Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 (tiết 40)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 (tiết 40)

Mục tiêu : H cần phải :

- Nêu được mục đích , tác dụng của việc chăm sóc gà .

- Biết được cách chăm sóc gà . Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương .

- Có ý thức chăm sóc bảo vệ gà .

II, Đồ dùng dạy học :

- 1số tranh ảnh minh họa trong Sgk,phiếu đánh giá kết quả học tập

 

doc 8 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 (tiết 40)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ thuật :
Chăm sóc gà
I, Mục tiêu : H cần phải :
- Nêu được mục đích , tác dụng của việc chăm sóc gà .
- Biết được cách chăm sóc gà . Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương .
- Có ý thức chăm sóc bảo vệ gà .
II, Đồ dùng dạy học :
- 1số tranh ảnh minh họa trong Sgk,phiếu đánh giá kết quả học tập 
III, Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1, KT bài cũ (3’)
2, GT bài (2’) .
3, Hướng dẫn H tìm hiểu bài 
a, Tìm hiểu mục đích , tác dụng của việc chăm sóc gà (10’) .
b, Tìm hiểu cách chăm sóc gà (15’)
* Sưởi ấm cho gà.
* Chống nóng , chống rét , phòng ẩm cho gà.
* Phòng ngộ độc thức ăn cho gà .
c, Đánh giá kết quả học tập của H (5’)
4, Củng cố , dặn dò (5’) 
- Yêu cầu H nêu mục đích của việc nuôi dưỡng gà .
- Gọi H nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm 
- “Chăm sóc gà” .
- G nêu : Khi nuôi gà , ngoài việc cho gà ăn uống chúng ta còn phải sưởi ấm cho gà , che nắng... chăm sóc gà . 
- Yêu cầu H đọc mục 1 Sgk , trả lời câu hỏi :
+ Nêu mục đích tác dụng của việc chăm sóc gà .
- G nhận xét câu trả lời của H .
- Cho H đọc mục 2a Sgk , trả lời câu hỏi Sgk .
- Gợi ý để H nhớ lại và nêu vai trò của nhiệt độ đối với đời sống động vật
+ Vì sao cần phải sưởi ấm cho gà con ?
- Nêu cách sưởi ấm cho gà con ở gia đình và địa phương .
- Hướng dẫn H đọc mục 2b Sgk .
- Đặt câu hỏi để H trả lời:
 + Nêu cách chống nóng , chống rét , phòng ẩm cho gà.
- N/xét câu trả lời của H .
- Yêu cầu liên hệ ở gia đình, địa phương .
+ Cho H đọc ND phần 2c Sgk quan sát hình 2(Sgk)
- Yêu cầu H nêu tên những loại thức ăn không được cho gà ăn .
- Hãy kể tên những loại thức ăn gây ngộ độc cho gà .
- G có thể dựa vào mục tiêu , nd chính của bài cho 1 số bài tập trắc nghiệm , yêu cầu H làm , nêu kq .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của H .
- G nhận xét tinh thần , thái độ học tập của H .
- Đọc trước bài “Vệ sinh phòng bệnh cho gà” .
- 2 H nêu : Nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà .
- 1 H nhận xét .
- Mở Sgk , vở ghi .
- H lắng nghe .
- H đọc mục 1 trong Sgk , trả lời .
- H nêu : 
+ Chăm sóc gà nhằm tạo các điều kiện sống thuận lợi thích hợp cho gà , tạo các điều kiện về nhiệt độ , ánh sáng , không thích hợp cho gà sinh trưởng và phát triển .
+ Chăm sóc gà đầy đủ giúp gà khoẻ mạnh, mau lớn , có sức chống bệnh tốt nâng cao năng suất.
+ Đọc mục 2a trả lời câu hỏi 
- H nêu : Nhiệt độ tác động đến sự lớn lên , sinh sản của động vật . Nhiệt độ quá thấp và quá cao có thể dẫn đến động vật bị chết .
- Vì gà con không chịu được rét . Nếu bị lạnh gà kém ăn , dễ nhiễm bệnh đường hô hấp , đường ruột 
+ H nêu : Dùng đèn điện thắp sáng treo thấp để gà ấm , không có điện thì đốt bếp than hoặc bếp củi quanh chuồng .
- H đọc mục 2b Sgk , trả lời câu hỏi của G :
- H nêu : Gà không chịu được nóng quá , rét quá , ẩm quá vì thế cần làm chuồng nuôi quay về hướng đông nam , chuồng nuôi phải cao ráo , mát mẻ, thông thoáng, mát mùa hè , ấm mùa đông .
+ Đọc mục 2c quan sát hình 2 
Trả lời .
- H nêu : Không cho gà ăn những thức ăn bị ôi, mốc, mặn . . . 
- Liên hệ với việc cho gà ăn ở gia đình .
- H kể : + Thức ăn bị mốc .
 + Thức ăn có vị mặn. 
- H làm bài tập trắc nghiệm của G đưa ra .
- Báo cáo kết quả tự đánh giá .
- Đối chiếu kq làm bài tập với đáp án của G , tự đánh giá kq học tập của mình .
- Lắng nghe.
Thực hành tiếng Việt
Bồi giỏi, phụ yếu: Luyện tập tả người
Thực hành toán
Luyện tập tính chu vi hình tròn
Buổi 2:
Kể chuyện :
Kể chuyện đã nghe , đã đọc
I, Mục tiêu :
1, Rèn kĩ năng nói :
- H kể được câu chuyện đã nghe , đã đọc về 1 tấm gương sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật , theo nếp sống văn minh .
- Hiểu và trao đổi với các bạn về nd , ý nghĩa câu chuyện .
 2, Rèn kĩ năng nghe : Nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn .
II, Đồ dùng dạy học :
+ G : 1 số sách báo . . . về tấm gương sống và làm việc theo pháp luật , nếp sống văn minh . . .
+ H : Tự sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương như yêu cầu nd giờ học 
III, Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1, KT bài cũ (3’)
2, GT bài (2’) .
3, Hướng dẫn H kể chuyện .
a, Tìm hiểu đề bài (5’) .
b, Kể chuyện trong nhóm (10’)
c, Thi kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (15’)
 3, Củng cố , dặn dò (5’)
- Gọi 2 H lên bảng nối tiếp nhau kể lại chuyện “Chiếc đồng hồ” .
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- G nhận xét cho điểm H .
 “Kể chuyện đã nghe , đã đọc”
- Gọi H đọc đề bài , dùng phấn màu gạch chân dưới các từ : tấm gương sống , làm việc theo pháp luật , theo nếp sống văn minh .
+ Thế nào là sống , làm việc theo pháp luật , theo nếp sống văn minh ? 
- Gọi H đọc phần gợi ý trong Sgk .
+ Em định kể về ai ? Hãy giới thiệu cho cả lớp được biết .
- G yêu cầu H đọc kĩ phần 2 ghi tiêu chí đánh giá lên bảng .
- Chia mỗi nhóm 4 H , yêu cầu từng em kể chuyện của mình cho các bạn trong nhóm nghe .
- G đi giúp đỡ từng nhóm .
+ G tổ chức cho H thi kể trước lớp .
VD : 1 số câu chuyện mà H sẽ kể 
+ Anh Lí Phúc Nha trong câu chuyện “Bảo vệ như thế là tốt” .
+ Cô giáo trong chuyện “Mẩu giấy vụn” .
+ Chú bé gác rừng trong chuyện “Người gác rừng tí hon” .
- Gọi h nhận xét bạn kể chuyện .
- G tuyên dương những H kể chuyện hấp dẫn nhất .
- Nhận xét giờ học , về tập kể chuyện cho người thân nghe .
- Chuẩn bị bài sau .
- 2 H nối tiép nhau kể chuyện , mỗi H kể về 2 tranh .
+ 1 H trả lời , cả lớp theo dõi nhận xét .
- Nhắc lại tên bài , mở Sgk , vở ghi .
- 2 H đọc to trước lớp .
- Nhắc lại các từ được gạch chân .
- H nối tiếp nhau nêu ý kiến 
+ Là người sống và làm việc theo đúng quy định của pháp luật , nhà nước .
+ Là người luôn đấu tranh chống các vi phạm pháp luật .
- 3 H nối tiếp nhau đọc phần gợi ý .
+ 3 đ 5 H nối tiếp nhau đọc giới thiệu câu chuyện mình định kể .
- Đọc thầm gợi ý 2 trang 19 Sgk .
+ 4 H ở 2 bàn trên dưới quay mặt vào nhau cùng kể chuyện , nhận xét , bổ sung cho nhau .
+ H thi kể , H khác lắng nghe để hỏi lại bạn . H thi kể cũng có thể hỏi lại bạn để tạo không khí sôi nổi hào hứng .
- H nhận xét bạn kể .
- H lắng nghe .
Thực hành tiếng Việt
Luyện đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
Tiếng Anh
(Giáo viên bộ môn dạy)
Buổi 3:
Thực hành
Thể dục
Tung và bắt bóng – Nhảy dây
Trò chơi : “ Bóng chuyền sáu”
I- Mục tiêu :
- Ôn tung và bắt bóng bằng 2 tay, tung bóng bằng1 tay,bắt bóng bằng 2 tay , 
ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân . Y/c thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “ Bóng chuyền sáu” y/c biết cách chơi và tham gia chơi tương
đối chủ động.
- Tự giác luyện tập TDTT để nâng cao sức khoẻ.
II- Địa điểm và phương tiện :
 + Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện .
 + Phương tiện : Chuẩn bị mỗi em 1 dây nhảy và đủ số lượng bóng để H luyện tập.
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
A, Phần mở đầu (10’)
B, Phần cơ bản (22’)
+ Ôn tung và bắt bóng = 2 tay, tung bóng bằng 1tay và bắt bóng bằng 2 tay .
+ Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân. 
+Chơi trò chơi “Bóng chuyên sáu”
C,Phầnkết thúc
( 8’)
- G nhận lớp, phổ biến y/c , nhiệm vụ bài học.
- Cho H khởi động
+ Cho H chơi trò chơi 
“ Chuyển bóng” 
- G chia tổ, phân khu vực để các tổ tập luyện .
- Y/c từng cặp H tung và bắt bóng = 2 tay sau đó tập tung bóng = 1 tay và bắt bóng = 2 tay.
- G quan sát sửa sai cho những H tập chưa đúng 
- Tổ chức thi đua giữa các tổ, biểu dương tổ tập đúng, tích cực.
+ G tổ chức cho H luyện tập nhảy dây như trên, chon 1 số em nhảy được nhiều lần lên biểu diễn.
- Y/c H nhắc lại cách chơi , quy định chơi, chia các đội chơi đều nhau. Cho H chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức và tính điểm.
- G nhắc H : Khi chơi không được xô đẩy nhau, ngã xẩy ra chấn thương.
- Cho H đi chậm , thả lỏng toàn thân kết hợp hít thở sâu.
- G cùng H hệ thống bài, nhận xét giờ học. Về ôn động tác tung và bắt bóng. Chuẩn bị bài sau.
- H tập hợp 4 hàng ngang nghe G phổ biến.
- Chạy chậm thành vòng tròn xq sân tập sau đó đứng lại xoay các khớp...
- Chơi trò chơi “ Chuyển bóng” 
 - Các tổ tập luyện theo khu vực đã phân công dưới sự chỉ huy của tổ trưởng.
- H thực hành luyện tập, sửa sai .
- Từng cặp H lên thực hiện
+ H thực hành luyện tập 
( Như cách tiến hành ở trên )
- 1 số H nhảy tốt lên biểu diễn trước lớp.
+ H nhắc lại cách chơi, quy định chơi, chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức .
- H thực hiện động tác hồi tĩnh.
- H hệ thống bài cùng G , về luyện tập thêm.
Thực hành toán
Luyện tập tính chu vi, diện tích hình tròn
Buổi 4:
Tiếng Anh
(Giáo viên bộ môn dạy)
Khoa học
Năng lượng
I- Mục tiêu :Giúp HS 
- Tự làm TN đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí , hình dạng , nhiệt độ ... là nhờ được cung cấp năng lượng .
- Nêu được 1 số VD về hoạt động của con người , động vật , phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó .
- Hiểu được bất kì 1 hoạt động nào cũng cần năng lượng.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Nến , diêm ,pin tiểu , 1 đồ chơi chạy bằng pin tiểu 
- Bảng nhóm 
III- Hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh 
1. Khởi động
- GV giới thiệu nội dung chính của phần thứ ba chương II để dẫn vào nội dung bài học.
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1: 
 Thí nghiệm.
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm 6 theo nội dung thực hành SGK.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận các câu hỏi:
+ Hiện tượng quan sát được là gì? 
+ Vật bị biến đổi như thế nào?
+ Nhờ đâu vật bị biến đổi?
- Tổ chức cho HS báo cáo và lấy thêm các ví dụ khác 
* GV kết thúc hoạt động 1: Theo nội dung bạn cần biết SGK, trang 82 và chốt: Như vậy để mọi hoạt động của đồ vật hay sự biến đổi của vật được diễn ra ta cần cung cấp năng lượng cho chúng
- Họat động theo nhóm 6: Đọc nội dung thí nghiệm SGK, trang 82, và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn. 
- Đại diện HS báo cáo, nhóm bạn nhận xét và bổ sung.
- Lấy thêm các ví dụ.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- Hướng dẫn HS hoạt động cá nhân. 
- Tổ chức cho HS báo cáo.
*GV kết thúc hoạt động2:
 Bất kì một hoạt động nào cũng cần có năng lượng.
Muốn có năng lượng con người và động vật phải ăn uống, hít thở. Thức ăn là nguồn năng lượng chính cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của chúng ta.
- Hoạt động theo cá nhân: - Đọc thầm mục bạn cần biết, quan sát hình SGK, trang 83 để nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, phương tiện, máy móc, động vật và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. 
- Đại diện trả lời, lớp nghe và bổ sung. Có thể đặt câu hỏi phát vấn: Vì sao bạn cho là như thế?
3. Củng cố, dặn dò
+ Khi chúng ta muốn hoạt động thì cần có năng lượng, vậy theo em đi ngủ có cần tới năng lượng hay không?
- Nhắc nhở HS: Vì đi ngủ chỉ cần ít năng lượng nên bữa tổi không nên ăn quá no và cũng đừng nhịn vị cho rằng không cần thiết.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài 41: Năng lượng mặt trời.
Sinh hoạt tập thể tuần 20
Chủ điểm: Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc
* Ký duyệt của Ban Giám Hiệu:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAn 20 buoi 2.doc