Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (tiết 23)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (tiết 23)

- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, bài.

- Hiểu từ ngữ, câu, đoạn trong bài, hiểu nội dung các điều luật xưa của người Ê-đê.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm, rõ ràng, trang trọng, rành mạch thể hiện tính nghiêm túc văn bản.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành.

 

doc 40 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (tiết 23)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ
Môn
Tiết
 Tên bài
Hai
23/2
TĐ
T
ĐĐ
K T
CC
46
116
24
24
24
Luật tục xưa của người Ê-Đê.
Luyện tập chung.
Em yêu tổ quốc Việt Nam.
Lắp xe ben (T1)
Ba
24/2
T
CT
LTVC
LS
TD
117
24
47
24
47
Luyện tập chung.
Núi non hùng vĩ
MRVT: Trậ tự – An ninh
Đường Trường Sơn
Phối hợp chạy và bật nhảy.TC: Qua cầu tiếp sức
 Tư
25/2
TĐ
T
TLV
KH
H
48
118
47
47
24
Hộp thư mật
Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu.
Ôn tập về tả đồ vật.
Lắp mạch điện đơn giản (T2)
Bài màu xanh quê hương
Năm
26/2
T
LTVC
ĐL
KC
TD
119
48
24
24
48
Luyện tập chung.
Nối các câu ghép bằng cặp quan hệ từ hô ứng.
Ôn tập
Kểchuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Phối hợp chạy và nhảy. TC: Chuyền nhanh chạy nhanh.
Sáu
27/2
TLV
T
KH
MT
PNTH
SHTT
48
120
48
24
2
24
Ôn tập về tả đồ vật
Luyện tập chung.
An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
VTM: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu.
Lũ lụt.
	NS:22/2/09	Tiết 1: TẬP ĐỌC
	ND:23/2/09	Tiết 47 :LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Hiểu từ ngữ, câu, đoạn trong bài, hiểu nội dung các điều luật xưa của người Ê-đê.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm, rõ ràng, trang trọng, rành mạch thể hiện tính nghiêm túc văn bản.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoa. Bảng phụ viết câu văn luyện đọc.
+ HS: Tranh sưu tầm, SGK.
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: “Chú đi tuần.”
Gọi 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi:
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh nào?
+ Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yêu bình của học sinh, tác giả muốn nói điều gì?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: “Luật tục xưa của người Ê-đê.”
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc toàn bài văn.
Giáo viên chia bài thành đoạn ngắn để luyện đọc.
  Đoạn 1 : Về các hình phạt.
  Đoạn 2 : Về các tang chứng.
  Đoạn 3 : Về các tội trạng.
  Đoạn 4 : Tội ăn cắp.
  Đoạn 5 : Tội dẫn đường cho địch.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ khó, lầm lẫn do phát âm địa phương.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từ chú giải.
Giáo viên đọc chậm rãi, rành mạch, trang nghiêm, diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc từng đoạn, cả bài và trao đổi thảo luận câu hỏi:
	  Người xưa đặt luật để làm gì?
Giáo viên chốt: Em hãy kể những việc người Ê-đê coi là có tội.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi.
	  Tìm những chi tiết trong bài cho thấy người Ê-đê quy định xử phạt công bằng?
Giáo viên chốt lại: Người Ê-đê có quan niệm rạch ròi về tội trạng, quy định hình phạt công bằng để giữ cuộc sống thanh bình cho buôn làng.	
Giáo viên chia thành nhóm phát giấy khổ to cho nhóm trả lời câu hỏi.
Kể tên 1 số luật mà em biết?
Giáo viên kết luận, treo bảng phụ viết tên 1 số luật.
v	Hoạt động 3: Rèn luyện diễn cảm. 
Phương pháp: Thực hành, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên cho các nhóm thi đua đọc diễn cảm.
3: Củng cố.
Yêu cầu học sinh thảo luận tìm nội dung bài.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
4.Dặn dò: 
Chuẩn bị: “Hộp thư mật”.
Người liên lạc ngụy trang khéo léo như thế nào ?
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
Hoạt động lớp, cá nhân .
1 học sinh khá, giỏi đọc, cả lớp đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc các đoạn văn.
Học sinh luyện đọc.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Hoạt động nhóm lớp.
Cả lớp đọc thầm, đại diện nhóm trình bày:
  Người xưa đặt luật tục để mọi người tuân theo.
	  Phải có luật tục để mọi người tuân theo, bảo vệ cuộc sống bình yên.
	  Tội ăn cắp. Tội chỉ đường cho giặc.
Học sinh chia nhóm, thảo luận.
a) Người Ê-đê quy định hình phạt công bằng:
	- Chuyện nhỏ xử nhẹ
	- Chuyện lớn xử nặng
  Người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy.
b) Về tang chứng: phải có 4 – 5 người nghe, thấy sự việc.
c) Tội trạng phân thành loại.
Học sinh thảo luận rồi viết nhanh lên giấy.
Dán kết quả lên bảng lớp.
Đại diện nhóm đọc kết quả: Bộ luật dân sự, luật báo chí 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
Cả nhóm đọc diễn cảm.
Học sinh các nhóm đôi trao đổi, thảo luận tìm nội dung chính.
_________________________
Tiết 2 : TOÁN
Tiết 116 :LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Học sinh vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Phấn màu.
+ HS: SGK, 
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: “Thể tích hình lập phương”
Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương ta làm sao ? Viết công thức.
2.Bài mới: Luyện tập.
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống hoá, củng cố kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Bài 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu công thức tình diện tích một mặt và diện tích toàn phần hình lập phương và thể tích hình lập phương.
Bài 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu công thức tình diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và thể tích hình hộp chữ nhật.
v	Hoạt động 2: Ôn lại các qui tắc, công thức tính hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Phương pháp: Đàm thoại.
Bài 3:
Yêu cầu học sinh nhận xét mối quan hệ giưã hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
GV nêu nhận xét : Thể tích phần gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ ban đầu ( là HHCN có a= 9 cm; b= 6 cm; c = 5 cm) trừ đi thể tích của khối gỗ HLP đã cắt 
3: Củng cố.
Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương ta làm sao ? Viết công thức.
4.Dặn dò: 
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Làm bài tập 1 SGK
2 Học sinh 
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh đọc đề bài 1.
Nêu công thức – Giải.
Diện tích 1 mặt: 2,5 x 2,5 = 6,25 (cm)
Diện tích toàn phần: 6,25 x 6 = 37,5
Thể tích HLP: 2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625
 Đáp số: 6,25(cm); 37,5 (cm) ; 15,625(cm)
Học sinh đọc đề bài 2.
HHCN
1
2
3
Dài
11cm
0,4 m
dm
Rộng
10 cm
0,25 m
dm
Cao
6 cm
0,9 m
dm
DTMĐ
110 cm
0,1 m
dm=
DTXQ
252 cm
1,17m
 dm=dm
Thể tích
660 cm
0,09 m
dm= dm
 Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc đề, quan sát hình.
Khối gỗ có dạng hình hộp chữ nhật gồm có các khối hình lập phương xếp lại.
Học sinh làm vào vở.
 Thể tích khối gỗ ban đầu là:
 9 x 6 x 5 = 270 (cm)
 Thể tích khối gỗ bị cắt là:
 4 x 4 x 4 = 64 (cm)
Thể tích phần gỗ còn lại là :
270 – 64 = 206 (cm)
 Đáp số: 206 (cm)
__________________________
Tiết 3: ĐẠO ĐỨC
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2 ) 
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết Tổ quốc của em là VN, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Học sinh có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về văn hóa và sự phát triễn kinh tế của Tổ quôc Việt Nam.
- Quan tâm đến sự phát triễn của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về văn hóa và lịch sử dân tộc VN.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựngvà bảo vệ quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị: 
GV: Tranh, ảnh về Tổ quốc VN
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: “ Em yêu Tổ quốc Việt Nam” (Tiết 1) 
Em có cảm nghĩ gì vền đất nước và con người VN ?
Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” (T 2)
v	Hoạt động 1: Làm bài tập 1, SGK
Phương pháp: Đàm thoại,thuyết trình,thảo luận.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm : 
+ Nhóm 1 – 2 : Câu a ,b ,c
+ Nhóm 3 – 4 : câu d , đ , e
- GV kết luận : 
+ Ngày 2/9/1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử
+ Ngày 7/5/1954 : Chiến thắng Điện Biên Phủ
+ Ngày 30/4/1975 : Giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước 
+ Sông Bạch Đằng : gắn với chiến thắng Ngô Quyền chống giặc Nam Hán , chiến thắng của nhà Trần chống quân xâm lược Mông – Nguyên 
v Hoạt động 2: Đóng vai ( BT 3/ SGK)
Phương pháp : Đóng vai , thảo luận , thuyết trình 
- GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề : văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người VN, trẻ em VN , việc thực hiện Quyền trẻ em ở VN ,  
- GV nhận xét, khen các nhóm giới thiệu tốt 
v	Hoạt động 3: Triễn lãm nhỏ (BT 4, / SGK).
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm 
- GV nhận xét tranh 
3. Củng cố.
® Qua các hoạt động trên, các em rút ra được điều gì?
GV hình thành ghi nhớ 
4.Dặn dò: 
Sưu tầm bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam.
Chuẩn bị: “Em yêu hoà bình ” (Tiết 1)
Đọc thông tin và trả lời 3 câu hỏi SGK.
2 học sinh trả lời
Hoạt động nhóm 4.
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
Học sinh lắng nghe
Hoạt động nhóm 4
- HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch
- Các HS khác đóng vai khách du lịch
- Đại diện một số nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến 
- HS xem tranh và trao đổi 
- HS trình bày cảm nhận của mình ... ong giờ học: Huy, Thoảng, Phong, Lộc.
VỆ SINH:
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân chưa tốt: Phong, lộc
Phương hướng tới:
- Đến lớp học bài và làm bài đầy đủ	
- Không nói tục, chửi thề.
- Rèn luyện chữ viết hàng ngày.
- Giữ trật tự trong giờ học.
- Ăn mặt sạch sẽ gọn gàng.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
Tiết 24 : LỊCH SỬ 	
CHIẾN THẮNG 
“ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Học sinh biết: Đế quốc Mĩ từ ngày 1/ 8 đến ngày 30/ 12/ 1972 đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt HN, nhưng quân dân miền Bắc đã làm thất bại âm mưu của Mĩ.
2. Kĩ năng: 	- Trình bày sự kiện lịch sử.
3. Thái độ: 	- Giaó dục học sinh tinh thần tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng đã hi sinh.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Ảnh SGK, bản đồ thành phố Hà Nội, tư liệu lịch sử.
+ HS: Chuẩn bị nội dung bài học.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
13’
10’
5’
2’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Sấm sét đêm giao thừa.
Kể lại cuộc tấn công toà sứ quán Mĩ của quân giải phóng Miền Nam?
Nêu ý nghĩa lịch sử?
® GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Nguyên nhân Mĩ ném bom HN.
Mục tiêu: Học sinh nắm nguyên nhân Mĩ ném bom HN.
Phương pháp: Bút đàm, đàm thoại.
Giáo viên nêu câu hỏi.
Tại sao Mĩ ném bom HN?
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK, ghi kết quả làm việc vào phiếu học tập.
® Giáo viên nhận xét + chốt:
  Mĩ tin rằng bom đạn của chúng sẽ làm cho chính phủ ta run sợ, phải kí hiệp định theo ý muốn của chúng.
Em hãy nêu chi tiết chứng tỏ sự tàn bạo của đế quốc Mĩ đối với HN?
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 2: Sự đối phó của quân dân ta.
Mục tiêu: Học sinh nắm được trận chiến đấu đêm 26/ 12/ 1972.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Trước sự tàn bạo, tiêu biểu nhất” và tìm hiểu trả lời câu hỏi.
Quân dân ta đã đối phó lại như thế nào?
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 3: Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng.
Mục tiêu: Học sinh nắm được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đêm 26/ 12/ 1972.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Tổ chức học sinh đọc SGK và thảo luận nội dung sau:
+ Trong 12 ngày đêm chiến thắng không quân Mĩ, ta đã thu được những kết quả gì?
+ Ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
® Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Tại sao gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không “ ?
Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đêm 26/ 12/ 1972?
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Lễ kí hiệp định Pa-ri”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Hoạt động lớp.
2 học sinh nêu.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc sách ® ghi các ý chính vào phiếu.
1 vài em phát biểu ý kiến.
- Học sinh đọc SGK, gạch bút chì dưới các chi tiết đó.
1 vài em phát biểu.
Hoạt động lớp, nhóm 4.
Học sinh đọc SGK + thảo luận theo nhóm 4 kể lại trận chiến đấu đêm 26/ 12/ 1972 trên bầu trời HN.
1 vài nhóm trình bày.
Nhóm khác bổ sung, nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh đọc SGK.
Thảo luận theo nhóm đôi.
1 vài nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Học sinh nêu.
Tiết 24 : ĐỊA LÍ 
CHÂU PHI (tt)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Nắm 1 số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi, một số nét tiêu biểu về Ai Cập.
	- Hiểu: Dân cư Châu Phi chủ yếu là người da đen.
2. Kĩ năng: 	- Nêu được một số đặc điểm kinh tế Châu Phi.
	- Xác định trên bản đồ một số quốc gia: Ai Cập, An-giê-ri, Cộng Hoà Nam Phi.
3. Thái độ: 	- Yêu thích học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bản đồ kinh tế Châu Phi. 
	 -Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân 
 Châu Phi.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
1’
34’
7’
8’
8’
7’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Châu Phi”.
Nhận xét, đánh giá.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Châu Phi (tt)”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Dân cư Châu Phi 
Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát.
Dân cư Châu Phi thuộc chủng tộc nào?
Chủng tộc nào có số dân đông nhất?
v	Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế.
Phương pháp: Sử dụng bản đồ, hỏi đáp.
+ Nhận xét.
v	Hoạt động 3: Tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm kinh tế.
Phương pháp: Hỏi đáp, sử dụng bản đồ.
+ Kinh tế Châu Phi có đặc điểm gì khác so với các Châu Lục đã học?
Đời sống người dân Châu Phi còn có những khó khăn gì? Vì sao?
+ Chốt.
v	Hoạt động 4: Ai Cập.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, sử dụng bản đồ.
 Kết luận : 
+ Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu Á, Aâu, Phi
+ Thiên nhiên : có sông Nin chảy qua, là nguồn cung cấp nước quan trọng, có đồng bằng châu thổ màu mỡ
+ Kinh tế- xã hội : từ cổ xưa có nền văn minh sông Nin, nổi tiếng về công trình kiến trúc cổ; là nước có nền kinh tế phát triển ở châu Phi, nổi tiếng về du lịch, sản xuất bông và khai thác khoáng sản 
v	Hoạt động 5: Củng cố.
Phương pháp: Hỏi đáp.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Châu Mĩ”. 
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Đọc ghi nhớ.
TLCH trong SGK.
Hoạt động lớp.
Da đen ® đông nhất.
Da trắng.
Lai giữa da đen và da trắng.
+ Quan sát hình 1 và TLCH/ SGK.
Hoạt động cá nhân, lớp.
+ Làm bài tập mục 4/ SGK.
+ Trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường các vùng khai thác khoáng sản, các cây trồng và vật nuôi chủ yếu của Châu Phi.
Hoạt động lớp.
+ Kinh tế chậm phát triển, chỉ tập trung vào trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
Khó khăn: thiếu ăn, thiếu mặc, bệnh dịch nguy hiểm.
Vì kinh tế chậm phát triển, ít chú ý trồng cây lương thực.
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở Châu Phi.
Hoạt động nhóm.
+ Làm câu hỏi mục 5/ SGK.
+ Trình bày kết quả, chỉ bản đồ treo tường dòng sông Nin, vị trí, giới hạn của Ai Cập.
Hoạt động lớp.
+ Đọc ghi nhớ.
Tiết 24 : ĐẠO ĐỨC 	 
EM YÊU HOÀ BÌNH (Tiết 2) 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Biết được giá trị của hoà bình, biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
2. Kĩ năng: 	- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
3. Thái độ: 	- Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. Chuẩn bị: 
GV: Tranh, ảnh về cuộc sống ở vùng có chiến tranh.
	 Bài hát: “Trái đất này là của chúng mình”.
	 Giấy màu (Trắng, vàng, đỏ, đen, nước biển, xanh da trời).
	 Điều 38 (công ước quốc tế về quyền trẻ em).
HS: SGK Đạo đức 5
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
2’
1’
30’
10’
7’
8’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Em yêu hoà bình” (Tiết 1 )
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
Nêu yêu cầu cho học sinh.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Em yêu hoà bình.”(Tiết 2)
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm (BT 4 , SGK)
Phương pháp: Trực quan, thảo luận, thuyết trình.
Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranhvà trả lời câu hỏi:
	  Em nhìn thấy những gì trong tranh?
   Nội dung tranh nói lên điều gì?
® Kết luận : 
+ Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh
+ Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức 
v Hoạt động 2: Vẽ “Cây hoà bình”
Phương pháp: Thực hành, động não.
- GV chia nhóm và hướng dẫn HS vẽ “Cây hoà bình”
- GV gợi ý : 
+ Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày
+ Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung 
® Kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh 
v	Hoạt động 3: Triễn lãm nhỏ về chủ đề “Em yêu hoà bình”
Phương pháp: Quan sát , đàm thoại.
Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranhvà trả lời câu hỏi:
	  Em nhìn thấy những gì trong tranh?
   Nội dung tranh nói lên điều gì?
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại.
Qua các hoạt động trên, các em có thể rút ra bài học gì?
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc”
Nhận xét tiết học. 
- HS hát 
2 học sinh đọc.
Hát bài “Trái đất này là của chúng mình”.
Thảo luận nhóm đôi.
  Bài hát nói lên điều gì?
  Để trái đất mãi mãi tươi đẹp, yên bình, chúng ta cần phải làm gì?
Hoạt động nhóm 6.
- HS giới thiệu tranh , ảnh , bài báo đã sưu tầm
HS trả lời.
Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe 
Hoạt động nhóm 6
- Các nhóm vẽ tranh
- Đại diện nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình
- Các nhóm khác nhận xét 
Hoạt động cá nhân, lớp.
- HS treo tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề “Em yêu hoà bình”
- Cả lớp xem tranh và trao đổi 
Hoạt động lớp.
Một số em trình bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 24 chuan kien thuc.doc