Giáo án lớp 5 tuần 19 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi

Giáo án lớp 5 tuần 19 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi

TẬP ĐỌC

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I/ MỤC TIÊU

 1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể.

- Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.

- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.

2. Hiểu nội dung phần một của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước.

 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 25 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 19 - Trường Tiểu học Thị trấn Ân Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
TUẦN 19
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
TẬP ĐỌC
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I/ MỤC TIÊU
 1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể.
- Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
2. Hiểu nội dung phần một của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra SGK kì II của HS
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc
- Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảch trí diễn ra trích vở kịch.
- GV đọc diễn cảm vở kịch, giọng đọc rõ ràng rành mạch
- Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm lắng, sâu lắng.
- Giọng anh Lê: hồ hỏi nhiệt tình
+ Đoạn 1: Từ đầu  anh vào Sài Gòn làm gì?
+ Đoan 2:  đến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
+ Đoạn 3: phần còn lại.
- GV theo dõi sửa sai kết hợp giải thích các từ trong phần chú giải.
b. Tìm hiểu bài
H: Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
H: Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh nghĩ tới dân tới nước?
H: Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn khớp với nhau . Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV đọc diễn cảm bài văn
- GV hướng dẫn đọc đúng lời nhân vật. 
3/ Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện đọc theo lời nhân vật.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp vở kịch 3,4 lần
- Đọc theo cặp
- HS đọc phần chú giải
- HS thảo luận và trả lời.
+ Anh Lê tìm giúp anh Thành việc làm ở Sài Gòn.
+ Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
+ Câu chuyên giữa anh Thành và anh Lê không ăn khớp với nhau.
- Ba HS phân vai (người dẫn chuyện, anh Thành, anh Lê).
- Các nhóm cử người thi đọc phân vai lời nhân vật
- Hs thi phân vai đọc diễn cảm bài văn.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS rút ra nội dung bài
Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước.
TOÁN
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I/ MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tình diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan. 
- BT: 1b, 2b, 3 : HSKG 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chuẩn bị bảng phụ và các tầm bìa có dạng như hình vẽ SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ
H: Hình thang có đặc điểm gì?
- GV nhận xét ghi điểm
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- GV nêu vấn đề tính diện tích hình thang ABCD.
- HD học sinh xác định điểm M của cạnh BC, rồi rời hình tam giác ABM, để ghép thành hình tam giác ADK. 
Diện tích hình tam giác ADK 
Mà = 
Vậy diện tích hình thang ABCD là: 
3. Luyện tập
*/ Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn cách tìm S của hình thang.
*/ Bài 2: Gọi một HS đọc đề bài toán và HD HS giải
 */ Bài 3: Gọi một HS đọc đề bài toán, 
GV tóm tắt và HD HS giải
3/ Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- HS: hình thang là hình có một cặp cạnh đối diện song song.
- HS nhận xét về S hình thang ABCD và S hình tam giác ADK vừa tạo thành.
- HS đọc ghi nhớ SGK và rút ra công thức.
S= 
- HS làm bài vào vở bài tập.
a) S = = 50 (cm2)
b) = 84 (m2)
- HS làm bài vào vở bài tập.
 Bài giải
Chiều cao của thửa ruộng hình thành là:
(110 + 90,2) : 2 = 100,1 ( m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
(110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10020,01 (m2)
 Đáp số:10020,01 m2
..
ĐẠO ĐỨC
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T1)
 II/ MỤC TIÊU
 Học xong bài này, HS biết:
 - Mọi người cần phải yêu quê hương.
 - Thể hiện tình yêu quê hương bằng các hành vi, việc làm thể hiện với khả năng của mình.
 - yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương . đồng tình với những việc làm góp phần vào xây dựng quê hương.
 II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Giấy, bút màu,
Các bài thơ , bài hát  nói về tình yêu quê hương .
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ
- GV: Kiểm tra 2 HS
H: Vì sao phải hợp tác với những người xung quanh?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
- Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện (Cây đa làng em)
- GV gọi HS đọc truyện cây đa làng em và thảo luận các câu hỏi SGK
H: Vì sao dân làng lại gắn bó với quê hương?
H: Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì? Vì sao Hà làm như vậy?
b. Hoạt động 2:Làm bài tập 1 SGK 
- GV kết luận:Trường hợp (a), (b), (c), (d), (e) thể hiện tình yêu thương quê hương.
c. Hoạt động 3:Liên hệ thực tế.
- GV yêu cầu HS trao đổi với nhau theo các gợi ý sau.
H: Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
H: Bạn đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- GV nhận xét chung.
d. Hoạt động nối tiếp.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
- ghi nhớ trong bài, và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm, nhóm trưởng điều khiển.
- Đại diện các nhóm trình bày.
+ Mọi người ngồi nghỉ dưới gốc cây đa, chim hót líu lo, Hà thường rủ các bạn ra gốc cây đa chơi  sẽ ở đay với dân làng mãi mãi.
+ Hà góp tiền để chữa cho cây đa. Vì cây đa gắn bó với Hà từ nhỏ.
- Các nhóm khác nhận xét
-HS thảo luận nhóm, nhóm trưởng điều khiển.
- Đại diện các nhóm lên trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS trao đổi với nhau và trình bày trước lớp, các em khác có thể nêu câu hỏi vấn đề mình quan tâm.
- Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thức hiện cho quê hương.
 .
KHOA HỌC
DUNG DỊCH
I. MỤC TIÊU.
Sau bài học, hs biết:
- Cách tạo ra một dung dịch.
- Kể tên một số dung dịch.
- Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Hình trang 76 , 77 SGK.
- Một số đường muối, nước sôi để nguội, một cốc, thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Giảng bài.
* Hoạt động 1: Thực hành “tạo ra một dung dịch”
a) Tạo ra một dung dịch đường hoặc muối
b) HS thảo luận các câu hỏi sau:
H: Để tạo ra dung dich cần có những điều kiện gì?
H: Dung dịch là gì?
H: Kể tên một số dung dịch mà em biết?
*Hoạt động 2: Thực hành.
- GV yêu cầu HS làm một số thí nghiệm.
- GV nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn hs về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
2Hs trả lời câu hỏi 1 và 2 của bài trước.
1hs đọc phần ghi nhớ.
- Hs làm việc theo nhóm 4, nhóm trưởng điều khiển.
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch
Đường + nước
Dung dịch đường và nước, có vị ngọt
Muối + nước
Dung dịch muối và nước, có vị mặn
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận của mình.
- Muốn tạo ra một dung dịch ít nhất phải có hai chất trở lên, trong đó cần có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong thể lỏng đó.
- Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan nhau được gọi là dung dịch.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS tự kể.
- Hs làm việc theo nhóm 4 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Hs đọc ghi nhớ .
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
CHÍNH TẢ : (NGHE - VIẾT)
NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
I/ MỤC TIÊU
1. Nghe – viết đúng chính tả bài: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
2. Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi hoặc âm chính o / ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra SGK kì II của HS.
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết chính tả
- GV đọc đoạn bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực, đọc thong thả, phát âm chính xác những tiếng dẽ sai.
H: bài chính tả cho ta biết điều gì?
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết bài.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi chính tả
- GV chấm khoảng 7-10 bài.
- GV nhận xét và các lỗi HS thường mắc 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
*/ Bài tập 2: GV nêu lại yêu cầu của bài
+ Ô 1 là chữ r / d / hoặc gi
+ Ô 2 là chữ o / ô
- GV dán 4 tờ giấy to lên bảng, đại diện 4 nhóm lên thi tiếp sức.
*/ Bài tập 3: tiến hành tương tự BT2
3/ Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở HS nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả 
- HS đọc thầm bài chính tả.
- Bài chính tả cho biết Nguyễn Trung Trực là một Nhà yêu nước
- HS viết bài vào vở.
- Cả lớp đọc thầm bài tập, làm theo nhóm đôi.
- Các mhóm khác nhận xét.
2,3 HS đọc lại mẩu chuyện vui và câu đố sau khi đã điền chữ hoàn chỉnh.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU
Giúp HS: Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) trongcác tình huống khác nhau.
BT: 2, 3b : HSKG
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bút dạ và một số bảng phụ để làm bài tập 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra 2 HS
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
*/ Bài tập 1: GV hướng dẫn HS đọc yêu cầu bài và làm bài tập
*/ Bài 2 : GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài và làm theo các bước sau.
+ Tìm độ dài và đáy bé hình thang
+ Tình S diện tích thửa ruộng.
+ Tính số kg thóc
*/ Bài 3: GV hướng dẫn HS quan sát và điền đúng sai vào các ô trống.
3/ Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Đọc quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
a) S = (14 +6) x 7 : 2 = 70 (cm2)
b) S = (2,8 + 1,8) x 0,5 : 2 = 1,15 (m2)
 Bài giải
 Đáy bé của hình thang là:
 120 : 3 x 2 = 80(m)
 Chiều cao hình thang là:
 80 – 5 = 75 (m)
 Diện tích hình thang là:
 (120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2)
 7500 : 100 = 75
 Số kg thóc thu hoạch trên thửa ruộng là:
 64,5 x 75 = 4837,5 (kg thóc)
Đáp số: 4837,5 kg thóc
- Kết quả : 
a) Đ ; b) Đ
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU GHÉP
I/ MỤC TIÊU
1. Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
2. Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép; đặt được câu ghép.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bút dạ và 4-5 tờ giấy to kẻ sẵn để HS làm bài tập 1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài ... u tên các châu lục, các đại dương và vị trí địa lí, giới hạn châu Á?
*Hoạt động 2: (HS làm việc theo cặp đôi)
H: Dựa vào bảng số liệu hãy so sánh S các châu lục?
b) Đặc điểm tự nhiên:
*Hoạt động 3: ( HS làm việc cá nhân)
H: Nêu tên các cảnh tự nhiên của châu Á?
H: Nêu tên các dãy núi , các đồng bằng cuả châu Á?
- GV kết luận: Châu Á có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên và có nhiều dãy núi, đồng bằng, cao nguyên.
3.Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học
- Về chuẩn bị bài sau.
- Nêu bài học, và trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm thảo luận, nhóm trưởng điều khiển.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
+ Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Đại Dương, Châu Nam Cực.
+ Các đại dương: Đại Tây Dương 
+ Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có ba phía giáp với biển và đại dương.
- Các nhóm khác nhận xét
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời:
+ Châu Á có diện tích lớn nhất và có dân số đông nhất.
- Các nhóm khác nhận xét
- HS dựa vào các tranh trong SGK để trả lời các câu hỏi.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
.
THỂ DỤC
Bài 38 : TUNG VÀ BẮT BÓNG
 TRÒ CHƠI “BÓNG CHUYỀN SÁU” 
	I. MỤC TIÊU
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác
- Tiếp tục làm quen với trò chơi “Bóng chuyền sáu ”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.
	II. CHUẨN BỊ
- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện : Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và bóng để tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Phần mở đầu: 6-10 phút.
- GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện : 1-2 phút.
- Trò chơi :( Kết bạn 1-2 phút).
2. Phần cơ bản : 18 - 22 phút.
a. Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay: 8-10 phút
b. Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân (5-7 phút)
+GV nhận xét, biểu dương những tổ có nhiều em nhảy đúng, đều đẹp
c. Chơi trò chơi “bóng chuyền sáu ” : 7-9 phút.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
+ GV nhận xét, biểu dương những tổ nhiệt tình.
3. Phần kết thúc: 4-6 phút.
- GV cùng học sinh hệ thống bài : 2-3 phút.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông : 1-2 phút.
- HS chạy thành một hàng dọc xung quanh sân trường.
- Cho hs cả lớp cùng tham gia chơi.
- Các tổ tập tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay
- Tổ thắng được tuyên dương.
- Tổ chức thi các tổ với nhau 1-2 lần .
- Chọn một số em lên thi nhảy.
- Các tổ thi đua với nhau dưới sự điều khiển của GV, sau khi chơi thử các tổ thi với nhau.
- Đi thường, vừa đi vừa thả lỏng: 1-2 phút.
..........................................................................
SINH HOẠT LỚP TUẦN 19
I. Mục đích yêu cầu
- Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 19.
- Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 20
II. Các hoạt động lên lớp.
1. Ổn định tổ chức
2. Sinh hoạt lớp
- Gọi lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp
- Gọi các tổ trưởng, tổ phó có ý kiến bổ sung.
- GV nhận xét:
a. Đạo đức: Các em đã có tiến bộ hơn tuần trước, đoàn kết hơn, biết nghe lời cô và bố mẹ. Có ý thức học tập tốt hơn.
b. Học tập: Một số em có ý thức học tập tốt, ngoan, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tồn tại: Còn có em lười học : một số em chữ còn xấu, viết cẩu thả, có em ngồi trong lớp chưa chú ý nghe giảng. 
c. Các công tác khác: Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường.
- Tồn tại: một số em đi học còn quên khăn quàng, quần áo còn bẩn, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.
* Tuyên dương một số em tích cực học tập và lao động
3. Kế hoạch tuần 20.
a. Đạo đức: Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong lớp.
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
b. Học tập: Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Nâng cao ý thức rèn chữ viết.
- Thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập
- Chuẩn bị tốt nội dung các bài học
- thực hiện 15 phút đầu giờ kiểm tra bảng cửu chương (kiểm tra theo cặp)
c. Các công tác khác: Tham gia đầy đủ các buổi lao động do Đội phân công, đóng
góp các khoản tiền do trường quy định, tiếp tục chăm bón cây xanh.
KỂ CHUYỆN
CHIẾC ĐỒNG HỒ
	I/ MỤC TIÊU
1. Rèn kĩ năng nói : 
-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chyện chiếc đồng hồ.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: nhiệm vụ nào của cán bộ cũng cần thiết, quan trọng; do đó, cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình  Mở rộng ra, có thể hiểu: mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cững quan trọng, cững đáng quý.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Lắng nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ chuyện.
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét lời kể của bạn.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh SGK, 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. GV kể lại câu chuyện chiếc đồng hồ (2-3lần) 
- GV kể lần 1: 
- GV kể lần 2: kết hợp với tranh minh hoạ trong SGK phóng to trên bảng.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện
- GV và HS nhận xét , bình chọn bạn kể câu chuyện hay nhất. Bạn hiểu câu chuyện nhất.
3/ Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Học bài và chuẩn bị bài sau. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc yêu cầu của giờ kể chuyện.
a) HS kể theo nhóm đôi, kể lại từng đoạn của câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b) HS thi kể trước lớp
- Một vài tốp tiếp nồi nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện. HS kể tương đối kĩ từng đoạn, nhất là đoạn gắn với tranh 3 Bác Hồ nói chuyện với các chú cán bộ.
+ Tranh 1: Được tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp quản lí Thủ đô, các cán bộ đang dự Hội nghị, ai cũng náo nức muốn đi.
+ Tranh 2: Giữa lúc đó Bác Hồ đến thăm Hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
+ Tranh 3: Khi nói đwns nhiệm vụ của Đảng
+ Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác ai cũng thấy thấm thía.
 2 HS đại diện nhóm kể toàn bộ câu chuyện.
- HS khác nhận xét 
..
THỂ DỤC
BÀI 37 : TRÒ CHƠI “ LÒ CÒ TIẾP SỨC”
	I. MỤC TIÊU
- Ôn đi đều và đổi chân khi đi sai nhịp. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Hai trò chơi “Đua ngựa ”và “ Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, kẻ sẵn sân chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Phần mở đầu: 6-10 phút.
- GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện : 1-2 phút.
- Trò chơi tự chọn : (GV tự chọn 1-2 phút).
2. Phần cơ bản : 18 - 22 phút.
a. Chơi trò chơi “Đua ngựa ” : 5-7 phút.
- GV nhắc lại cách chơi, quy định chơi
b. Ôn đi đều theo 2-4 hàng dọc và đổi chân khi đi sai nhịp ( 5’)
+ GV nhận xét, biểu dương những tổ đi đúng , đều đẹp
c. Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức ” : 6-8 phút.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
3. Phần kết thúc: 4-6 phút.
- GV cùng học sinh hệ thống bài : 2-3 phút.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông : 1-2 phút.
- HS chạy thành một hàng dọc xung quanh sân trường.
- Cho hs cả lớp cùng tham gia chơi.
- Tổ thắng được tuyên dương, tổ thua bị phạt
- Tổ chức thi các tổ với nhau 1-2 lần trong khoảng 15- 20 phút
- Các tổ thi đua với nhau dưới sự điều khiển của GV. Đề phòng sảy ra tai nạn cho các em, sau mỗi lần chơi, GV tăng thêm yêu cầu.
- Đi thường, vừa đi vừa thả lỏng: 1-2 phút.
ÂM NHẠC
HỌC HÁT : HÁT MỪNG
I/ MỤC TIÊU
- HS biết hát một bài hát dân ca của đồng bào Hrê ( Tây Nguyên)
- Hát đúng giai điệu, biết thể hiện tình cảm của bài.
- GD các em biết yêu dân ca, yêu cuộc sống hoà bình ấm no, hạnh phúc
	II/ CHUẨN BỊ
- GV:Nhạc cụ, đĩa băng, máy nghe
- HS: Nhạc cụ gõ
	III/ THÔNG TIN CHO GV (sgk)
	IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
1. Phần mở đầu:
a. Giới thiệu nội dung bài học.
2. Phần hoạt động: 
* Hoạt động 1: Dạy hát bài : Hát mừng
- GV hát mẫu cho HS nghe, hoắc mở băng, đĩa.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- GV đánh dấu những tiêng có luyến láy.
- GV dạy hát từng câu
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Hướng dẫn học sinh luyện tập theo tổ nhóm
3. Phần kết thúc
- HS hát lại 1 trong 2 bài hát trên
- GV: Nhận xét tiết học.
- HS hát lời bài “Những bông hoa những bài ca, Ước mơ”
- HS lắng nghe.
- HS hát chung cả lớp
- Từng dãy bàn hát.
- Hát theo tổ.
- Hát cá nhân.
- HS vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu
- HS hát gõ đệm theo nhịp 2/4
- Cả lớp đồng thanh (GV đệm đàn)
- GV cho HS nghe băng, đĩa nếu có.
- Học sinh thực hiện
KĨ THUẬT
NUÔI DƯỠNG GÀ
I/ Mục tiêu.
HS cần phải 
- Nêu được mục đích , ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
- Bước đầu biết cách cho gà ăn uống
- Có ý thức nuôi dưỡng , chăm sóc gà.
II/ Đồ dùng day học .
- Tranh ảnh minh hoạ cho bài và SGK
- Phiếu đánh giá học tập.
III/ Các hoạt động day học .
Hoat động của GV 
Hoạt động của Hs.
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 2 HS lên bảng và nêu câu hỏi.
H: Nêu một số thức ăn nuôi gà?
Nhận xét ,ghi điểm .
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Ghi đề bài 
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của việc nuôi dưỡng gà 
H: Em thường cho gà ăn vào lúc nào ?
H: Lượng thức hàng ngày ra sao?
H: Cho gà uống nước vào lúc nào?
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống.
H: Cho gà ăn những thức ăn gì?
+ GV kết luận: Khi nuôi gà phải cho gà ăn uống đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh bằng cách cho gà ăn nhiều loại thức ăn phù hợp, nước uống phải sạch sẽ
d.Hoạt động 3: Đánh giá kết quả nhận xét.
- GV có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò.
Nhân xét tiết học 
- HS lên bảng trả lời. .
- HS nhắc lại đề bài .
- HS đọc nội dung mục I SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Cho gà ăn vào buổi sáng và chiều.
+ Tuỳ thuộc số lượng gà.
+ Cho gà uống nước vào trưa và chiều .
+ 1-2 HS nhắc lại.
+ Cho gà ăn những thức ăn như : gạo, ngô, rau
- Chất đạm.
- Chất đường bột.
- Vi-ta-min và chất khoáng.
1-2 HS đọc to ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19-L5-316.doc