Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 (tiết 5)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 (tiết 5)

1. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhân vật trong chuyện là những con người nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác

2. Kĩ năng:

 - Đọc lưu loát, đọc diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách của từng nhân vật: Cô bé ngây thơ hồn nhiên, Chú Pi-e nhân hậu tế nhị, chị cô bé ngay thẳng thật thà.

 

doc 36 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 955Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 (tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc 
Chuỗi ngọc lam 
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
i. mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhân vật trong chuyện là những con người nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác
2. Kĩ năng:
 - Đọc lưu loát, đọc diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách của từng nhân vật: Cô bé ngây thơ hồn nhiên, Chú Pi-e nhân hậu tế nhị, chị cô bé ngay thẳng thật thà.
3. Thái độ:
- Giáo dụ HS biết quan tâm đến người khác.
II. hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bàig cũ:
- Gọi HS đọc bài trồng rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi 1 SGK
3. Bài mới 
- Sĩ số, hát.
- 1 Hs đọc. trả lời.
- Hs nhận xét, chấm điểm.
3.1. Giới thiệu bài 
3.2. Luyện đọc. 
- Đọc toàn bài 
- Tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc chung.
- Chia đoạn: 6 đoạn 
- 1 học sinh khá đọc
- Theo dõi.
+ Đoạn 1: Từ đầu đ xin chú gói lại cho cháu 
+ Đoạn 2: Tiếp theo đ đừng đánh rơi nhé.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đ người anh yêu quý 
+ Đoạn 4: Tiếp theo đphải 
+ Đoạn 5: Tiếp theo đ toàn bộ số tiền anh có 
+ Đoạn 6: Phần còn lại
- Đọc nối tiếp hai lần 
6 học sinh đọc /1 lần 
- Đọc nối tiếp kết hợp sửa phát âm
- Pi-e, chuỗi ngọc, Nô-el, Gioan giá rất cao, tràn trề 
- Đọc nối tiếp kết hợp đọc chú giải và giải nghĩa từ mở rộng 
 áp trấn: Đưa đền gần, áp sát như dính vào.
- Thở phào: Thở hắt ra tiếng như trút đi gánh nặng trong lòng 
- Tiêu vặt: Sài lặt vặt, ăn quà, mua sắm linh tinh 
- Giáo đường: Nhà thờ của một tôn giáo 
- 1 học sinh đọc chú giải
- Luyện đọc theo cặp
- Đọc toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài
- 2 học sinh đọc 
- 1, 2 học sinh đọc 
- Học sinh chú ý nghe
3.3.. Tìm hiểu bài 
* 1 học sinh đọc từ đầu đến  anh yêu quý 
- Lớp đọc lướt, trả lời
? Cô bé mua chuỗi Ngọc lam để tặng ai? 
- Để tặng chị nhân ngày lễ Nôel. Đó là ngườichị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất 
? Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
- Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc 
? Chi tiết nào cho em biết điều đó? 
- Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói: Đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. Chú Pie trầm ngâm nhìn cô líu húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền 
ý đoạn này nói lên điều gì? 
- ý 1: Cuộc đối thoại giữa Pie và cô bé 
- Đọc lướt đoạn còn lại, trả lời
Lớp đọc thầm 
- Chị của cô bé tìm Pie để làm gì? 
Để hỏi cô bé có mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pie không? Chuỗi ngọc có phải ngọc thật không? Pie bán chuỗi ngọc cho cô bé bao nhiêu tiền?
? Vì sao cô bé - Pie nói rằng em bé đã giả với giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
- Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em đã giành được/ Vì em đã lấy tất cả số tiền mà em đập con lợn đất để mua món quà tặng chị.
? Em có suy nghĩ gì về những nhân vật trong truyện này? 
- Các nhân vật trong truyện đều là những người tốt/ 3 nhân vật trong truyện đều là những người nhân hậu, biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau.
- ý đoạn 2 nói lên điều gì?
- ý 2: Cuộc đối thoại giữa Pie và chị cô bé.
- Nêu nội dung chính của bài
- ý chính: Ca ngợi 3 nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm, đem lại niềm vui cho người khác.
3.4. Đọc diễn cảm
- Đọc phân vai toàn bộ câu chuyện
- 4 học sinh đọc 4 vai: Dẫn truyện Pie, cô bé, chị cô bé.
- Nêu cách đọc bài
- Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, đọc phân biệt lời nhân vật: Thể hiện lời nhân vật. Đọc đúng câu hỏi, câu cảm, câu kể 
- Đọc diễn cảm đoạn: Từ này Nôen đến hết bài.
- Giáo viên đọc mẫu 
- Học sinh lắng nghe
- Nêu cách đọc các vai
- Lời Pie điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị
- Lời chị cô bé: Lịch sự, thật thà.
- Câu cuối bài đọc chậm rãi, đầy cảm xúc.
- Toàn bài đọc đúng câu hỏi, câu cảm, nghỉ hơi đúng sau dấu ba chấm
- Luyện đọc diễn cảm N3 
- 3 học sinh/ đọc nhóm phân vai 
- Thi đọc diễn cảm
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt, ghi điểm. 
4. Củng cố: 
- Nêu nội dung chính của bài
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà đọc bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau
Toán
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
i. mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS cẩn thận trong khi tính toán.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 ta làm như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ
- 2, 3 học sinh nêu, lớp nhận xét làm ví dụ
- Giáo viên nhận xét chốt đúng
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên
 Ví dụ 1: Giáo viên nêu ví dụ 1 SGK/67.
- Học sinh nhắc lại
- Muốn biết cạnh của sân dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào? 
- Ta thực hiện phép chia 27 : 4
- Đặt tính và thực hiện phép chia
27 : 4 = ? (m)
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét chốt đúng.
- 1 học sinh lên bảng thực hiện 
 27 4
 30 6,75m
 20
 0
- Nêu cách thực hiện em vừa làm
- 1 số học sinh nêu, lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét chốt đúng theo cách chia SGK/67
Ví dụ 2: 43 : 52 = 
- Em có nhận xét gì về phép chia này?
- Phép chia này có số bị chia lớn hơn số chia.
- Học sinh nêu cách thực hiện phép chia.
+ Chuyển 43 thành 43,0. Đặt tính rồi tính như phép chia 43,0 : 53
- Yêu cầu học sinh làm bài vào nháp.
- 1 học sinh chữa bài lớp làm nháp
 43,0 52
 140 0,82
 36 
- Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư
- Học sinh nêu, lớp nhận xét, trao đổi 
- Giáo viên chốt lại quy tắc SGK/67
- Nhiều học sinh nêu
2.3. Bài tập
Bài tập 1:
1, 2 học sinh đọc yêu cầu của bài
- Tổ chức cho học sinh làm bài vào bảng con
- 1 số học sinh lên bảng chữa, lớp làm bài.
a.	12	5	b.	23	4
	 20	2,4	 30	5,75
	 0	 20	
882 36	12 : 5 = 2,4
162 24,5	23 : 4 = 5,75
 180	882 : 36 = 24,5
 0	
b.	15 8	75 12
	 70 1,875	 30 6,25
	 60	 60
	 40	 0
	 0 	
81 4	15 : 8 = 1,875
 01 20,25	75: 12 = 6,25
 10	81 : 4 = 20,25
 20	
 0	
Bài 2
- Muốn biết may 6 bộ quần áo như thế hết bao nhiêu mét vải ta làm như thế nào?
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nêu
Tóm tắt
25 bộ hết: 70m
 6 bộ: ? m
- Giáo viên nhận xét, chốt đúng
Bài giải
- Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở
Số vải để may một bộ quần áo là:
70 : 25 = 2,8 (m)
Số vải để may 6 bộ quần áo là:
2,8 x 6 = 16,8 (m)
Đáp số: 16,8m
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, trao đổi chốt đúng
Bài 3: Học sinh đọc đề bài
- 2 Học sinh đọc
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm
- 3 học sinh lên bảng
3. Củng cố 
- Nhận xét giờ học
4. Dặn dò
- Chuẩm bị bài sau.
Lịch sử
Thu đông 1947, Việt Bắc "Mồ chôn giặc Pháp"
 I. mục tiêu
 1. Kiến thức:
 -ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
 2. Kĩ năng:
 - Nêu được diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS thêm tự hào về truyền thống dân tộc.
 II. Đồng dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947.
 III. các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ	
- Nêu dẫn chứng về quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.
- 2 học sinh nêu, lớp nhận xét, trao đổi
- Giáo viên nhận xét, chốt ghi đúng, ghi điểm.
2. Bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- Chỉ địa danh thuộc căn cứ địa Việt Bắc trên bản đồ hành chính
2.2. Hoạt động 1: Âm mưu của địch và chủ trương của ta
- Sau khi đánh chiếm Hà Nội và thành phố lớn thực dân Pháp làm gì?
- Học sinh đọc thầm SGK (phần chữ nhỏ)thực dân Pháp mở cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.
- Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
- Vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta
- Ta có chủ trương gì?
- Ta họp và quyết định: Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc
- Giáo viên chốt ý trên
2.3. Hoạt động 2: Diễn biến chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông 1947
- Tổ chức cho học sinh trao đổi nhóm 4 theo phiếu câu hỏi
- Nhóm 4 quan sát lược đồ, trả lời
? Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Chỉ trên lược đồ
- 3 đường:
+ Đường không 
+ Đường bộ 
+ Đường thuỷ
? Quân ta tấn công chặn đánh quân địch như thế nào?
- Đánh địch cả 3 đường, tiến công của chúng
? Quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
- Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của quân Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
- Trình bày
- Đại diện nhóm chỉ trên lược đồ, nêu từng phần, lớp nhận xét trao đổi.
2.4. Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947
- Tổ chức học sinh trao đổi nhóm 2
- Học sinh trao đổi
- Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa gì?
- Học sinh nêu
- Trình bày
- Giáo viên chốt ý
+ Thắng lợi phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp
+ Cơ quan đầu não của ta vững chắc.
+ Sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh của ta.
+ Cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.
3. Củng cố: 
- Tại sao nói Việt Bắc - mồ chôn giặc Pháp.
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
4. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài 15.
Khoa học
Gốm xây dựng: gạch, ngói
I. Mục Tiêu: 
1. Kiến thức:
- Biết tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng
2. Kĩ năng:
- Kể tên một số đồ gốm
- Phân biệt gạch, ngói với các loại sành sứ 
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói.
3. Thái độ:
- Có tính cẩn thận khi sử duing các loại đồ gốm.	
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu ích lợi của đá vôi và tính chất của chúng 
- 2 học sinh nêu, lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét, chốt đúng
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
 2.2. Hoạt động 1: Thảo luận
 - Mục tiêu: Giúp học sinh
 + Kể tên một số đồ gốm
 + Phân biệt gạch, ngói với các đồ sành sứ.
* Cách tiến hành
 - Tổ chức học sinh trao đổi theo N4
- N4 trao đổi nhóm trưởng điều khiển.
- Sắp xếp các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về loại đồ gốm.
- Các nhóm hoạt động theo yêu cầu và sáng tạo của mình.
 - Trình bày 
- Đại diện nhóm lần lượt lên trình bày
- Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
- Bằng đất sét
- Gạch, ngói, đồ sành sứ khác nhau ở điểm nào
- Gạch dùng để xây nhà, lát sân, bậc thềm hoặc hành lang, vỉa hè.
 - Ngói dùng để lợp mái nhà ở.
- Giáo viên nhận xét, chốt đúng
Kết luận: Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét. Gạch, ngói hoặc nồi đất đều được làm từ đất sét, nung ở nhiệt cao và không tráng men. Đồ sành sứ đều là những đồ gốm được tráng men. Đặc biệt đồ sành sứ được làm bằ ... 
- Muốn giải bài toán này ta phải làm như thế nào ?
- Tìm 1 lít dầu hoả nặng bao nhiêu
Tóm tắt
 4,5 lít cân nặng : 3,42kg
 8 lít cân nặng :  kg?
Bài giải
1lít dầu hoả nặng là
3,42 : 4,5 = 0,76(kg)
8 lít dầu hoả cân nặng là
0,76 x 8 = 6,08(kg)
Đáp số 6,08kg
- Tại sao thầy không để 8l x 0,76?
- Vì danh số đơn vị là kg nên ta để kg lên trước 0,76 x 8
- Bài tập 3 củng cố kiến thức gì?
- Giải toán có liên quan đến đại lượng tỉ lệ
- Bài 3:
- 2 học sinh đọc
- Bài tóan cho biết gì?
- May mỗi bộ quần áo hết 2,8m vải
- Bài toán hỏi gì?
- Có 429,5m vải thì nay được nhiều nhất là bao nhiêu bộ quần áo
- Nêu cách thực hiện bài toán
- Học sinh nêu
- Học sinh làm toán vào vở
- 1 học sinh lên bảng chữa
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chữa bài và trao đổi cả lớp
 - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt đúng
Bài giải
Ta có: 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1)m
Vậy 429,5m vải may được nhiều nhất 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m
- Muốn biết được bài toán này có đúng hay không ta làm như thế nào ?
 - Ta thử lại
 153 x 2,8 + 1,1 = 429,5
- Ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư
3. củng cố 
- Bài toán hôm nay củng cố cho các em kiến thức gì? 
4. Dăn dò:
- Dăn HS chuẩn bị BT tiết tới.
- Chia một số thập phân cho 1 số thập phân
- Giải toán tỉ lệ có liên quan đến chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân
- Thử lại phép tính chia
Địa lí
Giao thông vận tải
I. Mục tiêu
1. Kiến thức;
 - Biết nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông, loại hình vận tải ôtô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.
2. Kĩ năng:
- Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông nước ta.
- Xác định được trên bản đồ giao thông Việt nam một số tuyến đường giao thông, Các sân bay Quốc tế và cảng biển lớn.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ giao thông Việt Nam 
- Một số tranh ảnh về các loại hình và phương tiện giao thông
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Kể tên các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta? (Huệ)
- Công nghiệp khai thác than (QuảngNinh)
- Công nghiệp khai thác dầu mỏ biển đông (thềm lục địa)
- Công nghiệp khai thác Apatít (Cam đường - Lào cai)
- Nhà máy thuỷ điện: vùng núi phía Bắc (Thác bà - Yên bái, Hoà bình) vùng Tây nguyên Đông nam bộ (Y-a-ly, Sông Hinh, Trị an)
- Công nghiệp nhiệt điện Phú Mĩ (Bà rịa vũng tàu)
- Vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta?(Khánh)
- Vì thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hoá khoa họclỹ thuật, vị trí thuận lợi trong việc giao thông, có số dân đông nhất cả nước, cây công nghiep phát triển mạnh có nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: Giao thông vận tải nó có tầm quan trọng rất lớn trong cuộc sống chúng ta, thiết thực hàng ngày. Bài học hôm nay cô sẽ giúp các em biết các loại hình giao thông vận tải và ý nghĩa của giao thông vận tải với đời sống và sự phát triển của xã hội.
2.2. Các loại hình giao thông vận tải
- Trao đổi cặp đôi 
- 2 em cùng trao đổi
- Bước 1: Học sinh trả lời câu hỏi ỏ mục I SGK
- Học sinh nêu câu hỏi để thảo luận
- Em hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết? (Yến)
- Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải đó là: đường ôtô, đường sắt, đường sông, đường hàng không
- Giáo viên viết các loại hình giao thông 
- Học sinh quan sát
- Cho học sinh lên điền các phương tiện vào các loại hình đó
- Yêu cầu chỉ lên viết một phương giao thông mà em có thể kể
+ Đường ôtô đi bằng phương tiện nào? (hay còn gọi là đường bộ)
- Đường bộ ( đường ôtô) ôtô, xe máy
 + Đường sắt: tàu hoả
 + Đường sông: tàu thuỷ, ca nô, thuyền bè
 + Đường biển: tàu biển
 + Đường hàng không: máy bay
- Giáo viên nêu tác dụng của các loại đường này
- Đường ôtô (hay đường bô): chỉ dành riêng cho ôtô, xe máy, xe đạp, xe ngựa, xe bò, xe ba bánh.
+ Đường sắt: chỉ dành riêng cho cho tàu hoả, ngoài ra các phương tiện khác không thể chạy được trên đường ray.
+ Đường sông: tàu thuỷ, ca nô, thuyền, xà lan, ôtô hoặc tàu hoả không thể chạy trên đường sông được.
+ Đường biển dành riêng cho tàu biển.
+ Đường hàng không dành riêng cho máy bay.
- Để biết được các loại hình giao thông nào là quan trọng nhất cô cùng các em quan sát biểu đồ sau:
- Giáo viên treo biểu đồ lên bảng
- Học sinh quan sát 
- Biểu đồ trên biểu diễn cái gì?
- Biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển phân loại hình vận tải năm 2003
- Biểu đồ này có cột dọc đứng biểu thị khối lượng hàng hoá biểu diễn theo đơn vị nào ?
- Theo đơn vị triệu tấn: 50 triệu tấn, 100 triệu tấn, 150 triệu tấn, 200 triệu tấn với khoảng cách là 50 triệu tấn một
- Cột nằm ngang biểu thị gì?
- Biểu thị các loại hình giao thông vân tải: Đường sắt, đường ôtô, đường sông, đường biển.
- Các em quan sát và đọc tên từng loại hình giao thông đạt bao nhiêu triệu tân trong năm 2003 ?
- Lần lượt học sinh nêu
+ Đường sắt: 8,4 triệu tấn
+ Đường ôtô: 175,9 triệu tấn
+ Đường sông: 55,3 triệu tấn
+ Đường biển: 21,8 triệu tấn.
- Qua khối lượng hàng hoá vận chuyển của mỗi loại hình giao thông em thấy loại hình nào giữ được vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá, chở được nhiều hàng hoá nhất?
- Đường ôtô chở được nhiều hàng hoá nhất và có vai trò quan trọng nhất
- Vì sao loại hình vận tải ôtô lại giữ vai trò quan trọng nhất?
- Vì ôtô có thể đi lại được nhiều dạng địa hình, len lỏi và các ngõ nhỏ nhận và giao hàng ở nhiều địa điểm khác nhau.
- Điều đó đã nói lên đặc điểm gì của hoạt động giao thông vận tải nước ta?
- Có nhiều thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoằt nơi này đến nơi khác. Tuy nhiên ở nước ta có nhiềuloại đường và các phương tiện giao thông nhưng chất lượng còn chưa cao, đường hẹp, phương tiện cũ không đảm bảo an toàn đặc biệt là ý thức của người tham gia giao thông còn kém.
- ở Lào Cai ta có những phương tiện nào?
- Đường bộ (đường ôtô), đường sông, đường sắt
2.4. Phân bố một số loại hình giao thông
- Cho học sinh hoạt động cá nhân
 - Giáo viên treo lược đồ cho học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- Đây là lược đò giao thông Việt nam, dựa vào đó ta có thể biết loại hình giao thông Việt nam, biét các loại đường nào đi từ đâu đén đâuchúng ta cùng xemlược đồ để nhận xét về sự phân bố các loại hình giao thông của nước ta 
 - Nước ta có mạng lưới giao thông như thế nào? 
- Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước
- Các tuyến giao thông chính chạy như thế nào?
- Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc Nam
- Vì sao các tuyến giao thông đó lại chạy theo chiều Bắc nam?
- Vì lãnh thổ nước ta dài theo chiều Bắc nam hay chiều Đông -tây
- Tại sao ta gọi là quốc lộ 1A?
- Vì quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và ôtô dài nhất đất nước, chạy theo chiều dài của đất nước
- Vì sao nói Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh là những đầu mối giao thông quan trọng?
- Vì ở đây là nơi có nhiều tuyến giao thông quan trọng
- Có các sân bay quốc tế nào?
- Nội bài (Hà nội), Tân sơn nhất (thành phố Hồ Chí Minh)
- Những thành phố có cảng biẻn lớn?
- Hải phòng, Đà nẵng
- Hiện nay chúng ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế?
- Đường Hồ Chí Minh. Đó là con đường huyền thoại đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chién chống Mỹ nay đã và đang đóng góp phần phát triển kinh tế của nhiều tỉnh miền núi.
3. Củng cố 
- Nêu phần ghi nhớ SGK trang 98.
4. dặn dò
- Chuẩn bị tiết ĐL tới
Đạo đức
 Đ14
 Tôn trọng phụ nữ
i. mục tiêu
- Học sinh học xong bài này cần biết:
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần phải tôn trọng phụ nữ.
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị
- Thẻ màu xanh, đỏ, trắng.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đối với cụ già và em nhỏ.
- 2 Học sinh nêu
- Em đã làm gì để thực hiện tinh thần đó?
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, trao đổi, đánh giá chung.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài 
2.2. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
* Cách tiến hành:
- Tổ chức học sinh hoạt động nhóm 4
- Nhóm hoạt động: Giới thiệu nội dung 1 SGK
- Nhóm nêu kết quả
Giáo viên chốt đúng: Những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn lao vào cuộc đấu tranh bảo vệ xây dựng đất nước, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao, kinh tế.
- Đại diện học sinh nêu, lớp nhận xét.
- Kể công việc của người phụ nữ là những người đáng được kính trọng.
- Giáo viên chốt đúng ý ghi nhớ SGK/23
- Học sinh nêu
2.3. Hoạt động 2: Bài tập 1 - SGK
* Cách tiến hành
- Đọc yêu cầu bài tập
- Học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân
- Học sinh tự làm bài
- Trao đổi cả lớp
- Học sinh điều khiển, học sinh khác nêu ý kiến lần lượt từng câu, trao đổi
- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng
Kết luận: Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ và các việc làm biểu hiện thái độ cha tôn trọng phụ nữ là:
a. b
c. d
2.4. Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ (Bài tập 2)
* Cách tiến hành
- Nêu yêu cầu bài tập 2
- Giáo viên nêu các ý
- Học sinh thể hiện thái độ, tán thành, giơ tay. 
- Yêu cầu học sinh giải thích lí do tại sao em tán thành hay không tán thành.
Kết luận:
- Tán thành với các ý kiến
a. d
- Không tán thành với các ý kiến
- b, c, d vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ.
3. Hoạt động nối tiếp
- Tìm hiểu về một ngời phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến. Su tầm bài hát, thơ, caca ngợi phụ nữ Việt Nam.
Sinh hoạt lớp
 Nhận xét tuần 14
i. Mục tiêu
- Học sinh nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi lĩnh vực hoạt động ở 
tuần 14.
-Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc.
II. lên lớp
1. Nhận xét chung.
- Duy trì tỉ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nề nếp của trường, của lớp.
- Việc học bài và làm bài có tiến bộ.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Thân thể sạch sẽ.
Khen: .......................................................................................................................
Tồn tại: 
- Một số em ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
- Chê: .......................................................................................................................
2. Phương hướng tuần 15
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 14.
- Tiếp tục chữ viết và bồi dưỡng học sinh yếu kém.
______________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc