Giáo án Lớp 5 tuần 20 - Trường trung tiểu học Bắc Mỹ

Giáo án Lớp 5 tuần 20 - Trường trung tiểu học Bắc Mỹ

Tập đọc

Thái sư Trần Thủ Độ

Theo Đại Việt Sử Kí Toàn thư

I. Mục tiêu, yêu cầu

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa của các từ khó trong truyện: thái sư, câu đương, hiệu, quân hiệu.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà sai phép nước

 - Giáo dục HS kính trọng những người có công với đất nước .

II. Đồ dùng dạy – học

- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

- Bảng phụ

 

doc 55 trang Người đăng nkhien Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 20 - Trường trung tiểu học Bắc Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc 
Thái sư Trần Thủ Độ
Theo Đại Việt Sử Kí Toàn thư 
I. Mục tiêu, yêu cầu
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa của các từ khó trong truyện: thái sư, câu đương, hiệu, quân hiệu....
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà sai phép nước
 - Giáo dục HS kính trọng những người có công với đất nước .
II. Đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ (5p)
- Kiểm tra 2 nhóm đọc phân vai trích đoạn kịch (Phần 2).
- Anh Lê, anh thành đều là những người yêu nước nhưng họ khác nhau như thế nào?
- Người công dân số 1 là ai? Tại sao gọi như vậy?
- GV nhận xét, cho điểm
 Mỗi nhóm 4 HS đọc phân vai: anh thành, anh Lê, anh Mai và người dẫn chuyện.
- Nhóm 1 đọc + trả lời câu hỏi
• Anh Lê có tâm lý tự ti, cam chịu,....
• Anh Thành không cam chịu, rất tin tưởng con đường mình đã chọn.
- Người công dân số 1 là Nguyễn Tất Thành là Bác Hồ.
 Gọi như vậy vì ý thức là công dân của nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm trong Người....
2. Bài mới (30p)
a. Giới thiệu bài .
 Người có công lớn trong việc sáng lập nhà Trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Nguyên xâm lược nước ta chính là một tấm gương giữ nguyên phép nước. Người đó là ai? Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em biết được điều đó
- HS lắng nghe
HĐ1: GV đọc diễn cảm bài văn
• Ở đoạn 1 cần đọc câu giới thiệu về Trần Thủ Độ với giọng chậm rãi, rõ ràng đọc với giọng nghiêm, lạnh lùng câu nói của Trần Thủ Độ “Ngươi có phu nhân xin...phải chặt một ngón chân để phân biệt”.
• Đoạn 2: đọc giọng ôn tồn, điềm đạm.
• Đoạn 3: Lời vua: đọc với giọng chân thành, tin cậy. Lời viên quan tâu với vua: đọc với giọng tha thiết. Lời Trần Thủ Độ: trầm ngâm, thành thật.
HĐ2: HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn
 • Đoạn 1: từ đấu đến “...ông mới tha cho.”
 • Đoạn 2: tiếp theo đến “...thưởng cho.”
 • Đoạn 3: phần còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Linh Từ Quốc Mẫu, kiệu, chuyên quyền...
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 2.
- HD đọc câu khó .
HĐ3: Cho HS đọc trong nhóm (chia nhóm 4 để HS đọc phân vai. Nếu đọc đoạn nối tiếp thì chia nhóm 3 để mỗi em được đọc một đoạn)
- GV cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ
- Cho HS thi đọc
- GV nhận xét + khen HS đọc tốt
- HS lắng nghe.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS nối tiếp đoạn đọc.
- HS luyện đọc từ ngữ khó đọc.
- HS nối tiếp đọc nối tiếp lần 2.
* Tôi là vợ Thái Sư mà bị kẻ khác khinh nhờn .( giọng khóc)
- HS luyện đọc trong nhóm.
- HS đọc.
- 1 HS đọc chú giải.
- 3HS giải nghĩa từ (dựa vào SGK).
- HS thi đọc phân vai hoặc đọc đoạn + lớp nhận xét.
c. Tìm hiểu bài .
• Đoạn 1
- Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm.
- Khi có một người xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
- Theo em cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý gì?
GV chốt lại: Cách xử sự này của ông có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước.
• Đoạn 2
- Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 2
- Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao?
GV chốt lại ý đoạn 2: Cách phân xử nghiêm minh của Trần Thủ Độ.
• Đoạn 3
- Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm đoạn 3
- Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
• Đọc lại cả bài một lượt
- Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
- Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?
- 1HS đọc thành tiếng, HS còn lại đọc thầm theo.
- Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác.
- HS trả lời
- Cho HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo
- Ông hỏi rõ đầu đuôi sự việc và thấy việc làm của người quân hiệu đúng nên ông không trách móc mà còn thưởng cho vàng, bạc.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
“Quả có chuyện như vậy...”
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- Ông là người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỷ cương phép nước.
* Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi Thái Sư Trần Thủ Độ. Ông là một người cư sử gương mẫu, nghiêm minh không vì tình riêng mà làm trái phép nước.
d. Luyện đọc diễn cảm.
HĐ1: GV hướng dẫn
(Giọng đọc... như đã hướng dẫn ở trên)
- GV đưa bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 lên và hướng dẫn đọc.
- Phân nhóm 4 cho HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen nhóm đọc hay
- HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, viên quan, vua, Trần Thủ Độ (nhóm 4).
- 2 - 3 nhóm lên thi đọc phân vai.
- Lớp nhận xét
3. Củng cố- Dặn dò(3p)
- Em hãy nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
- Em học tập điều gì về Thái Sư Trần Thủ Độ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe
- 2 - 3 HS nhắc lại 
Rút kinh nghiệm
	Toán	Tiết 96
Luyện tập
Mục tiêu Giúp HS:
 - Củng cố về kĩ năng tính chi vi hình tròn. Tính đường kính của đường tròn khi biế chu vi của đường tròn đó.
 - Vận dụng công thức để tính chu vi hình tròn để giải quyết tình huống thực tiễn, đơn giản. 
 - Giáo dục HS yêu thích môn học
B. Đồ dùng:
 - Compa, bảng phụ 
C. Các hoạt động dạy học – chủ yếu.
I. Kiểm tra bài cũ(5p)
* Bài 3 (VBT- 11) Bánh xe của của một đầu máy xe lửa có đường kính là 1,2m. Tính chu vi của bánh xe đó.
- Bài cho biết gì? Yêu cầu làm gì? - HS nêu tóm tắt bài toán .
	Đường kính: 1,2m
	Chu vi	: m?
- 1HS lên bảng làm. 
- GV nhân xét, ghi điểm.
II. Bài mới (30p)	 
Hoạt động :Thực hành-luyện tập 
Bài 1b, c: nhóm đôi.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS làm vào vở
- GV chữa bài:
 + HS dưới lớp nhận xét bài của bạn 
 + GV nhận xét xác nhận kết quả.
 +Yêu cầu HS trao đổi vở kiểm tra chéo, chữa bài.
- Muốn tính chu vi hình tròn có bán kính ta làm như thế nào?
-Cần lưu ý điều gì đối với trường hợp r là một hỗn số?
- Chốt bài: Khi làm BT1, cần chú ý vận dụng chính xác công thức, làm tính cẩn thận và không quên ghi rõ đơn vị sau kết quả .
Bài 2:cá nhân.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hãy viết công thức tính chu vi hình tròn biết đường kính của hình tròn đó.
- Dựa vào cách tính công thức suy ra cách tính đường kính của hình tròn 
- GV xác nhận cách làm 
- Tương tự: Khi đã biết tính chu vi có thể tìm được bán kính không? Bằng cách nào?
-GV xác nhận và yêu cầu cả lớp ghi vào vở công thức suy ra
- Yêu cầu HS làm vào vở, 2 HS lên làm bảng (HS yếu làm ý (a); HS trung bình làm ý (b)
-Chữa bài:
+ Yêu cầu HS khác nhận xét bài của bạn .HS dưới lớp đối chiếu kết quả ghi đáp số vào vở .
+ GV nhận xét chung ,chữa bài.
- Khi biết chu vi của hình tròn, có thể tìm được đường kính (bán kính) bằng cách nào?
- Chốt bài: Khi làm BT dạng này, cần chú ý yêu cầu của bài (tìm bán kính / đường kính để từ đó áp dụng công thức tính .
Bài 3a:nhóm bàn .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS dsuy nghĩ và tự làm ý a
- Khi bánh xe lăn được một vòng thì người đi xe đạp đi được một quãng đường tương ứng với độ dài nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
- Chữa bài :
- Gọi 2 HS đọc bài giải; yêu cầu HS khác nhận xét và chữa bài vào vở 
- Liên hệ thực tiễn: Đồng hồ xe máy, ôtô làm việc cũng dựa vào cơ chế này. Khi bánh xe máy hoặc ôtô lăn với một số vòng nhất định sẽ tương ứng với đoạn đường đi là: 1km .Khi đó đồng hồ đo quãng đường sẽ nhích thêm một số .nhìn vào đồng hồ này ta có thể biết được số ki-lô-mét đường mà ôtô (xe máy) đã đi được
Bài 1:
-Tính tính chu vi hình tròn có bán kính r
- 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- HS dưới lớp nhận xét bài của bạn và chữa bài
Lấy bán kính nhân 2 rồi nhân với số 3,14
- Cần đổi hỗn số ra số thập phân rồi tính bình thường 
-HS lắng nghe
Bài 2 :
- HS đọc yêu cầu: Biết chu vi, tính đường kính (hoặc bán kính)
- C = d 3,14
Suy ra: d = C : 3,14
C = r 2 3,14
Suy ra: r = C : (2 3,14)
- Hs ghi vào vở 2 công thức nêu trên 
- HS thực hiện yêu cầu .
-HS nhận xét bài của bạn trên bảng 
- Ghi đáp số vào vở 
Lấy chu vi chia cho 3,14 (hoặc lấy chu vi chia cho 6,28 = 2 3,14)
- Đường kính của bánh xe là 0,65m
Tính chu vi của bánh xe 
-HS làm bài 
-Được một quảng đường bằng độ dài đường tròn hay chu vi của bánh xe 
-Gấp chu vi lên 10 lần hoặc lên 100 lần
- HS làm bài vào vở 
-HS chữa bài 
-Nhân nhẩm,ti hs được kết quả (b) bằng cách dùng kết quả ở câu (a) rồi rời dấu phẩy đi một (hoặc hai chữ số) về bên phải .
Rút kinh nghiệm
Trong tiết này chủ yếu rèn kĩ năng vận dụng công thức tính chu vi hìng tròn, GV cần giúp HS tính toán chính xác tới kết quả cuối cùng để kiểm tra lĩ năng tính và đơn vị ghi kèm kết quả. Ngoài ra có hai công thức suy ra để tính đường kính (hoặc bán kính) khi biết chu vi, cần yêu cầu HS nhớ để vận dụng. Ở BT 3 tích hợp ôn lại quy tắc nhâm nhẩm với 10, với 100 của một số thập phân 
BT4: Nếu có HS khoanh sai cần xem nguyên nhân sai ở đâu . Chẳng hạn khoanh vào kết quả (a) là HS lẫn với chu vi của cả hình tròn; khoanh vào kết quả (B) là HS quên cộng thêm đường kính; khoanh (C) là HS quên không chia đôi chu vi mà cộng luôn độ dài đường kính.
Toán	Tiết 97
Diện tích hình tròn
A.Mục tiêu :
 - Giúp HS hình thành được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng để tính diện tích hình tròn.
 - Rèn kĩ năng làm toán cho HS
 - Giáo dục HS yêu thích môn học
B.Đồ dùng dạy học
 - Mỗi HS đều có một hình tròn bằng bìa mỏng,bán kính 5cm. Chuẩn bị sẵn kéo cắt giấy, hồ dán và thước kẻ thẳng
 - GV chuẩn bị hình tròn bán kính 10cm và băng giấy mô tả quá trình cắt, dán các phần của hình tròn
 - Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học – chủ yếu 
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức bài trước 
-Yêu cầu: Viết công thức tính chu vi hình tròn 
- Nêu quy tắc tính diện của hình bình hành :
-HS làm bài 
 C = d 3,14 = r 2 3,14
- Muốn tính Shbh ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao của hình bình hành 
Hoạt động 2: Hình thành công thức tính diện tích hình tròn 
- Đặt vấn đề: Ta có thể tính được diện tích hình tròn không ? Bằng cách nào? Đó là nội dung bài học hôm nay?
a)Tổ chức hoạt động trên phương tiện trực quan 
- Yêu cầu HS lấy hình tròn bán kính 5cm, rồi thảo luận tìm cách gấp chia thành 16 phần bằng nhau.
- Gọi 1 HS nêu cách gấp 
- Nếu có nhóm HS nào làm được, GV gợi ý. Chú ý miết kĩ nếp gấp đó. 
- GV treo hình đã đươc cắt dán ghép lại hình vẽ 
- Yêu cầu HS cắt hình tròn thành 16 phần rồi dán các phầ ... h huống b: bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội vì đó là việc làm góp phần làm sạch đẹp làng xóm
* HĐ4: Trình bày kết quả sưu tầm tranh 
+ Mục tiêu: Củng cố bài
- HS trình bày kết quả sưu tầm về các cảnh đẹp của quê hương, các phong tục tập quán danh nhân...đã chuẩn bị
- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng. 
- HS giới thiệu tranh
- Các nhóm giới thiệu 
- Lớp nhận xét 
- HS nêu ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ 
- HS giải thích lí do.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét.
- HS trình bày các tranh ảnh sưu tầm 
Khoa học	TUẦN: 20
BÀI 39: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC 
I. Yêu cầu
Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II. Chuẩn bị
Hình vẽ trong SGK, một ít đường kính trắng, lon sửa bò sạch.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định 
2-Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi
-GV nhận xét, đánh giá
3-Bài mới
*HĐ1: Tạo “Bức thư bí mật”
-GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm tạo 1 bức thư bí mật bằng các dụng cụ đã chuẩn bị
-GV nhận xét kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt
*HĐ 2: Xử lí thông tin SGK
-GV nhận xét kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng
4-Củng cố-Dặn dò
-Yêu cầu HS nêu các tác dụng có thể làm biến đổi hoá học của các chất?
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài Năng lượng
- HS đọc thông tin trả lời
- Nhận xét
-HS trình bày dụng cụ
+Dấm hoặc chanh
+Giấy,que tăm,diêm,nến
-HS tiến hành:
+Dùng que tăm nhúng vào dấm (chanh) viết vào giấy để khô
+Nhìn vào tờ giấy không thấy chữ
+Đưa lên ngọn nến thấy chữ
-Các nhóm quan sát hình vẽ SGK trang 80, 81
-Đọc thông tin và trả lời
-Các nhóm báo cáo
-HS dựa vào thông tin trả lời
- Nhận xét, góp ý
Khoa học	TUẦN: 20
BÀI 40: NĂNG LƯỢNG 
I. Yêu cầu
Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ.
II. Chuẩn bị
Nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi
Nêu các tác dụng có thể làm biến đổi hoá học của các chất?
-GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu về năng lượng
- GV chia nhóm, yêu cầu nhóm thực hành theo SGK trang 82 và thảo luận các câu hỏi:
+ Hiện tượng quan sát được?
+ Vật bị biến đổi như thế nào?
+ Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
GV nhận xét, kết luận:
Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay ta cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao.
Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra cung cấp năng lượng làm động cơ quay, đèn sáng, còi kêu.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn năng lượng
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK trang 83 nêu ví dụ hoạt động của con người động vật, các phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
-GV chốt lại: Mọi hoạt động của con người, động vật, các phương tiện, máy móc đều cần đến nguồn năng lượng.
4. Củng cô - dặn dò
Yêu cầu HS tìm thêm các nguồn năng lượng khác phục vụ cho các hoạt động của con người
Chuẩn bị: “Năng lượng mặt trời”.
Nhận xét tiết học.
-HS trả lời
HS thực hành theo nhóm 
+ Đưa cặp sách đang nằm yên trên bàn lên cao
+ Thắp nến và quan sát 
+ Thực hành lắp pin và bật công tắc ôtô đồ chơi
- Các nhóm thảo luận 3 câu hỏi
Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung
HS tự đọc mục Bạn có biết trang 83 SGK.
Người nông dân cày, cấy (năng lượng từ thức ăn)
Các bạn HS đá bóng, học bài (năng lượng từ thức ăn)
Chim săn mồi (năng lượng từ thức ăn)
Máy bơm nước (năng lượng từ điện)
- Nhiều HS trình bày
TUẦN 20 	Kĩ thuật
CHĂM SÓC GÀ
I- MỤC TIÊU: 
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà.
- Có ý thức chăm sóc bảo vệ gà.
II- CHUẨN BỊ:
 - Ảnh trong SGK, phiếu đánh giá kết quả học tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ: Nuôi dưỡng gà.
- GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời: Vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và đạm.
- GV nhận xét đánh giá.
3- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Muốn cho gà mau lớn và khoẻ mạnh, chúng ta cần phải biết cách chăm sóc gà, đó là nội dung bài học hôm nay.
b- Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- GV nêu: Khi nuôi gà, ngoài việc cho gà ăn uống, ta cần tiến hành một số công việc như sưởi ấm cho gà mới nở, che nắng, chắn gió lùa...để giúp gà không bị rét hoặc nắng, nóng. Tất cả những việc đó gọi là chăm sóc gà.
- GV gọi HS đọc mục 1 SGK.
- Hỏi:
 + Chăm sóc gà nhằm mục đich gì?
 + Nêu tác dụng của việc chăm sóc gà?
- GV tóm tắt: Gà cần ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước và các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc tạo điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, không khí thích hợp cho gà sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc gà đầy đủ giúp gà khoẻ mạnh, mau lớn, có sức chống bệnh tốt và góp phần nâng cao năng suất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà.
- Yêu cầu HS đọc thầm nội dung mục 2 SGK và trả lời câu hỏi.
 + Em hãy nêu tên các cộng việc chăm sóc gà?
- GV ghi từng đề mục a, b, c, d.
- Hướng dẫn HS khai thác từng đề mục:
a) Sưởi ấm cho gà.
- Hỏi: Em hãy nêu vai trò của nhiệt độ đối với động vật?
- GV nhận xét, giải thích thêm: Nhiệt độ tác dụng đến sự lớn lên, sinh sản của động vật. Động vật còn nhỏ có khả năng chịu rét, chịu nóng kém hơn động vật lớn.
- GV hỏi: 
 + Dựa vào hình 1, em hãy nêu dụng cụ dùng để sưởi ấm cho gà?
 + Vì sao cần phải sưởi ấm cho gà nhất là gà không có mẹ?
- GV nhận xét và nêu một số cách sưởi ấm cho gà mới nở: dùng chụp sưởi, bóng đèn, đốt bếp than (củi) quanh chuồng.
b) Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà:
- GV yêu cầu HS đọc mục 2b và hỏi:
 + Nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà?
 + Nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà ở gia đình em?
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tính thần thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị tiết sau: Vệ sinh phòng bệnh cho gà. 
- Hát vui.
- 2 HS lần lượt trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 1, 2 HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp đọc thầm.
- 1 HS trả lời.
- Vài HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời, các em khác nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
Lịch sử
Bài 20: Ôn tập: chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc
(1945 – 1954)
I. Mục tiêu: 
- Biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đau với ba thứ “giặc”: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
- Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: 
+ 19-12-1946: toàn quốc kháng chiến chóng thực dân Pháp.
+ Chiến dịch Việt Bắc – thu đông 1947.
+ Chiến dịch biên giới thu – đông 1950.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ
II. Đồ dùng dạy học: 
Bản đồ hành chính Việt Nam. Phiếu học tập của HS. Máy tính và máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
2. Ôn tập
Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm)
Chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK.
+Nhóm 1: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên 3 loại “giặc” mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945?
+Nhóm 2: “Chín năm làm một Điện Biên,
 Lên vành hoa đỏ, nên trang sử vàng!”
Em hãy cho biết: Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
+ Nhóm 3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định điều gì? Lời khẳng định ấy khiến em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (đã học ở lớp 4)?
+Nhóm 4: Hãy thống kê một số sự kiện mà cho em là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược?
Cho các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung.
Nghe và đánh giá.
 Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp).
Cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề “Tìm địa chỉ đỏ”.
Cách thực hiện: GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
Tổng kết nội dung bài học.
3. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc học sinh về ôn tập.
Làm bài trong vở bài tập
Phòng Giáo dục – Đào tạo quận 3
Trường tiểu học Bắc Mỹ
Sinh hoạt chủ nhiệm
Lớp 5A – tuần 20
Mục tiêu:
Học sinh năm được nội dung chủ đề tuần: Uống nước nhớ nguồn
Học sinh biết tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nội dung thi đua của bản thân, của tổ, của lớp.
Thông qua chủ đề tuần để giáo dục ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Học sinh ham thích và tự giác tham gia các hoạt động
Chuẩn bị:
Phiếu tự nhận xét cá nhân
Bảng thi đua các tổ; bảng đăng kí thi đua; ngôi sao
Tư liệu về ngày Tết cổ truyền của Việt Nam
Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định: hát tập thể
Hoạt động 1: cá nhân “Nhận xét – đánh giá việc thực hiện nội dung thi đua trong tuần”
Phát phiếu tự nhận xét, đánh giá
Hướng dẫn học sinh thực hiện trên phiếu
Theo dõi học sinh thực hiện
Tổng kết, khen thưởng tổ xuất sắc và cá nhân điển hình
Trò chơi “Giải ô chữ”
Hoạt động 2: hoạt động tập thể
Tổ chức cho học sinh trình bày các công trình đã thực hiện để chào mừng ngày Quân đội nhân dân Việt Nam
Gv chốt, liên hệ thực tế
Giới thiệu các hình ảnh về các di tích lịch sử và các nghĩa trang liệt sĩ
Giáo dục tư tưởng
Văn nghệ
Hoạt động 3: hoạt động nhóm
Phát động phong trào “Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc”
Tìm tranh ảnh và tư liệu về những món ăn trong ngày Tết
Chuẩn bị bài hát về ngày Tết
Rèn chữ giữ vở
Giáo dục môi trường:
Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp
Giữ lớp học luôn gọn gàng, ngăn nắp
Gv chốt
Chúc mừng sinh nhật các bạn trong tuần 20
Cô giáo em
Cá nhân thực hiện trên phiếu
Tổ trưởng tóm tắt thành tích của tổ mình, chọn cá nhân điển hình
Lớp trưởng tổng hợp thành tích của cả lớp
Giải ô chữ 
Mỗi nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình
Hs xem phim và tranh
Liên hệ thực tế, nêu gương điển hình của lớp về học tập tác phong của các chú bộ đội
Hát “Ngày tết quê em”
Các nhóm thảo luận và đăng kí thi đua
Các tổ đăng kí cho lớp trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20.doc