 x 10 = 53,28
 4,061 x 100 = 406,1
 0,894 x 1000 = 894
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng cm, (Một em đọc lại bảng đơn vị đo độ dài và nêu mối qan hệ giữa các đơn vị đo)
HS làm bài vào giấy nháp
10,4 dm = 104 cm
12,6 m = 1260 cm
0,856 m = 85,6 cm
5,75 dm = 57,5 cm
Bài 3: HS đọc bài nêu tóm tắt và cách giải
HS làm bài vào vở một em làm bài vào bảng ép.
Gắn bảng ép chữa bài Gv chấm một số bài.
Bài giải:
10 lít dầu hỏa cân nặng :
10 x 0,8 = 8 (kg)
Can dầu cân nặnglà:
8 + 1,3 = 9,3 (kg)
Đáp số : 9,3 kg
C. Củng cố: HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, . . .
D. Dặn dò: Về nhà học thuộc quy tắc và vận dụng tốt cách nhân để thực hiện nhân nhẩm.
E. Nhận xét giờ học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: ĐẠO ĐỨC
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
HS biết cần phải tôn trọng người già, vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã có nhiều đóng góp cho xã hội ; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan 
- tâm, chăm sóc.
Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già và em nhỏ.
Tôn trọng, yêu quý , thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Đồ dùng đóng vai tiết 1, Hoạt động 1 (khăn, áo của người già, gậy)
Bảng phụ ghi ghi nhớ của bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện Sau đêm mưa.
GV đọc truyện Sau đêm mưa SGK.
HS đóng vai minh hoạ theo nội dung truyện .
HS cả lớp thảo luận theo các câu hỏi
? Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
? Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn ?
? Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện ?
 Các bạn đã nhường đường cho bà cụ, dắt em nhỏ qua quãng đường lầy.
 Vì các bạn đã biết giúp đờ người già và em nhỏ.
 Các bạn đã có ý thức tự giác giúp đỡ người gà và em nhỏ
GV kết luận:
Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ với bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Tôn trong ng ... thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học..
Ôn lại các kiến thức đã học ở chương I
H: Nêu những kiến thức đã được học ở chương I?
- Đính khuy 2 lỗ; thêu dấu nhân; dụng cụ nấu ăn; . . . .
GV nhận xét và tóm tắt những nội dung HS vừa nêu.
 HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành. 
GV nêu mục đích yêu cầu làm sản phẩm tự chọn:
+ GV củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu, nấu ăn đã học.
+ Nếu chọn sản phẩm nấu ăn, mỗi nhóm phải hoàn thành một sản phẩm (các em tự chế biến món ăn theo nội dung đã học hoặc món ăn các em đã học được trong gia đình. Nếu chọn sản phẩm khâu, thêu mỗi em hoàn thành một sản phẩm đã học.
Chia nhóm và phân công vị trí làm việc của các nhóm.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩn và phân công chuẩn bị (nếu chọn nấu ăn)
Các nhóm trình bày sản phẩm tự chọn và dự định tiến hành
GV ghi tên sản phẩm các nhóm đã chọn.
Nhắc nhở HS chuẩn bị cho giờ học sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 
Tiết 5: HÁT NHẠC
Giáo viên bộ môn giảng dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn
06/10/2009
Thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2009
 Tiết 1: THỂ DỤC
Giáo viên bộ môn giảng dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Củng cố về nhân một số thập phân với một só thập phân.
Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính. 
HS có ý thức học tập tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
HS nêu cách nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01; 0,001, . . .
HS nêu kết quả của 12, 5 x 0,1; 12, 5 x 0,01; 12, 5 x 0,001
B. Dạy bài mới: 
Bài 1: a) GV gắn bài tập lên bảng – HS đọc yêu cầu – HS làm nháp và gọi 2 em lên 
điền kết quả. 
GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
a
b
c
(a x b ) x c
a x (b x c)
2,5
3,1
0,6
1,6
4
2,5
4,8
2,5
1,3
? So sánh kết quả của(a x b ) x c; a x (b x c) . Kết quả đó chứng tỏ gì?
 Kết quả bằng nhau, chứng tỏ phép nhân hai số thập phân cũng có tính chất kết hợp
 HS đọc nhận xét SGK.
b) Vận dùng tính chất kết hợp để tình bằng cách thuận tiện nhất.
Mẫu: 9,65 x 0,4 x 2,5 = ?
 = 9,65 x (0,4 x 2,5)
 = 9,65 x 1
 = 9,65 
Bài 2: Tính
 HS làm bài vào vở 2 em làm bài vào bảng phụ.
 Gắn bảng phụ chữa bài, HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong dãy tính.
Bài 3: HS đọc bài, nêu tóm tắt và cách giải 
 HS làm bài vào vở, một em làm bài vào bảng.
(28,7 + 34,5) x 2,4 
= 63,2 x 2,4
= 151,88
 28,7 + 34,5 x 2,4 
= 28,7 + 82,8
= 111,5
Bài giải:
Quãng đường người đi xe đạp đi được trong 2,5 giờ là:
12,5 x 2,5 = 31,25 (km)
 Đáp số: 31,25 km
 C. Củng cố: HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân số thập phân.
 D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
 E. Nhận xét giờ học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu (Bà tôi và Người thợ rèn)
Hiểu khi quan sát, khi viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng. Từ đó biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
HS thích học văn tả người và luôn biết quan tâm đến người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
Bảng phụ ghi đặc điểm về ngoại hình của người bà (BT1) và chi tiết tả người thợ rèn trong (BT 2)
Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dàn ý chi tiết của tiết trước.
Một HS nhắc lại ghi nhớ của bài văn tả người.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài ghi bảng nêu MĐ, YC tiết học.
Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: HS đọc bài trao đổi nhóm đôi, ghi vào vở bài tập.
GV chọn 4 em ghi lại 4 chi tiết (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, giọng nói)
 - Gắn bài lên bảng nhận xét, bổ sung.
Mái tóc
đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối; mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
Đôi mắt
(khi bà mỉm cười) hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả; ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui
Khuôn mặt
đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ
Giọng nói
Trầm bỗng, ngân nga như tiếng chuông; khắc sâu vào trí nhớ của cậu bé; dịu dàng, rực rơ,õ đầy nhựa sống như những đóa hoa
GV Tác giả đã tả bà rất kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. Bài văn vì thế ngăn gọn mà sống động, khắc họa rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc, đồng thời bộc lộ tình yêu của đứa cháu nhỏ với bà qua từng lời tả.
Bài 2: Tổ chức thực hiện như bài tập 1.
 	Chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc:
+ Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống.
+ Quai những bát búa hăm hở (khiến con cá lửa vùng vẫy, quằn quại, dãy đành đạch, vảy bắn tung toé thành những tia lửa sáng rực, nghiến răng ken két, cưỡng lại, không chịu khuất phục).
+ Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào đống than hồng; lệnh cho thợ phụ thổi bễ.
+ Lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe, vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to: “ này . . này . . .này” (khiến con cá lửa chịu thua, nằm ưỡn dài, ngữa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng).
+ Trở tay ném thỏi sát đánh xèo một tiếng vào chậu nước đục ngầu( làm chậu nước bùng sôi lên sùng sục ; con cá sắt chìm nghỉm , biến thành chiếc lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng).
+ Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lai bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
GV: Tác giả đã quan sát rất kĩ hoạt động của người thợ rèn ; miêu tả chi tiết từ một thỏi sắt hồng đến trở thành một cái lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng. . . .
C Củng cố: GV gọi HS nêu lên tác dụng của việc quan sát chọn lọc chi tiết.
D. Dặn dò: Về nhà lập dàn ý cho một bài văn tả người thân.
E. Nhận xét giờ học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: ĐỊA LÍ
CÔNG NGHIỆP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp.
Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
Kể được tên của một số ngành công nghiệp. 
Xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.
HS biết tự hào về các truyền thống làm hàng thủ công và có ý thức gìn giữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
GV đảo vị trí (sản phẩm và ngành công nhiệp ghi vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu những hoạt động chính của ngành lâm nghiệp?
Nêu những điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển thuỷ sản?
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Gv ghi đề bài lên bảng.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Các ngành công nghiệp:
Bước 1: HS làm bài tập 1 SGK (đọc thông tin SGK) (Làm việc theo cặp)
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Gọi HS lên nối sản phẩm của các ngành công nghiệp.
Ngành công nghiệp
Sản phẩm
- Khai thác khoáng sản
-Sản xuất Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng, 
- Điện (nhiệt điện, thuỷ điện, . 
- Các loại vải, quần áo, . . .
- Luyện kim
- Dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình, . . 
- Cơ khí (sản xuất, lắp ráp, sữa chữa)
- Gạo, đường, bánh kẹo, rượu bia, . 
- Hoá chất
- Than, dầu mỏ, quặng sắt, . . .
- Dệt, may mặc
- Gang, thép, đồng, thiếc, . . .
- Chế biến lương thực, thực phẩm
 - Điện
 - Sản xuất hàng tiêu dùng
- Các loại máy móc, phương tiện giao thông.
Kết luận: 
Nước ta có nhiều ngành công nghiệp.
Sản phẩm của từng ngành cũng rất đa dạng.
+ Hình a thuộc ngành công nghiệp cơ khí.
+ Hình b thuộc ngành công nghiệp điện (nhiệt điện).
+ Hình c và d thuộc ngành sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Hàng công nghiệp xuất khẩu của nước ta là dầu mỏ, than, quần áo, dày dép, cá tôm đông lạnh,. . .
? Em thấy ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đố với đời sống và sản xuất?
Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho sản xuất và xuất khẩu.
Nghề thủ công: Làm việc cả lớp.
HS trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
Kết luận: Nước ta có rất nhiều nghề thủ công .
* HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi.
? Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và 
đặc điểm gì?
 . . . có nhiều ngành, đáp ứng nhu cầu trong 
nước và xuất khẩu,. . .
* HS trả lới – GV giới thiệu trên bản đồ các địa phương có ngành thủ công nổi tiếng.
 Kết luận:
+ Vai trò : Tận dụng sức lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩn phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
+ Đặc điểm 
+ Nghề thủ công ngày càng phát triển rộng khắp trên cả nước, dựa vào sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
+ Nước ta có nhiều hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa như lụa Hà Đông, gốm Bát tràng, gốm Biên Hoà, hàmg cói Nga Sơn, . . .
C. Củng cố: HS đọc nôi dung bài học SGK .
D. Dặn dò: Học bài và tìm hiểu thêm về truyền thống làm hàng thủ công ở nước ta.
E. Nhận xét giờ học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
Nhận xét tuần học 12 – Đưa ra kế hoạch tuần 13.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • doc12.doc