Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 (tiết 3)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 (tiết 3)

I. MỤC TIÊU

 HS biết nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.

II. ÔN TẬP

1. HS nêu lại các cặp từ hô ứng thường dùng.

2. GV tổ chức cho HS làm các bài tập sau:

Bài 1: Chọn cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau:

a) Tôi.học nhiều, tôi.thấy mình biết còn ít quá.

 

doc 8 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
Tiếng Việt
ôn tập về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I. Mục tiêu
 HS biết nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
II. ôn tập
1. HS nêu lại các cặp từ hô ứng thường dùng.
2. GV tổ chức cho HS làm các bài tập sau: 
Bài 1: Chọn cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau:
a) Tôi........học nhiều, tôi.........thấy mình biết còn ít quá.
b) Cún con quấn Hưng lắm. Cậu ta đi......nó theo..... .
c) Kẻ......gieo gió, kẻ ........phải gặp bão.
d) Mẹ chăm lo cho em....................., em thấy thương mẹ................. .
Bài 2: Điền tiếp vế câu và từ hô ứng để những dòng sau thành câu ghép:
a) Hoa càng chăm học, ...........................................................
b) Bà con dân làng nấu bao nhiêu cơm, Gióng.................................................................
c) Tôi không chỉ học được đức tính chăm chỉ của bạn Long............................................
Bài 3: Đọc các câu ghép dưới đây, đánh dấu gạch chéo giữa các vế câu, khoanh tròn những từ hoặc cặp từ nối các vế câu:
	a) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
	b) Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
	c) Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
	- Hướng dẫn HS làm bài vào vở.
 - GV nhận xét, bổ sung.
3. GV nhận xét tiết học.
- GV nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị tiết sau.
Tập đọc
Luyện đọc: luật tục xưa của người ê - đê
I- Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Từ luật tục của người Ê-đê, HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.
II .Đồ dùng học tập:
	Tranh minh hoạ bài đọc SGK
III . Hoạt động dạy và học :
1.Kiểm tra bài cũ :
	HS đọc bài tập đọc: Luật tục xưa của người Ê - đê, TLCH.
2. Dạy bài mới 
a .Giới thiệu bài :
b. Bài mới :
HĐ1 :Luyện đọc đúng 
-Gọi 1 HS khá - giỏi đọc bài
-GV chia 3 đoạn 
Đoạn 1: về cách xử phạt.
Đoạn 2: về tang chứng và nhân chứng.
Đoạn 3: về các tội.
- Gọi 3HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai 
- Gọi 3HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- GV đọc mẫu cả bài
HĐ2: Luyện đọc diễn cảm
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn. Nêu giọng đọc từng đoạn.
- HS đọc từng đoạn kết hợp với trả lời câu hỏi SGK.
- HS thi đọc đoạn em thích.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- HS nêu ý chính của bài ?
 - NX tiết học.
 - Về nhà luyện đọc.
- Chuẩn bị tiết sau.
Toán
Ôn tập
I. Mục tiêu:
	- Củng cố cho HS về cách tính diện tích các hình. 
	- Rèn cho HS kỹ năng tính diện tích.
II- Đồ dùng :
III. Hoạt động dạy- học: 
1.Bài cũ:
	- Nêu công thức tính diện tích hình thang, hình vuông ?
2. Bài mới :
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
	Bài 1: Cho hình thang vuông ABCD dưới đây:
D
A
B
C
có AB = 20 cm, AD = 30 cm, DC = 40 cm.
Nối A với C được hai hình tam giác là ABC 
và ADC. Tính: 
	a) Diện tích mỗi hình tam giác đó.
	b) Tỉ số phần trăm của diện tích 
	tam giác ABC và hình tam giác ADC.
O
D
A
B
C
	- Hướng dẫn HS tính diện tích bằng công thức.
	- HS làm bài vào vở - Chữa bài.
	Bài 2:
Cho hình bên gồm hình chữ nhật ABCD
có AD =2dm và một nửa hình tròn tâm O 
bán kính 2dm. Tính diện tích phần đã tô 
đậm của hình chữ nhật ABCD.
- Hướng dẫn HS tính diện tích của
hình chữ nhật ABCD và diện tích của
nửa hình tròn tâm O.
+ Tính hiệu của hai diện tích.
- HS làm bài vào vở - Chữa bài.
Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
	Một HHCN có chiều dài 25cm, chiều rộng 18cm và chiều cao 12cm. Nếu giữ nguyên chiều dài và chiều rộng nhưng tăng chiều cao thêm 75% thì được một HHCN mới. Hỏi thể tích HHCN mới bằng bao nhiêu phần trăm thể tích HHCN cũ?
3- Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà ôn cách tính diện tích.
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Tiếng Việt
Nghe - viết: phong cảnh đền hùng
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 2 của bài Phong cảnh đền Hùng.
- Chữ viết rõ ràng, đằng tả. Luyện viết chữ cho đúng mẫu và đẹp.
II. Ôn tập:
1. GV nêu mục têu của tiết học
2. GV HD viết chính tả:
- GV đọc mẫu bài chính tả
- HD HS tìm hiểu ND bài chính tả
? ND bài chính tả trên nói lên điều gì? (HS nêu, GV nhận xét và chốt lại)
- HD HS luyện viết từ khó:
+ HS phát hiện những từ khó viết trong bài.
+ GV tổ chức cho HS luyện viết từ khó: 1-2 HS lên bảng; dới lớp viết giấy nháp các từ khó.
+ HS nhận xét các từ trên bảng.
- GV đọc bài, HS viết chính tả (chú ý nhắc HS t thế ngồi viết )
- GV đọc soát lỗi. HS tự ghi những lỗi sai trong bài viết của mình.
- HS đổi vở cho nhau soát bài, GV đi chấm khoảng 10 bài.
- GV nhận xét thông qua việc chấm bài.
3. GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt
 Ôn tập về văn tả đồ vật
I. Mục tiêu
 HS viết được bài văn tả chiếc đồng hồ báo thức hoàn chỉnh dựa vào dàn ý đã lập ở tiết ôn trước. Bài văn rõ bố cục, thể hiện được cách quan sát chân thực, dùng từ và câu chính xác, ý văn hay, hợp nội dung bài viết.
II. ôn tập
1. HS nêu lại cấu tạo bài văn tả đồ vật.
2. GV tổ chức cho HS làm đề văn sau: 
 Đề bài: Tả lại một chiếc đồng hồ báo thức.
- HS đọc đề bài, xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS làm bài 
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
- GV chấm khoảng 5-7 bài, nêu nhận xét thông qua việc chấm bài.
- Chọn một số bài văn hay đọc trước lớp cho các bạn HS khác học tập.
3. GV nhận xét tiết học.
	 - NX tiết học, khen cá nhân làm bài tốt. 
	 - Về nhà ôn lại bài.
Toán
Ôn tập
I. Mục tiêu:
	- Củng cố về cách tính diện tích và thể tích của hình hộp chữ nhật.
	- Rèn kỹ năng làm tốt các bài tập.
II- Đồ dùng :
III. Hoạt động dạy- học: 
1.Bài cũ:	Viết công thức tính diện tích của tam giác và thể tích của HHCN ? 
2. Bài mới :
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
A
B
C
D
M
12cm
9cm
Bài 1: Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 12cm, chiều rộng 9cm. ĐIểm M là trung điểm của đoạn thẳng DC.
Tính diện tích của phần đã tô đậm trong hình chữ nhật ABCD ?
	- Hướng dẫn HS tính diện tích của hình chữ nhật, diện tích của tam giác.
	- Tính hiệu của 2 diện tích đó.
	- HS làm bài vào vở, chữa bài.
Bài 2: Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật có kích thước ở trong lòng bể là: 25cm, 40cm, 50cm. Hiện nay thể tích của bể đó có chứa nước. Hỏi cần phải đổ thêm vào bể bao nhiêu lít nước để 95% thể tích của bể có chứa nước ?
	- Hướng dẫn HS thực hiện tương tự như bài 1.
	+ Tính thể tích của bể nước .
	+ Tính 95% thể tích bể chứa bao nhiêu nước.
	+ Tính bể chứa bao nhiêu nước.
Bài 3:	Tính thể tích của hình lập phương có cạnh là 2,5m.
Bài 4: Tính thể tích của HHCN có chiều dài 2,5m; chiều rộng 1,8m và chiều cao 12dm.
Bài 5: Tính thể tích của HLP, biết Stp của HLP đó là 486dm2.
Bài 6: (Dành cho HS khá, giỏi)
Một HHCN có chu vi đáy là 11,4m, chiều dài hơn chiều rộng 0,7m . Thể tích của hình hộp là 12,8m3. Tính chiều cao của hình hộp.
- HS làm bài vào vở, chữa bài.
3- Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà ôn lại cách tính diện tích.
Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2011
Tiếng việt (ôn)
 Tập làm văn : ôn tập văn kể chuyện 
I.Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn kể chuyện..
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh..
B.Dạy bài mới:
Bài tập : 
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất. Khoanh tròn vào chữ a, b, c ở câu trả lời em cho là đúng nhất.
Ai can đảm?
- Bây giờ thì mình không sợ gì hết! Hùng vừa nói vừa giơ khẩu súng lục bằng nhựa ra khoe.
- Mình cũng vậy, mình không sợ gì hết! – Thắng vừa nói vừa vung thanh kiếm gỗ lên.
Tiến chưa kịp nói gì thì đàn ngỗng đi vào sân. Chúng vươn dài cổ kêu quàng quạc, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Hùng đút vội khẩu súng lục vào túi quần và chạy biến. Thắng tưởng đàn ngỗng đến giật kiếm của mình, mồm mếu máo, nấp vào sau lưng Tiến.
Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, cổ vươn dài, chạy miết.
1/ Câu chuyện trên có mấy nhân vật
a/ Hai	b/ Ba	c/ Bốn
2. Tính cách của các nhân vật đến thể hiện qua những mặt nào?
a/ Lời nói	b/ Hành động 	c/ Cả lời nói và hành động
3/ Y nghĩa của ncâu chuyện trên là gì?
a/ Chê Hùng và Thắng
b/ Khen Tiến.
c/ Khuyên người ta phải khiêm tốn, phải can đảm trong mọi tình huống.
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học.
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho giờ sau.
Tiếng Việt
ôn tập về cách liên kết các câu trong bài 
bằng cách lặp từ ngữ
I. Mục tiêu
 Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
II. ôn tập
1. HS nêu lại nội dung ghi nhớ của bài học.
2. GV tổ chức cho HS làm các bài tập sau: 
Bài 1: Đọc đoạn văn sau:
 Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, tràng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố hết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lên kinh cùng nhà vua dự Hội nhgị Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.
a) Tìm các từ thay thế cho từ Hưng Đạo Vương
b) Các từ thay thế cho từ Hưng Đạo Vương trong đoạn văn có tác dụng gì?
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm từ ngữ trong câu được thay thế cho từ in đậm
 Thừa lệnh, lính đo xé vải ngay. Một người dàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này (1) rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia (2) phải cúi đầu nhận tội.
a) (1) thay thế cho............................................................................
b) (2) thay thế cho............................................................................
3. GV nhận xét tiết học.
 - NX tiết học, khen cá nhân làm bài tốt. 
 - Về nhà ôn lại bài.
Toán
ôn về bảng đơn vị đo thời gian
I- Mục tiêu: 
Nhớ được bảng đơn vị đo thời gian, mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian và cách chuyển đổi giữa các đơn vị đo ấy.
II. ôn tập
1. HS nêu lại bảng đơn vị đo thời gian.
2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau:
Bài 1:	Nêu các tháng có 30 ngày, có 31 ngày, có 28 (hoặc 29 ngày). Vào năm nhuận tháng 2 có bao nhiêu ngày?
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 4 năm rưỡi =..........tháng	b) 2 ngày rưỡi =.........giờ
c) 3,5 giờ =................phút	d) phút =.................giây
Bài 3: Đổi các số đo sau về số đo với đơn vị đo là phút:
giờ	ngày	giờ
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
Đổi các số đo sau về số đo là giây:
giờ	ngày	phút
3. GV nhận xét tiết học
- NX tiết học, khen cá nhân làm bài tốt. 
- Về nhà ôn lại bài.
Nhận xét và kí duyệt của Ban giám hiệu:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Buoi 2 tuan 25.doc