Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 năm học 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 năm học 2011

. Mục tiêu.

 1. Kiến thức: - HS hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời tỏ lòng thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.

 2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng trang trọng tha thiết.

 3. Thái độ: - HS có thái độ tôn và biết ơn những người đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. Đồ dùng dạy học.

 - GV: - Bảng phụ chép sẵn đoạn 2 hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 218 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25.
Thứ hai ngày 28 tháng 02 năm 2011
Tiết 1. Chào cờ.
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT.
Tiết 2. Toán.	 	Tiết 121.
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II.
(Kiểm tra theo đề của chuyên môn)
Tiết 3. Thể dục.
GV BỘ MÔN LÊN LỚP.
Tiết 4. Tập đọc 	 Tiết 49.
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG (trang 68)
 Đoàn Minh Tuấn 
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: - HS hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời tỏ lòng thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.
 2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng trang trọng tha thiết.
 3. Thái độ: - HS có thái độ tôn và biết ơn những người đã có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Bảng phụ chép sẵn đoạn 2 hướng dẫn HS luyện đọc.
 - HS:
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức ( 1’).
 2. Kiểm tra bài cũ (2’) – HS đọc lại bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi về nội dung bài. GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc.
- 1HS khá đọc toàn bài, cả lớp theo dõi vào SGK.
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK.
- GV hướng dẫn HS chia đoạn.
- HS chia đoạn.
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS đọc bài.
- 1HS đọc chú giải trong SGK.
- HS luyÖn ®äc theo nhãm ®«i, GV ®i ®Õn c¸c nhãm gióp ®ì HS yÕu ®äc bµi.
- 2HS ®äc l¹i toµn bµi, cả lớp đọc thầm
- GV đọc diễn cảm bài văn, HS theo dõi vào SGK.
b, Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
CH: Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở nơi nào?
CH: Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
CH: Tìm những từ ngữ tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng? 
CH: Bài văn đã gợi cho em nhớ một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên một số truyền thuyết đó?
- GV kể thêm một số truyền thuyết khác.
CH: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
+ Nội dung chính của bài là gì?
- HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét ghi bảng.
c, Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- 3HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV mở bảng phụ đã ghi sẵn đoạn 2 của bài, hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- HS nhìn bảng đọc đoạn diễn cảm đoạn 2 của bài. 
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét bình chọn người đọc hay nhất.
(1’)
(29’)
10’
10’
9’
- Bài chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến treo chính giữa.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến đồng bằng xanh mát.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa LĨnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách nay khoảng 4000 năm.
+ Có những khóm hải đường ... tráng lệ hùng vĩ.
+ Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh – một sự nghiệp vè truyền thuyết dựng nước. Núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng – một truyền thuyết chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết về An Dương Vương – một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
+ Nhắc nhở khuyên dăn mọi người: Dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không quên được nguồn cội.
* Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời tỏ lòng thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.
4. Củng cố (1’).
 - 2HS nhắc lại nội dung chính của bài.
 - GV nhận xét giờ học
5. Dặn dò (1’).
 - Về nhà đọc lại bài, xem trước “Cửa sông”
Tiết 5. Chính tả (nghe – viết)	Tiết 25.
 AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI ? (trang 70)
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: - HS nghe – viết đúng bài chính tả Ai là thủy tổ loài người ?. Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập.
2. Kĩ năng : - Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ quy định, viết đạt tốc độ quy định. Làm đúng các bài tập chính tả.
3. Thái độ: - Có ý thức rèn chữ viết thường xuyên trong các giờ học. 
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
 - HS:	
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức (1’).
 2. Kiểm tra bài cũ (1’): - HS viết lời giải đố BT3 giờ trước. GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV đọc bài chính tả một lượt, HS theo dõi vào SGK.
- 1HS đọc lại bài chính tả, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
CH: Bài chính tả nói về điều gì? 
- HS đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những tên riêng viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả.
- GV đọc cho HS viết các tên riêng có trong bài chính tả.
- 2HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp.
- GV đọc chính tả, HS nghe - viết bài vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu viết bài.
- GV chấm bài và nêu nhận xét chung.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
- 1HS nêu yêu cầu của bài tập, đọc cả mẩu chuyện vui và chú giải ở cuối bài, cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, chữa bài. 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
(1’)
(20’)
(10’)
+ Bài chính tả cho các em biết truyền thuyết một số dân tộc trên thế giới về thủy tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.
+ Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, (thế kỉ) XIX.
Bài 2( 58) Tìm các tên riêng có trong mẩu chuyện vui Dân chơi đồ cổ và cho biết các tên riêng đó được viết như thế nào
+ Các tên riêng trong bài là: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công. Những tên riêng đó đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi tiếng – vì là tên riêng nước ngoài nhưng được viết theo âm Hán Việt.
 4. Củng cố (1’).
 - GV hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò (1’).
 - Về nhà luyện viết ở nhà. 
Tiết 6. Đạo đức.	Tiết 25.
EM YÊU HÒA BÌNH (tiết 1)
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: - Học xong bài này, HS biết: Gi¸ trÞ cña hßa b×nh. TrÎ em cã quyÒn sèng trong hßa b×nh vµ cã tr¸ch nhiÖm tham gia c¸c ho¹t ®éng b¶o vÖ hßa b×nh. TÝch cùc tham gia c¸c ho¹t ®éng b¶o vÖ hßa b×nh do nhµ tr­êng , ®Þa ph­¬ng tæ chøc.
2. Kĩ năng: - Nêu được các biểu hiện hòa bình của cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ: - HS yêu hòa bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án nhứng kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những vùng có chiến tranh. Giấy khổ to, bút màu. Thẻ màu dùng cho hoạt động tiết 1.
 - HS: 
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức (1’).
 2. Kiểm tra bài cũ (1’): - HS nêu lại nội dung ghi nhớ của giờ trước.
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin (trang 37 – SGK) 
- HS quan sát tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em ở các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và trả lời các câu hỏi:
CH: Em thấy những gì trong những tranh, ảnh đó?
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- HS đọc các thông tin trang 37 – 38 SGK thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGK.
CH: Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở những vùng có chiến tranh?
CH: Chiến tranh gây ra những hậu quả gì? 
CH: Để thế giới không có chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hòa bình, chúng ta cần làm gì? 
- GV kết luận.
- 2 HS đọc ghi nhớ SGK, cả lớp đọc thầm.
Hoạt động 3: Thực hành.
- 1HS nêu yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- GV nhận xét, kết luận.
- 1HS nêu yêu cầu của bài, đọc cả nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở sau đó trao đổi vở với bạn để kiểm tra lại.
- HS tiếp nối nhau trình bày trước lớp
- GV nhận xét, kết luận.
- 1HS nêu yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi vào SGK.
- GV chia nhóm và hướng dẫn HS các nhóm thảo luận.
- HS thảo luận theo nhóm 3.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
- 3HS đọc ghi nhớ trong SGK, cả lớp đọc thầm.
(1’)
(15’)
(15’)
+ Cuộc sống của người dân khổ cực, trẻ em không được đến trường, ...
+ ChiÕn tranh chØ g©y ra ®æ n¸t, ®au th­¬ng chÕt chãc , bÖnh tËt , ®èi nghÌo, l¹c hËu, thÊt häc. 
+ §Ó thÕ giíi kh«ng cßn chiÕn tranh chóng ta ph¶i cïng nhau b¶o vÖ hßa b×nh , cïng nhau chèng l¹i chiÕn tranh.
* Kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói ngheo, thất học, ... Vì vậy chúng ta cần phải cùng nhau bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
Bài 1( 39) Em tán thành với những ý kiến nào?
+ Các ý kiến (a), (d) là đúng; các ý (b), (c) là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình.
Bài 2(39) Những hành động việc làm nào thể hiện lòng yêu hòa bình?
* Kết luận: Để bảo vệ hòa bình ... việc làm (b), (c) trong bài tập 2.
Bài 3(39) Em biết những hoạt động hòa bình nào trong các hoạt động sau:
4. Củng cố (1’).
 - GV hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1’).
 - Về nhà ôn bài, chuẩn bị cho tiết 2.
Thứ ba ngày 01 tháng 3 năm 2011
Tiết 1. Toán.	 Tiết 122.
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN (trang129)
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức:- Giúp HS ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo thời gian thông dụng.
 3. Thái độ:- Yêu thích môn học, ham tìm hiểu về toán học.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo thời gian.
 - HS:
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức (1’): Hát, sĩ số: .../ 24.
 2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Ôn tập các đơn vị đo thời gian.
a, Các đơn vị đo thời gian.
 - HS tiếp nối nhau nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học.
- HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian
CH: Kể tên các tháng có 31 ngày, có 30 ngày và có 28 ngày? 
CH: Năm 2000 là năm nhuận vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Các năm tiếp theo là những năm nào?
CH: Các em t ... n sông lớn chảy qua địa phận tỉnh Tuyên Quang?
CH: Tuyên Qunag có những động vật nào trong sách đỏ?
CH: Điều kiện tự nhiên có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế? 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Điền vào lược đồ trống”
- GV treo lược đồ trống lên bảng, chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 6 tấm bìa ghi tên các huyện, thị của Tuyên Quang và tổ chức cho HS chơi dưới hình thức thi đua giữa các nhóm.
- HS các nhóm tiếp nối nhau lên bảng dán vào lược đồ trống.
- GV theo dõi, nhận xét nhóm thắng cuộc.
(1’)
(10’)
(10’)
- HS theo dõi.
+ Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp Hà Giang, phía Đông và Đông Bắc giáp Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng, phía Nam giáp với Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Tuyên Quang có diện tích là 5 868 km2. 
+ Tuyên quang có bảy huyện thị đó là các huyện: Na Hang, Lâm Bình (huyện mới thành lập), Chiêm Hóa, Hàm Yên. Yên Sơn, Sơn dương và thành phố Tuyên Quang.
+ Thuận lợi: Nhờ có quốc lộ 2, tuyến giao thông huyết mạch chạy trên địa bàn tỉnh khoảng 90 km, Tuyên Quang có thể giao lưu với Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, ... 
+ Khó khăn: Tuyên Quang chưa có đường sắt, đường hàng không, ... do ở sâu trong nội địa xa các cảng, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên việc trao đổi hàng hóa, liên kết kinh tế với các tỉnh khác còn gặp nhiều hạn chế.
- HS chơi trò chơi.
4. Củng cố (1’).
 - GV hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1’).
 - Về nhà ôn bài, tiếp tục tìm hiểu “Địa lí địa phương”
Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011
Tiết 1. Toán.	 Tiết 155.
PHÉP CHIA (trang163)
I. Mục tiêu.	
 1. Kiến thức: - Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
 2. Kĩ năng: - Vận dụng giải các bài tập thực tiễn.
 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, ham học toán.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: - Bảng phụ ghi sẵn phép chia hết và phép chia có dư ở dạng tổng quát.
- HS: 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức ( 1’). Hát ; sĩ số: ... / 24.
 2. Kiểm tra bài cũ (3’): - 2HS lên bảng làm lại bài 2 của giờ trước. GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
- 1HS nêu phép chia dạng tổng quát.
- GV mở bảng phụ ghi sẵn phép chia hết và phép chia có dư treo lên bảng.
- HS dựa vào bảng để trả lời câu hỏi:
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- 1HS nêu yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi vào SGK.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- 4HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét chữa bài.
- 1HS nêu yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi vào SGK
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét chữa bài.
- 1HS Nêu yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi vào SGK.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét chữa bài.
- 1HS nêu yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi vào SGK.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét chữa bài.
- 1HS nêu yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi vào SGK.
- 3HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
( 1’)
(28)
* Phép chia hết
Thương
 a : b = c
SC
SBC
* Phép chia có dư:
 a : b = c	(dư r)
SBC
SC
Số dư
Thương
* Lưu ý: Số dư bé hơn số chia.
Bài 1(163) Tính rồi thử lại (theo mẫu)
a, 8192
32
 179
256
 192
 0 Thử lại: 256 x 32 = 8192.
15335
42
 273
365
 215
 05
Thử lại: 365 x 42 + 5 = 15335
b, 75,9,5
3,5
 059
21,7
 24 5
 0
Thử lại: 21,7 x 3,5 = 75,95
b, 976,5
21,7
 108 5
4,5
 0 0
Thử lại: 4,5 x 21,7 = 976,5
Bài 2(164) Tính 
 a, x 
b, x 
Bài 3(164) Tính nhẩm.
a, 25 x 0,1 = 2,5 48 : 0,01 = 4800
 25 x 10 = 250 48 x 100 = 4800
 9,5 : 0,1 = 95 72 : 0,01 = 7200
b, 11 x 0,25 = 2,75 32 : 0,5 = 64
 11 x 4 = 44 32 x 2 = 64
 75 : 0,5 = 150 125 : 0,25 = 500
Bài 4(164) Tính bằng hai cách.
a, xx 
 = 
 : = 
 = 1 : 
b, (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10
 (6,24 + 1,26) : 0,75 
 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 
 = 8,32 + 1,68 = 10
4. Củng cố ( 1’).	
 - GV hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò ( 1’).
 - Về nhà ôn lại bài, xem trước bài “ Luyện tập” 
Tiết 2. Tập làm văn.	Tiết 62.
	ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH (trang 134)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: - Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh – một dàn ý với những ý riêng của mình. Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh trình bày rõ ràng, rành mạch, tự tin. 
2. Kĩ năng : - Lập được một dàn ý theo yêu cầu và trình bày miệng lại dàn ý đó.
3. Thái độ: - Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Bảng phụ (BT2).
 - HS: 
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức ( 1’).
 2. Kiểm tra bài cũ (1’): - 1HS lên bảng trình bày lại một dàn ý đã viết trong học kì I. GV nhận xét, cho điểm. 
 3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài.
a, Chọn đề bài.
- 1HS nêu yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- GV ghi đề bài lên bảng.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
b, Lập dàn ý.
- 1HS dcoj gợi ý 1,2 trong SGK, cả lớp đọc thầm.
- Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý cho bài văn tả cảnh
- HS tiếp nối nhau trình bày trước lớp.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung, hoàn thiện dàn ý của bài theo yêu cầu.
- 1HS nêu yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
- GV chia nhóm và hướng dẫn HS các nhóm làm bài.
- HS các nhóm trình bày dàn ý trên bảng phụ.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- GV cùng HS cả lớp bình chọn nhóm trình bày hay nhất.
( 1’)
(30’)
Bài 1( 134) Lập dàn ý miêu tả trong các cảnh sau:
1, Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
2, Một đêm trăng đẹp.
3, Trường em trước buổi học.
4, Một khu vui chơi, giải trí em thích.
Bài 2(134) Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập.
4. Củng cố (1’).
 - GV hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1’).
 - Về hoàn chỉnh tiếp đoạn văn theo yêu cầu, xem trước bài “Trả bài văn tả con vật” 
Tiết 3. khoa học.	 	Tiết 62.
MÔI TRƯỜNG (trang 128)
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: - Sau bài học HS biết: Khái niệm ban đầu về môi trường. Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
 2. Kĩ năng: - Nêu được thành phần của môi trường ở địa phương mình đang sinh sống.
 3. Thái độ: - HS có ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương mình đang sinh sống.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Thông tin và hình vẽ trang 128 – 129, SGK.
 - HS: 
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức (1’).
 2. Kiểm tra bài cũ (2’): - KÓ tªn mét sè loµi hoa thô phÊn nhê c«n trïng? Mét sè loµi hoa thô phÊn nhê giã? Kể tên một số loài thú mỗi lứa đẻ 1 con, mỗi lứa đẻ nhiều con? (Thô phÊn nhê c«n trïng : C¸c lo¹i hoa nh­ hãa hång , hoa ®µo , hoa huÖ  Một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con: Trâu, bò. hươu,  Một số loài thú thường đẻ mỗi lứa nhiều con như lơn, dê, chó, mèo, )
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
- HS các nhóm đọc thông tin trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:
CH: Đọc các thông tin trong SGK và tìm xem mỗi thông tin ứng với hình vẽ nào?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Thảo luận.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau :
CH: Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
CH: Hãy nêu một số thành phần môi trường ở nơi bạn đang sống?
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung.
(1’)
(15’)
(14’)
+ Hình 1 – c, hình 2 – d. 
+ Hình 3 – a, hình 4 – b. 
* Kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta: những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất. Trong đó có những yếu tố cần cho sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
4. Củng cố (1’).
 - GV hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1’).
 - Về nhà ôn bài, xem trước bài “ Tài nguyên thiên nhiên”
Tiết 4. Kĩ thuật.	Tiết 31.
LẮP RÔ - BỐT (tiết 2)
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: - HS chọn đúng và đủ chi tiết để lắp rô-bốt
 2. Kĩ năng: - HS lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận cho HS khi tháo lắp các chi tiết của rô-bốt.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: - Mẫu rô-bôt đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
 - HS: 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức (1’).
2. Kiểm tra bài cũ (2): - Nêu lại quy trình lắp rô – bốt ở tiết 1
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2:Thực hành lắp rô-bốt.
a, Chọn các chi tiết.
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết như hướng dẫn trong SGK.
- GV kiểm tra việc chọn chi tiết của HS.
b, Lắp từng bộ phận.
CH: Để lắp rô-bốt ta cần lắp mấy bộ phận đó là bộ phận nào?
- HS quan sát kĩ lại các hình vẽ trong SGK.
- HS thực hành lắp rô-bốt.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hành.
c, Lắp ráp rô-bốt.
- GV hướng dẫn HS lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK. Và GV lưu ý HS:
- Kiểm tra sản phẩm.
d, Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết xếp vào hộp.
- Cách tiến hành như các bài trước.
(1’)
(29’)
- HS chọn các chi tiết theo hướng dẫn trong SGK.
+ Để lắp được rô-bốt cần lắp 6 bộ phận: chân rô-bôt, đầu rô-bôt, tay rô-bôt, ăng-ten, trục bánh xe.
- HS thực hành lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK.
4. Củng cố (1’).
 - GV hệ thống lại bài.
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò (1’).
 - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị cho giờ sau “ Lắp rô – bốt (tiết 3)” 
Tiết 5. Tiếng Anh.
GV BỘ MÔN LÊN LỚP
Tiết 6. Giáo dục ngoài giờ.
SINH HOẠT LỚP
I. Nhận xét các hoạt động trong tuần.
 1. Đạo đức.
 - Nhìn chung các em ngoan lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết nội bộ tốt.
 - Bên cạnh đó vẫn còn một số em hay nói tục trong các giờ ra chơi.
 2. Học tập.
 - Đa số các em đã có ý thức học bài và làm bài ở nhà.
 3. Lao động.
 - Các em tham gia đầy đủ các buổi lao động do nhà trường và Đội tổ chức.
 4. Các hoạt động khác.
 - Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt các phong trào thi đua do nhà trường và đội phát động.
II. Phương hướng tuần tới.
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần 31.
 - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
* Tự rút kinh nhiệm sau tuần dạy:
...
Chuyªn m«n nhµ tr­êng
Tæ chuyªn m«n

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 25 - Tuần 31.doc