Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiếp)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiếp)

. Kiến thức: - Giúp học sinh biết Tổ quốc của em là VN, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

2. Kĩ năng: - Học sinh có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về văn hóa và sự phát triễn kinh tế của Tổ quôc Việt Nam.

3. Thái độ: - Quan tâm đến sự phát triễn của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về văn hóa và lịch sử dân tộc VN.

 Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựngvà bảo vệ quê hương đất nước.

 

doc 41 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1011Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 : ĐẠO ĐỨC 
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 1 )
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	- Giúp học sinh biết Tổ quốc của em là VN, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
2. Kĩ năng: 	- Học sinh có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về văn hóa và sự phát triễn kinh tế của Tổ quôc Việt Nam.
3. Thái độ: 	- Quan tâm đến sự phát triễn của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về văn hóa và lịch sử dân tộc VN.
	Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựngvà bảo vệ quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị: 
HS: Tranh, ảnh về Tổ quốc VN
GV: Băng hình về Tổ quốc VN
 Băng cassette bài hát “Việt Nam quê hương tôi”
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
1’
30’
10’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “ Uûy ban nhân dân xã (phường) em (Tiết 2) 
Em đã thực hiện việc hợp tác với chính quyền như thế nào? Kết quả ra sao?
Nhận xét, ghi điểm
3. Giới thiệu: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” (Tiết 1)
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 34 / SGK.
Phương pháp: Đàm thoại,thuyết trình,thảo luận.
Học sinh đọc các thông tin trong SGK 
Treo 1 số tranh ảnh về cầu Mỹ Thuận, thành phố Huế, phố cổ Hội An, Mĩ Sơn, Vịnh Hạ Long.
Các em có nhận ra các hình ảnh có trong thông tin vừa đọc không?
Ai có thể giới thiệu cho các bạn rõ hơn về các hình ảnh này?
Nhận xét, giới thiệu thêm.
v Hoạt động 2:
Nêu yêu cầu cho học sinh® khuyến khích học sinh nêu những hiểu biết của các em về đất nước mình, kể cả những khó khăn của đất nước hiện nay.
• Gợi ý:
+ Nước ta còn có những khó khăn gì?
Em có suy nghĩ gì về những khó khăn của đất nước? Chúng ta có thể làm gì để góp phần giải quyết những khó khăn đó?
® Kết luận:
Tổ quốc chúng ta là VN, chúng ta rất yêu quí và tực hào về Tổ quôc mình, tự hào mình là người VN.
Đất nước ta còn nghèo, vì vậy chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
v	Hoạt động 3: Làm bài tập 2 / SGK.
Phương pháp: Luyện tập, thuyết trình.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
® Tóm tắt:
Quốc kì VN là lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN, là danh nhân văn hóa thế giới.
Văn Miếu nằm ở Thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
· Ở hoạt động này có thể tổ chức cho học sinh học nhóm để lựa chọn các tranh ảnh về đất nước VN và dán quanh hình Tổ quốc , sau đó nhóm sẽ lên giới thiệu về các tranh ảnh đó.
Hoạt động 4: Củng cố.
Nghe băng bài hát “Việt Nam-quê hương tôi”.
Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
Nêu yêu cầu: Cả lớp nghe băng và cho biết:
+ Tên bài hát?
+ Nội dung bài hát nói lên điều gì?
® Qua các hoạt động trên, các em rút ra được điều gì?
GV hình thành ghi nhớ 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Tìm hiểu một thành tựu mà VN đã đạt được trong những năm gần đây.
Sưu tầm bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam.
Chuẩn bị: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” (Tiết 2)
Nhận xét tiết học
Hát 
2 học sinh trả lời
Hoạt động lớp, cá nhân
1 em đọc.
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
Học sinh trả lời.
Vài học sinh lên giới thiệu.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Đọc lại thông tin, thảo luận hai câu hỏi trang 35 / SGK.
Đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh làm bài cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
- HS trình bày ý kiến 
Một số học sinh trình bày trước lớp nói và giới thiệu về Quốc kì VN, về Bác Hồ, Văn Miếu, áo dài VN.
Hoạt động nhóm đôi 
- HS lắng nhe và cảm nhận qua từng lời hát
- HS trình bày cảm nhận của mình 
Đọc ghi nhớ.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
***
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 21 : ĐỊA LÍ
MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Nắm 1 số đặc điểm về dân cư, kinh tế của Nga, Pháp.
2. Kĩ năng: 	- Sử dụng lược đồđể nhận biết vị trí địa lí, đặc điểm lãnh thổ của Nga, Pháp.
3. Thái độ: 	- Say mê tìm hiểu bộ môn.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bản đồ châu Âu. Một số ảnh về Nga, Pháp.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
14’
14’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Châu Âu”.
Nhận xét, đánh giá,.
3. Giới thiệu bài mới: 
Một số nước ở châu Âu.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu về Liên bang Nga
Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lí thông tin, trực quan.
Theo dõi, nhận xét
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu về nước Pháp
Phương pháp: Thảo luận nhóm, sử dụng lược đồ, đàm thoại, quan sát
GVchốt: Đấy là những nông sản của vùng ôn đới ( khác với nước ta là vùng nhiệt đới).
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Trò chơi thi đua.
Nhận xét, đánh giá.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập”. 
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động nhóm nhỏ, lớp.
Thảo luận nhóm , dùng tư liệu trong bài để điền vào bảng như mẫu SGK
Báo cáo kết quả
Nhận xét từng yếu tố.
Hoạt động nhóm, lớp.
Dùng hình 3 để xác định vị trí nước Pháp
So sánh vị trí 2 nước: Nga và Pháp.
Thảo luận:
 + Quan sát hình A, đọc SGK, khai thác: 
Nông phẩm của Pháp
Tên các vùng nông nghiệp
Trình bày.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Thi trưng bày và giới thiệu hình ảnh đã sưu tầm về nước Nga và Pháp.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 21 : LỊCH SỬ 	
NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Học sinh biết sự ra đời và vai trò của nhà máy Cơ khí Hà Nội 
 - Những đóng góp của nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước 
2. Kĩ năng: 	- Nêu các sự kiện.
3. Thái độ: 	- Yêu quê hương, có ý thức học tập tốt hơn.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Một số ảnh tư liệu về nhà máy cơ khí Hà Nội. Phiếu học tập.
+ HS: SGK, ảnh tư liệu.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
10’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Bến Tre Đồng Khởi.
Phong trào “Đồng Khởi” đã diễn ra ở Bến Tre như thế nào?
Ý nghĩa lịch sử của phong trào?
® GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta”
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhà máy cơ khí HN.
Mục tiêu: Học sinh nắm được sự ra đời và tác dụng đơn vị sự nghiệp xây dựng Trung Quốc.
Phương pháp: Hỏi đáp.
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn “Sau chiến thắng lúc bấy giờ”.
Hãy nêu bối cảnh nước ta sau hoà bình lập lại?
Muốn xây dựng miền Bắc, muốn thắng lợi trong đấu tranh thông nhất nước nhà thì ta phải làm gì?
Nhà máy cơ khí HN ra đời sẽ tác động ra sao đến sự nghiệp cách mạng của nước ta?
Giáo viên nhận xét.
* Chia theo nhóm bàn.
Nêu thời gian khởi công, địa điểm xây dựng và thời gian khánh thành nhà máy cơ khí HN.
Giáo viên nhận xét.
Hãy nêu thành tích tiêu biểu của nhà máy cơ khí HN?
Những sản phẩm ra đời từ nhà máy cơ khí HN có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ?
Nhà máy cơ khí HN đã nhận được phần thưởng cao quý gì?
v	Hoạt động 2: Bài tập.
Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết vào bài tập.
Phương pháp: Hỏi đáp.
Vì sao Bác Hồ nhiều lần đến thăm nhà máy cơ khí HN?
Tại sao người nhiều lần giới thiệu nhà máy cơ khí HN với các nguyên thủ quốc gia khác?
Giáo viên nhận xét – rút ra ghi nhớ.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Động não.
Viết đoạn văn ngắn kể về nhà máy cơ khí HN?
Giáo viên nhận xét + Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Đường Trường Sơn”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Hoạt cá nhân.
2 học sinh nêu.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh đọc.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh họp nhóm bàn thảo luận nội dung câu hỏi.
® 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Ngày khởi công tháng 12 năm 1955.
Tả lại khung cảnh lễ khánh thành nhà máy.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Học sinh đọc lại.
Hoạt động lớp.
- HS kể
- Cả lớp nhận xét 
RÚT KINH NGHIỆM 
	Thư ù ngày  tháng  năm  
Tiết 41 : TẬP ĐỌC 
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó.
2. Kĩ năng: 	- Đọc diễn cảm bài văn với giọng phân biệt lời các nhân vật 
3. Thái độ: 	- Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài 
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
	 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
6’
15’
5’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng ”
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
 “Trí dũng song toàn ”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia đoạn bài văn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu ra lẽ”.
Đoạn 2: “Tiếp theo Liễu Thăng”.
Đoạn 3: “Tiếp theo ám hại ông “
Đoạn 4: Đoạn còn lại.
Giáo viên kết hợp luyện đọc cho học sinh, phát âm 
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải, giáo viên ke ...  các yếu tố qua dạng khai triển và dạng hình khối.
Đại diện trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
Các nhóm thi đua tìm được nhiều và đúng.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc kết quả, cả lớp nhận xét.
Học sinh làm bài – 4 em lên bảng sửa bài – cả lớp nhận xét.
HS nhận xét đúng các đặc điểm, tính đúng diện tích các mặt MNPQ, ABMN , BCPN của HHCN
Học sinh sửa bài – đổi tập.
Cả lớp nhận xét.
Quan sát số đo và tính diện tích từng mặt.
Làm bài.
Sửa bài – đổi tập.
Học sinh lần lượt nêu các mặt xung quanh. Thực hành trên mẫu vật hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
***
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 105 : TOÁN 
DIỆN TÍCH XUNG QUANH – DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Học sinh tự hình thành được biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
	- Học sinh tự hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2. Kĩ năng: 	- Vận dụng được các quy tắc và tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần để giải các bài tập có liên quan.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Hình hộp chữ nhật, phấn màu.
+ HS: Hình hộp chữ nhật, kéo.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
33’
10’
18’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
“Hình hộp chữ nhật .Hình lập phương “.
Hỏi:	1) Đây là hình gì?
	2) Hình hộp chữ nhật có mấy mặt, hãy chỉ ra các mặt của hình hộp chữ nhật?
	3) Em hãy gọi tên các mặt của hình hộp chữ nhật.
3. Giới thiệu bài mới: 
“ Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN”® Ghi tựa bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hình thành khái niệm , cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của HHCN.
Phương pháp: Thực hành
1) Vừa rồi cô giáo cho mỗi nhóm làm hình hộp chữ nhật có kích thước là chiều dài là 14cm chiều rộng là 10cm, chiều cao là 8cm. Các nhóm để các hình hộp chữ nhật lên bàn.
2) Yêu cầu học sinh dùng thước đo lại.
3) Với hình hộp chữ nhật có chiều dài là 14cm, chiều rộng là 10cm, chiều cao là 8cm. Hãy tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật này? 
4) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là gì?
Giáo viên chốt: diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích của 4 mặt bên.
5) Vậy với chiều dài là 14cm, chiều rộng là 10cm, chiều cao là 8cm. Hãy tìm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật này?
Mời các bạn ngồi theo nhóm để tìm cách tính.
6) Giáo viên chốt lại: nhóm 3 và nhóm 4 đã cho ta cách tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật rất hay và nhanh. Tìm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, bạn tìm chu vi đáy, sau đó lấy chu vi đáy nhân với cao ta làm thế nào? Giáo viên gắn quy tắc lên bảng.
7) Vận dụng qui tắc tìm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, em hãy tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, rộng là 5cm và chiều cao là 3cm (giáo viên ghi tóm tắt lên bảng).
Giáo viên chốt lại (đúng).
8) Chúng ta vừa thực hiện xong cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Bây giờ chúng ta sẽ tìm diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật? Thế diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là gì?
Giáo viên chốt lại: Cách nói của bạn là đúng, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật gồm diện tích hai mặt đáy.
9) Hãy tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật với D = 14cm , R = 10cm , C = 8cm
Giáo viên chốt lại: Bạn tính rất chính xác. Vậy muốn tìm diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm sao? (giáo viên gắn quy tắc lên bảng).
10) Hãy tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài là 6cm, rộng là 3cm, cao là 10cm
v	Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1 : 
- GV yêu cầu HS vận dụng trực tiếp công thức tính S xq , S tp của HHCN
- GV đánh giá bài làm của HS
Bài 2 : 
- GV hướng dẫn HS : 
+ Diện tích xung quanh của thùng tôn 
+ Diện tích đáy của thùng tôn 
+ Diện tích thùng tôn ( không nắp)
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu quy tắc, công thức. 
Thi đua: dãy A đặt đề dãy B tính.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài tập.
Nhận xét tiết học 
Hát 
1 học sinh:  là hình hộp chữ nhật.
1 học sinh: có 6 mặt, dùng tay chỉ từng mặt 1, 2, 3, 4, 5, 6.
1 học sinh: mặt 1, 2 ® mặt đáy; mặt 3, 4, 5, 6 ® mặt xung quanh.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Các nhóm để các hình hộp chữ nhật lên bàn.
1 hoặc 2 em trong nhóm dùng thước đo lại và nêu kết quả (các số đo chính xác).
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là diện tích của 4 mặt bên (2 học sinh)
Các nhóm thực hiện.
NHÓM 1: (đại diện) trình bày.
Cắt rời 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật (đính 4 mặt bên rời nhau lên bảng.
Tính diện tích của từng mặt.
	  Mặt 1: D = 10cm , R = 8cm em lấy 10 ´ 8
	  Mặt 2: D = 14cm , R = 8cm em lấy 14 ´ 8
	  Mặt 3: D = 10cm , R = 8cm em lấy 10 ´ 8
	  Mặt 4: D = 14cm , R = 8cm em lấy 14 ´ 8
Tính tổng diện tích của 4 mặt được 384 (cm2). Vậy diện tích xung quanh = 384 (cm2).
NHÓM 2:
Các mặt bên của hình hộp chữ nhật đều có chiều rộng bằng nhau. Nên xếp 4 mặt bên khít lại với nhau và diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là diện tích của hình chữ nhật (tay chỉ hình chữ nhật) và tính số đo của chiều dài này (tay chỉ chiều dài) rồi nhân với chiều rộng của hình chữ nhật, được kết quả giống như nhóm 1 là diện tích xung quanh = 384 (cm2)
NHÓM 3:
Cắt hình hộp chữ nhật thành hình khai triển (đính lên bảng).
Đồng ý với nhóm 2 là diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật (tay quét lên mặt bên) chính là diện tích của hình chữ nhật mà chiều dài chính là chu vi đáy (tay chỉ vào hình hộp chữ nhật chu vi đáy) vì có chiều rộng = chiều rộng, chiều dài = chiều dài, chiều rộng = chiều rộng, chiều dài = chiều dài; còn chiều rộng của hình chữ nhật chính là chiểu cao của hình hộp chữ nhật. Vậy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật em lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
NHÓM 4:
Đồng ý cách tính diện tích xung quanh của nhóm 3. Vận dụng:
  Trước hết, bước 1 tính chu vi đáy (14 + 10) ´ 2 = 48 (cm)
  Bước 2 tìm diện tích xung quanh, lấy chu vi đáy nhân với cao 48 ´ 8 = 384 (cm2). Vậy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là 384 (cm2).
2 – 3 học sinh nêu quy tắc.
Từng học sinh làm bài.
Gọi 2 em sửa bài.
	Chu vi đáy: 
	(8 + 5) ´ 2 = 26 (cm)
	Diện tích xung quanh: 
	26 ´ 3 = 78 (cm2)
	Đáp số: 78 cm2
 là diện tích của tất cả các mặt.
 là diện tích xung quanh và diện tích 2 mặt đáy.
Từng học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài:
	Diện tích 2 đáy: 
	14 ´ 10 ´ 2 = 280 (cm2)
	Diện tích toàn phần:
	384 + 280 = 664 (cm2)
2 – 3 học sinh nêu quy tắc.
- Học sinh làm bài – học sinh sửa bài.
Chu vi đáy
	(6 + 3) ´ 2 = 18 (cm)
	Diện tích xung quanh
	18 ´ 10 = 180 (cm2)
	Diện tích 2 đáy:
	6 ´ 3 ´ 2 = 36 (cm2)
	Diện tích toàn phần
	180 + 36 = 216 (cm2)
	 	 Đáp số: 216 cm2
1 em học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 41 : KHOA HỌC	
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Trình bày về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
 2. Kĩ năng: 	- Kể ra những ứng dụng năng lượng mặt trời của con người.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
GV: - Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (ví dụ: máy 
 tính bỏ túi).
 - Tranh ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng 
 mặt trời
HSø: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
28’
13’
10’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Năng lượng.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới:	
 “Năng lượng mặt trời”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thảo luận.
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình.
Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào?
Nêu vai trò của năng lượng nặt trời đối với sự sống?
Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu?
GV chốt: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc là mặt trời. Nhờ năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối.
v Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.
Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời.
Kể tên những ứng dụng của năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương.
v Hoạt động 3: Củng cố.
GV vẽ hình mặt trời lên bảng.
  Chiếu sáng
  Sưởi ấm 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + Học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng của chất đốt (tiết 1).
Nhận xét tiết học .
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi?
Học sinh khác trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Thảo luận theo các câu hỏi.
Ánh sánh và nhiệt.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Các nhóm trình bày, bổ sung.
Hoạt động nhóm, lớp.
Quan sát các hình 2, 3, 4 trang 76/ SGK thảo luận. (chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối ).
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Các nhóm trình bày.
Hai đội tham gia (mỗi đội khoảng 5 em).
Hai nhóm lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất đối với con người.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
* * *
RÚT KINH NGHIỆM 
KÍ DUYỆT TUẦN 21:
Khối trưởng 
Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan 21.doc