Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (tiết 45)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (tiết 45)

Mục tiêu

- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa, Kể được 1 đến 2 luật của nước ta.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK.

III- Các hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (tiết 45)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
TẬP ĐỌC
luật tục xưa của người ê- đê
I - Mục tiêu
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. 
- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa, Kể được 1 đến 2 luật của nước ta.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK. 
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Gọi HS đọc bài, nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài và ghi bài lên bảng: 
* HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
- HD Chia đoạn: 3 đoạn. 
+ Đ1 Về cách xử phạt. 	 + Đ2 Về tang chứng và nhân chứng. 
 + Đ3 Về các tội.
- Cho đọc nối tiếp theo đoạn, 
(giải nghĩa từ, luyện đọc từ)
b) Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Cho trả lời từng câu, nhận xét, bổ sung.
- GV giới thiệu cho HS biết thêm tên của một số luật của nước ta.
- GV chốt ý nghĩa: SGV
c) Luyện đọc diễn cảm
- Cho luyện đọc lại.
+ GV HD đọc một đoạn tiêu biểu.
“ Tội không hỏi mẹ cha.....cũng là có tội”
- Cho thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Qua bài học em rút ra điều gì?
- Dặn HS về học bài và đọc trước bài Hộp thư mật.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài: Chú đi tuần
- trả lời câu hỏi ghi trong bài.
- HS quan sát tranh trong SGK
- 1 HS khá đọc, lớp theo dõi.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1 
- Luyện từ khó đọc.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2 (giải nghĩa từ: SGK)
- HS luyện đọc cặp.
- 1 HS đọc bài trước lớp.
- Thảo luận theo bàn.
- Đại diện trả lời từng câu. nhận xét, bổ sung
- 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài.
- HS luyện đọc đoạn tiêu biểu theo sự hướng dẫn của GV.
- 2- 3 HS thi đọc
- HS nêu ý kiến nhận xột.
- HS nờu nội dung bài: Luật tục nghiờm minh, cụng bằng của người ấ-đờ xưa.
**************************************
Toán
luyện tập chung
I- Mục tiêu: 
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp. BT yờu cầu bài 1, 2(cột 1),( HS khá, giỏi làm thêm bài tập3)
II- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Nêu công thức tính Sxq, Stp và thểtích HHCN, HLP và đơn vị đo thể tích.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
3. Thực hành
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu
- YC HS nêu hướng giải
- Nhận xét ý kiến của HS
- GV chữa bài chung
BT2: Gọi HS nêu yêu cầu
- YC HS nêu cách tính Sxq và V hình hộp chữ nhật
- HD HS làm bài, đánh giá bài làm và thống nhất kết quả
BT3: HS Khá, giỏi làm bài
- YC HS đọc và quan sát hình vẽ 
HD: V phần gỗ còn lại = V gỗ ban đầu - V gỗ HLP đã cắt
- Gọi một số HS đọc kết quả
- Chấm, chữa một số bài
*Củng cố công thức tính V HHCN, V HLP
4. Củng cố – dặn dò
-YC HS hệ thống lại kiến thức luyện tập
- Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập chung
- 1-2 HS nêu, HS khác nhận xét.
BT1:1 HS nêu y/c, nêu hướng giải
- Cả lớp thực hiện vào vở nháp, đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo, nhận xét 
- 1 vài HS nêu kết quả để thống nhất
- 1-2 HS nhắc lại công thức tính Stp, thể tích hình lập phương.
BT2: 1 HS đọc y/c, 
- 1HS nêu quy tắc tính Sxq, V HHCN 
- HS trao đổi với bạn làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng điền kết quả
BT3 : HS Khá, giỏi làm:1HS đọc nội dung BT
- Quan sát hình vẽ nhận biết cách làm
- làm bài vào vở
Bài giải
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
 9 6 5 = 270 (cm3)
 Thể tích của khối gỗ HLP cắte đi là:
 4 4 4 = 64 (cm3)
 Thể tích của phần gỗ còn lại là:
 270 – 64 = 206(cm3)
 Đáp số: 206 cm3 
1–2 HS hệ thống lại những kiến thức 
***********************************
Chính tả
Nghe - viết: núi non hùng vĩ
I- Mục tiêu: 
- Nghe – viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
- Tìm được các tên riêng có trong đoạn thơ(BT2).
-HS khá, giỏi gải được các câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử(BT3).
II Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
GV gọi HS kiểm tra bài. 
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:
a. Hướng dẫn nghe viết:
- GV đọc mẫu bài viết.
- GV giới thiệu nội dung đoạn viết: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới nước ta với Trung Quốc.
- Y/ cầu HS nêu từ ngữ cần viết hoa, dễ lẫn trong khi viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết một số từ.
- Nhận xét, HD viết đúng chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- Thu chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 2a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- HD HS làm bài. 
- Nhận xét, bổ sung.
- GVKL bằng cách viết lại các tên riêng đó.
BT3: GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự lên bảng.
- Cho làm theo nhóm.
- Gọi đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.GV chốt kết quả đúng
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà viết lại tên 5 vị vua, HTL các câu đố BT3, đố lại người thân.
- 1 HS đọc cho 2-3 bạn viết trên bảng những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh.
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn viết.
- HS nghe và viết ra bảng con và bảng lớp: tầy đình, hiểm trở, lồ lộ; Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vở nháp. HS nhận xét.
- HS nghe và viết bài.
- Dùng bút chì , đổi vở cho nhau để kiểm tra, soát lỗi, chữa bài.
Bài 2: 1 HS đọc YC, HS theo dõi SGK.
- Đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ.
- HS phát biểu ý kiến- nói các tên riêng đó, cách viết hoa.
- 1-2 HS đọc lại những từ đó.
+Tên dân tộc: Đam Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ - hao, Mơ- nông.
+ Tên địa lí: Tây Nguyên. Ba.
BT3: 1 HS đọc YC bài tập.
- 1HS đọc lại các câu đố bằng thơ.
- HS trao đổi, làm việc theo nhóm 6.
- Trình bày kết quả
- Nhận xét.
- Cả lớp đọc nhẩm thuộc lòng các câu đố
- Thi đọc thuộc lòng.
***********************************
Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
II. Đồ dùng dạy học.
- Pin, dây dẫn, bóng đèn, ..Hình trang 97 SGK.
III. Các hoạt động dạy và học.
- Giới thiệu bài, Ghi bảng.
a. Hoạt động3: Quan sát và thảo luận.
- GVđưa ra 1 số cái ngắt điện.
- Yêu cầu HS lắp mạch điện đơn giản rồi làm cái ngắt điện cho mạch điện đó .
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- HS quan sát và thảo luận vai trò của cái ngắt điện.
- HS lắp mạch điện đơn giản rồi làm cái ngắt điện cho mạch điện đó .
b. Hoạt động 4: Trò chơi: " Dò tìm mạch điện "
- GV chuẩn bị các hộp kín ( Hướng dẫn SGK)
- Chia lớp thành các nhóm 6.
- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi (SGV-156 )
- GV tổng kết - tuyên dương.
- HS Chia lớp thành các nhóm 6.
- HS nhắc lại cách chơi, luật chơi. 
- HS chơi trò chơi
3- Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Giáo dục : Cẩn thận khi dùng điện.
- Chuẩn bị bài sau: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
BUỔI CHIỀU: TIẾNG VIỆT 
Luyện từ và câu: nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS những kiến thức về cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ..
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Nội dung ôn tập.
III. Hoạt động dạy học :
 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : Học sinh làm bài vào vở.
a/ Đặt một câu trong đó có cặp quan hệ từ không những..mà còn.
Không những bạn Hoa giỏi toán mà bạn Hoa còn giỏi cả tiếng Việt.
b/ Đặt một câu trong đó có cặp quan hệ từ chẳng những..mà còn.
Chẳng những Dũng thích đá bóng mà Dũng còn rất thích bơi lội.
Bài tập 2 ; Học sinh đọc đầu bài 
Phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong các ví dụ sau :
a/ Bạn Lan không chỉ học giỏi tiếng Việt mà bạn còn học giỏi cả toán nữa.
b/ Chẳng những cây tre được dùng làm đồ dùng mà cây tre còn tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Bài làm
a/ Chủ ngữ ở vế 1: Lan ; vị ngữ ở vế 1: học giỏi tiếng Việt.
Chủ ngữ ở vế 2: bạn ; vị ngữ ở vế 2: giỏi cả toán nữa.
b/ Chủ ngữ ở vế 1: Cây tre ; vị ngữ ở vế 1: được dùng làm đồ dùng.
Chủ ngữ ở vế 2: cây tre; vị ngữ ở vế 2: tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn, trong đó có một câu em đã đặt ở bài tập 1.
Bài làm
Trong lớp em, ban Lan là một học sinh ngoan, gương mẫu. Bạn rất lễ phép với thấy cô và người lớn tuổi. Bạn học rất giỏi. Không những bạn Lan học giỏi toán mà bạn Lan còn học giỏi tiếng Việt. 
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh
********************************************************
ANH VĂN
Đ/c Huyền dạy
**************************************************
LUYỆN TOÁN
Luyện tập về thể tích
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố rèn kĩ năng về đơn vị đo thể tích, cách tính thể tích của hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Rèn kĩ năng làm các dạng toán trên.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy học.
- GV nêu yêu cầu từng bài tập.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- HS làm bài vào vở hoặc ra nháp.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Gọi HS chữa bài 
- Củng cố các dạng toán liên quan.
1- Đọc các đơn vị đo thể tích:
2,67m3 20,76cm3
0,543dm3 4,987 m3
2 . Viết các số đo thể tích sau:
Hai mươi ba đề- xi- mét khối .
Không phẩy tám mươi ba xăng-ti- mét khối.
Một trăm linh lăm mét khối.
3 - Viết số các số đo thích hợp vào chỗ trống:
5456dm3 = ............... m3 5789cm3= ..........dm3
456372cm3 = ..............m3 7,865m3 =............m3 ........cm3 
4 - Điền dấu > ; < ; = thích hợp vào ô trống .
3m3 5dm3 .......3,05m3 7m35dm3.............7,005m3
3m35dm3...........3,5m3 7m3 5dm3...........7,5m3
8m35dm3...........8,005m3 2,94dm3............2dm394cm3
5 - Một bể nước hình hộp chữ nhật, có chiều dài 3m, chiều rộng 2,5m, chiều cao13dm. Hỏi bể đó chứa đầy nước thì đựng được bao nhiêu lít, biết rằng
1l = 1dm3. 
III. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài - chuẩn bị bài sau. 
***********************************************************************
Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
Thể dục
BÀI 47
I- Mục tiêu:
- Thực hiện được động tỏc phối hợp chạy và bật nhảy(chạy chậm sau đú kết hợp với bật nhảy nhẹ nhàng lờn cao hoặc đi xa).
- Biết cỏch chơi và tham gia chơi được trũ chơi “Qua cầu tiếp sức”
II- Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, bóng, kẻ sân và chuẩn bị dụng cụ tổ chức trò chơi.
III- Nội dung và phương pháp 
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu: - ... m đọc tốt nhất, hay nhất
1-2 HS nhắc lại nội dung.
*******************************************************
TOÁN
giới thiệu hình trụ. giới thiệu hình cầu
I- Mục tiêu: 
- Nhận dạng được hình trụ, hình cầu.
- Biết xác định cỏc đồ vật cú dạng hình trụ, hình cầu .
II- Đồ dùng dạy học:
- Một số hộp có dạng hình trụ khác nhau.
- Một số đồ vật có dạng hình cầu. Bài tập yờu cầu 1, 2, 3.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài và ghi bài lờn bảng
* Giới thiệu hình trụ
- GV đưa ra một số hộp có dạng hình trụ để giới thiệu
- Giới thiệu một số đặc điểm của hình trụ
- GV đưa ra hình vẽ một vài hộp không có dạng hình trụ để HS nhận biết đúng về hình trụ 
* Giới thiệu hình cầu
- GV đưa ra một số hộp có dạng hình cầu để giới thiệu
- GV đưa ra một vài đồ vật không có dạng hình cầu để HS nhận biết đúng về hình cầu
3. Thực hành:
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu
- HD quan sát và nêu kết quả
- Chốt lại câu trả lời đúng
BT2: Gọi HS nêu yêu cầu, 
- HD quan sát và nêu kết quả
- Chốt lại câu trả lời đúng
BT3: HD HS thi kể theo nhóm
Nhận xét chốt lại
4. Củng cố – dặn dò
- YC HS nhắc lại ND bài học
- Chuẩn bị tiết sau.
* HS quan sát nhận biết hình trụ
- Nhắc lại đặc điểm: Có hai mặt đáy là hai hình tròn bằng nhau và một mặt xung quanh. 
- Phân biệt hình trụ trên hình vẽ. 
* HS quan sát, nhận biết hình cầu
- Phân biệt hình cầu trên một số đồ vật
BT1( 126):1 HS nêu y/c
- Cả lớp quan sát và ghi ra bảng con kết quả đúng
+ Hình A, C là hình trụ
- 1-2 HS nhắc lại đặc điểm của hình trụ
BT2: 1 HS đọc y/c
- Cả lớp quan sát và trả lời
+ Quả bóng bàn, viên bi có hình cầu
BT3: HS làm việc theo nhóm bàn
- Thi kể theo nhóm, nhận xét kết luận
- 1-2 HS nêu tên các hình vừa học.
Tập làm văn
ôn tập về tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: Cấu tạo của bài văn tả đồ vật, trình tự miêu tả, phép tu từ so sánh và nhân hoá được sử dụng trong khi miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ viết sẵn những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: - GV kiểm tra đoạn văn đã được viết lại của tiết trước.
.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
* Hướng dẫn HS làm tập. 
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT
- Giới thiệu, giải nghĩa từ ngữ vải Tô Châu.
- GV giới thiệu: Bài văn miêu tả cái áo sơ mi của một bạn nhỏ được may lại từ chiếc áo quân phục của người cha đã hi sinh....
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
- Hướng dẫn HS làm bài: - Nhắc HS : Yêu cầu của đề viết đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi vời em...
+ Chú ý quan sát đồ vật, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
- Nhận xét đoạn văn các em vừa làm.
3. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS viết lại đoạn văn BT2 
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo(chuẩn bị lập dàn ý miêu tả một đồ vật theo 1 trong 5 đề).
Bài: 1 - 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo cặp, trả lời lần lượt câu hỏi SGK.
- HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: 1 HS nêu YC của bài tập
- HS suy nghĩ; một vài HS nói tên đồ vật các em chọn miêu tả.
- HS suy nghĩ viết đoạn văn.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.
- Nhận xét và bổ sung
Khoa học
an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện 
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được 1 số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây bị hỏng đồ điện; đề phòng điện quá mạnh gây cháy đường dây, cháy nhà. 
- Giải thích tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày biện pháp tiết kiệm điện.
II. Đồ dùng dạy học.
- Chuẩn bị theo nhóm: Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin; đồng hồ, đồ chơi,... pin. 
- Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng tiết kiệm và an toàn.
- Chuẩn bị chung: Cầu chì 
- Hình và thông tin trang 98, 99 ( SGK)
III. Các hoạt động dạy - học 
a.Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
*Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.
*Cách tiến hành:
- GVchia lớp thành các nhóm 3.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận liên hệ thực tế.
- HS đọc câu hỏi; quan sát tranh và nội dung SGK thảo luận các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
- Các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
b. Hoạt động 2:Thực hành 
*Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, nêu được vai trò của công tơ điện.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi(SGK-99)
- Gọi từng nhóm báo cáo kết quả.
- Cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm.
- HS thảo luận theo cặp.
- Từng nhóm báo cáo kết quả.
- HS nhận xét - bổ sung
c. Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện.
*Mục tiêu: HS giới thiệu được lý do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
*Cách tiến hành: 
Bước 1. Làm việc theo cặp 
Thảo luận các câu hỏi :
+Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm
+ Nêu các biện pháp để phòng tránh lãng phí năng lượng điện?
Bước 2. Làm việc cả lớp
- Gọi 1 số HS trình bày.
Bước 3: HS liên hệ 
- Làm việc theo cặp 
Thảo luận trả lời các câu hỏi 
- 1 số HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.
- HS liên hệ việc dùng điện ở gia đình.
3. Củng cố - dặn dò: - GV tóm tắt nội dung bài.
 - Dặn dò về nhà học bài - chuẩn bị bài sau. 
Kĩ thuật
Lắp xe ben (Tiết 1)
I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Lắp được xe cần cẩu đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. Chuẩn bị: Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy và học:
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới:
a, Quan sát, nhận xét mẫu:
b, Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
 + Chọn chi tiết
+ Lắp từng bộ phận:
- Lắp khung sàn xe và giá đỡ
- Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ
- Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau
- Lắp trục bánh xe trước
- Lắp ca bin
+ Lắp ráp xe ben
+ Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
Nêu tác dụng của xe ben trong thực tế.
- Cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn. Hướng dẫn HS quan sát toàn bộ, từng bộ phận
- Đế lắp xe ben, cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó?
- Gọi 1 – 2 HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng SGK và xếp vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
- Yêu cầu HS quan sát kỹ hình 2 và trả lời câu hỏi: Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ em cần phải chọn những chi tiết nào?
- Gọi 1 HS lên lắp khung sàn xe
- GV lắp các giá đỡ theo thứ tự: Lắp 2 thanh chữ L dài vào 2 thanh thẳng 3 lỗ sau đó lắp tiếp vào 2 lỗ cuối của thanh 11 lỗ và thanh chữ U dài (làm chậm và lưu ý cho HS biết vị trí trên, dưới của các thanh).
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 và hỏi: Để lắp được sàn ca bin và các thanh đỡ, ngoài các chi tiết ở hình 2 em phải chọn thêm những chi tiết nào?
- GV lắp
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi SGK và lên lắp
Lưu ý HS biết số lượng, vị trí vòng hãm ở mỗi trục bánh xe
Hình 5a, gọi 1 HS lên lắp
Cả lớp quan sát và bổ sung
Gọi 1 HS lắp
Yêu cầu HS nêu các bước lắp
GV lắp
Mối ghép giữa thùng xe và giá đỡ xe ben có nên lắp chặt không? Vì sao?
- Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
- Gọi HS nêu các tháo, và tháo?
Mang túi để đựng sp của tiết 2
- HS quan sát
- 5 bộ phận: Khung sàn xe và các giá đỡ, sàn ca bin và các thanh đỡ, hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau, trục bánh xe trước, ca bin.
- HS làm
- 1HS trả lời và lên chọn: 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 6 lỗ, 3 lỗ, 2 thanh chữ L dài, 1 thanh chữ U dài.
- HS quan sát và lắng nghe
- Lắp tấm chữ L vào hai đầu của thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài.
- 1HS đọc – 1 HS lắp
- 1HS lắp
- HS khác nhận xét
- Lắp thùng xe vào giá đỡ ben, lắp ca bin vào sàn ca bin, lắp hệ thống trục bánh xe sau và trục bánh xe trước vào các giá đỡ, lắp các vòng hãm và các bánh xe còn lại.
- HS làm.
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010
Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2010
Bài 1
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
2m3 = ...dm3 1dm3 9cm3 =......cm3
1,654m3= .....dm3 1dm3 =..... cm3
 Bài 2
Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:
Có đơnvị đo là mét khối
 3m3245dm3 2105dm3 3m3 67dm3
b) Có đơn vị đo làdề - xi- mét khối 
5dm3 566cm3 23456cm3 2345mm3
?
<
>
=
Bài 3
 3m3 5dm3.......3,05m3 7m35dm3 ........7,005m3
 8m35dm3.....8,5m3 2,46dm3 ..........2dm3 46cm3
Bài 4
Một lớp học có chiều dài 9m, chiều rộng 6m, chiều cao 3,5 m. Lớp học đó có 28 học sinh. Hỏi lớp học đó có đủ không khí cần thiết cho lớp học đó và 1 cô giáo không? Biết rằng mỗi người cần 2lít không khí.
III. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà học bài - chuẩn bị bài sau. 
Anh văn Đ/c Mai dạy
Hoạt động đội Đ/c Phạm Mai phụ trách
Tiếng việt ( Ôn)
Luyện tập làm văn: Tả đồ vật
I – Mục tiêu
 Củng cố rèn kĩ năng văn tả đồ vật, biết cấu tạo, trình tự, biết cách sử dụng từ trong văn miêu tả.
II - Nội dung
1- GV nhắc lại yêu cầu, dàn bài của bài văn miêu tả đồ vật.
HS nhắc lại gợi ý SGK.
Chọn một trong các đề bài sau:
Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập 2 của em.
Tả cái đồng hồ báo thức.
Tả một đồ vật trong nhà em yêu thích.
2- HS viết vào vở Tiếng việt ôn
GV chấm bài, nhận xét bổ sung....
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm nền nếp tuần 24
I. Mục tiêu
- HS thấy được ưu nhược điểm trong tuần.
- Rèn thói quen phê và tự phê.
- Giáo dục HS có ý thức vươn lên trong mọi hoạt động
II. Chuẩn bị
- Nội dung kiểm điểm tuần 24 và phương hướng tuần 25.
- Các tổ chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
III. Nội dung:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức
- Chia tổ để sinh hoạt
2. Nội dung sinh hoạt
- GV tổ chức HS kiểm điểm theo tổ
- Tổ chức sinh hoạt cả lớp
- GV đánh giá chung, tuyên dương, phê bình.
- Đề ra phương hướng tuần sau.
- Tổ chức cho cả lớp vui văn nghệ.
- Dặn dò HS thực hiện tốt tuần sau.
- Cả lớp hát 1 bài. 
* HS kiểm điểm theo tổ
- Từng HS trong tổ kiểm điểm nêu rõ ưu khuyết điểm trong tuần.
- Thảo luận đóng góp ý kiến chung.
- Tổ trưởng tổ chức cho tổ mình thảo luận bổ sung ý kiến.
- Bình chọn cá nhân tiêu biểu của tổ.
* Sinh hoạt cả lớp.
-Tổ trưởng tổng hợp chung của tổ, báo cáo
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- HS phát biểu ý kiến chung.
- Bình xét thi đua.
* Tổ tiêu biểu:..
* Cá nhân tiêu biểu:
+ Khen:.
+ Chê:
+ Liên hoan văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L5 tuan 24(1).doc