Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu Học Giai Xuân năm học 2010 - 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu Học Giai Xuân năm học 2010 - 2011

- HS biết ngày 9-1 là ngày hs, sinh viên toàn quốc

 - HS biết được ý nghĩa của ngày 9-1

 - HS yêu trường, yêu lớp

II. CHUẨN BỊ:

- GV chuẩn bị các tài liệu về ngày học sinh, sinh viên

III. CÁCH TỔ CHỨC:

- GV giới thiệu để hs hiểu về ngày 1-9 là ngày hs, s.viên toàn quốc (Sự ra đời, ý nghĩa của ngày 1-9)

- GV cho hs nhắc lại.

 

doc 10 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 20 - Trường Tiểu Học Giai Xuân năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDNGLL:
TÌM HIỂU NGÀY HỌC SINH 
 SINH VIÊN TOÀN QUỐC
I. MỤC TIÊU: 
 - HS biết ngày 9-1 là ngày hs, sinh viên toàn quốc 
 - HS biết được ý nghĩa của ngày 9-1 
 - HS yêu trường, yêu lớp 
II. CHUẨN BỊ: 
- GV chuẩn bị các tài liệu về ngày học sinh, sinh viên 
III. CÁCH TỔ CHỨC: 
- GV giới thiệu để hs hiểu về ngày 1-9 là ngày hs, s.viên toàn quốc (Sự ra đời, ý nghĩa của ngày 1-9)
- GV cho hs nhắc lại.
- GV tổ chức cho hs xung phong đọc các bài thơ, hát các bài hát về ngày hs, sinh viên Việt Nam.
- GV nhận xét tiết học. 
TUẦN 20: Thứ hai ngày 10 tháng 01 năm 2011
KHOA HỌC:
SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC (Tiếp)
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc của tác dụng của ánh sáng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Hình trang, 80, 81 SGK.
 - Phiếu học tập. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 3 : Thảo luận : 9-10'
* GV cho HS làm việc theo nhóm đôi.
- Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
- Trường hợp nào là sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
* Kết luận:
- Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
HĐ 4 : Trò chơi: “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học” : 14-15'
* GV cho HS chơi theo nhóm 
Kết luận: Sự biến đổi hoá học thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
HĐ 5 : Thực hành xử lí thông tin trong SGK: 7-8'
- Cho HS hoạt động theo nhóm
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục Thực hành trang 80, 81SGK.
* Cho đại diện nhóm trình bày 
Kết luận: 
 Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2'
 - Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học.
 - Về tự làm lại thí nghiệm và chuẩn bị bài học sau.
 - Nhận xét tiết học.
* HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS quan sát các hình trang 79 SGK và thảo luận các câu hỏi mà GV đưa ra.
* Đại diện nhóm trả lời một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
- HS chú ý nghe và nhắc lại
- HS chơi theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở trang 80 SGK
- Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
- HS chú ý nghe.
* HS hoạt động theo nhóm
* Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập. Các nhóm khác bổ sung.
LỊCH SỬ:
ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG 
CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 - 1954)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ giặc: "giặc đói", "giặc dốt", "giặt ngoại xâm".
- Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: 
 + 19-12-1946 : Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
 + Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
 + Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950
 + Chiến dịch ĐBP.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi bài cũ: 
- GV nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới:
- Giới thiệu, nêu nhiệm vụ của bài học.
Hoạt động 1 : ( làm việc theo nhóm) : 19-20'
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK.
1.Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên ba loại “giặc” mà CM nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945?
2.“ Chín năm làm một Điện Biên,
 Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”
Em hãy cho biết : Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
3. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì? Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 ( đã học ở lớp 4)?
4. Hãy thống kê một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ?
- GV theo dõi nhận xét kết quả làm việc của mỗi nhóm.
Hoạt động 1 : ( làm việc cả lớp) : 8-10'
Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề “ Tìm địa chỉ đỏ”.
- GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu.
- Đánh giá kết quả của HS
* GV tổng kết nội dung bài học.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2'
- GV nhận xét tiết học.
- Khen một số nhóm có tinh thần học tập tốt, nhắc nhở một số HS chưa thật chú ý tập trung trong khi thảo luận.
- 1-2 HS trả lời câu hỏi về nội dung bài Chiến thắng Điện Biên Phủ
+ Nêu diễn biến của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- HS thảo luận theo nhóm 4: 
- Đại diện nhóm trình bày kết hợp chỉ bản đồ.
* Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nghìn cân treo sợi tóc. Sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ giặc: "giặc đói", "giặc dốt", "giặt ngoại xâm".
* Chín năm đó được bắt đầu vào sự kiện ngày 19-12-1946 và kết thúc vào thời gian 7-5-1954
* Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước, quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ của Lí Thường Kiệt : Sông núi nước Nam ...
- HS trình bày , VD :
+ 19-12-1946: Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
 + Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
 + Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950
 + Chiến dịch ĐBP.
- HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
- HS trả lời một số nội dung vừa ôn tập.
THỂ DỤC:
TUNG VÀ BẮT BÓNG
TRÒ CHƠI “BÓNG CHUYỀN SÁU “
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tau, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Làm quen trò chơi "bóng chuyền sáu". Yêu cầu biết đựơc cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: 
Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để HS tập luyện.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu: 6 - 10’
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
- Tại chỗ vỗ tay, hát
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân
2. Phần cơ bản: 18 - 22’
a. Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bàng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
-Các tổ luyện theo khu vực đã quy định. Tổ trưởng tổ của mình tập, GV đi lại quan sát và sửa lại hoặc nhắc nhở, giúp đỡ nhau thực hiện chưa đúng.
*Thi đua giữa các tổ với nhau 1 lần.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
*Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn.
b. Làm quen trò chơi "Bóng chuyên sáu".
-GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và quy định khu vực chơi. Cho HS tập trước động tác vừa di chuyển vừa bắt bóng. Chơi thử trò chơi 1-2 lần, sau đó mới chơi chính thức.
3. Phần kết thúc: 4 - 6’
- Động tác thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
- GV và HS hệ thống bài, đánh giá kết quả bài học.
- Giao bài tập về nhà: ôn động tác tung và bắt bóng.
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay: 1 – 2 phút .
- Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển:
Luyện tập theo tổ
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
- Cả lớp chơi thử.
- Cả lớp chơi thi đua.
- Chạy thường quanh sân tập 1 – 2 vòng, động tác thả lỏng: 2 – 3 phút.
 Thứ tư ngày 12 tháng 01 năm 2011
KHOA HỌC:
NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng .Nêu được ví dụ.
* Thực hành tiết kiệm năng lượng cũng góp phần xây dựng quê hương.
- GDBVMT: Giáo dục hs biết tiết kiệm năng lượng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Chuẩn bị theo nhóm: + Nến, diêm.
 + Ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi,đèn pin.
 - Hình trang 83 SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 4-5'
2.Bài mới: Giới thiệu bài: 1'
Hoạt động 1: Thí nghiệm: 13-14'
* GV chia nhóm.
* Nhận xét: 
- Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao.
- Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
- Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng, còi kêu.
- Trong các trường hợp trên, ta thấy cần cung cấp năng lượng để các vật có các biến đổi, hoạt động.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 10-12'
 * Cho HS làm việc theo cặp.
* GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng.
* GV theo dõi và nhận xét chung.
 3. Củng cố, dặn dò: 2-3'
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV liên hệ GDBVMT
- Về học bài và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết
- 2 HS
* Làm việc theo nhóm.
HS làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận. Trong mỗi thí nghiệm, HS cần nêu rõ:
- Hiện tượng quan sát được.
- Vật bị biến đổi như thế nào?
- Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
* Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm .
Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* HS làm việc theo cặp.
- Đọc mục bạn cần biết trang 83 SGK, sau đó từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
* HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp. HS khác nhận xét.
 HS trình bày vào phiếu 
Hoạt động
Nguồn n.lượng
Người nông dân cày, cấy,...
 Thức ăn
Các bạn HS đá bóng, học bài,.
 Thức ăn
 Chim đang bay
Thức ăn
 Máy cày
Xăng
...
...
* 1 số HS trình bày. Lớp theo dõi và nhận xét.
THỂ DỤC:
TUNG VÀ BẮT BÓNG
TRÒ CHƠI “BÓNG CHUYỀN SÁU “
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tau, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Làm quen trò chơi "bóng chuyền sáu". Yêu cầu biết đựơc cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: 
Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để HS tập luyện.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu: 6 - 10’
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
- Tại chỗ vỗ tay, hát
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân
2. Phần cơ bản: 18 - 22’
a. Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bàng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
-Các tổ luyện theo khu vực đã quy định. Tổ trưởng tổ của mình tập, GV đi lại quan sát và sửa lại hoặc nhắc nhở, giúp đỡ nhau thực hiện chưa đúng.
*Thi đua giữa các tổ với nhau 1 lần.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
*Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn.
b. Làm quen trò chơi "Bóng chuyên sáu".
-GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và quy định khu vực chơi. Cho HS tập trước động tác vừa di chuyển vừa bắt bóng. Chơi thử trò chơi 1-2 lần, sau đó mới chơi chính thức.
3. Phần kết thúc: 4 - 6’
- Động tác thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
- GV và HS hệ thống bài, đánh giá kết quả bài học.
- Giao bài tập về nhà: ôn động tác tung và bắt bóng.
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay: 1 – 2 phút .
- Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển:
Luyện tập theo tổ
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
- Cả lớp chơi thử.
- Cả lớp chơi thi đua.
- Chạy thường quanh sân tập 1 – 2 vòng, động tác thả lỏng: 2 – 3 phút.
 Thứ năm ngày 13 tháng 01 năm 2011
KĨ THUẬT:
CHĂM SÓC GÀ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà.Biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Một số tranh ảnh minh hoạ trong SGK.
 - Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 4-5'
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 1'
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà : 6-8'
- Nêu mục đích và tác dụng của việc chăm sóc gà ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà. 10 - 12’
- Về mùa lạnh chúng ta cần chăm sóc cho gà như thế nào?
- Về mùa hè chuồng trại gà phải như thế nào?
- Ta phải làm gì để phòng ngộ độc thức ăn cho gà ?
Nêu tên các công việc chăm sóc gà ?
Kết luận: 
 Gà không chịu được nóng quá, rét quá, ẩm quá và dễ bị ngộ độc bởi thức ăn có vị mặn, thức ăn bị ôi, mốc. Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng nhiều cách như sưởi ấm cho gà con, chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà, không cho gà ăn những thức ăn ôi, mốc, mặn,...
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. 8 - 10’
- GV cho HS làm bài vào phiếu.
- GV nêu đáp án của bài tập.
3. Củng cố - dặn dò: 1-2'
- Gọi một số HS nêu nội dung chính của bài học.
- Nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài học sau.
- 2 HS trả lời
- HS đọc mục 1 (SGK).
* Chăm sóc gà tạo điều kiện sống thuận lợi, thích hợp cho gà và giúp gà tránh được ảnh hưởng không tốt của các yếu tố môi trường.
+ Gà được chăm sóc tốt sẽ khoẻ mạnh, mau lớn và có sức chống bệnh tốt. Ngược lại, nếu không được chăm sóc đầy đủ, gà sẽ yếu ớt, dễ bị nhiễm bệnh, thầm chí bị chết.
- HS đọc mục 2 (SGK).
- HS chia nhóm, thảo luận.
* Giữ ấm cho gà, chuồng trại sạch sẽ,...
* Thoáng mát ...
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- HS làm bài vào phiếu câu hỏi trắc nghiệm.
* Ghi chữ Đ hoặc S vào sau câu đúng.
+ Trong chuồng gà chúng ta không nên quét dọn.
+ Đối với chuồng trại, ta nên giữ ấm cho gà về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.
+ Không nên cho gà ăn những thức ăn bị mốc, ôi thiu, thức ăn có vị mặn.
+ Nên sưởi ấm bằng những bóng điện cho gà về mùa đông.
- HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
 Thứ sáu ngày 14 tnhangs 01 năm 2011
ĐỊA LÍ:
CHÂU Á (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :
- Nêu được đặc điểm về dân cư của châu Á :
+ Có số dân đông nhất
+ Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng.
- Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của dân cư châu Á :
+ Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, 1 số nước có công nghiệp phát triển.
- Nêu 1 số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á : 
+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
+ Sản xuất được nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản. 
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của người dân châu Á.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bản đồ Các nước châu Á. 
 - Bản đồ Tự nhiên châu Á.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 4-5'
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 1'
3. Cư dân châu Á
 Hoạt động 1: ( làm việc cả lớp) : 7-8'
- GV bổ sung thêm về lí do có sự khác nhau về màu da đó.
Kết luận: Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Phần lớn dân cư châu Á da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
4. Hoạt động kinh tế
Hoạt động 2: ( làm việc cả lớp, sau đó theo nhóm nhỏ) ;7-8'
Kể tên 1 số ngành sản xuất ở châu Á ?
Kể tên các vùng phân bố và các hoạt động sản xuất ?
- GV nói thêm 1 số nước có nền kinh tế phát triển ở châu Á : Hàn Quốc, Nhật Bản, Sin–ga-po, ...
Kết luận: Người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp: khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô,...
5. Khu vực Đông Nam Á : 
Hoạt động 3 : ( làm việc cả lớp) 9-10'
- Kể tên 11 nước thuộc khu vực ĐNÁ ?
- Vì sao ĐNÁ có khí hậu nóng ẩm ?
- Nêu đặc điểm kinh tế khu vực ĐNÁ ?
- Vì sao ĐNÁ lại sx được nhiều lúa gạo ?
Kết luận: Khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm....
3. Củng cố, dặn dò: 1-2'
- Nhận xét tiết học
- 2 HS TL về vị trí, giới hạn châu Á
- HS làm việc với bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17, so sánh dân số châu Á với dân số các châu lục khác để nhận biết châu Á có số dân đông nhất thế giới, gấp nhiều lần dân số các châu lục khác...
- HS đọc đoạn văn ở mục 3, đưa ra được nhận xét người dân châu Á chủ yếu là người da vàng và địa bàn cư trú chủ yếu của họ
- HS quan sát H4 để thấy người dân sống ở các khu vực khác nhau có màu da, trang phục khác nhau.
- HS quan sát H5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác của người dân châu Á.
* Một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô,...
- HS làm việc theo nhóm nhỏ với H5, tìm kí hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ và rút ra nhận xét sự phân bố của chúng ở một số khu vực, quốc gia của châu Á.
* Lúa gạo trồng ở Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ; lúa mì, bông ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ca-dắc-xtan; chăn nuôi bò ở Trung Quốc, Ấn Độ; khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á, Đông Nam Á; sản xuất ô tô ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
- Đại diện nhóm trả lời + chỉ bản đồ
- HS quan sát H3 ở bài 17 và H5 ở bài 18.
* VN, Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Đông-ti-mo,...
* Khu vực Đông Nam Á có đường Xích đạo chạy qua, có nhiều nước giáp biển ,..
*Sản xuất được nhiều loại nông sản, lúa gạo và khai thác khoáng sản.
* HSKGTL : Vì đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
- Đọc phần bài học
- HS chú ý nghe.
LUYỆN TOÁN:
ÔN LUYỆN 
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cách tính chu vi, đường kính, bán kính của hình tròn.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Hệ thống bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
3. Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 :Ôn công thức tính chu vi hình tròn.
- Cho HS nêu cách tính chu vi hình tròn.
- Nêu cách tìm bán kính, đường kính khi biết chu vi hình tròn.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Một bánh xe của một đầu máy xe lửa có đường kính là 1,2 m. Tính chu vi của bánh xe đó?
Bài tập 2: Chu vi của một hình tròn là 12,56 dm. Tính bán kính của hình tròn đó?
Bài tập3: Chu vi của một hình tròn là 188,4 cm. Tính đường kính của hình tròn đó?
Bài tập4: (HSKG)
 Đường kính của một bánh xe ô tô là 0,8m. 
a) Tính chu vi của bánh xe đó?
b) Ô tô đó sẽ đi được bao nhiêu m nếu bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng, 80 vòng, 1200 vòng?
3. Củng cố, dặn dò:	
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
C = d x 3,14
 = r x 2 x 3,14
 r = C : 2 : 3,14
 d = C : 3,14
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Chu vi của bánh xe đó là:
 1,2 x 3,14 = 3,768 (m)
 Đáp số: 3,768 m.
Lời giải: Bán kính của hình tròn đó là:
 12,56 : 2 : 3,14 = 2 (dm)
 Đáp số: 2 dm.
Lời giải:
Đường kính của hình tròn đó là:
 188,4 : 3,14 = 60 (cm)
 Đáp số: 60cm.
Lời giải: Chu vi của bánh xe đó là:
 0,8 x 3,14 = 2,512 (m)
Quãng đường ô tô đi trong 10 vòng là:
 2,512 x 10 = 25,12 (m)
Quãng đường ô tô đi trong 80 vòng là:
 2,512 x 80 = 200,96(m)
Quãng đường ô tô đi 1200 vòng là:
 2,512 x 10 = 3014,4 (m)
 Đáp số: 2,512 (m); 25,12 (m)
 200,96(m); 3014,4 (m)
- HS lắng nghe và thực hiện.
GDNGLL:
GIÁO DỤC ATGT VÀ
 CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG DỊP TẾT
I. MỤC TIÊU: 
- HS biết được tác hại của việc không chấp hành luật giao thông và biết cách phòng tránh tai nạn giao thông. 
- HS hiểu được tác hại của các tệ nạn xã hội thường xảy ra trong dịp tết.
- HS viết cam kết không vi phạm về ATGT, phòng chống cháy nổ, bài bạc lô đề,... trong dịp tết.
II. CÁCH THỨC TỔ CHỨC: 
- GV giúp hs hiểu về tác hại của những người không chấp hành luật giao thông, tham gia các tệ nạn xã hội ....
- HS nêu các hiểu biết của mình về các tệ nạn và lấy ví dụ minh hoạ 
- HS nêu cách phòng tránh các tệ nạn trong dịp tết. Gv nhận xét và bổ sung.
- GV yêu cầu hs đọc cam kết mà các em đã viết .
- GV nhận xét tiết học, dặn hs về nhà thực hiện tốt các điều mà các em đã viết trong cam kết và tuyên truyền tới người thân trong gia đình và bà con lối xóm về tác hại của các tệ nạn xã hội và cách phòng tránh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20 lop 5 KHOA SU DIA THE Hong 1011.doc