DIỆN TÍCH HÌNH THANG (trang 93)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: - Giúp HS hình thành công thức tính diện tích hình thang.
2. Kĩ năng: - Nhớ và vận dụng công thức tính diện tích hình thang vào làm các bài tập có liên quan.
3. Thái độ: - HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: - Hình thang bằng bìa cỡ to để dán lên bảng lớp.
- HS: - Giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
HỌC KÌ II Tuần 19 Thứ hai ngày 11 tháng 01 năm 2010 Tiết 1. Chào cờ LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT Tiết 2. Toán. Tiết 91. DIỆN TÍCH HÌNH THANG (trang 93) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Giúp HS hình thành công thức tính diện tích hình thang. 2. Kĩ năng: - Nhớ và vận dụng công thức tính diện tích hình thang vào làm các bài tập có liên quan. 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Hình thang bằng bìa cỡ to để dán lên bảng lớp. - HS: - Giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo. III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức (1’): Hát, sĩ số: /7 2. Kiểm tra bài cũ (1’) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hình thành công hức tính diện tích hình thang. - GV vẽ hình thang lên bảng. - GV nêu vấn đề và hướng dẫn HS cắt ghép hình như trong SGK - HS theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn của GV. - GV yêu cầu HS so sánh diện tích của hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành. - HS quan sát và so sánh diện tích hai hình. GV ghi bảng. - HS nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính. GV nhận xét , ghi bảng. - HS tiếp nối nhau nhắc lại công thức. - GV ghi quy tắc tính diện tích hình thang lên bảng. - HS nhìn bảng đọc quy tắc. Hoạt động 3: Thực hành. - 1HS đọc đầu bài trong SGK, cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn HS vận dụng quy tắc và công thức tính diện tích hình thang vừa học để làm bài. - 2HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. - 1HS đọc đầu bài trong SGK, cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn HS vận dụng quy tắc và công thức tính diện tích hình thang vừa học để làm bài. - 2HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. - 1HS đọc đầu bài trong SGK, cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn HS vận dụng quy tắc và công thức tính diện tích hình thang vừa học để làm bài. - 1HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. (1’) (15’) (15’) B A H C D M A + Tính diện tích hình thang ABCD đã cho. C D H M K (B) (A) + Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK. + Diện tích hình tam giác ADK là: + Mà: * Vậy diện tích hình thang ABCD là: * Quy tắc: Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2. (S là diện tích; a, b là độ dài các cạnh đáy; h là chiều cao) Bài 1(93) Tính diện tích hình thang: Bài giải a,Diện tích hình thang là: (12 + 8) x 5 : 2 = 50 (cm2) b, Diện tích hình thang là: (9,4 + 6,6) x 10,5 : 2 = 84 (cm2) Đáp số: a, 50cm2 b, 84 cm2 Bài 2(94) Tính diện tích hình thang có kích thước và hình vẽ như SGK. Bài giải a, Diện tích hình thang là: (9 + 4) x 5 : 2 = 32,5(cm2) b, Diện tích hình thang là: (7 + 3) x 4 : 2 = 20(cm2) Đáp số: a, 32,5 cm2 b, 20 cm2 Bài 3(94) Tóm tắt Độ dài 2 đáy là: 110m và 90,2m Chiều cao bằng TB cộng hai đáy Diện tích thửa ruộng: m2? Bài giải Chiều cao của hình thang là: (110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m) Diện tích thửa ruộng hình thang là: (100 + 90,2) x 100,1 : 2 = 9519,51(m2) Đáp số: 9519,51 cm2 4. Củng cố (1’) - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1’) - Về nhà ôn bài, xem tước bài “ Luyện tập” Tiết 3. Âm nhạc. GV BỘ MÔN LÊN LỚP Tiết 4. Tập đọc Tiết 37. NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (trang 4) Hà Văn Cầu – Vũ Đình Phòng I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân. 2. Kĩ năng: - Đọc đúng một văn bản kịch. Biết đọc phân biệt đúng lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. Biết đọc phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có thái độ kính trọng và biết ơn Bác Hồ, người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch hướng dẫn HS luyện đọc. - HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức ( 1’). 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a, Luyện đọc. - 1HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch. - GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch, HS theo dõi vào SGK. - GV ghi bảng các từ phiên âm tiếng nước ngoài. - HS chia đoạn. - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của vở kịch. - GV theo dõi, giúp đỡ HS đọc bài. - 1HS đọc chú giải trong SGK. - HS luyÖn ®äc theo nhãm ®«i, GV ®i ®Õn c¸c nhãm gióp ®ì HS yÕu ®äc bµi. - 2HS ®äc l¹i toµn bµi. - GV ®äc diÔn c¶m bµi v¨n, HS theo dâi vµo SGK. b, Tìm hiểu bài. - HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: CH: Anh Lê giúp anh Thành việc gì? - HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: CH: Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước? CH: Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó ? + Nêu nội dung chính của đoạn trích ? - HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét ghi bảng. c, Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - 3HS đọc trích đoạn kịch theo cách phân vai. Cả lớp theo dõi. - GV mở bảng phụ đã ghi sẵn đoạn 1 và đoạn 2 của bài treo lên bảng và hướng dẫn HS luyện đọc. - HS nhìn bảng đọc đoạn 1 và đoạn 2 của bài. - Từng nhóm 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp trước lớp, GV nhận xét. (1’) (31’) 11’ 10’ 10’ + phắc-tuya, Sa -xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa. - Bài chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? + Đoạn 2: Tiếp theo đến Không định xin việc ở Sài Gòn này nữa. + Đoạn 3: Phần còn lại. + Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ở Sài Gòn. + Các câu nói của anh Thành trong trích đoạn này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu dân, cứu nước. Những câu nói thể hiện trực tiếp sự lo lắng của anh Thành về dân về nước là: - Chúng ta là đồng bào. cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng ... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không? - Vì anh với tôi ... chúng ta là công dân nước Việt ... - Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành, nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó . Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của Anh Lê rõ nhất là hai lần đối thoại + Anh Thành đáp : Anh học trường Sa- xơ - lu lô - ba ... thì ... ờ ... anh là người nước nào. + Anh Thành trả lời : Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kỳ ... + Những chi tiết thể hiện điều đó: Anh Lê hỏi : Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì ? Anh Lê nói : Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa . *Nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt , trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân . 4. Củng cố (1’). - 2HS nhắc lại nội dung chính của trích đoạn kịch. - GV nhận xét giờ học 5. Dặn dò (1’). - Về nhà đọc lại bài, xem trước phần tiếp theo của trích đoạn kịch. Tiết 5. Khoa học. Tiết 37. DUNG DỊCH (trang 76) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS biết phân biết cách tạo ra một dung dịch. Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch. 2. Kĩ năng: - Kể tên một số dung dịch. 3. Thái độ: - HS ham thích tìm hiểu khoa học. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Một ít đường, cốc, thìa nhỏ có cán dài - HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức (1’). 2. Kiểm tra bài cũ. Không kiểm tra. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Thực hành “tạo ra một dung dịch” - GV chia lớp thành hai nhóm. Hướng dẫn HS làm thực hành như trong SGK. - HS thực hành theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Tạo ra một dung dịch đường. - Các nhóm ghi kết quả vào phiếu. - GV theo dõi giúp đỡ các nhóm làm thực hành. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hành trước lớp. - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: CH: Để tạo ra một dung dịch cần có những điều kiện gì? CH: Dung dịch là gì? CH: Kể tên một số dung dịch mà bạn biết? - Đại diện các nhóm nêu cách pha dung dịch đường. Các nhóm còn lại nếm thử và bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Thực hành. - GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm làm thực hành như hướng dẫn trong SGK trang 77. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục bạn cần biết trang 77 SGK và thảo luận sau đó đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK. - Các nhóm làm thí nghiệm như trong SGK. Các thành viên trong từng nhóm nếm thử nước đọng trên đĩa và so sánh với kết quả dự đoán ban đầu. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. - GV nêu câu hỏi, HS thảo luận và trả lời. CH: Qua thí nghiệm trên, theo các em ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch? - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, kết luận. (1’) (10’) (10’) Tên và đặc điểm của từng chất Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch Đường kính trắng có vị ngọt - Dung dịch nước đường. - Hỗn hợp chất lỏng và chất rắn bị hoà tan uống có vị ngọt thơm Nước đun sôi để nguội không có vị. * Kết luận: Muốn tạo ra một dung dịch ít nhất phải có từ hai chất trở lên, trong đó phải có một chất lỏng và một chất hòa tan được vào trong chất lỏng đó. Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là dung dịch. * Kết luận: Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. Trong thực tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất trong ngành y tế và một số ngành khác cần nước tinh khiết. 4. Củng cố (1’). - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1’). - Về nhà ôn bài, xem trước bài “ Sự biến đổi hóa học” Tiết 6. Kĩ thuật. Tiết 19. NUÔI DƯỠNG GÀ (trang 62) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà. Biết cách cho gà ăn uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương. 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng chăm sóc và nuôi dưỡng gà. 3. Thái độ: - Có ý thức nuôi gà và chăm sóc gà. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Phiếu đánh giá kết quả học tập. - HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức (1’). 2. Kiểm tra bài cũ (1’). HS nhắc lại nội dung của bài trước. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà. - GV nêu khái niệm nuôi dưỡng gà. - HS nêu ví dụ về cách nuôi dưỡng trong thực t ... và sự biến đổi lí học. 3. Thái độ: - HS ham thích tìm hiểu khoa học. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Thìa có cán dài, nến, một ít đường trắng. phiếu học tập. - HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức (1’). 2. Kiểm tra bài cũ (1’) : - Dung dịch là gì? ( Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau được gọi là dung dịch) 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Thí nghiệm. - GV chia lớp thành hai nhóm. Hướng dẫn HS các nhóm làm thực hành. - Nhóm 1: Đốt một tờ giấy; + Mô tả hiện tượng xảy ra + Khi bị cháy tờ giấy còn giữ được tính chất ban đầu của nó không? - Nhóm 2: Trưng đường trên ngọn lửa. + Mô tả hiện tương xảy ra. + Dưới tác dụng của nhiệt đường còn giữ được tính chất ban đầu của nó hay không? - HS các nhóm làm thực hành và ghi kết quả ra phiếu học tập. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung. - GV nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận: CH: Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm trên gọi là gì? CH: Sự biến đổi hóa học là gì? - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Thảo luận. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: - HS các nhóm quan sát các hình vẽ trang 79 SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau: CH: Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao bạn kết luận như vậy? CH: Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy? - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. (1’) (15’) (15’) + Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm trên gọi là sự biến đổi hóa học. + Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. * Kết luận: Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm trên gọi là sự biến đổi hóa học. Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. * Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hóa học. 4. Củng cố (1’). - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1’). - Về nhà ôn bài, xem trước bài “ Sự biến đổi hóa học (tiếp)” Tiết 3. Luyện từ và câu Tiết 38. CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP( trang 12) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ và nối vế câu ghép không bằng quan hệ từ. Phân tích được cấu tạo của câu ghép, biết đặt câu ghép. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, viết được đoạn văn theo yêu cầu. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở phần nhận xét. Bảng phụ (BT 1, BT 2) phần luyện tập - HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ (2’): - Nêu lại ghi nhớ của giờ trước. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. a, Nhận xét. - GV mở bảng phụ đã ghi sẵn đoạn văn treo lên bảng. - 2HS nhìn bảng đọc đoạn văn, cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu trong SGK. - HS dùng bút chì gạch chéo để phân biệt hai vế câu ghép. - HS tiếp nối nhau lên bảng làm bài, GV mở bảng phụ đã ghi sẵn đáp án treo lên bảng chữa bài. - GV mở bảng phụ đã ghi sẵn đáp án treo lên bảng và chữa bài. - GV nêu câu hỏi, HS thảo luận và trả lời: CH: Từ kết quả phân tích trên, các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách ? b, Ghi nhớ. - 3HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động : Thực hành. - 1HS nêu yêu cầu trong SGK, cả lớp đọc thầm. - GV mở bảng phụ ghi sẵn 3 đoạn văn của bài hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp. - GV cùng HS cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - 1HS nêu yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn HS làm bài, phát riêng bảng phụ cho 2 HS làm bài. Cả lớp làm bài vào vở. - HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, GV nhận xét, chữa bài. ( 1’) ( 15’) (16’) Bài 1(12) Tìm các vế câu ghép trong đoạn văn ( Đoạn văn trong SGK). a, Súng kíp của ta mới bắn một phát/ thì súng của họ đã bắn được năm , sáu mươi phát . Q uan ta lạy súng.rồi mới bắn, / trong khi ấy b, Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : / hôm nay tôi đi học . c, Kia là những mái nhà đứng sau luỹ tre; / đây là mái đình cong cong; / kia nữa là sân phơi . + Hai cách : Dùng từ có tác dụng nối, dùng dấu câu để nối trực tiếp. Bài 1( 13) Tìm câu ghép có trong đoạn văn. Xác định các vế trong từng câu ghép. + Đoạn a có 1 câu ghép với 4 vế câu. - 4 Vế câu nối với nhau trực tiếp giữa các vế câu có dấu phẩy ( Từ thì nối trạng ngữ với các vế câu). + Đoạn b có 1 câu ghép với 3 vế câu. - 3 vế câu nối với nhau trực tiếp giữa các vế câu có dấu phẩy. + Đoạn c có 1 câu ghép với 3 vế câu - Vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp giữa 2 vế câu có dấu phẩy.Vế 2 nối với vế 3bằng quan hệ từ rồi. Bài 2(13) Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép. Cho biết các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào? 4. Củng cố ( 2’). - GV hệ thống lại bài. - 2HS nắc lại nội dung ghi nhớ. 5. Dặn dò ( 1’) - Về nhà ôn bài, xem lại bài “ Mở rông vốn từ: Công dân” Tiết 4. Tập làm văn. Tiết 37. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (trang 14) ( Dựng đoạn kết bài) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức dựng đoạn kết bài. 2. Kĩ năng : - Viết được đoạn kết bài theo hai kiểu mở rộng và không mở rộng. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Bảng phụ ghi sẵn hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp. - Bảng nhóm (BT 2). - HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức ( 1’). 2. Kiểm tra bài cũ (2’) – HS tiếp nối nahu đọc đoạn mở bài đã hoàn chỉnh ở nhà, GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập. - GV mở bảng phụ đã ghi sẵn hai cách kết bài và treo lên bảng, hướng dẫn HS làm bài. - 2HS tiếp nối nhau đọc hai cách mở bài trên bảng phụ, cả lớp đọc thầm. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, kết luận. - 1HS nêu yêu cầu của bài, đọc cả 4 đề bài, cả lớp đọc thầm. - GV hướng dẫn HS làm bài, phát riêng bảng nhóm cho 2 HS làm bài. - HS làm bài vào vở, hai HS làm riêng trên bảng nhóm. - GV theo dõi, giúp đỡ HS làm bài - 2HS làm bài trên bảng nhóm trình bày bài trên bảng lớp - GV nhận xét, chữa bài. ( 1’) ( 29’) 14’ 15’ Bài 1(14) Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau. + Đoạn KB a: kết bài theo kiểu mở rộng : Tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả . + Đoạn KB b: kết bài theo kiểu không mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những nông dân đối với xã hội . Bài 2(12) Hãy viết hai đoạn kết bài đã biết cho một trong bốn đề bài dưới đây. 1. Tả một người thân trong gia đình em 2. Tả một người bạn cùng lớp hoặc một người bạn ở gần nhà em. 3. Tả một ca sĩ đang biểu diễn. 4. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích. 4. Củng cố (1’). - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1’). - Về nhà ôn bài, xem trước bài “ Tả người (kiểm tra viết)” Tiết 5. Đạo đức. Tiết 19. EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Học xong bài này, HS biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Mọi người cần phải yêu quê hương. 2. Kĩ năng: - Biết xử lí một số tình huống liên quan đến chủ đề bài học. 3. Thái độ: - Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm cụ thể. Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng quê hương, đất nước. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Giấy, bút màu. - HS : III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức (1’). 2. Kiểm tra bài cũ (1’): - HS nêu lại nội dung ghi nhớ của giờ trước. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em. - GV đọc truyện Cây đa làng em. - HS theo dõi và quan sát vào tranh vẽ SGK. - HS thảo luận theo các câu hỏi: CH: Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa? CH: Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì? Vì sao Hà làm như vậy? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV kết luận. - 2 HS đọc ghi nhớ SGK, cả lớp đọc thầm. Hoạt động 3: Thực hành. - HS nêu yêu cầu của bài. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận - HS các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhận xét, kết luận. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế về việc thể hiện tình yêu quê hương của bản thân mình. Qua các câu hỏi gợi ý sau: CH: Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình? CH: Bạn dã làm được những việc gì thể hiện tình yêu quê hương? - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi những HS biết thể hiện tình yêu quê hương đất nước bằng những việc làm cụ thể. - GV phát giây cho HS. - Mỗi HS tự vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương. - HS trình bày bài trước lớp, GV nhận xét (1’) (15’) (15’) + Vì cây đa là biểu tượng của quê hương ... cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người + Mỗi lần về quê , Hà đều cùng các bạn đến chơi dưới gốc đa . + Để chữa cho cây sau trận lụt + Bạn rất yêu quí quê hương. * Kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh . Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà. Bài 1(29) Theo em những trường hợp nào thể hiện tình yêu quê hương. * Kết luận: Các trường hơp (a), (b), (c), (d), (e) thể hiện tình yêu quê hương đất nước. 4. Củng cố (1’). - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1’). - Về nhà ôn bài, chuẩn bị cho tiết 2.. Tiết 6. Giáo dục ngoài giờ. SINH HOẠT LỚP I. Nhận xét các hoạt động trong tuần. 1. Đạo đức. - Nhìn chung các em ngoan lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết nội bộ tốt. - Bên cạnh đó vẫn còn một số em hay nói tục trong các giờ ra chơi. 2. Học tập. - Đa số các em đã có ý thức học bài và làm bài ở nhà. 3. Lao động. - Các em tham gia đầy đủ các buổi lao động do trường tổ chức. 4. Các hoạt động khác. - Các em tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường và Đội phát động. II. Phương hướng tuần tới. - Phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần 18. - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. * Tự rút kinh nhiệm sau buổi dạy:
Tài liệu đính kèm: