Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 30)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 30)

Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật .

Hiểu được nội dung :Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn , bảo vệ được danh dự , quyền lợi của đất nước . ( trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa ) .

Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

*Rèn kĩ năng sống cho học sinh:

 Tự nhận thức (nhận thức được trch nhiệm cơng dn của mình, tăng thêm ý thức tự ho, tự trọng, tự tơn dn tộc).

 

doc 22 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 30)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Từ:17/01/2011
đến 21/01/2011
Thứ hai, ngày 17 tháng 1 năm 2011
TẬP ĐỌC
Tiết 41:TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I-Mục tiêu:
Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật .
Hiểu được nội dung :Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn , bảo vệ được danh dự , quyền lợi của đất nước . ( trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa ) .
Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
*Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
	Tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm cơng dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tơn dân tộc).
-Tư duy sáng tạo
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III-Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng 
Học sinh đọc lại bài và trả lời câu hỏi S G K . 
2.Bài mới : Trí dũng song toàn 
-HĐ 1: Luyện đọc 
Một HS đọc toàn bài.
HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài (2 lượt), GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS và giúp HS giải nghĩa từ: trí dũng song toàn , thám hoa , đồng trụ . 
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc toàn bài.
-HĐ 2: Tìm hiểu bài 
 HS đọc thầm từng đoạn, cả bài để trả lời các câu hỏi SGK:
+Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng” ? .
+Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh? 
+Vì sao vua nhà Minh lại sai người ám hại ông Giang Văn Minh ? 
+Vì sao nói ngô Giang Văn Minh trí dũng song toàn ? 
Vài HS nêu nội dung chính của bài .
-H Đ 3: Đọc diễn cảm 
GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài.
Năm em đọc bài theo cách phân vai .
G v đọc mẫu đoạn “ chờ rất lâu sang cúng giỗ” . 
Học sinh đọc phân vai theo nhóm . 
Thi đọc diễn cảm .
-HĐ 4: Củng cố
HS nhắc lại nội dung bài.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Tiếng rao đêm 
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 101: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I-Mục tiêu:
Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
Cả lớp làm được BT1.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị:
Các hình như SGK
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS đọc tỉ số phần trăm HS giỏi, khá, TB trên biểu đồ hình quạt –BT2 của tiết trước.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Giới thiệu cách tính
GV đính hình như SGK trang 103 lên bảng và nêu yêu cầu : tính diện tích của mảnh đất có kích theo hình vẽ bên.
GV hướng dẫn HS chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật. 
Xác định kích thước của hình vuông và hình chữ nhật, sau đó tính diện tích của hai hình đó. Từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
-HĐ 2:Thực hành
+BT 1:HS đọc đề bài và quan sát hình.
GV gợi ý để HS biết : có thể chia hình đã cho thành hai hình chữ nhật , tính diện tích của chúng ,từ đó tính diện tích của cả mảnh đất.
HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng lớp.
+BT 2: ( HS khá, giỏi ) , nếu không đủ thời gian , cho về nhà làm.
GV gợi ý : chia khu đất thành ba hình chữ nhật hoặc hướng dẫn để HS nhận biết một cách làm khác.HS làm nháp , 1 HS làm bảng lớp.
-HĐ 3:Củng cố
HS nhắc lại cách tính diện tích hình vuông , hình chữ nhật.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập về tính diện tích ( tt)
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Tiết 21: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG ) EM
I-Mục tiêu:
-Bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã ( phường ) đối với cộng đồng.
-Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường ) đối với trẻ em trên địa phương.
-Biết được trách nhiệm của một người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường).
-Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường).
II-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
Nêu một số việc làm thể hiện tình yêu quê hương .
Để quê hương ngày càng phát triển , em phải làm gì ?
2.Bài mới:
-HĐ 1: Tìm hiểu truyện Đến Ủy ban nhân dân phường
Hai HS đọc truyện trong SGK.
HS trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi SGK.
GV kết luận: UBND xã(phường) là một cơ quan chính quyền . Là nơi thực hiện chăm sóc và bảo vệ lợi ích của người dân, đặc biệt là trẻ em. Vì vậy , mọi người dân phải tôn trọng và giúp đỡ UBND hoàn thành nhiệm vụ.
Vài HS đọc ghi nhớ SGK.
-HĐ 2: Tìm hiểu về hoạt động của UBND (BT 1)
HS đọc yêu cầu của BT1.Tìm những việc cần đến Ủy ban nhân dân xã (phường) để giải quyết.
HS thảo luận nhóm 4 để làm bài.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận : UBND xã (phường ) làm các việc : b,c,d,đ,e,h,i.
-HĐ 3:Tìm hiểu về những hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường)-BT3
HS đọc yêu cầu của BT3, tìm những hành vi , việc làm nào ở các câu a,b,c là phù hợp khi đến UBND xã (phường).
HS làm việc cá nhân , suy nghĩ trả lời.
GV kết luận: (b), (c) là hành vi , việc làm đúng; (a) là hành vi không nên làm.
-HĐ 4:Củng cố
Vài HS nhắc lại ghi nhớ SGK.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS tìm hiểu về UBND xã( phường ) tại nơi mình ở;các công việc chăm sóc , bảo vệ trẻ em mà UBND xã(phường) đã làm.
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 18 tháng 1 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 41: MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÔNG DÂN ( tt )
I-Mục tiêu
Làm đươc bài tập 1, 2 .
Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của bài tập 3 . 
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị: 
Bảng phụlàm bài tập 2. 
III- Các hoạt động dạy học :
 1.Bài cũ: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ .
Những quan hệ từ thường được dùng trong câu ghép ? Cho ví dụ về câu ghép có dùng quan hệ từ.
Những cặp quan hệ từ thường dùng trong câu ghép ? cho ví dụ.
2.Bài mới : 
-HĐ 1:Hướng dẫn học sinh làm B T 
+Bài tập 1 :Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ đã cho ở BT 1 để tạo thành những cụm từ có nghĩa : 
Học sinh trao đổi với bạn bên cạnh làm bài , 1HS làm bảng phụ.
Trình bày , nhận xét , tìm hiểu nghĩa các từ . 
+Bài tập 2 :Tìm nghĩa ở cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B.
 GV đính bảng phụ có ghi 2 cột A ,B như SGK , HS lên bảng nối cho thích hợp.
Cả lớp , GV nhận xét.
+Bài tập 3 :HS dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “ Các Vua Hùng  giữ lấy nước” , viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân .
HS viết vào vở , 1 HS viết bảng phụ. 
HS đọc đoạn văn vừa viết .Cả lớp, GV nhận xét , sửa chữa.
-HĐ 2:Củng cố
HS nhắc lại nghĩa vụ công dân là gì ?
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ .
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 102:LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH 
( Tiếp theo)
I- Mục tiêu:
Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị: Các hình như SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
2. Bài mới :
-HĐ 1:Giới thiệu cách tính
GV thông qua ví dụ nêu trong SGK để hình thành quy trình tính :
+Chia hình đã cho thành 1 hình tam giác và 1 hình thang.
+Đo các khoảng cách trên mặt đất, hoặc thu thập số liệu đã cho , giả sử ta được bảng số liệu như trong SGK.
+Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra tính diện tích của toàn bộ mảnh đất.
-HĐ 2:Thực hành
+BT 1:HS đọc yêu cầu của BT.
GV đính hình vẽ của BT 1 lên bảng , hướng dẫn HS : Mảnh đất đã cho được chia thành 1 hình chữ nhật và 2 hình tam giác, tính diện tích của chúng , từ đó suy ra diện tích của cả mảnh đất .
HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
+BT 2:( HS khá, giỏi ) Nếu không đủ thời gian chovề nhà làm.
-HĐ 3: Củng cố
HS nhắc lại cách diện tích hình tam giác, hình thang.
3.Nhận xét , dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập chung
Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................. ... ...................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
§Þa lÝ
Tiết 21: CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I-Mục tiêu : 
-Dựa vào lược đồ , bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia ,Lào , Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
-Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia ,Lào .
-Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế gíơi ,nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại .
II-Chuẩn bị: 
Bản đồ tự nhiên châu Á
Bản đồ các nước châu Á
III-Các hoạt động dạy học 
1- Bài cũ :Châu Á (tiếp theo )
Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở đâu ? tại sao ?
Vì sao khu vực Đông Nam Á sản xuất nhiều lúa gạo ?
 2.Bài mới :Các nước láng giềng của Việt Nam 
-HĐ 1 : Tìm hiểu về Cam-pu-chia 
HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18 , trao đổi với bạn bên cạnh để nhận xét :
+ Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á ? giáp những nước nào ?Đọc tên thủ đô của cam-pu-chia.
+Tìm hiểu SGK nêu địa hình và các ngành sản xuất chính của cam-pu-chia.
HS trình bày, cả lớp –GV nhận xét.
HS chỉ vị trí của Cam-pu-chia trên bản đồ.
Giáo viên kết luận .
- HĐ 2 : Tìm hiểu về Lào 
HS dựa vào hình 5 ở bài 18 ,trả lời các câu hỏi:
+Nêu vị trí địa lí và đọc tên thủ đô của Lào.
+Nêu nét nổi bật về địa hình Lào ?
+Kể tên các sản phẩm của Lào ?
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
HS chỉ vị trí của Lào trên bản đồ.
GV kết luận : Lào là một nước nông nghiệp , không giáp biển , công nghiệp đang chú trọng phát triển .
-HĐ 3 : Tìm hiểu về Trung Quốc 
HS quan sát hình 5 ở bài 18, tìm hiểu SGK trao đổi nhóm 4, trả lời các câu hỏi :
+Trung Quốc thuộc khu vực nào của châu Á ? 
+Nêu tên thủ đô Trung Quốc ? 
+Em có nhận xét gì về dân số và diện tích Trung Quốc ? 
+Nét nổi bật của địa hình Trung Quốc là gì ? 
+Kể tên các sản phẩm của Trung Quốc ? HS quan sát hình 3 trang88 :Em biết gì về Vạn Lí Trường thành ? ( công trình kiến trúc đồ sộ , xây dựng hơn 2000 năm từ thời Tần Thuỷ Hoàng , là khu du lịch nổi tiếng ) 
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp –GV nhận xét.
HS chỉ vị trí của Trung Quốc trên bản đồ.
GV kết luận : Trung Quốc có diện tích thứ ba trên thế giới , sau nước Nga và Can-na -đa , là nước đông dân nhất thế giơi, là nước có nền kinh tế lâu đời, kinh tế phát triển. 
-HĐ 4:Củng cố
Vài HS đọc ghi nhớ SGK.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Châu Âu .
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 21 tháng 1 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
Tiết 42:TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I-Mục tiêu:
-Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết , trình tự miêu tả ;diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
-Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi lỗi cần sửa
III-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
HS trình bày lại chương trình hoạt động đã lập ở tiết trước.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Nhận xét kết quả bài viết của HS
GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
+Ưu điểm :HS xác định đúng yêu cầu của đề bài.Bố cục đầy đủ.Một số bài thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát , dùng từ miêu tả đặc điểm ngoại hình, tính cách, hoạt động ,có bộc lộ tình cảm.( Khải , Linh, Nguyên, Trinh ).
+Tồn tại: HS trình bày chưa đẹp ( Tâm, Hùng , Thanh Duy, Bảo ). Còn một số em mắc lỗi về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.
GV thông báo số điểm cho HS.
-HĐ 2:Hướng dẫn HS chữa bài
GV trả bài cho từng HS.
+GV treo bảng phụ đã ghi các lỗi về chính tả, cách dùng từ, đặt câu .
HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
+HS sửa lỗi trong bài : HS đọc nhận xét của GV để sửa lỗi.
+GV đọc những đoạn văn , bài văn hay cho cả lớp nghe.
+HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn viết lại.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Ôn tập về văn kể chuyện
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 105: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I-Mục tiêu:
-Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị:
Hình hộp chữ nhật như SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
HS nhắc lại số mặt, cạnh , đỉnh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
+HS quan sát các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh.GV mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật rồi nêu như trong SGK. 
+GV nêu ví dụ SGK, tính diện tích của các mặt xung quanh(dựa trên nhận xét về đặc điểm của các mặt bên).HS nêu hướng giải và giải bài toán.
+HS quan sát hình khai triển, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
GV hướng dẫn HS hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-HĐ 2: Thực hành
+BT1: HS đọc đề bài và nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải . Cả lớp làm vào vở, 1HS làm ở bảng lớp. Nhận xét, sửa chữa.
+BT2: GV gợi ý cách giải, nếu không đủ thời gian cho HS về nhà làm.
-HĐ 3: Củng cố
HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
3.Nhận xét , dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 42:SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I-Mục tiêu:
-Kể tên một số loại chất đốt .
-Nêu một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất :sử dụng năng lượng than đá , dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn , thắp sáng, chạy máy .
* Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
- Kĩ năng biết cách tìm tịi, xử lí, trình bày thơng tin về việc sử dụng chất đốt.
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.
II- Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ :Năng lượng mặt trời 
Vì sao nói Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất ?
Năng lượng mặt trời được dùng làm gì ?
2. Bài mới :Sử dụng năng lượng chất đốt 
- HĐ 1 :Kể tên một số loại chất đốt
 HS kể tên một số loại chất đốt thường dùng . Trong đó chất đốt nào ở thể rắn , chất đốt nào ở thể lỏng , chất đốt nào ở thể khí ? 
HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, cả lớp , GV nhận xét. 
-HĐ 2 :Công dụng của than đá và việc khai thác than
HS trao đổi với bạn bên cạnh ,trả lời các câu hỏi :
+Than đá được sử dụng vào những việc gì ?
+Ở nước ta , than đá được khai thác chủ yếu ở đâu ?
+Ngoài than đá , bạn còn biết tên loại than nào khác ?
HS trình bày , cả lớp nhận xét.
GV cho HS quan sát hình 4 SGK , chốt lại.
-HĐ 3:Công dụng của dầu mỏ và việc khai thác dầu 
HS đọc thông tin trang 87 , làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi :
+Xăng , dầu được sử dung vào những việc gì ?
+Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu ?
HS trả lời , GV chốt lại.
-HĐ 4: Công dụng của chất đốt ở thể khí và việc khai thác
HS đọc thông tin trang 88 , thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi :
+ Có những loại khí đốt nào ? 
+ Khí đốt tự nhiên được khai thác từ đâu ? 
+Người ta làm thế nào để tao ra khí sinh học ?
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp , GV nhận xét .
GV kết luận .
-HĐ 5: Củng cố
HS nhắc lại công dụng của than đá, dầu mỏ.
3.Nhận xét, dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
 Chuẩn bị bài: Sử dụng năng lượng chất đốt .
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 21 mot cot KNS(1).doc