Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 (tiết 10)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 (tiết 10)

. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng và sự thông minh dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn càm bài văn với lời kể chận rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ rừng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc 33 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 (tiết 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Người gác rừng tí hon
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa: biểu dương ý thức bảo vệ rừng và sự thông minh dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. 
2. Kĩ năng:
- đọc diễn càm bài văn với lời kể chận rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ rừng.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 124 SGK 
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định: - Sĩ số, hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài "Hành trình của bầy ong" 
- 2,3 HS đọc, lớp nhận xét(phóng to)
- Nêu nội dung chính của bài 
- GV nhận xét, ghi điểm 
3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu bài 
- Nghe, quan sát tranh
3.2. Luyện đọc 
- Đọc toàn bài 
- Tóm tắt nội dung, nêu giọng đọc chung.
- 1 HS khá đọc toàn bài
- Theo dõi
- Chia đoạn: 3 đoạn 
- Đoạn 1 từ đầu -> ra bìa rừng chưa
- Đoạn 2 tiếp -> Thu gõ lại
- Đoạn 3: Còn lại 
- Gv sửa lỗi phát âm cho HS
- 3 HS đọc đoạn 1 lần 
- Hướng dẫn ngắt nghỉ
- Đọc lần 2
- Luyện đọc theo cặp
- 1 em đọc 
- GV đọc mẫu
- HS lắng nghe 
3.3. Tìm hiểu bài 
- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- Ba của em bé làm nghề gì ? 
- Ba của em bé làm nghề gác rừng 
- Theo lối ba vẫn đi tuần rừng bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì ?
- Bạn nhỏ đã phát hiện có nốt chân người lớn hằn trên đất lạ, lần theo dấu chân ấy bạn đã phát hiện hơn 10 cây gỗ to cộ đã bị chặt thành từng khúc dài 
- Đoạn 1 nói lên điều gì ?
ý 1: Bạn nhỏ có ý thức bảo vệ rừng 
- 1 HS đọc đoạn 2
- Lớp đọc thầm 
- Bạn nhỏ là người như thế nào ?
- Phát hiện ra hai tên trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an. Sau đó phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm
- ý đoạn 2 nói nên điều gì ?
ý 2: Sự thông minh dũng cảm của bạn nhỏ
- Đọc thầm đoạn 3 
- Trao đổi nhóm 2
- Vì sao bạn nhỏ lại tự nguyện tham gia bắt trộm gỗ
- Vì bạn nhỏ rất yêu rừng sợ rừng bị tàn phá 
- Em có nhận xét gì về bạn nhỏ ?
- Bạn nhỏ có ý thức như một người công dân, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung của quốc gia 
+ Đức tính dũng cảm, sự táo bạo 
+ Sự bình tĩnh, thông minh và khéo xử lý tình huống bất ngờ 
- Đoạn 3 nói lên điều gì ?
ý 3: Tinh thần trách nhiệm của một công dân bé nhỏ.
- Em hãy nêu nội dung chính của bài 
Nội dung: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
3.4. Luyện đọc diễn cảm 
- Đọc nối tiếp bài 
- 3HS đọc bài 
- Chúng ta nên đọc bài này như thế nào ? 
- Toàn bài đọc với giọng chậm rãi nhanh và hồi hộp hơn ở cả đoạn kể về sự mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng. Chuyển giọng linh hoạt phù hợp với từng nhân vật
+ Lời câu bé: băn khoăn 
+ Câu hỏi kẻ trộm: Thì thào bí mật.
+ Chú công an: Giọng rắn rỏi trang nghiêm
+ Lời khen của chú công an: Vui vẻ 
Nhấn giọng ở các từ: loanh quanh, thắc mắc, đâu có, bàn bạc lén chạy, rắn rỏi, lửa đốt, bành bạch, loay hoay, quả là dũng cảm.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 
- GV đọc mẫu 
- HD HS nhấn giọng ở các từ 
- Lửa đốt, bành bạch loay hoay, lao tới, khựng lại, lách cách, quả là, dũng cảm
- Lớp chú ý
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp 
- Cặp đôi
- Thi đọc diễn cảm 
- Cá nhân thi đọc, cặp thi đọc
- GV cùng HS nhận xét, khen HS đọc tốt
4. Củng cố: 
Nêu nội dung chính của bài 
Nhận xét tiết học 
5. dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị bài
- Trồng rừng ngập mặn 
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Bước đầu biết nhận một tổng các số thập phân với một số thập phân.
2. Kĩ năng:
- Củng cố về phép cộng, trừ phép nhân các số thập phân.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu quý môn học.
II. Đồ dung:
- Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Muốn công (trừ, nhân, chia) số thập phân ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét chung, ghi điểm
2. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập 
2.1.Bài tập 1: Đọc yêu cầu của bài 
- 1,2 HS đọc thành tiếng yêu cầu 
- Tổ chức HS tự làm bài vào nháp 
- 3 HS lên bảng chữa bài 
- Đặt tính rồi tính 
- GV cùng HS nhận xét trao đổi nhận xét, chốt đúng .
375,86
 29,05
80,475
 26,827
48,16
x 3,4
404,91
 53,648
19264
 14448
163,744
- Muốn cộng, trừ nhân 2 số thập phân ta làm như thế nào ?
- HS nêu 
2.2.Bài 2: 
- HS đọc bài 
Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000 ?
- HS chú ý: Cách dịch chuyển dấu phẩy sang phải 1, 2, 3 chữ số 
- HS tự thực hiện tính nhẩm bài vào nháp và nêu kết quả đúng 
- Lần lượt HS nêu, lớp nhận xét 
a. 78,29 x 10 = 782,9
 78,29 x 0,1 = 7,829
b. 265, 307 x 100 = 26530,7 
 265,307 x 0,1 = 7,829 
C. 0,68 x 10 = 6,8 
 0,68 x 0,1 = 0,068 
2.3. *Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài 
1,2 đọc thành tiếng yêu cầu của bài 
Bài toán cho biết gì? 
- Mua 5 kg đường phải trả 38500 đồng 
- Mua 3,5 kg đường cùng loại phải trả ít hơn bao nhiêu tiền.
- Muốn giải được bài toán này ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở 
- Lớp làm bài vào vở, 2 HS làm vào bảng nhóm 
- GV cùng HS nhận xét chốt đúng 
2.4.* Bài 4 
- Gv nêu bài tập
- Hướng dẫn cách làm bài
- Chữa bài
- 1 HS lên bảng chữa 
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài, 1 HS lên chữa
- Nhận xét, góp ý
a
b
c
(a+b) x c
a x c + b x c
2,4
3,8
1,2
(2,4 + 3,8) x 1,2 = 7,44
2,4 x 1,2 + 3,8 x 1,2 = 7,44
6,5
2,7
0,8
(6,5 + 2,7) x 0,8 = 7,36
6,5 x 0,8 + 2,7 x 0,8 = 7,36
Nhận xét (a + b) x c = a x c + b x c
3. Củng cố 
- Nhăc lại nội dung cần nhớ.
- Nhận xét tiết học 
4. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Lịch sử
Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết ngày 19/12/1946 nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến
2. Kĩ năng:
- Kể lại được tinh thần chống Pháp của nhân dân ta ở Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu quý độc lập, tự do.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng tám ?
- 2 HS nêu, lớp nhận xét 
- Nhân dân ta đã làm gì để chống lại giặc đói và dốt 
- 2 HS nêu, lớp nhận xét 
- Giáo viên nhận xét chung ghi điểm 
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài 
2.2. Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám 
- Sau cách mạng thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì ?
 Quay lại nước ta đánh chiếm Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, đe doạ đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng 
- Những việc làm của chúng đã thể hiện điều gì ?
- Chúng quyết tâm xâm lược nước ta lần nữa 
- Trước tình hình đó Đảng chính phủ ta phải làm gì ?
. Nhân dân ta không còn con đường nào khác phải cầm súng đứng lên chiến đấu bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
2.3. Hoạt động 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch HCM
- Yêu cầu học sinh đọc thầm SGK từ Đêm 18nô lệ 
- HS đọc thầm 
- Đảng và chính phủ ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến khi nào ?
- Đêm 18 rạng 19 - 12 - 1946 . Đảng và chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân pháp.
- Ngày 20 - 12 - 1946 sự kiện gì xảy ra?
- Ngày 20 - 12 - 1946 Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Đọc lời kêu gọi của Bác 
- 1,2 HS đọc 
- Lời kêu gọi của Bác Hồ thể hiện điều gì ?
- Tinh thần quyết tâm chiến đầu hi sinh vì độc lập tự do của nhân dân ta. 
- Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện rõ điều đó ?
- Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước. 
2.4. Hoạt động 3: Tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh 
- Tổ chức HS hoạt động nhóm 
- Hoạt động 4. 
- Đọc SGK, tình hình hoạ thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng ?
- Trình bày 
- Đại diện từng nhóm thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, kết luận 
- Tại phố Mai Hắc Đế nhân dân dùng giường, tủ, bàn, ghế, dựng chiến luỹ trên đường phố ngăn cản quân Pháp cuối năm 1946. 
- Quân dân Hà Nội chiến đấu giám quân địch gần 2 tháng có ý nghĩa gì ? 
. Bảo vệ cho hàng vạn đồng bào và chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến. 
- Hình 2 chụp cảnh gì ? Thể hiện điều gì ? 
 chiến sĩ đang ôm bom 3 càng sẵn sàng lao vào quân địch. Qua đó cho thấy tinh thần cảm tử của quân và dân Hà Nội. 
- ở địa phương nhân dân chiến đấu như thế nào ?
- Trên cả nước cuộc chiến đầu diễn ra ác liệt, nhân dân kháng chiến lâu dài với niềm tin kháng chiến nhất định thắng lợi.
3. Củng cố 
- Nêu nội dung ghi nhớ của bài.
- Nhận xét tiết học. 
4. dặn dò.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Nhôm
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Sau bài học học sinh biết nguồn gốc và tính chất của nhôm
+ Cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm, hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình
2. Kĩ năng:
- Kể tên một số dụng cụ máy móc, đồ dùng làm bằng nhôm
- Quan sát và phát hiện được một vài tính chất của nhôm
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thêm yêu quý môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình và thông tin trang 52, 53 (SGK)
- Một số đồ dùng bằng nhôm: Thìa, dây phơi, mắc áo ( GV + HS sưu tầm)
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu mục bạn cần biết - 3,4 HS nêu, lớp nhận xét ở bài 24! 
- GV nhận xét, ghi điểm 
2. Bài mới 
2.1. Giới thiệu bài 
2.2. Hoạt động 1: làm việc với các thông tin tranh ảnh, đồ vật sưu tầm được.
* Mục tiêu: Kẻ được một số dụng cụ máy móc, đồ dùng làm bằng nhôm.
* Cách tién hành
- Tổ chức HS trao đổi nhóm 4
- Nhóm 4 trao đổi 
- Giới hạn các thông tin, tranh ảnh về nhôm và một số đồ dùng được làm bằng nhôm 
- Nhóm trưởng điều khiển, thư ghi 
- Yêu cầu các bạn kể tên các đồ dùng bằng nhôm 
- Trình bày 
- Đại diện nhóm nêu kết quả, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung 
- GV giảng và kết luận. Các đồ vật dùng bằng nhôm đều nhẹ có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt, bằng đồng 
2.3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm 
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập 
- HS đọc các thông tin ở mục thực hành trang 53 SGK và ghi lại vào phiếu bài tập
- Trình bày 
- Lần lượt HS nêu miệng 
- GV cùng HS nhận xét, chốt đúng nhôm 
- Nguồn gốc
- Nhôm được sản xuất từ quặng nhôm 
- Nhôm có tình chất gì ?
- Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim nhẹ hơn sắt và đồng có thể kéo dài thành sợi, dát mỏng, nhôm có tính chất dẫn điện dẫn nhiệt tốt
- Nhôm không bị gỉ. Tuy nhiên một số axit có thể ăn mòn nhôm
- GV giảng và kết luận: Nhôm là một kim loại. Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý không nên sử dụng những thức ăn có vị  ... c nhau của số bị chia và thương số tìm được?
213,8 và 21,38 có điểm giống nhau vẫn là các chữ số đó không hề thay đổi và khác nhau ở chỗ dấu phẩy được dịch chuyển sang bên trái một chữ số
- Muốn chia một số thập phân cho 10 ta làm như thế nào? 
- Muốn chia nhẩm một số thập phân cho 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một chữ số.
- Ví dụ 2: 89,13 100
 913 0,8913
 130
 300
 0
- Cho học sinh lên bảng thực hiện
89,13: 100 = 0,8913
- Muốn chia nhẩm một số thập phân cho 100 ta làm như thế nào?
- Muốn chia nhẩm một số thập phân cho 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái 2 chữ số
- Nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000
- Học sinh nêu quy tắc SGK/66
* Không cần thực hiện phép chia mà ta vẫn tìm được kết quả của phép tính bằng cách ta dịch chuyển dấu phẩy thích hợp.
3. Luyện tập
Bài tập 1:
- Đọc yêu cầu bài
- 1, 2 em đọc thành tiếng yêu cầu bài
- Yêu cầu học sinh làm bài tập sau đó rút ra nhận xét 
- Cho học sinh làm bảng con
- Học sinh làm bảng
a. 43,2 : 10 = 4,32
 0,65 : 10 = 0,065
 432,9 : 100 = 4,329
 13,96 : 1000 = 0,01396
b. 23,7 : 10 = 2,37
 2,07 : 10 = 0,207
 2,23 : 100 = 0,0223
 999,8 : 1000 = 0,9998
- Giáo viên nhận xét chốt đúng
Bài 2: Đọc yêu cầu của bài tập 2
- 1, 2 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu bài tập.
- Giáo viên viết lên bảng từng câu và cho học sinh tự làm bài.
- Học sinh tính nhẩm kết quả và nháp rồi so sánh kết quả đó.
a. 12,9 : 10 và 12,9 x 0,1
 12,9 : 10 = 1,29 và 12,9 x 0,1 = 1,29
mà 12,9 = 1,29 nên 
12,9 : 10 = 1,29 x 0,1
b. 123,4 : 100 và 123,4 x 0,01
 1,234 1,234
mà 1,234 = 1,234 nên 123,4 : 100 = 123,4 x 0,01
c. 5,7 : 10 và 5,7 x 0,1
 0,57 0,57 
Mà 0,57 = 0,57 nên 5,7 : 10 = 5,7 x 0,1
d. 87,6 : 100 và 87,6 x 0,01
 0,876 0,876
Mà 0,876 = 0,876 nên 
87,6 : 100 = 87,6 x 0,01
- Giáo viên nhận xét chốt đúng
* Các kết quả tính bằng nhau
- Từ đó rút ra nhận xét gì?
- Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 ta chỉ việc nhân số thập phân đó với 0,1 0,01 0,001
Bài 3: Đọc yêu cầu bài tập
- 1, 2 học sinh đọc bài
- Bài toán cho biết gì? 
- 1 kho gạo có 537,25 tấn gạo người ta lấy ra 1/10 số gạo trong kho
- Bài toán hỏi gì?
- Hỏi trong kho còn bao nhiêu tấn gạo?
- Muốn giải bài toán này ta cần làm như thế nào? 
- Ta tính số gạo lấy ra bằng cách:
Bằng cách lấy 537,25 chia cho 10. được bao nhiêu ta lấy số gạo của kho trừ đi số gạo đã lấy ra còn lại trong kho.
- Lớp làm vào vở.
- Một học sinh lên chữa.
- Giáo viên thu chấm một số bài
Bài giải
Số gạo đã lấy ra là:
537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
Số gạo còn lại trong kho là:
537,25 - 53,725 = 483,525 (tấn)
Đáp số: 483,525 tấn
4. Củng cố: 
- Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000  ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
5. dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
Địa lí
Công nghiệp
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp lớn ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Kĩ năng:
- Chỉ được trên bản đồ sự phân bố của một số ngành công nghiệp ở nước ta.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết tiết kiệm năng lượng điện cho ngành công nghiệp điện.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ kinh tế Việt Nam - lược đồ hình 3
- Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của ngành đó
- Học sinh nêu, lớp nhận xét
- Nêu đặc điểm nghề thủ công nước ta
- 2 học sinh nêu lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung, ghi điểm
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Phân bố các ngành công nghiệp
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong mục 3 SGK
- Học sinh thảo luận theo cặp dựa vào hình 3 chỉ những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, Apatit
- Trình bày 
- Lần lượt học sinh chỉ trên bản đồ, lớp quan sát, nhận xét
- Nước ta có những ngành công nghiệp nào?
- Công nghiệp khai thác than (Quảng Ninh)
- Công nghiệp khai thác dầu mỏ biển đông (thềm lục địa)
- Công nghiệp khai thác Apatit (Cam Đường) 
- Nhà máy thuỷ điện: Vùng núi phía Bắc (Thác Bà - Hoà Bình)
- Khu công nghiệp nhiệt điện (Phú Mĩ - Bà Rịa - Vũng Tàu)
- Giáo viên giảng và kết luận: Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
- Phân bố các ngành: Khai thác khoáng sản than Quảng Ninh, Apatit ở Lào Cai, dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của nước ta. 
- Khai thác điện: Nhiệt điện ở Phả Lại, Vũng Tàu, Bà Rịa thuỷ điện Hoà Bình, Yaly, Trị An.
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
- Dựa vào SGK hình 3 sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng
- Học sinh trao đổi và nối
- Học sinh nêu nhận xét, trao đổi, bổ sung
1 - b; 2 - d; 3 - a; 4 - c
A. Ngành công nghiệp
B. Phân bố
1. Điện (nhiệt điện)
a. ở nơi có khoáng sản
2. Điện (thuỷ điện)
b. ở gần nơi có than, dầu khí
3. Khai thác khoáng sản
c. ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng
4. Cơ khí dệt may, thực phẩm
d. ở nơi có nhiều thác nghềnh
2.3. Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi mục 4 SGK
- Nhóm 4 trao đổi, ghi lại kết quả thảo luận
- Trình bày
- Đại diện các nhóm nên, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, kết luận
- Giáo viên giảng và kết luận: Trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta là: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Thủ Dầu Một.
 - Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật bậc nhất nước ta. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao như: Cơ khí, điện tử, thông tin.
- Thành phố Hồ Chí Minh vị trí thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp vì giao thông thuận tiện, dân số đông bậc nhất, thị trường tiêu thụ rộng, ngoài ra thành phố này còn là nơi xuất nhập khẩu lớn ở nước ta.
3. Củng cố:
- Nêu ghi nhớ bài
- Ngành công nghiệp điện hiện nay phát triển rất mạnh nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ chính vì thế các em cần có ý thức tiết kiệm điện, nhớ ra khỏi phòng tắt quạt, tắt đèn.
- Nhận xét tiết học. 
4. dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị bài sau
___________________________________________________
Đạo đức
Đ13: 
Kính già yêu trẻ (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Cần phải kính trọng người nhà vì người già có nhiều kinh nghiệm sống để đóng góp nhiều cho xã hội: Trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc.
2. Kỹ năng: Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép giúp đỡ nhường nhịn người già, em nhỏ.
3. Thái độ: Tôn trọng yêu quý, thân thiện với người già em nhỏ, không đồng tình với những hành vi không đúng với người già, em nhỏ.
II. Chuẩn bị:
- VBT
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Đối với các cụ già và em nhỏ chúng ta cần đối xử như thế nào ? Lấy ví dụ minh hoạ
- 2,3 HS nêu, lớp nhận xét 
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài 
2.2. Hoạt động 1: 
- Đóng vai (bài tập 2 SGK)
* Cách tiến hành 
- Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 về một tình huống đợc giao trong bài tập 2, góp ý kiến 
- Lần lượt các nhóm nêu, lớp nhận xét, trao đổi , bổ xung theo câu hỏi gợi ý của giáo viên 
- Các bạn đóng vai đã phù hợp với tình huống đợc hay cha ?
- HS nêu 
- Bạn đã ứng sử như thế nào ? 
- Em thích nhất nhân vật nào ? vì sao?
- Cách ứng sử của các bạn cho chúng ta thấy điều gì ? 
- GV nhận xét và kết luận chung 
+ Tình huống a: Trên đường đi học, em thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ, em sẽ làm gì ? 
a. Em nên dừng lại, dỗ em bé và hỏi tên, địa chỉ. Sau đó em có thể dẫn em bé đến đồn công an để nhờ tìm gia đình của em bé. 
Nếu nhà em ở gần em bé em có thể dẫn em bé về tận nhà. 
+ Tình huống b: Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đang đánh nhau để tranh giành một quả bóng ?
b. Em sẽ can để hai em không đánh nhau nữa. Sau đó em hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi
+ Tình huống c: Lan đang chơi nhảy dây cùng bạn thì có một cụ già đến hỏi thăm đường nếu em là Lan em sẽ là gì ?
c. Em sẽ ngừng nhảy dây và hỏi lại cụ xem cụ có cần hỏi thăm nhà ai. Nếu biết đường em sẽ dẫn đường cho cụ đi. Nếu không biết, em lễ phép "Bà ơi cháu cũng không biết ạ" hoặc thử hỏi những người lớn đằng kia xem tiếc quá cháu không biết bà ạ
2. 3. Hoạt động 2:Làm bài tập 3,4 (SGK)
* Cách tiến hành 
- Tổ chức HS thảo luận nhóm 2
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của bài tập 
- Lần lượt trình bày 
- Lần lợt các nhóm nêu, lớp nhận xét trao đổi bổ sung 
- GV nhận xét chung và kết luận 
- Ngày dành cho người cao tuổi là ngày tháng 10 hàng năm 
- Ngày dành cho trẻ em là ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 hàng năm
- Tổ chức dành cho người cao tuổi là hội người cao tuổi, các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, sao nhi đồng
2.4. Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn quan tâm chăm sóc người già, em nhỏ
* Cách tiến hành
- Nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc đối với cụ già, em nhỏ 
- 1 số HS nêu, lớp nhận xét, trao đổi bổ sung
- GV nhận xét chung và kết luận
Về phong tục : Người già luôn được chào hỏi và ngồi chỗ trang trọng con cháu luôn luôn quan tâm chăm sóc, thăm hỏi tặng quà cho ông bà, cha,mẹ. trẻ em thường được mừng tuổi và tặng quà nhân dịp Trung thu, ngày 1/6 hàng năm, tổ chức sinh nhật 
3. Củng cố :
- Nhắc lại nội dung chính của tiết học..
- Giáo dục Học sinh : chúng ta phải biết yêu quý người già vì họ đã cống hiến cả cuộc đời cho gia đình và cho xã hội. Về già sức khoẻ yếu cần được quan tâm nhiều hơn.
- Nhận xét tiết học.
4. dặn dò:
- Về nhà xem bài sau: Tôn trọng phụ nữ. 
Sinh hoạt lớp
I. Yêu cầu
- Học sinh nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động trong tuần.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc.
II. Lên lớp
1. Nhận xét 
- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nề nếp của trường.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Khen: ........................................................................................................................
- Tồn: 
Một số em ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu
Lười học bài và làm bài
Đi học còn quên đồ dùng
- Chê: ............................................................................................................................
2. Phương hướng tuần 14
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 13.
- Tiếp tục rèn chữ và bồi dưỡng học sinh kém.
________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc