Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 (tiết 8)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 (tiết 8)

Mục tiêu:

- Hs đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

- Giáo dục cho hs tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vượt khó trong cuộc sống.

II Đồ dùng:Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.

 

doc 30 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 (tiết 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 17
Ngày soạn: 4/12/2010 Ngày dạy: Thứ hai: 13/12/2010
Tiết 2 Tập đọc – tiết số 33
Ngu Công xã trịnh tường
I Mục tiêu:
- Hs đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn. 
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
- Giáo dục cho hs tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý chí vượt khó trong cuộc sống.
II Đồ dùng:Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.
III Các hoạt động dạy và học:
Các hoạt động dạy và học
Nội dung
1.ổn định tổ chức(1’):Hs hát
2. Kiểm tra bài cũ(3’):Hs đọc bài “Thầy cúng đi bệnh viện” 
? Nội dung bài nói gì? 
3. Bài mới(33’): - Gv giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
+ HĐ 1: Luyện đọc:- 1 hs khá giỏi đọc toàn bài, cả lớp theo dõi, tìm hiểu cách chia đoạn ? Bài chia làm mấy đoạn?( 3 đoạn- như SGK)
Gv chia đoạn hướng dẫn Hs luyện đọc theo đoạn . Lần I kết hợp sửa phát âm sai và ngắt nghỉ cho hs. Lần II tiếp tục rèn đọc đúng và giúp Hs hiểu nghiã một số từ( chú giải- từ hs yêu cầu) 
-1Hs đọc toàn bài - Gv đọc mẫu toàn bài
+ HĐ2: Tìm hiểu bài: HS đọc thầm Đ1:
 Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì?Ông Lìn làm thế nào để đưa được nước về thôn?( ..lần mò cả..)
Nội dung đoạn 1 nói gì?
1 HS đọc Đ2:? Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? ý đoạn 2 nói gì?
HS đọc lướt Đ3:? Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước?? Cây thảo quả đã mang lại lợi ích kinh tế gì cho bà con Phìn Ngan? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
-Hs đọc nối tiếp các đoạn của bài, hs nhận xét.? Nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn?- Hướng dẫn hs đọc kỹ đoạn:1?khi đoạn này ta đọc với giọng như thế nào? Nhấn giọng những từ ngữ nào?( ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, vắt ngang)-Hs luyện đọc diễn cảm 1 đoạn( tuỳ chọn) theo nhóm 4- Các nhóm thi đọc diễn cảm, hs nhận xét, Gv kết luận, ghi điểm.
4. Củng cố(3’): ? Em biết tấm gương nào như ông Lìn?
LH - GDMT: ễng Phàn Phự Lỡn khụng chỉ giỳp đỡ bà con làm kinh tế giỏi mà cũn nờu tấm gương sỏng về bảo vệ dũng nước thiờn nhiờn và trồng cõy gõy rừng để giữ gỡn mụi trường sống tốt đẹp.
5.Dặn dò(1’): - GV nhận xét kết quả giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.
1. Luyện đọc
- ngoằn ngoèo, Bát Xát,
2. Tìm hiểu bài: 
ý 1: Giới thiệu việc làm ra con mương nước của ụng Lỡn.	 
- ngoằn ngoèo vắt ngang đồi cao.
í 2: Con nước làm thay đổi tập quỏn của những người trong thụn.
- Trồng lúa nước, không phá rừng,...
ý 3: Cuộc sống đổi mới của những người trong thụn 
- trồng cây thảo quả.
* Nội dung 
Tiết 3 Toán- tiết số 81
Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: 
- Giúp hs biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. 
- Hs làm đúng các bài tập 1a, 2a, 3
- Giáo dục cho hs ý thức tự giác học tập
II.Đồ dùng:Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy – học:
Các hoạt động dạy và học
Nội dung
1.ổn định tổ chức(1’):- Hs hát
2.Kiểm tra bài cũ(3’):Lấy ví dụ về số thập phân, chỉ rõ phần nguyên, phần thập phân của từng số đó?
3.Bài mới(32’):- Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
Gv nêu nội dung luyện tập
- Hs tìm hiểu cách làm và làm bài vào vở nháp.
- Gv lần lượt gọi hs lên bảng chữa bài, hs nhận xét, gv kết luận bài làm đúng, hướng dẫn hs sửa sai (nếu có) và giúp Hs củng cố kiến thức liên quan đến từng bài.
Bài 1 Hs đọc yêu cầu của bài1 
Hs làm bài ; 3 hs lần lượt lên bảng chữa bài, nhận xét, gvkl bài làmđúng
? Chia số thập phân cho số thập phân, cần nhớ gì? 
Bài 2 GV nêu yêu cầu của bài 2 ? Bài 2 yêu cầu gì?
- Hs làm bài làm xong đổi chéo kiểm tra, gv chấm bài, nhận xét( Hs yếu đọc lại kết quả bài 2)
? Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức có dấu ngoặc đơn?
Bài 3: 1 hs đọc đề bài? Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
Hs làm bài, 1 hs làm trên bảng lớp ( GV giúp hs yếu làm bài, gợi ý: số dân tăng thêm từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 là bao nhiêu người? Tìm số phần trăm tăng thêm như thế nào? Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 tăng thêm bao nhiêu người? Đến cuối năm 2002 số dân của phường đó là bao nhiêu người?
GVhướng dẫn hs nhận xét bài của bạn và tự đánh giá? Em vận dụng kiến thức nào để làm bài 3?
4. Củng cố ( 3’): Giờ học hôm nay, em được luyện tập nội dung kiến thức nào?
5. Dặn dò ( 1’): - Gv nhận xét kết quả giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.
Bài 1:
216,72 : 42 ; 
1 : 12,5 ; 
109,98 : 42,3
Bài 2: Tính
a) ( 131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
= 50,6 : 2,3 + 43,68
= 22 + 43,68
= 65,68
b)(k-G)
 8,16 : ( 1,32 + 3,48) – 0,345 : 2
= 8,16 : 4,8 – 0,1725
= 1,5275
Bài 3: 
a) Từ cuối năm ....số người tăng thêm là:
15875 – 15625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
250 : 15625 = 0,016
0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm....số người tăng thêm là:
15875 x 1,6 : 100 = 254 ( người).
Cuối năm 2002 số dân.:
15875 + 254 = 16129 ( người)
Đáp số: 16129 ( người)
Bài 4(K-G):
Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
C. 70000 x 100 : 7
Tiết 4 Chính tả – Tiết số 17
 Nghe - viết: Người mẹ của 51 đứa con
I Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng chính tả trình bày đúng thể thức văn xuôi (BT1) 
- Làm được BT2 
- Giáo dục cho hs ý thức rèn chữ, giữ vở.
II Đồ dùng dạy học:
HS : Vở bài tập TV 
GV Bảng phụ ghi nội dung bài 3 
III Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy- học
Nội dung
1.ổn định tổ chức(1’)- Hs hát
2. Kiểm tra bài cũ( 3’): Hs làm lại bài 3 tiết 16
Hs nhận xột, gv kl ghi điểm
3. Bài mới ( 30- 32’): Giới thiệu bài
+ HĐ 1: Hướng dẫn Hs nghe – viết
- Gọi 2 hs đọc thuộc lòng đoạn cần viết chính tả, hs nhận xét, Gv kết lụân chung.
? Nội dung đoạn này nói gì?
Trong đoạn này, những từ tiếng nào cần viết hoa, những từ tiếng nào khi viết hay nhầm, hay sai?
-Hs nhận xét, bổ sung
- Gv đọc cho cho hs luyện viết tiếng khó ( vừa nêu ). Gv nhắc hs tư thế ngồi cách cầm bút,
- Cho Hs gấp SGK, viết bài
- Hs đổi chéo bài, kiểm tra, soát lỗi
- Gv chấm một số bài, nhận xét
- Hs nêu kết quả soát lỗi, gvkl, gọi hs lên chữa lỗi đã mắc.
+ HĐ 2: Làm bài tập chính tả
Bài 2a
 - hs nêu yêu cầu của bài 2, Bài 2 yêu cầu gì?
-HS làm bài theo nhóm 4, các nhóm chữa bài, nhận xét, g vkl( SGV) cho hs nhắc lại.
? Nêu cấu tạo chung của vần? 
Bài 2b
 – Hs nêu yêu cầu của bài 2b, làm bài, 1 hs chữa, nhận xét bài của nhau, gvkl( SGV)
? Tìm thêm các câu thơ có các tiếng bắt vần với nhau?
 ( Hs TB- Y) 
Nêu bộ phận vần của mỗi tiếng ? 
4. Củng cố(3’) Phân tích cấu tạo vần của tiếng “luyến”
5. Dặn dò(1’):
- Gv nhận xét kết quả giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.
1. Hướng dẫn nghe - viết
-Lý Sơn, Quảng Ngãi, 
bươn chải,..
2. Luyện tập
a)
Chép vần của từng tiếng trong câu thơ lục bát dưới đây vào mô hình cấu tạo vần:
 Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Tuyến
u
yê
n
b)
 Tìm những tiếng bắt vần với những câu thơ trên. (xôi-đôi)
Ngày soạn: 4/12/2010 Ngày dạy: Thứ ba: 14/12/2010
Tiết 1 Luyện từ và câu – Tiết số 33
Ôn tập về từ và cấu tạo từ
I Mục tiêu:
 - Hs tìm và phân loại được từ đơn và từ phức, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK
- Giáo dục cho hs lòng ham học hỏi
II Đồ dùng dạy học:Bảng phụ ghi nội dung bài 1,2
III Các hoạt động dạy và học:
1.ổn định tổ chức(1’):- Hs hát
2. Kiểm tra bài cũ(3’): 
 ? Thế nào là từ trái nghĩa? ví dụ?
Đặt câu : Miêu tả đôi mắt của một em bé, có sử dụng biện pháp nhân hoá.
3. Bài mới(32’): Giới thiệu bài
Bài 1
- Hs đọc nội dung bài 1, bài tập yêu cầu gì?
Trong đoạn văn có những kiểu cấu tạo từ nào?
? Thế nào là từ đơn, từ phức? (Từ gồm 1 tiếng.Từ gồm 2 hay nhiều tiếng)
hs thảo luận nhóm 4 để làm bài 
- Các nhóm chữa bài, nhận xét, Gv kl( sgv)
Hs nhác lại kết quả bài 1 
Bài 2 - Hs đọc thầm nêu yêu cầu bài 2
 Bài yêu cầu gì?
- Hs làm bài 2, 2 hs lên bảng chữa bài, nhận xét, gv kl(sgv)
? Đặt câu phân biệt các nghĩa khác nhau của từ đánh?
Bài 3- Gv nêu yêu cầu của bài 3, hs làm bài 3 theo nhóm 2
- các nhóm chữa bài, nhận xét, Gv kết luận( sgv)
? Khi sử dụng từ đồng nghĩa ta cần lưu ý điều gì?
Bài 4 - Hs đọc đề bài 4, bài yêu cầu gì?
- Cho hs làm bài 4, chữa bài 
? Nêu ý nghĩa của một trong các câu thành ngữ trên?
4. Củng cố(3’) :Giờ LTVC hôm nay, em ôn tập nội dung kiến thức nào?
? Khi dùng từ đồng nghĩa ta cần lưu ý gì, vì sao?
5. Dặn dò(1’): - Gv nhận xét kết quả giờ học, dặn chuẩn bị bài sau
Bài 1:Lập bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau theo cấu tạo của chúng.
Gồm từ ghép, từ láy.
Từ đơn
Từ ghép
Từ láy
hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn.
cha con, mặt trời, chắc nịch
rực rỡ, 
lênh khênh
Bài 2: Các từ trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?
a) Đánh trong các từ: đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là một từ nhiều nghĩa.
b) Trong trong các từ: trong veo, trong vắt, trong xanh là từ đồng nghĩa.
c) Đậu trong thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành là từ đồng âm.
Bài 3: Tìm các từ đồng nghĩa với những từ in đậm trong bài văn Cây rơm.
- Từ đồng nghĩa với từ tinh ranh: tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma,...
- Từ đồng nghĩa với từ dâng: tặng, hiến, nộp, cho,.
- Từ đồng nghĩa với từ êm đềm: êm ả, êm ái, êm dịu,...
Bài 4: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
a) Có mới nới cũ.
b) Xấu gỗ, tốt nước sơn.
c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
Tiết 2 Toán- tiết số 82
Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: 
- Giúp hs biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. 
- Hs làm đúng các bài tập 1a, 2a, 3
- Rèn cho hs tính cẩn thận, chịu khó.
II.Đồ dùng:Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy – học
Các hoạt động dạy và học
Nội dung
1.ổn định tổ chức(1’):- Hs hát
2.Kiểm tra bài cũ(3’): Tớnh: 28,8 : 3,75 16,128:63 
Hs nhận xột, gv kl ghi điểm
3.Bài mới(32’):- Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
Gv nêu nội dung luyện tập
- Hs tìm hiểu cách làm và làm bài vào vở nháp.
- Gv lần lượt gọi hs lên bảng chữa bài, hs nhận xét, gv kết luận bài làm đúng, hướng dẫn hs sửa sai (nếu có) và giúp Hs củng cố kiến thức liên quan đến từng bài.
Bài 1:
 - Hs làm, chữa bài, nếu cách làm từng ý
? Em vận dụng kiến thức nào để làm bài 1?
? Chia số tưn nhiên cho số tự nhiên mà còn dư ta chia tiếp như thế nào?
Bài 2:
 Hs đọc nội dung bài 2
? Bài 2 yêu cầu gì?
 Hs làm bài 2, chữa bài, nhận xét, GVkl
? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
? Tìm số chia chưa biết ta làm thế nào?
Bài 3:
 Hs đọc đề bài 3
 ... ả lời của bạn, GVKL và ghi điểm
Sau khi kiểm tra những hs còn lại gv chuyển ý sang HĐ2
+ HĐ2:.Thực hành Bài 2: Hs đọc đề bài
? Bài tập 2 yêu cầu gì? Hs làm bài 2 theo nhóm 4
Các nhóm chữa bài, nhận xét, GVKL(SGV)
Hs nhắc lại kết quả bài 2
? Đặt câu có mỗi từ sau: biên cương, biên giới
? Thế nào là từ nhiều nghĩa, ví dụ?
4. Củng cố(3’): Giờ học hôm nay, em ôn tập nội dung nào?
LH: Em thích bài văn, bài thơ nào, vì sao?
5. Dặn dò(1’):Gv nhận xét kết quả bài học, dặn chuẩn bị bài sau.
a)Từ đồng nghĩa với từ biên cương là: biên giới.
b) Trong khổ thơ 1,các từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
c) Đại từ xưng hô: em, ta.
d) Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em.
Tiết 5 Toán- tiết số 89
Kiểm tra cuối học kì I 
I. Mục tiêu: *Hs được kiểm tra đánh giá các kiến thức kĩ năng về:
-Xác định giá trị theo vị trí của các chữ số trong số thập phân; Kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân; giải bài toán có liên quan đến tính diện tích hình tam giác.
- Hs làm bài đúng trình bày sạch đẹp; có kĩ năng làm bài theo hình thức trắc nghiệm và tự luận
- Giáo dục cho hs ý thức say mê học tập
II.Đồ dùng:Bài kiểm tra in sẵn
III.Các hoạt động dạy – học
Đề bài: Bài 1 : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng :
a. Chữ số 5 trong số 30,571 có giá trị là :
	A. 5	B. 500	C. 	D. .
b. viết dưới dạng số thập phân là :
	A. 0,43	B. 4,3	C. 4,03	D. 4,003.
c. Số bé nhất trong các số : 3,225; 3,252; 3,255; 3,222 là :
	A. 3,225	B. 3,252 	C. 3,255	D. 3,222.
d. 6cm29mm2 =  cm2. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là :
	A. 69	B. 6,09	C. 6,9	D. 6,009.
e. Trong vườn cây có 1800 cây, số cây ăn quả chiếm 80% số cây trong vườn. Số cây ăn quả là :
	A. 1540 cây	B. 1450 cây	C. 1440 cây	D. 1340 cây.
g. Một hình chữ nhật có chiều dài 1,2 dm, chiều rộng bằng chiều dài. Chiều rộng là :
	A. 0,4 dm	B. 3,6 dm	C. 4 dm	D. 36 cm.
Bài 2 : Viết các số : 
a. Năm nươi bẩy phẩy chín : 	 b. Bốn và năm phần tám : 
Bài 3 : Đọc số :
a. : 	b. 112,307 : 
Bài 4 : Đặt tính rồi tính :
a. 35,76 + 23,5	b. 48 - 25,52.	c. 5,26 2,4	d. 157,25 : 3,7.
5 : Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
a. 90 phút = 1,5 giờ 	c. 0,025 tấn = 25 kg 
b. 1500 m2 = 1,5 km2 	d. 5m2 7dm2 = 5,7 dm2 
Bài 6 : Một hình tam giác có độ dài đáy 26cm, chiều cao bằng độ dài đáy. Tính diện tích của tam giác đó.
Bài 7 : Tìm x biết : x 0,5 = 1,05 - x.
	A. x = 1,05	B. x = 7	C. x = 0,7	d. x = 1
Hướng dẫn chấm: Bài 1 (3 điểm) : Mỗi lần khoanh đúng được 0,5 điểm.
Bài 2 (1 điểm) : Viết đúng mỗi số được 0,5 điểm.
Bài 3 (1 điểm) : Đọc đúng mỗi số được 0,5 điểm.
Bài 4 (2 điểm) : Đặt đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm.
Bài 5 (1 điểm) : Điền đúng mỗi ô trống được 0,25 điểm.
Bài 6 (1 điểm) : Tính đúng chiều cao hình tam giác được 0,5 điểm.
	 Tính đúng diện tích hình tam giác và đáp số đúng được 0,5 điểm.
Bài 7 (1 điểm) : Khoanh đúng vào C được 1 điểm.
* Thu bài, Nhận xét kết quả giờ kiểm tra
Tiết 2 Luyện từ và câu – Tiết số 36
KIểm tra đọc 
I Mục tiêu: :- Hs đọc trôi chảy toàn bài, bài tập đọc đã học; tốc đọ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Hs khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi 
- Giáo dục cho Hs ý thức tự giác học tập.
II Đồ dùng dạy học:Bài kiểm tra in sẵn
III Các hoạt động dạy và học:
I. Đọc thầm bài văn sau:	Vầng trăng quê em (Tr16 - đề KT cấp tiểu học)
	Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây :
1. Bài văn miêu tả cảnh gì?
A. Cảnh trăng lên ở làng quê.	B. Cảnh sinh hoạt của làng quê.	C. Cảnh làng quê dưới ánh trăng.
2. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê.
A. Cánh đồng lúa, tiếng hát, luỹ tre.	B. Cánh đồng lúa, luỹ tre, cây đa. C. Cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát.
3. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì?
	A. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước.
	B. Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát.
	C. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát.
4. Vì sao chú bế hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ?
	A. Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp.
	B. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ.
	C. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay.
5. Cách nhân hoá trong câu “Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già” cho thấy điều gì hay?
	A. áng trăng che chở cho mái tóc của các cụ già ở làng quê.
	B. ánh trăng cũng có thái độ gần gũi và qúy trọng đối với các cụ già.
	C. ánh trăng gần gũi và thấm đượm tình cảm yêu thương con người.
6. Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ nhô (trong câu Vầng trăng vàng thẳm đang tư từ nhô lên từ sau luỹ tre xanh thẫm)?
	A. Mọc, ngoi, dựng.	B. Mọc, ngoi, nhú.	C. Mọc, nhú, đội.
7. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm (trong câu Trăng chìm vào đáy nước)?
	A. Trôi	B. Lặn	C. Nổi
8. Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
	A. Trăng đã lên cao./ Kết quả học tập cao hơn trước.
	B. Trăng đậu vào ánh mắt./ Hạt đậu đã nẩy mầm.
	C. áng trăng vàng trải khắp nơi./ Thì giờ quý hơn vàng.
9. Trong câu “Làng quê em đã yên vào giấc ngủ”, đại từ “em” dùng để làm gì?
	A. Thay thế danh từ.	B. Thay thế động từ.	C. Để xưng hô.
Câu 10 : Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ?
	A. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch.
	B. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng.
	C. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.
Hướng dẫn chấm: 	I. Đọc thành tiếng (5 điểm) :
	II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) :
Cấu 1 : A	(0,5 điểm).
Cấu 2 : B	(0,5 điểm).
Cấu 3 : C	(0,5 điểm).
Cấu 4 : B	(0,5 điểm).
Cấu 5 : C	(0,5 điểm).
Cấu 6 : B	(0,5 điểm).
Cấu 7 : C	(0,5 điểm).
Cấu 8 : A	(0,5 điểm).
Cấu 9 : C	(0,5 điểm).
Cấu 10 : C	(0,5 điểm).
 Ngày soạn: 14/12/2010 Ngày dạy: Thứ sáu24/12/2010 Tiết 1 Tập làm văn – Tiết số 36
 Kiểm tra viết 
I Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả( tốc độ viết khoảng 95 chữ/ phút, mắc không quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ(Văn xuôi)
- Viết được bài văn tả người theo yêu cầu 
- Giáo dục cho hs ý thức say mê học tập.
II Đồ dùng dạy học:Bảng phụ ghi lỗi cần sửa.
III Các hoạt động dạy và học:
I. Chính tả: (5 điểm)
GV đọc cho HS (nghe – viết) bài chính tả “ Chuyện một khu vườn nhỏ” từ đầu đến „chiếc lỏ nõu rừ to“ trong khoảng thời gian 15 đến 18 phút.
II. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Tả một người bạn ( mà em thấy gần gũi, quý mến) . 
Hướng dẫn chấm
I. Chính tả ( 5 điểm) :
	Đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu đã nêu ở mục A.
II. Tập làm văn (5 điểm) :
- Đảm bảo các yêu cầu sau, được 5 điểm.
+ Viết được các bài văn tả người bạn đụ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
+ Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ráng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 
4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.
Tiết 2 Toán- tiết số 90
 Hình thang 
I. Mục tiêu: 
- Giúp hs có biểu tượng về hình thang 
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang và các hình đã học; nhận biết hình thang vuông( Làm đúng bài tập 1, 2, 4)
- Giáo dục cho hs ý thức tự giác học tập.
II.Đồ dùng:- Bộ đồ dùng dạy học hình học lớp 5
III.Các hoạt động dạy – học
Các hoạt động dạy và học
Nội dung
1.ổn định tổ chức(1’):- Hs hát
2.Kiểm tra bài cũ(3’):? Thế nào là tứ giác? Hai đường thẳng song là hai đường thẳng như thế nào?
 3.Bài mới(32’):- Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
HĐ 1:GV yêu cầu hs quan sát mô hình cái thang, giới thiệu: : Hình tứ giác được tạo bởi 2 bậc thang là hình thang GVvẽ hình thang ABCD
Hs quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:
? Hình thang có mấy cạnh? Các cạnh của hình thang có điều gì đặc biệt?( GV gợi ý: Kéo dài các cạnh của hình thang)Nêu các đặc điểm của hình thang?
* Đáy và đường cao của hình thang:
?Kể tên các cạnh bên, cạnh đáy của hình thang ABCD?
GV kẻ đường cao AH và giới thiệu AH là đoạn thẳng kẻ từ đỉnh A vuông góc với 2 cạnh đáy của h ình thang
? Nêu vị trí, đặc điểm của đường cao AH?
GV giới thiệu chiều cao của hình thang
 hình thang có mấy đường cao, mấy chiều cao?( vô số đường cao, 1 chiều cao)
Hs thực hành kẻ đường cao của hình thang
HĐ2: Thực hành Gv nêu nội dung luyện tập
- Hs tìm hiểu cách làm và làm bài vào vở nháp.
- Gv lần lượt gọi hs lên bảng chữa bài, hs nhận xét, gv kết luận bài làm đúng, hướng dẫn hs sửa sai (nếu có) và giúp Hs củng cố kiến thức liên quan đến từng bài.
Bài 1: – Hs nêu kết quả? Thế nào là hình thang
Bài 2: ? Hình thang k hác hình bình hành ở điểm nào?
Bài 3: ? Muốn kiểm tra 2 cạnh của tứ giác có song song hay không, ta làm như thế nào?
Bài 4: ? Thế nào là hình thang vuông?
4. Củng cố(3’): Bài học hôm nay, em cần ghi nhớ điều gì?
5. Dặn dò(1’): - Gv nhận xét kết quả giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.
* Một số đặc điểm của hình thang.
- Hình thang có 4 cạnh. Hình thang có 1 cặp cạnh đối diện song song.
Đường cao vuông góc với 2 đáy.
* Thực hành.
Bài 1: 
Trong cỏc hỡnh dưới đõy, hỡnh nào là hỡnh thang: H1, H2, H4, H5, H6.
Bài 2: Trong ba hỡnh dưới đõy:
+H1, H2, H3 đều cú 4 cạnh và 4 gúc.
+H1, H2 cú hai cặp cạnh đối diện song song.
+H3 chỉ cú một cặp đối diện song song.
+H1 cú 4 gúc vuụng.
Bài 3(K-G): 
Vẽ thêm 2 đoạn thẳng vào mỗi hình dưới đây để được hình thang.
Bài 4: 
Hình thang ABCD có góc A và góc D là góc vuông.
Hình thang có 1 cạnh bên vuông góc với 2 đáy gọi là hình thang vuông.
 Tiết 3 Sinh hoạt lớp
 Sơ kết TUầN 18
I. Mục tiêu: 
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Đánh giá tình hình trong tuần
2. Nêu phương hướng tuần 19 
	- làm tốt công tác tự quản, giữ vững mọi nề nếp lớp .
	- Tiếp tục thi đua rèn chữ, giữ vở
 - Đi học chuyên cần đúng giờ .
	- Học và ôn tập chuẩn bị KTCKI
	- Tham gia chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi mẹ Việt Nam anh hùng
	- Phấn đấu nhận cờ thi đua giải nhất
Kí duyệt của Ban giám hiệu
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 tuan 17 18 du moi thu.doc