Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Võ Thị Nga - Cẩm Thạch 1

Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Võ Thị Nga - Cẩm Thạch 1

MỤC TIÊU:

 - HS đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và đoạn thơ ứng dụng

 - HS viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.

 - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.

* Luyện đọc trơn, đọc đúng tốc độ,mở rộng vốn từ.

* Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ruộng bậc thang.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 

doc 28 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 19 - Võ Thị Nga - Cẩm Thạch 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 năm 2010
Mỹ thuật
( GV chuyên trách dạy )
___________________________________
Học vần
Bài 77 : ăc - âc
i.Mục tiêu:
 - HS đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và đoạn thơ ứng dụng
 - HS viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
 - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
* Luyện đọc trơn, đọc đúng tốc độ,mở rộng vốn từ.
* Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ruộng bậc thang. 
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bút chì 
- Bộ chữ cái TV
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của gv
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài 76
- Đọc cho HS viết: con cóc, bản nhạc
2. Dạy vần ăc, âc
+Dạy vần ăc
- Ghi bảng ăc và đọc mẫu.
- Vần ăc được tạo bởi mấy âm?
- Hãy tìm các chữ ghi âm cài vần ăc?
- Đánh vần: ă - cờ – ăc
- Muốn có tiếng mắc ta ghép thêm âm gì? dấu thanh gì?
- Ghi bảng: mắc và đánh vần mẫu.
- Giới thiệu từ “mắc áo”qua vật thực và 
ghi bảng : 
 mắc áo 
+Dạy vần âc (tiến hành tương tự như vần ăc)
 - So sánh vần ăc với vần âc?
3. Đọc từ ứng dụng
- Ghi bảng: 
 màu sắc giấc ngủ
 ăn mặc nhấc chân
- Đọc mẫu và giải thích các từ cho HS hiểu.
4. Hướng dẫn viết
- Viết mẫu và giảng cách viết các vần, từ: ăc, âc, quả gấc, mắc áo.
Vần ăc có 2 con chữ: con chữ ă viết trước nối sang con chữ c. 
- Tương tự HD viết các chữ còn lại. Cần lưu ý HS viết đúng khoảng cách giữa các chữ .
 Hoạt động của hs
- 4 em đọc
- Viết vào bảng con.
- Cá nhân, cả lớp đọc.
- 2 âm: âm ă trước âm c sau.
- HS cài vào bảng ăc 
- Cá nhân, tổ, cả lớp đánh vần và đọc trơn
 vần ăc.
- Ghép thêm âm mờ vào trước vần ăc và
 thêm dấu sắc trên con chữ ă. HS cài chữ
 mắc.
- Cá nhân, tổ, cả lớp đánh vần và đọc trơn
 tiếng mắc
- HS đọc từ “mắc áo”: cá nhân, tổ, cả lớp.
- Giống nhau: đều có âm c ở cuối vần.
- Khác nhau: âm ă và âm â đầu vần.
- HS đánh vần các tiếng có vần ăc, âc.
- HS đọc từ ứng dụng: cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS nêu cách viết rồi viết vào bảng con:
 ăc, âc, quả gấc, mắc áo.
Tiết 2
1. Luyện đọc
- GV chỉ bài trên bảng gọi HS đọc bài. 
 - Cho HS quan sát tranh câu ứng dụng và hỏi: Tranh vẽ gì?
- Ghi bảng các câu thơ ứng dụng trong SGK 
Những đàn chim ngói
..................................
Như nung qua lửa.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng 
- Gọi HS đọc bài trong SGK.
*Luyện kĩ năng đọc trơn, đọc đúng tốc độ
2. Luyện viết
- Nhắc lại cách viết: ăc, âc, quả gấc, mắc áo.
 Nhắc HS ngồi viết, cầm bút đúng tư thế và viết đúng khoảng cách giữa các từ.
- Chấm bài nhận xét.
 3. Luyện nói
- Tranh vẽ gì?
- Ơ vùng nào thường có ruộng bậc thang?
- Xung quanh ruộng có gì?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
* Cho HS xem tranh ruộng bậc thang. ở miền núi người ta phải cải tạo đồi núi để làm ruộng trồng trọt. Vì ruộng làm trên sườn đồi nên người ta thường làm thành từng bậc để giữ nước và dễ chăm sóc.
*Nhìn tranh nói liền mạch cả bài 
4. Củng cố bài
 - Thi tìm tiếng, từ có vần ăc, âc?
 - Chỉ bài bất kỳ trên bảng
Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà xem trước bài: uc, ưc.
- cá nhân đọc, cả lớp đọc.
- Tranh vẽ đàn chim đang kiếm ăn trên cánh đồng.
- HS đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 dòng thơ.
- Tổ, cả lớp đọc câu ứng dụng.
- 5 em đọc. 
- HS khá, giỏi
- Tập viết vào vở Tập viết in: ăc, âc, quả gấc, mắc áo.
-2 em đọc tên bài luyện nói: Ruộng bậc thang
- ở vùng miền núi thường có ruộng bậc thang.
- Xung quanh ruộng thường có đồi núi.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS khá, giỏi
- HS thi đua theo tổ.
- Cá nhân đọc.
_______________________________________________
Toán
Mười một, mười hai
I. Mục tiêu: 
Nhận biết được cấu tạo các số mười một, mười hai; biết đọc, viết các số đó; bước đầu nhận biết số có hai chữ số;11(12) gồm 1 chụcvà 1(2) đơn vị.
II. Phương tiện dạy - học:
- Que tính
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
1.Bài cũ
- Cho học sinh nhắc lại 1 chục gồm bao nhiêu đơn vị ?
- 1 chục quả cam là mấy quả cam?
- 10 quả trứng còn gọi là bao nhiêu quả trứng?
2. Giới thiệu số 11 
- Yêu cầu HS lấy 10 que tính.
- 10 que tính còn gọi là bao nhiêu que tính?
- 10 que tính thêm 1 que tính nữa có tất cả bao nhiêu que tính ? 
-Mười que tính và 1 que tính là 11 que tính ta dùng số 11 để biểu diễn số lượng 11 que tính.
- GV ghi bảng : 11 
- Đọc là : mười một 
- Số 11 gồm có mấy chục và mấy đơn vị ?
- Số 11 có mấy chữ số? 
* Số 11 gồm có 1 chục và 1 đơn vị.
3. Giới thiệu số 12
(Các bước tiến hành tương tự như dạy số 11)
* Số 12 gồm có 1 chục và 2 đơn vị.
4. Thực hành 
Bài 1: Đếm số ngôi sao rồi điền số đó vào ô trống (Dùng cho HS yếu)
- GV treo tranh vẽ lên bảng 
Bài 2 : Vẽ thêm 1 chấm tròn vào ô trống có ghi 1 đơn vị 
- Vẽ thêm 2 chấm tròn vào ô trống có ghi 2 đơn vị 
- GV treo tranh lên bảng 
Bài 3 : Dùng bút màu hoặc bút chì đen tô 11 hình tam giác , 12 hình vuông 
Bài 4 : Điền đủ các số vào mỗi vạch của tia số
- Giáo viên cho HS chơi trò chơi thi đua giữa 2 tổ 
- GV nhận xét đánh giá
Hoạt động của hs
- 3 em học sinh lên trả lời câu hỏi .
- HS lấy que tính ở bộ Đ D toán 
- 10 que tính còn gọi là 1 chục que tính
- 10 que tính và 1 que tính là 11 que tính 
- HS đọc : mười một 
- Số 11 gồm có 1 chục và 1 đơn vị 
- Số 11 là số có 2 chữ số 
- Nhiêù HS nhắc lại.
- Nhiều HS nhắc lại.
- HS luyện tập ở SGK
- Một hai HS lên điền kết quả 
- HS quan sát tranh thảo luận theo cặp một vài em lên điền kết quả 
- HS thực hành trong vở bài tập toán
- Đại diện 2 em của 2 đội lên thi các bạn khác cổ động viên 
____________________________________
Buổi chiều Luyện Tiếng việt
ôn: ăc, âc
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố đọc, viết chắc chắn bài ăc, âc một cách thành thạo.
- Nghe viết đúng, đẹp các từ có chứa vần ăc, âc. Luyện làm bài tập.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, viết cho HS.
II. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của gv
1. Luyện đọc
- Luyện đọc bài trong SGK
- GV theo dõi và kiểm tra những em học yếu như: Thái, Ngọc, Hà...
- Gọi học sinh đọc bài trước lớp
*Tìm từ có chứa vần ăc, âc?
GV ghi bảng: bậc thang, đồng hồ quả lắc, cái xắc, mắc lỗi, ,...
- Quả gấc chín có màu đổ.
- Mắc áo làm bằng nhựa.
- Cô nhẹ nhàng nhắc nhở khi em mắc lỗi.
2. Làm bài tập
 Hướng dẫn học sinh làm các bài tập ở vở BTTV bài 77.
+ Hướng dẫn HS đọc các từ để nối thành các câu thích hợp.
- Điền ăc hay âc: 
- Hướng dẫn HS yếu(Thái, Ngọc, Hà...) viết từ: màu sắc, giấc ngủ 
* Đọc cho học sinh viết: ăc, sâc, quả gấc, bậc thềm, giấc ngủ, lắc vòng, nhấc chân, ăn mặc.
- Quả gấc chín có màu đỏ.
- Mắc áo làm bằng nhựa.
- Cô nhẹ nhàng nhắc nhở khi em mắc lỗi.
* HS khá giỏi làm thêm:
- Viết 2 câu có từ chứa vần ăc và vần âc
Chấm chữa bài nhận xét giờ học
Hoạt động của hs
- HS đọc theo N 2, 1 em khá kèm 1 em yếu
- 9 em đọc.
- HS nêu miệng
- Cá nhân đọc, cả lớp đọc.
HS yếu đánh vần rồi đọc còn HS khá giỏi đọc trơn.
- HS thảo luận nhóm và đọc bài làm.
- 1 HS làm bài ở bảng.
Cô gái đang lắc vòng. Cấy lúa trên ruộng bậc thang. Cái xắc mới của mẹ.
- HS tự làm bài và đọc bài làm: quả gấc, bậc thềm, đồng hồ quả lắc.
 - Viết vào vở BT Tiếng Việt mỗi từ 1 dòng.
- HS viết vào vở Luyện viết.
- Làm vào vở rồi đọc bài làm.
________________________________________
Luyện toỏn
luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Luyện tập về các số 11, 12
- Nhận biết mỗi số ( 11, 12 ) số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị, 12 gồm 1 chục.
và 2 đơn vị.
- Nhận biết mỗi số có hai chữ số.
II. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
1. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1. Điền số thích hợp.
HD HS đếm số lượng, đồ vật con vật ở mỗi hình rồi ghi số thích hợp.
Bài 2. Vẽ chấm tròn
- Gọi HS đọc số, viết số 11, 12.
- ? Số 11, 12 là số có mấy chữ số? Chữ số nào chỉ chục, chữ số nào chỉ đơn vị?
Bài 3. Gợi ý cho HS đếm 11 ngôi sao rồi tô màu vào 11 ngôi sao.
Bài 4 . Số?
- Gợi ý:
+ Bắt đầu ta điền số mấy?
+ Trong dãy số từ 1đến 12 có bao nhiêu chữ số có một chữ số? Mấy số có hai chữ số là những số nào?
2. HS làm vào vở ụ li
Bài1: Số? 9 <  < 11	10 <  < 12
	 11 > > 9	12 >  > 10
Bài 2: Viết số? 
Mười một:	Mười: 
Chín: 	 Mười hai: 
Chấm bài ,củng cố :
Trò chơi: Điểm số từ 1 đến 12
 Viết số tiếp sức từ 0 đến 12
Nhận xét giờ học
Hoạt động của HS
 HS làm ở BT Toán trang 4
- HS đọc yêu cầu rồi nêu đề bài: có 10 quả dâu ghi số 10 vào ô trống, có 11 quả bầu, có 12 con lợn.
- HS tự làm bài rồi đổi chéo bài KT.
- HS tự làm bài rồi đổi chéo bài KT.
- Bắt đầu điền số 1 đến số 2.
- HS làm bài ở vở.
-HS làm vào vở
- Mỗi tổ cử 6 em mỗi em viết hai số.
Luyện Tự nhiên-Xã hội
Cuộc sống xung quanh 
I. Mục tiêu:	Giúp HS biết
- Nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương
- HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
II.Hoạt động dạy- học:
HOạT ĐộNG CủA GV
1.Bài cũ:
- Người dân ở địa phương làm công việc gì là chủ yếu?
- Bố mẹ em làm nghề gì?
- Nhà cửa nơi em ở như thế nào?
- Đường sá nơi em ở như thế nào?
- Họ đi làm bằng phương tiện gì?
1. Vẽ tranh: 
GV yêu cầu HS vẽ một bức tranh mô tả cuộc sống nơi em ở
- GV quan sát giúp đỡ
HOạT ĐộNG CủA GV
- Cá nhân HS trả lời ,HS khác bổ sung
- HS vẽ tranh và tô màu
_____________________________________
Thứ ba, ngày 12 tháng 1 năm 2010
Toán
Mười ba, mười bốn, mười lăm
I.Mục tiêu: Giúp học sinh
Nhận biết được mỗi số 13, 14, 15gồm 1 chục và một số đơn vị(3,4,5);biết đọc, viết các số đó. 
II. Phương tiện dạy - học:
Que tính
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động củagv
1. Kiểm tra
- GV đọc: mười, mười một, mười hai
- Mười một gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Mười hai gồm mấy chục và mấy đơn vị?
2. Giới thiệu số 13 
- GV yêu cầu HS lấy 1 bó chục que tính rồi lấy thêm 3 que tính rời nữa rồi đếm xem có tất cả bao nhiêu que tính ? 
- Mười que tính và 3 que tính là 13 que tính. Để biểu diễn số lượng 13 que tính ta dùng chữ số 1 và 3 để ghi số 13.
- GV ghi bảng : 13
- Đọc là : mười ba 
- Số 13 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- Số 13 có mấy chữ số?
- Số 13 có 2 chữ số 1 và số 3 viết liền nhau 
* Lưu ý với HS khi đọc hay viết cũng đều đọc ( viết) chữ số hàng chục trước rồi đến chữ số hàng đơn vị.
3. Giới thiệu số 14, 15
- Tiến hành tương tự như dạy số 13 và lưu ý với HS cách đọc số 15 đọc là “ mười lăm” không đọc là “mười năm”.
4. Thực hành 
Bài 1: Viết số
- GV đọc : mười bốn, mười lăm, mười ba. 
Bài 2 : Số? 
- Gọi HS đọc bài làm
Bài 3 : Nối tranh với số thích hợp
- Gợi ý: Có mấy con hươu? Ta nối với số mấy?
- HD tương tự với các tranh còn lại.
Bài 4 : Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số
 - Hướng dẫn HS viết các số theo thứ tự từ 0 đến 15 trên tia số 
*- Sốliền sau số 11 là số nào? ... viết đúng khoảng cách giữa các chữ.
Hoạt động của hs
- Cá nhân đọc
- Viết vào bảng con.
- Cá nhân, cả lớp đọc.
- 2 âm: âm đôi iê trước âm c sau.
- HS cài vào bảng iêc
- Cá nhân, tổ, cả lớp đánh vần và đọc trơn vần iêc.
- Ghép thêm âm xờ vào trước vần iêc và thêm dấu sắc trên con chữ ê. HS cài chữ xiếc
- Cá nhân, tổ, cả lớp đánh vần và đọc trơn tiếng xiếc
- HS đọc từ “xem xiếc”: cá nhân, tổ, cả lớp.
- Giống nhau: đều có âm cở cuối vần.
- Khác nhau: âm đôi iê và âm đôi ươ đầu vần.
- HS đánh vần các tiếng có vần iêc, ươc
- HS đọc từ ứng dụng: cá nhân, tổ, cả lớp.
- HS nêu miệng.
- HS nêu cách viết rồi viết vào bảng con: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn 
Tiết 2
1. Luyện đọc
- GV chỉ bài trên bảng gọi HS đọc bài. 
 - Cho HS quan sát tranh các câu ứng dụng và hướng dẫn HS đọc các câu ứng dụng: 
 Quê hương là con diều biếc
	.....................................
 Êm đềm khua nước ven sông.
- Gọi HS đọc bài trong SGK.
2. Luyện viết
- Nhắc lại cách viết: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn
 Nhắc HS ngồi viết, cầm bút đúng tư thế và viết đúng khoảng cách giữa các từ.
- Chấm bài nhận xét.
 3. Luyện nói
- Tranh vẽ cảnh gì? 
- Quan sát kĩ em thấy những gì?
- Em đã có khi nào chơi thả diều chưa?
- ở quê em có sông không ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
*HS nhìn tranh nói liền mạch cả bài?
+Bức tranh vẽ cảnh quê hương có dòng sông, con đò,các bạn đang chơi diều trên bãi cỏ xanh..
4. Củng cố, dặn dò:
 - Thi tìm tiếng, từ có vần iêc ươc
 - Chỉ bài bất kỳ trên bảng
Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà xem trước bài: ach
- Cá nhân đọc, tổ đọc.
- HS nêu nội dung tranh minh hoạ câu ứng dụng: tranh vẽ cảnh quê hương
-
 HS đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 dòng 
- Tổ, cả lớp đọc câu ứng dụng.
- Cá nhân đọc. 
- Tập viết vào vở Tập viết in: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn mỗi vần, từ viết 1 dòng.
- 2 em đọc tên bài luyện nói: Xiếc, múa rối, ca nhạc.
- Thảo luận theo N4.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS khá, giỏi nêu miệng.
- HS thi đua theo tổ.
- Cá nhân đọc.
Thứ sỏu, ngày 15 thỏng 1 năm 2010
Âm nhạc
( GV chuyên trách dạy)
________________________________________
Tập viết
	tuốt lúa, hạt thóc,màu sắc, giấc ngủ, máy xúc
lọ mực, nóng nực
I.Mục tiêu:
- Viết đúng các chữ: tuốt lúa, hạt thóc,màu sắc, giấc ngủ, máy xúc,lọ mực, nóng nực.Kiểu viết thường cỡ vừa như VTV.
- Viết đúng khoảng cách, mẫu chữ, cỡ chữ, tư thế ngồi viết
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của gv
1. Giới thiệu bài
- Gọi HS đọc các từ: tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, giấc ngủ, máy xúc,lọ mực, nóng nực. 
2. Hướng dẫn cách viết
- Hướng dẫn viết lần lượt từng từ “tuốt lúa” có hai chữ. Chữ “tuốt” có t nối vần uôt thêm dấu sắc đặt trên con chữ ô; chữ “lúa” có con chữ l nối với vần ua thêm dấu sắc đặt trên con chữ u. Khoảng cách giữa chữ “tuốt” và chữ “lúa” rộng bằng 1 con chữ o, khoảng cách giữa các từ rộng 1 ô vuông.
- Tương tự hướng dẫn HS viết từ còn lại.
3.Học sinh viết bài
- Nhắc HS ngồi viết đúng tư thế.
- Theo dõi và HD thêm cho HS viết chữ chưa đẹp: Lộc, Thái, Hà....
4.Chấm bài nhận xét
- Thu vở chấm. Chấm một nửa lớp
Hoạt động của hs
- Hai em đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
- HS theo dõi GV viết mẫu.
- Học sinh viết vào bảng con từ: tuốt lúa,...
- HS viết vào vở Tập viết in: tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, giấc ngủ, máy xúc,lọ mực. nóng nực. 
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết chữ đẹp nhất là HS có tiến bộ về chữ viết.
______________________________________________
Tập viết
con ốc, đôi guốc, thuộc bài,cá diếc, công việc,cái lược, thước kẻ.
I.Mục tiêu:
- Viết đúng các chữ: con ốc, đôi guốc, thuộc bài, cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ. Kiểu viết thường cỡ vừa như VTV.
- Viết đúng khoảng cách, mẫu chữ, cỡ chữ, tư thế ngồi viết
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của gv
1. Giới thiệu bài
- Gọi HS đọc các từ : con ốc, đôi guốc, thuộc bài, cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ.
2. Giảng cách viết
- Hướng dẫn viết lần lượt từng từ “con ốc” có hai chữ. Chữ “con” có con chữ c nối vần on; chữ “ ốc ” có con chữ ô nối với vần c dấu sắc đặt trên con chữ ô. Khoảng cách giữa chữ “con” và chữ “ốc” rộng bằng 1 con chữ o, khoảng cách giữa các từ rộng 1 ô vuông.
- Tương tự hướng dẫn HS viết từ còn lại.
3. Học sinh viết bài
- Nhắc HS ngồi viết và cầm bút đúng tư thế.
- Theo dõi và HD thêm cho HS viết chữ chưa đẹp: Lộc, Thái, Hà....
4.Chấm bài nhận xét
- Thu vở chấm. Chấm một nửa lớp còn lại ở tiết 1 chưa chấm.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết chữ đẹp nhất là HS có tiến bộ về chữ viết.
Hoạt động của hs
- Một số em đọc cả lớp đọc đồng thanh.
- HS theo dõi GV viết mẫu.
- Học sinh viết vào bảng con từ: con ốc, đôi guốc, thuộc bài, cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ.
- HS viết các từ ở vở Tập viết in: con ốc, đôi guốc, thuộc bài, cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ.
_______________________________________
Hoạt động tập thể.
Sinh hoạt lớp.
I. Mục tiêu:
 Sơ kết tuần, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần 19 và vạch kế hoạch tuần 20
II. Sinh hoạt:
1. GV nhận xét chung trong tuần:
 - Về nề nếp: Vệ sinh trực nhật, đi học đúng giờ.
 +Tập hợp ra, vào lớp. 
 + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 +Thực hiện quy định về đồng phục.
 - Về việc học tập:
 +Tuyên dương những HS có ý thức học bài và làm bài thi định kì tốt:Quỳnh, Linh, H. Nhung, Đạt, Giang, Hoàn,....
 + Nhắc nhở những HS có bài được điểm yếu cần cố gắng khắc phục lần sau tiến bộ hơn: Thái, Ngọc, Hà,Lương.....
 +Cho HS bình chọn cá nhân xuất sắc trong tuần.
 - Về đúng nạp:
 +Tuyờn dương những HS đó nạp tiền đủ
 + Nhắc nhở những HS cũn thiếu
 + Tiếp tục đóng nộp tiền xây dựng trường, tiền bảo hiểm y tế
2. Kế hoạch tuần tới:
- Thực hiện tốt các kế hoạch nhà trường đề ra.
- Tăng cường đọc viết để nâng cao kỷ năng nghe viết cho HS.
 - Thường xuyên kiểm tra HS đọc viết còn yếu: Thái, Ngọc, Hà,Lương.....
- Nhắc HS duy trì nề nếp học tập nghiêm túc, đi học đúng giờ.
- Động viên HS giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Tiếp tục đóng nộp tiền xây dựng trường, bảo hiểm y tế
______________________________________
Buổi chiều (BD-PĐ)Toán
hai mươi, hai chục
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS cũng cố một số kiến thức đã học .Các số16,17,18,19,20
 -Biết đọc viết các số đó .Nhận biết số có 2 chữ số 
 -Luyên làm một số bài tập nâng cao dành cho hs khá giỏi 
II. Các hoạt động dạy - học: 
1. Cũng cố các số từ 16 đến 20 
 - HS đếm xuôi từ 16-20 và ngược lại (hs yếu ) 
 - GV cùng HS nhận xét và cho điểm
2. Luyện tập: 
GV ghi 1 số bài tập lên bảng - HS làm bài vào vở ô ly.
Hoạt động củaGV
Bài 1: Viết vào chỗ chấm (Dành cho hs yếu,TB )
 - Số 16gồm ..... chục.và ........đơn vị 
 -Số 17 gồm .. chục.và .. đơn vị 
 -Số 18 gồm .. chục.và ... đơn vị 
 - Số 19 gồm ... chục.và .... đơn vị 
 -Số 20 gồm ... chục.và .... đơn vị
Bài 3 : 
Số liền sau số 18 là số nào ?
Số liền sau số 19 là số nào ?
Số liền trước số 18 là số nào ?
Số liền trước số 19 là số nào ?
GVgợi ý ,hướng dẫn thêm 
Bài tập (dành cho hs khá giỏi )
*Bài 4: Điền dấu( +,-) vào chỗ chấm 
 5....3....2....1....5 =10
9.....8.....7......6......1.....=1
*Bài 5 :Số 
17.....>.....>12
*Bài 6:Nối ô với số thích hợp
 12 * >16
12 13 14 15 16 17 18 19 20
Hoạt động của hs
- HS làm bài vào vở
2 HS lên bảng làm
- HS làm bài vào vở
2 HS lên bảng làm
- HS làm bài vào vở
2 HS lên bảng làm
- HS làm bài vào vở
2 HS lên bảng làm
_____________________________________________
Luyện.Tiếng việt
Luyện viết
I.Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng nghe viết cho HS
- Viết đúng khoảng cách, mẫu chữ, cỡ chữ nhỏ, tư thế ngồi viết
- Hướng dẫn HS viết vở ghi chung.
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của gv
Hoạt động 1:Luyện viết
Hướng dẫn HS viết chữ nhỏ
- GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết
- Các chữ có độ cao 1 ôli: e, ê, v, o, c, ô, ơ, i, a, m, n, ...
- Các chữ có độ cao 1,5 ôli: t,
- Các chữ có độ cao 2 ôli: d, đ, 
- Các chữ có độ cao 2,5 ôli: l,h.b....
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS viết vở ghi chung
- GV hướng dẫn mẫu 
Hoạt động của hs
- HS quan sát
-HS viết vào vở mỗi chữ 1 hàng
- HS quan sát
- HS viết vào vở
_______________________________________________
(BD-PĐ) Tiếng Việt
iêc ươc 
I. Mục tiêu: 
	Giúp HS:
- Củng cố lại vần, tiếng, từ đã học bài : iêc ươc 
-HS luyện đọc,viết đúng ,đẹp đảm bảo tốc độ 
- Tìm ghép các tiếng có vần vừa học.
-Luyện làm một số bài nâng cao dành cho hs khá giỏi 
II. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của hs
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
 HS đọc ở bảng con : iêc ươc cá diếc cái lược ,công việc,thước kẻ ( Dành cho HS yếu ) 
GV theo dõi chỉnh sửa cho HS
GVnhận xét.
Hoạt động 2: Ghép các tiếng,từ có iêc ươc 
(HS yếu tìm tiếng ) 
GVtổ chức cho HS ghép tiếng bằng cách chơi trò chơi:GVnêu các vần . HS thi đua ghép nhanh
Bài tập (HS khá giỏi)
a- Điền : diếc ,lược hoặc thước :
cái ....; ....... kẻ; cá ..... 
b -Nối 
Ba đi dự tiệc 	xiếc thú 
Ai cũng mê xem ở nhà người quen 
Mẹ và em đi 	xem rước đèn 	
Hoạt động 3 :Luyện viết : 
GV đọc cho HS viết : iêc, ươc, cá diếc,cái lược ,công việc,thước,kẻ 
GV giúp đỡ HS yếu 
*- Viết 2 câu có tiếng chứa vần iêc
 - Viết 2 câu có tiếng chứa vần ươc
Dặn HS về nhà tìm từ có chứa vần iêc, ươc
Hoạt động của hs
HS đọc cá nhân 
Thi đua đọc cá nhân giữa những HS yếu 
Các nhóm nêu miệng các tiếng ,từ tìm 
được 
Nhóm nào tìm được nhiều tiếng hơn là 
nhóm đó thắng.
HS đọc các tiếng vừa tìm được 
HS đọc các vần, tiếng, từ câu ứng dụng 
trong SGK. 
- HS làm vào vở
 cái diếc; thướckẻ; cá diếc 
b -Nối 
Ba đi dự tiệc 	 xiếc thú 
Ai cũng mê xem ở nhà người quen 
Mẹ và em đi 	xem rước đèn 	
- HS viết vào vở 
- HS viết vào vở 
- Cho 2 HS lên bảng viết
________________________________________
Luyện Đạo đức
Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kỳ I
I. Mục tiêu:
	Ôn tập về một số kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì I
	Rèn luyện kĩ năng thực hành các hành vi đạo đức đã học .
II.Các hoạt động dạy- học:
1. GV chuẩn bị các lá phiếu có ghi các nội dung của bài ôn tập gọi HS lên bốc thăm câu hỏi và trả lời
2.Nội dung các lỏ hiếu:
- Ăn mặc ntn được coi là gọn gàng sạch sẽ ?
- Vì sao cần phải ăn mặc gọn gàng sạch sẽ?
- Cần làm gì để giữ sách vở đồ dùng bền đẹp?
- Vì sao cần phải lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ?
- Vì sao cần phải giữ trật tự trong lớp học?
- Giữ trật tự trng lớp học có lợi gì?
+ HS lên bốc thăm và trả lời câu hỏi
+GV cùng lớp nhận xét chấm điểm.
3.Tổng kết
	- GV kết luận nội dung của từng lá phiếu.
	- Nhắc nhở hs thực hiện tốt như bà
	- Dặn dò tiết sau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1kns.doc