Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Trường tiểu học Tầm Lanh - Huỳnh Tuyết Hạnh

Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Trường tiểu học Tầm Lanh - Huỳnh Tuyết Hạnh

Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

-Hiểu nội dung:Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

 

doc 20 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Trường tiểu học Tầm Lanh - Huỳnh Tuyết Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Từ:14/02/2011
đến 18/02/2011
Thứ hai, ngày 14 tháng 2 năm 2011
TẬP ĐỌC
Tiết 47:LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I-Mục tiêu:
-Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
-Hiểu nội dung:Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần, trả lời câu hỏi về bài đọc.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Luyện đọc
Một HS đọc toàn bài.
HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ( 2 lượt), GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS và giúp HS giải nghĩa từ: luật tục, Ê-đê, song , co, tang chứng, nhân chứng,
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc toàn bài.
-HĐ 2: Tìm hiểu bài
HS đọc thầm từng đoạn, cả bài lần lượt trả lời các câu hỏi:
+Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
+Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.
+Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.
+Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
HS nêu nội dung bài.
-HĐ 3:Luyện đọc lại
GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
HS tiếp nối nhau đọc lại 3 đoạn của bài , cả lớp-GV nhận xét .
GV hướng dẫn HS đọc đoạn: “Tội không hỏi mẹ cha cũng là có tội .
-HĐ 4: Củng cố
HS nhắc lại nội dung bài.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài :Hộp thư mật
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
THỂ DỤC
------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 116: LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
Biết vận dụng các công thức tính diện tích , thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
BT cần làm: BT 1 , BT 2 ( cột 1).
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi BT 2 và hình vẽ của BT 3.
III- Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại quy tắc tính thể tích hình lập phương.
Tính thể tích hình lập phương có cạnh 1,5 cm.
2.Bài mới :
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
+BT 1: HS đọc yêu cầu của BT.
HS nhắc lại cách tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương.
Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm ở bảng lớp.
+ BT 2:HS nhắc lại cách tính diện tích mặt đáy, diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật.
HS tính cột thứ nhất của bảng.Hai cột còn lại về nhà làm.
+BT 3: HS đọc yêu cầu của bài.GV gợi ý cách làm .HS về nhà làm.
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Tiết 24: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( Tiếp theo )
I-Mục tiêu:
-Biết Tổ quốc em là Viêt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
-Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của tổ quốc Việt Nam.
-Có ý thức học tập , rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
-Yêu Tổ quốc Việt Nam.
*Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
- Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam).
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin về đất nước và con người Việt Nam.
- Kĩ năng hợp tác nhĩm.
- Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam
II-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
Em nghĩ gì về đất nước , cong người Việt Nam ?
Chúng ta cần phải làm gì để góp phần xây dựng đất nước ?
2.Bài mới:
-HĐ 1:Tìm hiểu về đất nước Việt Nam(BT1)
HS thảo luận nhóm 4, cho biết các mốc thời gian và địa danh đã cho ở BT 1 liên quan đến những sự kiện nào của đất nước ta.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt lại.
-HĐ 2: Đóng vai ( BT 3)
HS đọc yêu cầu của BT , trao đổi với bạn bên cạnh.
Một số HS lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp.
Cả lớp, GV nhận xét.
-HĐ 3: Vẽ tranh về đất nước hoặc con người Việt Nam
HS vẽ tranh về đất nước hoặc con người Việt Nam theo nhóm 4. Đại diện nhóm lên trình bày .Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HĐ 4: Củng cố
HS đọc thơ , hát về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học:
Chuẩn bị:Em yêu hòa bình
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 15 tháng 2 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 47:MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ-AN NINH
I-Mục tiêu:
Làm được bài tập 1; tìm được một số danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh (BT2); hiểu được nghĩa của những từ ngữ đã cho và xếp được vào nhóm thích hợp(BT3); làm được BT4.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS đọc lại ghi nhớ trang 54, làm lại BT 2.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Hướng dẫn HS làm BT
+BT 1:HS làm việc cá nhân , tìm dòng nêu đúng nghĩa của từ an ninh.
HS phát biểu ý kiến, GV chốt lại.
+BT 2:HS trao đổi với bạn bên cạnh , tìm những danh từ, động từ có thể kết hợp với từ an ninh.
HS trình bày, cả lớp-GV nhận xét.
+BT 3: HS làm việc nhóm 4 , xếp các từ ngữ đã cho vào 2 nhóm thích hợp.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+BT 4: HS đọc yêu cầu của BT , tìm các từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ quan , tổ chức và những người có thể giúp mình tự bảo vệ khi cha mẹ không có ở bên trong bản hướng dẫn của BT.
HS trình bày, GV chốt lại.
-HĐ 2:Củng cố
HS nhắc lại nghĩa của từ an ninh.
3.Nhận xét ,dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị:Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
OÁN
Tiết 117: LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
-Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
-Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
-HS làm được BT 1,2.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Các hình vẽ như SGK.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật , hình lập phương.
Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 0,4 m ; chiều rộng,25 m ; chiều cao 0,9 m.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Hướng dẫn HS làm BT
+BT 1:GV hướng dẫn HS tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính của bạn Dung (như SGK).
Câu a: HS viết số thích hợp vào chỗ chấm để tìm 17,5% của 240 theo cách tính của bạn Dung .HS làm vào vở , 1 HS làm bảng phụ.
Câu b: HS tính 35% của 520 và nêu cách tính. Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm ở bảng lớp.
+BT 2: Cho HS xem hình vẽ như SGK. Biết tỉ số thể tích của hai hình lập phương là 2:3 , HS tìm thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu phần trăm thể tích của hình lập phương bé và tính thể tích của hình lập phương lớn.
HS làm vở nháp , 1 HS làm bảng lớp. 
+BT 3: ( HS khá, giỏi)GV gợi ý cách làm , HS về nhà làm.
-HĐ 2:Củng cố - HS nhắc lại cách tính thể tích hình lập phương.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Giới thiệu hình trụ.Giới thiệu hình cầu
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỂ DỤC
------------------------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ
Tiết 24: NÚI NON HÙNG VĨ
I-Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
-Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT 2).
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS viết bảng con một số tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh.
2.Bài mới :
-HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe-viết
GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ. - HS nêu nội dung bài .
HS nêu những tên riêng trong bài: Bắc, Tam Đường , Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ , Sa Pa , Lào Cai , nhắc lại  ... ùp làm vào vở, 1 HS làm ở bảng lớp.
Câu b:GV hướng dẫn , HS về nhà làm.
+BT2: GV gợi ý .HS về nhà làm.
+BT 3: HS đọc yêu cầu của BT. GV hướng dẫn để HS biết tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn : Lấy diện tích hình tròn trừ diện tích hình tam giác vuông ABC.
Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm ở bảng phụ.Nhận xét, sửa chữa.
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác , diện tích hình tròn.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị:Luyện tập chung
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 48: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
I-Mục tiêu:
-Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp ( ND Ghi nhớ ).
-Làm được BT 1,2 của mục III.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị :
Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nêu nghĩa của từ an ninh . - HS làm lại BT 2, 3 của tiết trước.
2.Bài mới :
-HĐ 1: Phần Nhận xét
+BT 1:HS đọc yêu cầu BT 1 của phần Nhận xét.
Cả lớp đọc thầm lại hai câu ghép; xác định các vế câu trong mỗi câu , bộ phận C-V của mỗi vế câu.HS làm vào vở nháp, 1 HS làm ở bảng phụ. Cả lớp, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ BT 2: HS đọc thầm lại 2 câu ghép ở BT 1, suy nghĩ trả lời câu hỏi :Các từ in đậm trong 2 câu ghép trên được dùng làm gì? Nếu lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi? - HS phát biểu ý kiến .GV chốt lại.
+BT3: HS tiếp nối nhau tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong 2 câu ghép đã dẫn. - Vài HS đọc ghi nhớ SGK.
-HĐ 2: Luyện tập
+BT 1:HS đọc yêu cầu của BT 1, làm bài cá nhân, gạch 1 gạch chéo phân cách hai vế câu, khoanh tròn cặp từ hô ứng nối 2 vế câu.
HS cả lớp làm vào vở nháp, 3 HS làm ở bảng phụ. GV nhận xét, sửa chữa.
+BT 2: HS tìm các cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống. Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm ở bảng phụ. Nhận xét, sửa chữa.
-HĐ 3: Củng cố - HS nhắc lại ghi nhớ SGK.
3.Nhận xét ,dặn dò:
GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................
ÂM NHẠC
------------------------------------------------------------------------------
§Þa lÝ
Tiết 24: ÔN TẬP
I-Mục tiêu:
-Tìm được vị trí châu Á , châu Âu trên bản đồ.
-Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về : diện tích, địa hình, khí hậu , dân cư , hoạt động kinh tế.
II-Chuẩn bị:
Bản đồ Thế giới.
Bản đồ Tự nhiên Thế giới.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
Nêu những đặc điểm nổi bật của Liên bang Nga , Pháp ?
HS lên chỉ vị trí của Liên bang Nga và Pháp trên bản đồ.
Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp của Pháp?
2.Bài mới:
-HĐ 1:Quan sát bản đồ
Một số HS lên chỉ vị trí của châu Á , châu Âu trên bản đồ Thế giới và chỉ một số dãy núi :Hi-ma-lay-a , Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên bản đồ Tự nhiên Thế giới.
Cả lớp, GV nhận xét.
-HĐ 2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu
HS đọc yêu cầu của BT 2. - GV hướng dẫn cách làm .
HS trao đổi với bạn bên cạnh làm bài vào vở nháp.
Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp, GV nhận xét chốt lại.
-HĐ 3: Củng cố
HS nhắc lại các đặc điểm về địa hình của châu Á , châu Âu.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị: Châu Phi
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 18 tháng 2 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
Tiết 48: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I-Mục tiêu:
-Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
-Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Chuẩn bị:
Bảng phụ
III- Các hoạt động day học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS đọc lại đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi (BT2) tiết TLV trước.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Hướng dẫn HS luyện tập
+ BT1 : HS đọc 5 đề bài SGK.
GV gợi ý để HS chọn đề bài.
HS tiếp nối nhau nói đề bài các em chọn.
HS đọc gợi ý SGK.
HS dựa vào gợi ý , lập dàn ý miêu tả theo đề các em đã chọn.
Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm ở bảng phụ. Nhận xét, sửa chữa.
+BT 2: HS dựa vào dàn ý đã lập , trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình với bạn bên cạnh .
HS trình bày trước lớp, cả lớp-GV nhận xét.
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
3.Nhận xét, dặn dò :
GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : Kiểm tra viết
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 120: LUYỆN TẬP CHUNG
I-Mục tiêu:
Biết tính diện tích , thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
BT cần làm : BT 1( a,b) và BT 2.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Hướng dẫn HS làm BT
+BT 1: HS đọc đề bài .
Câu a : HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật . 
GV lưu ý HS bể cá không có nắp, các kích thước đã cho chưa cùng đơn vị đo.
HS làm vào vở , 1 HS làm bảng lớp.
Câu b : HS nhắc lại cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
Cả lớp làm vào vờ , 1 HS làm bảng phụ.
Câu c:( HS khá , giỏi ) –Nếu không đủ thời gian cho về nhà.
+BT 2: HS đọc đề bài.
HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương.
Cả lớp làm vào vở , 1 HS làm ở bảng lớp.
+BT 3: GV hướng dẫn cách làm , HS về nhà làm.
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cách tính thể tích hình hộp chữ nhật , hình lập phương.
3. Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Bảng đơn vị đo thời gian
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Tiết 48:AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ 
KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I-Mục tiêu:
-Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn , tiết kiệm điện.
-Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
*Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
- Kĩ năng ứng phĩ, xử lí tình huống đạt ra (khi cĩ người bị điện giật/ khi dây điện đứt/ ...)
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng điện (tiết kiệm, tránh lãng phí)
- Kĩ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm về việc sử dụng điện tiết kiệm.
II-Chuẩn bị:
III- Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ :
Thế nào là vật dẫn điện ? cho ví dụ ?
Thế nào là vật cách điện ? cho ví dụ ?
2.Bài mới:
-HĐ 1:Các biện pháp phòng tránh bị điện giật
HS quan sát hình 1, 2 SGK và cho biết : Nội dung tranh vẽ gì ? Làm như vậy có tác hại gì ?
HS phát biểu ý kiến. 
HS trao đổi với bạn bên cạnh, tìm các biện pháp đề phòng điện giật.HS tiếp nối nhau trả lời, GV chốt lại.
Hỏi HS : Khi ở nhà và ở trường , các em cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác ? 
HS đọc mục bạn cần biết trang 98.
-HĐ 2:Một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện , vai trò của cầu chì và công tơ điện
HS đọc thông tin trang 99 SGK , thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi :
+Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12V cho dụng cụ dùng điện có số vôn quy định là 6V?
+Vai trò của cầu chì , của công tơ điện?
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
-HĐ 3:Các biện pháp tiết kiệm điện
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm ? Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện ?
Hỏi HS : Gia đình các em có những vật dùng điện nào ? Mỗi tháng gia đình phải trả bao nhiêu tiền điện ?Em thấy gia đình mình sử dụng điện như vậy đã hợp lý chưa ? Nếu chưa hợp lý cần phải làm gì ?
HS đọc mục bạn cần biết trang 99.
GV kết luận.
-HĐ 4: Củng cố
Chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh bị điện giật?
Vì sao phải tiết kiệm điện khi sử dụng ?
HS đọc lại mục bạn cần biết trang 98, 99SGK.
3.Nhận xét , dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tâp : Vật chất và năng lượng 
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 24 mot cot KNS.doc