Giáo án Lớp 5 tuần 27 - Trường trung tiểu học Bắc Mỹ

Giáo án Lớp 5 tuần 27 - Trường trung tiểu học Bắc Mỹ

Tuần 27 Tập đọc

Tranh làng Hồ

I. Mục tiêu, yêu cầu

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.

- Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.

- Giáo dục HS lòng biết ơn của các nghệ sĩ làng Hồ.

II. Đồ dụng dạy – học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc 43 trang Người đăng nkhien Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 27 - Trường trung tiểu học Bắc Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27	Tập đọc
Tranh làng Hồ
I. Mục tiêu, yêu cầu
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
- Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.
- Giáo dục HS lòng biết ơn của các nghệ sĩ làng Hồ.
II. Đồ dụng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học.
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS.
- Hội thổi cơm thi ổ Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
- Bài văn nói nên điều gì?
- GV nhận xét, cho điểm.
2 HS lần lượt đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi.
+ HS1 đọc đoạn 1+2
Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người
Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa
+ HS2 đọc đoạn 3 + 4 và trả lời câu hỏi.
- Qua việc miêu tả hội nấu cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
Bài mới
Giới thiệu bài
1’
Khi nói về tranh Đông Hồ, nhà thơ Hoàng Cầm có viết:
 Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy đẹp.
Tranh Đông Hồ có gì đẹp, có gì đặc biệt mà nhà thơ Hoàng Cầm đã dành những vần thơ đằm thắm, đầy tự hào khi viết về nó. Để biết được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu vào bài tập đọc Tranh làng Hồ.
- HS lắng nghe.
2
Luyện đọc
HĐ2: GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làn Hồ. Nhấn mạnh những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh: thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, háu hỉnh, vui, tươi...
- GV dán tranh làng Hồ lên bảng lớp và giới thiệu về mỗi tranh.
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn: 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “... tươi vui”
Đoạn 2: Tiếp theo đến “...mái mẹ.
Đoạn 3: Còn lại
- Cho HS đọc đoạn
- Luyện đọc từ ngữ: chuột, ếch, lĩnh
HĐ3: HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài
- HS nghe thầy ( cô) giới thiệu
- HS dùng bút chì để đánh dấu đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- Từng cặp HS đọc
- 1, 2 HS đọc.
- 1 HS đọc chú giải.
- 4 HS giải nghĩa từ (mỗi em giải nghĩa 2 từ).
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
Đoạn 1+2
Đoạn 3
Hãy kể tên một bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
GV giới thiệu: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ, khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Cho HS đọc lại đoạn 2 + đoạn 3.
- Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giải đối với tranh làng Hồ.
(Nếu HS không trả lời được thì GV chốt lại ý trả lời đúng.)
Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
GV chốt lại: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng những người nghệ sĩ tạo hình của dân gian
HS có thể trả lời: Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Kĩ thuật tạo màu rất dặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp...
 - 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
- Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.
Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
- Kĩ thuật tranh đã đạt đến sự trang trí tinh tế.
- Màu trắng điệp cũng là một màu sáng tạo, góp phần làm đa dạng kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
HS có thể trả lời:
- Vĩ những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.
- Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc...
Đọc diễn cảm
- Cho HS đọc diễn cảm bài văn.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện lên và hướng dẫn HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay
- 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm. Mỗi em đọc một đoạn.
- HS đọc đoạn theo hướng dẫn của GV.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
Củng cố, dặn dò
Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn.
- GV nhận xét tiết học.
- Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo
Rút kinh nghiệm
	Toán	Tiết 131
Luyện tập
A: Mục tiêu Giúp HS:
 - Củng cố về khái niệm vận tốc.
 - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng:
 - Bảng phụ, phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
Hoạt động 1: Thực hành –Luyện tâp
Bài 1: Cá nhân
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào? 
-Yêu cầu HS còn yếu làm vào bảng phụ; HS còn lại làm vào vở.
-Chữa bài:
+Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
+GV nhận xét, chữa bài (nếu cần)
- Đơn vị của vận tốc là gì?
- Có thể tính vận tốc bằng m/giây được không? Tính bằng cách nào?
-Yêu cầu HS về nhà tính bằng đơn vị m/giây, so sánh cách tính bằng đơn vị nào tiện hơn?
- Vận tốc đà điểu 1050 m/phút cho biết điều gì?
-Liên hệ thực tiễn: Trên thực tế đà điểu là loài vật chạy nhanh nhất. 
Bài 2:
-Gọi HS đọc Yêu cầu đề bài, giải thích mẫu.
-Có thể cho HS viết luôn vào bảng ở SGK hoặc hướng dẫn HS trình bày theo cách sau: Với s = 130km; t = 4 giờ thì:
V = 130 :4 = 32,5(km/giờ)
-Yêu cầu HS tự làm vào vở.
-Chữa bài:
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
+Gọi HS khác nhận xét và chứa bài vào vở.
+HS khác chưã bài vào vở.
+GV nhận xét, chữa bài. 
- Vận tốc 35m/giây cho biết điều gì ?
-Yêu cầu HS nêu lại cộng thức tính vận tốc. 
- Hãy đổi đơn vị vận tốc trường hợp (c) ra m/giây ?
Bài 3: Lớp
- Gọi 1 HS đọc đề bài,tự làm bài vào vở.
-GV có thể gợi ý:
- Đề bài hỏi gì?
- Muốn tìm được vận tốc của ôtô ta làm như thế nào?
 - Quãng đường người đó đi ôtô tính bằng cách nào?
- Thời gian đi bằng ôtô là bao nhiêu?
-Yêu cầu HS làm bản phụ; Hs dưới lớp làm bài vào vở.
-Chữa bài:
+Gọi HS nhận xét bài bạn.
+HS khác chưac bài vào vở.
+GV nhận xét kết quả.
 -Yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc.
-Lưu ý:Muốn tính vận tốc của chuyển động ta lấy quãng đường chia cho thời gian đi hết quáng đường đó (quãng đường thường tính bằng ki-lô-mét hoặc mét; thời gian thường tính bằng giờ, phút, giây).
3. Củng cố, dặn dò (5p).
- GV nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Bài 1: 
- HS đọc đề bài. 
- Lấy quãng đường chia cho thời gian.
-HS làm bài.
-HS chữa bài.
Bài giải:
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
Đáp số: 1050 (m/phút)
- m/phút
- HS suy nghĩ
-1 phút đà điểu chạy được 1050mét.
Bài 2: 
- HS đọc, giải thích, tính và điền vận tốc vào ô trống còn lại trong bảng.
Vì 130 :4 =32,5(km/giờ)
Nên điền được 32,5 km/giờ vào cột đầu tiên (dòng cuối)
- HS làm bài.
Đáp số: 
a) 49 km/giờ
b) 35m/giây
c) 78m/phút
-Trong 1 giây đi được quãng đường là 35 m.
-HS nhắc lại v = s : t
-Lấy 78 : 60 = 1,3 (m/giây)
Bài 3:
- HS đọc.
- Tính vận tốc ôtô.
- Lấy quãng đường ôtô đi chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.
-sAB- sđi bộ:
25 – 5 = 20(km)
-Nửa giờ: 0,5(giờ)
-HS làm bài.
Bài giải:
Quàng đường đi bằng ôtô là:
25 – 5 = 20(km)
Vận tốc của ôtô là:
20 : 0,5 = 40(km/giờ)
Đáp số: 40(km/giờ)
v = s: t
Rút kinh nghiệm
	Toán	Tiết 132
Quãng đường
A: Mục tiêu Giúp HS:
 - Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
 - Thực hành tính quãng đường.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng:
 - Bảng phụ, phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ(5p)
-Yêu cầu HS nêu lại cách tìm và công thức tính vận tốc.
-Yêu cầu làm BT1(trang 139). Tính vận tốc đà điểu theo m/giây.
-Nhân xét và đặt vấn đề tiếp theo: Giả sử bây giờ ta đã biết được vận tốc và thời gian thì có thể tính được quãng đường hay không? Đó là nội dung bài hôm nay.
2. Bài mới (35p)
a) Bài toán 1:
- Gọi 1 HS đọc đề BT 1 trong SGK trang 140.
- BT hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng làm;cả lớp làm ra nháp 
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn;GV nhận xét.
- Tại sao lại lấy 42,5 x 4 =?
- GV ghi : 42,5 4 = 170(km)
 v t = s
- Từ cách làm trên để tính quãng đường ôtô đi được ta làm như thế nào?
- Muốn tính quãng đường ta làm thế nào?
-GV ghi bảng: s = v x t
-Yêu cầu HS lên bảng hoàn thành công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian
-Gọi HS nhắc lại cách tính quãng đường .
b) Bài toán 2:
-Gọi HS đọc đề BT.
-Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để giải BT.
-Gọi 1 HS (trung bình) lên làm bài ở bảng. HS dưới lớp làm nháp.
-Gọi 1 HS nhận xét bài của bạn.
-GV nhận xét.
-GV lưu ý HS có thể đổi số đo thời gian dưới dạng phấn số.
- 2 giờ 30 phút bằng bao nhiêu giờ ?
- Quảng đường người đi xe đạp đi được là bao nhiêu?
-Có thể làm cả hai cách, nhưng lưu ý nếu vận tốc là km/giờ thì thời gian phải tính bằng giờ và quãng đường khi đó tính bằng km. Trong trường hợp bài này, bắt buộc phải đổi số đo thời gian ra đơn vị là giờ, không phải là phút.
-Yêu cầu một vài Hs nhắc lại cách tìm quãng đường.
-HS nhắc lại.
Bài giải:
Đổi 5 phút =300 giây
Vận tốc của đà điểu là:
5250 : 300 = 17,5(m/giây)
Đáp số: 17,5(m/giây)
a) Bài toán 1:
-HS đọc.
-Tính quãng đường ôtô đi.
-HS làm bài
-HS nhận xét.
-Vì vận tốc ôtô cho biết trung bình cứ 1 giờ ôtô đi được 42,5km mà ôtô đã đi 4 giờ.
-Lấy quãng đường ôtô đi được trong 1 giờ (hay vận tốc của ôtô) nhân với thời gian đi.
-Lấy vận tốc nhân với thời gian.
-HS ghi vở:
s = v t
s: Quãng đường tính bằng ki-lô-mét hoặc mét; v: tính bằng km/giờ hoặc m/phút hoặc m/giây; t: tính bằng giờ hoặc phút hoặc giây.
-Một vài HS nhắc lại.
b) Bài toán 2:
-HS đọc 
-HS làm bài.
Bài giải:
2 giờ 30 phút =2,5 giờ
Quàn đường người đó đi được là:
12 2,5 = 30(km)
Đáp số: 30(km)
-HS nhận xét.
- 5/2 giờ.
-12 =30(km)
-HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Thực hành –Luyện tâp
Bài 1: Cá nhân
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
-Chữa bài:
+Gọi HS đọc bài làm của mình.
+HS nhận xét ,chữa bài vào vở.
+GV nhận xét ,chữa bài (nếu cần)
-Gọi 1 HS nêu cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường .
Bài 2: Nhóm đôi
-Gọi HS đọc yêu cầu đề bà ... m quan sát thảo luận và lựa chọn
- Các nhóm trình bày
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện HS trả lời câu hỏi
-Các nhóm quan sát, tập nói trong nhóm
-Các nhóm trình bày 
-HS đọc thông tin trả lời câu hỏi
Khoa học	TUẦN 27
BÀI 54: CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN
TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. Yêu cầu
Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ
II. Chuẩn bị
Hình vẽ trong SGK trang 110, 111, ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, gừng, riềng, hành, tỏi.
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Ổn định 
2-Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi: Thực hành nói về sự phát triển của hạt mướp từ lúc gieo đến lúc mọc thành cây, ra hoa, kết quả
-GV nhận xét, đánh giá
3-Bài mới
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu sự mọc chồi của cây mía 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK trang110 và thực hiện yêu cầu sau:
+ Chỉ vào chồi trên hình 1a, cho biết chồi mọc ra từ vị trí nào trên thân cây?
+ Người ta sử dụng phần nào của cây mía để trồng?
- GV nhận xét thống nhất các ý kiến
vHoạt động 2: Tìm vị trí mọc chồi trên một số cây khác
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang110 và thực hiện yêu cầu sau:
+ Tìm vị trí mọc chồi trên củ khoai tây, gừng, hành, tỏi, lá bỏng.
+ Kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ?
- GV kết luận:
+ Cây trong bằng thân, đoạn thân: xương rồng, hoa hồng, mía, khoai tây.
+ Cây con mọc ra từ thân rễ (gừng, nghệ) thân giò (hành, tỏi).
+ Cây con mọc ra từ lá (lá bỏng).
- GV chốt lại: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ 
4. Củng cố - dặn dò
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “Sự sinh sản của động vật”.
- 2 HS trình bày
- Lớp nhận xét
HS quan sát nhóm đôi thực hiện yêu cầu. 
HS trả lời các câu hỏi:
+ Chồi mọc ra từ nách lá (hình 1a).
+ Trồng mía bằng cách đặt ngọn nằm dọc rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại (hình 1b).
+ Một thời gian thành những khóm mía (hình 1c).
HS thảo luận nhóm 4 thực hiện yêu cầu. 
Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào, mỗi chỗ lõm có một chồi.
+ Trên củ gừng cũng có những chỗ lõm vào, mỗi chỗ lõm có một chồi.
+ Trên đầu củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên.
+ Lá bỏng: chồi mọc ra từ mép lá.
Các nhóm về nhà chọn và trồng thử một cây bằng thân, rễ hoặc lá của cây mẹ
TUẦN 27	Kĩ thuật
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 1)
I- MỤC TIÊU:
-Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
* Với hs khéo tay:
- Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
II- CHUẨN BỊ:
 - Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1- Ổn định: 
2- Kiểm tra bài cũ: Lắp xe ben.
- Gọi HS nhắc lại quy trình lắp xe ben”
- GV nhận xét.
3- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em lắp máy bay trực thăng.
- GV nêu tác dụng của máy bay trực thăng
b- Bài dạy:
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận của mẫu và đặt câu hỏi:
+ Để lắp máy bay trực thăng, em cần lắp mấy bộ phận?
+ Hãy kể tên các bộ phận đó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a) Hướng dẫn chọn các chi tiết.
- Gọi HS lên bảng chọn đúng và đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Cả lớp quan sát bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung.
b) Lắp từng bộ phận.
* Lắp thân và đuôi máy bay (H2 – SGK)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 (SGK) và trả lời câu hỏi:
+ Để lắp thân và đuôi máy bay cần chọn những chi tiết nào và số lượng bao nhiêu.
- GV hướng dẫn lắp thân và đuôi máy bay trực thăng.
GV lứu ý cho HS phân biết mặt trái mặt phải của thân và đuôi máy bay.
* Lắp sàn ca bin và giá đỡ: (Hình 3 SGK)
- GV cho HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ, em cần chọn những chi tiết nào?
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện bước lắp.
- Nhắc HS: Lắp ở hàng thứ 2 của tấm nhỏ.
* Lắp ca bin (Hình 4 SGK).
- Gọi 1 HS lên bảng lắp ca bin.
- GV và HS nhận xét bước lắp ca bin.
* Lắp cánh quạt (Hình 5 SGK)
- Cho HS quan sát hình và trả lời câu hỏi:
 + Phải dùng mấy vòng hãm ở bộ phận này?
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
* Lắp càng máy bay.
- GV hướng dẫn HS lắp 1 càng máy bay. (GV thực hiện thao tác chậm, cho HS theo dõi).
- GV yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi:
 + Em phải lắp mấy càng máy bay?
 + Để lắp được như hình 6, em phải lắp thế nào?
- Gọi 1 HS lên lắp càng thứ 2 của máy bay.
- GV theo dõi uốn nắn HS.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng (Hình 1 SGK)
- GV hướng dẫn lắp ráp máy bay.
- Khi lắp xong GV kiểm tra các mối ghép đã đảm bảo chưa.
* Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết.
- GV thực hiện (như các tiết trước).
IV- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại các bước lắp ráp máy bay trực thăng.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Về xem lại chi tiết về lắp ráp máy bay.
- Chuẩn bị tiết sau: “Lắp máy bay trực thăng (Tiết 2)”
- Hát vui.
-1 HS nhắc lại.
- HS theo dõi.
- HS cả lớp quan sát.
- Lắp 5 bộ phận.
- Thân và đuôi máy bay; sàn ca bin và giá đở; ca-bin; cánh quạt; càng máy bay.
- 2 HS lên bảng chọn và xếp vào nắp hộp theo từng loại.
- HS quan sát hình 2 SGK và trả lời.
+ Chọn 4 tấm tam giác; 2 thanh thẳng 11 lỗ; 2 thanh thẳng 5 lỗ; 1 thanh thẳng 3 lỗ; 1 thanh chữ U ngắn.
- HS cả lớp theo dõi.
- HS quan sát hình và trả lời:
+ Chọn tấm nhỏ, tấm L, thanh chữ U dài.
- 1 HS lên thực hiện.
- 1 HS lên bảng lắp, cả lớp quan sát theo dõi, bổ sung.
- 4 vòng hãm.
- HS theo dõi.
- HS quan sát và trả lời:
+ Lắp 2 càng máy bay.
+ Phải nối 2 càng máy bay bằng 2 thanh 6 lỗ.
 - 1 HS lên bảng thực hiện. HS cả lớp dõi bổ sung.
- HS theo dõi
- HS nêu lại các bước lắp ráp máy bay trực thăng.
- Lắng nghe.
Lịch sử
Bài 27: Lễ kí Hiệp định Pa-ri
I Mục tiêu: 
- Biết ngày 27-1-1973, Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam:
+ Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
+ Ý nghĩa Hiệp định Pa – ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khởi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
- Hs khá, giỏi: Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri ve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam – Bắc trong năm 1972.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh, ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri. Máy tính và máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A Kiểm tra.
B. Bài mới.
Hoạt động 1. Nghe giới thiệu tình hình chiến trường và hội nghị Pa - ri.
Hoạt động 2 Tìm hiểu
Hoạt động 3. 
Tìm hiểu ý nghĩa.
C. Củng cố
Gọi hs nêu:
Tại sao nói 12 ngày đêm chiến thắng ở Hà Nội là Điện Biên Phủ trên không?
Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?
Nêu nhiệm vụ học tập.
Nêu tình hình dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri.
Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc trong năm 1972, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri.
làm việc theo nhóm 4
Phát phiếu học tập và cho các nhóm đọc SGK
và quan sát hình trong SGK để trả lời câu 
hỏi:
+ Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu?
+ Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri?
+ Thuật lại diễn biến lễ kí kết.
+Trình bày ND chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?
Gọi các nhóm trình bày.
Nghe, nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 11 giờ (giờ Pa-ri) ngày 27-1-1973 Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đặt bút kí vào văn bản Hiệp định.
*Nội dung: Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN.
- Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi:
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
Gọi các nhóm trình bày.
Nghe, nhận xét, bổ sung.
Y nghĩa: Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở VN và buộc phải rút quân khỏi miền Nam VN.
Cho hs đọc bài học.
Nhắc lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ
“Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào”.
Từ đó lưu ý: Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược: chúng ta đã “đánh cho Mĩ cút”, để sau đó 2 năm lại “đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước.
2- 3 hs trả lời
Nghe và nhận xét.
Nghe
Thực hiện theo yêu cầu và nêu ý kiến.
Nghe
Thực hiện theo yêu cầu.
Thảo luận và nêu ý kiến.
Thống nhất ý kiến.
Nghe.
Trình bày.
Nghe.
Đọc nội dung bài.
Nghe.
Phòng Giáo dục – Đào tạo quận 3
Trường tiểu học Bắc Mỹ
Sinh hoạt chủ nhiệm
Lớp 5A – tuần 27
Mục tiêu:
Học sinh nắm được nội dung chủ đề tuần: Yêu quý mẹ và cô giáo
Học sinh biết tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nội dung thi đua của bản thân, của tổ, của lớp.
Thông qua chủ đề tuần để giáo dục ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Học sinh ham thích và tự giác tham gia các hoạt động
Chuẩn bị:
Phiếu tự nhận xét cá nhân
Bảng thi đua các tổ
Bảng đăng kí thi đua
Ngôi sao
Phim tự liệu hoặc hình ảnh về ngày thành lập Đoàn TNCSHCM
Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định: hát tập thể
Hoạt động 1: cá nhân “Nhận xét – đánh giá việc thực hiện nội dung thi đua trong tuần”
Phát phiếu tự nhận xét, đánh giá
Hướng dẫn học sinh thực hiện trên phiếu
Theo dõi học sinh thực hiện
Tổng kết, khen thưởng tổ xuất sắc và cá nhân điển hình
Trò chơi “Rung chuông vàng”
Hoạt động 2: hoạt động tập thể
Tổ chức cho học sinh trình bày nội dung đã tìm hiểu được về ngày thành lập Đoàn
Gv chốt, liên hệ thực tế
Giới thiệu phim tư hoặc hình ảnh về ngày thành lập Đảng
Giáo dục tư tưởng
Hoạt động 3: hoạt động nhóm
Phát động phong trào “Yêu quý mẹ và cô giáo”
Báo ảnh về Đoàn TNCSHCM
Thực hiện An toàn giao thông
Rèn chữ giữ vở
Bảo vệ môi trường
Gv chốt
Chúc mừng sinh nhật các bạn trong tuần 27
Lê Văn Tám
Cá nhân thực hiện trên phiếu
Tổ trưởng tóm tắt thành tích của tổ mình, chọn cá nhân điển hình
Lớp trưởng tổng hợp thành tích của cả lớp
Hs tham gia trò chơi
Mỗi nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình
Hs xem 
Liên hệ thực tế
Các nhóm thảo luận và đăng kí thi đua
Các tổ đăng kí cho lớp trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27.doc