Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Lê Đăng Khoa - Tiểu học Khánh Mậu - Năm học 2010 - 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Lê Đăng Khoa - Tiểu học Khánh Mậu - Năm học 2010 - 2011

I.MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 - Các hình trang 104,105 ( SGK ).

- Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú nhà.

 

doc 13 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Lê Đăng Khoa - Tiểu học Khánh Mậu - Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20/2/2011.
Tuần 28
Ngày dạy Thứ ba ngày 14 tháng 3 năm 2011
thú
( Tiếp theo )
I.Mục tiêu: Sau bài học, hs biết:
- Nêu ích lợi của các loài thú đối với con người.
 - Quan sỏt hỡnh vẽ hoạc vật thật và chỉ được cỏc bộ phận bờn ngoài của một số loài thỳ.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Các hình trang 104,105 ( SGK ).
- Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú nhà.
- Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi hs.
- Giấy khổ to, hồ dán.
III. Phương pháp:
 - Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập.
 IV. Hoạt động dạy học.
HOạT ĐộNG CủA GV
1. ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ:
- Gọi hs trả lời câu hỏi:
1. Thú có đặc điểm gì?
+ Nêu ích lợi của các loài thú nhà?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
+ Y/c hs quan sát hình SGK và tranh ảnh các loài thú sưu tầm được.
+ GV đi kiểm tra theo dõi các nhóm thảo luận.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Y/c đại diện các nhóm trình bày.
- Y/c hs phân biệt thú nhà và thú rừng?
* GVKL: Thú rừng cũng có đặc điểm giống thú nhà như có lông mao, đẻ ra con, nuôi con bằng sữa. Thú nhà là những loài thú đã được con người nuôi dưỡng và thuần hóa từ rất nhiều đời nay, chúng đã có nhiều biến đổi và thích nghi với sự nuôi dưỡng chăm sóc của con người. Thú rừng là những loài thú sống hoang dã, chúng còn đầy đủ những đặc điểm thích nghi để có thể tự kiếm sống trong tự nhiên.
b. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Y/c các nhóm trưng bày bộ sưu tập trước lớp.
- Y/c đại diện các nhóm thi " diễn thuyết " về đề tài " Bảo vệ loài thú rừng trong tự nhiên ".
- GV liên hệ tình hình thực tế về tình trạng săn bắn thú rừng ở địa phương.
c. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
+ Bước 1: Vẽ con vật ưa thích.
- Y/c hs lấy giấy bút và bút chì hay bút màu vẽ 1 con thú rừng mà em ưa thích.
+ Bước 2: Trình bày.
- Y/c 1 số hs lên bảng tự giới thiệu về tranh của mình. 
- GV và hs cùng nhận xét đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
HOạT ĐộNG CủA HS
- Hát.
- 3 đến 4 hs trả lời:
- Những động vật có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Dùng để lấy thực phẩm giàu chất dinh dưỡng dùng để kéo xe, kéo cày, lấy sữa
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận các câu hỏi sau:
+ Kể tên các loại thú rừng mà mình biết.
+ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của từng loại thú rừng được quan sát.
+ So sánh, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa 1 số loài thú rừng và thú nhà. Y/c các bạn mô tả loài nào thì chỉ vào loài đó trong hình nói rõ từng bộ phận cơ thể của loài đó.
- Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về 1 loài. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Thú nhà thì hiền lành gần gũi với con người và được con người nuôi dưỡng thuần hóa.
- Thú rừng sống hoang dã trong rừng tự kiếm ăn và dữ hơn thú nhà.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài thú rừng sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra. VD: thú ăn thịt, thú ăn cỏ
- Tại sao chúng ta cần bảo vệ các loài thú rừng?
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài thú sưu tầm được.
- Đại diện các nhóm thi diễn thuyết về ý thức bảo vệ loài thú rừng.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Lớp lắng nghe.
- Hs lấy giấy và bút màu vẽ 1 con thú mà em ưa thích.
- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp tập hợp vào 1 tờ giấy to theo nhóm.
-------------------------o0o------------------------
Thứ tư ngày 15 tháng 3 năm 2011
Tự nhiên - xã hội
mặt trời
I. Mục tiêu: Sau bài học, hs biết:
- Nờu được vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên trái đất.
- Mặt trời chiếu sỏng và sưởi ấm trỏi đất
II. Đồ dùng dạy học.
 - Các hình trang 110, 111 ( SGK ).
III. Phương pháp:
 - Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập.
 IV. Các hđ dạy học.
HOạT ĐộNG CủA GV
1. ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ:
- Gọi hs trả lời câu hỏi.
+ Nêu những đặc điểm chung của thực vật, đặc điểm chung của động vật.
- Nêu những đặc điểm chung của cả động vật và thực vật?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
a. Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm.
Bước 1: 
- GV chia nhóm, mỗi nhóm 5 hs.
- GV đi theo dõi, giúp đỡ các nhóm thảo luận.
Bước 2:
- Y/c các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* GVKL: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt.
b. Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời.
Bước 1:
- Y/c hs quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi gợi ý.
Bước 2: 
- Y/c đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
* GVKL: Nhờ có mặt trời mà cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh.
- Gv lưu ý hs 1 số tác hại cuả ánh sáng và nhiệt của mặt trời. Đối với sức khỏe và đời sống con người như cảm nắng, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô
c. Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
Bước 1: 
- HD hs quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGK và kể với bạn những VD về việc con người, ánh sáng và nhiệt của mặt trời.
Bước 2:
- Gọi 1 số hs trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV y/c hs liên hệ đến thực tế hàng ngày: Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời để làm gì?
- GV bổ sung phần trình bày của hs và mở rộng cho hs biết về những thành tựu KH ngày nay trong việc sử dụng năng lượng của mặt trời ( pin mặt trời ).
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
HOạT ĐộNG CủA HS
- Hát.
- 2 đến 3 hs trả lời:
- Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau, chúng thường có những đặc điểm chung là có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật, chúng có hình dạng độ lớn khác nhau. Cơ thể chúng thường gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật.
- Hs thảo luận nhóm theo gợi ý sau:
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật.
+ Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Tại sao?
- Nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs quan sát và thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Nêu ví dụ về vai trò của mặt trời đối vốicn người, động vật và thực vật.
+ Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên trái đất?
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs quan sát hình và kể cho nhau nghe.
- 1 số hs trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Hs nêu: 
Phơi quần áo, phơi 1 số đồ dụng, làm nóng nước
------------------o0o------------------------
Môn thủ công
làm đồng hồ để bàn
( Tiết 1 )
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn.
- Làm được đồng hồ để bàn Đồng hồ tương đối cõn đối.
- Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Giáo viên chuẩn bị.
- Mầu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công ( hoặc bìa màu )
- Đồng hồ để bàn.
- Tranh quy trình làm đồng để bàn.
- Giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng, hồ dán, bút màu, thước kẻ, kéo thủ công.
III. Phương pháp
Trực quan, đàm thoại luyện tập thực hành.
iv. Các hoạt động dạy học.
HOạT ĐộNG CủA GV
 1. ổn định tổ chức.	
2. Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng cho tiết học của học sinh.
3. Bài mới.
a. Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu đường hồ để bàn mẫu được làm bằng giáy thủ công hoặc bìa màu.
- Đồng hồ để bàn được làm bằng vật liệu gì ?
- Đồng hồ để bàn này có hình dạng gì ?
- Nêu tác dụng của từng bộ phận trên đồng hồ ?
- Liên hệ và so sánh hình dạng, màu sắc, các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế. Nêu tác dụng của đồng hồ.
b. Hoạt động 2 : GVHD mẫu.
Bước 1 : Cắt giấy.
- Cắt 2 tờ giấy thủ công hoặc bìa 
- Cắt 1 tờ giấy vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ. Nếu dùng bìa hoặc giấy thủ công dày thì chỉ cần cắt tờ giấy HCN dài 10 ô, rộng 5 ô. 
- Cắt một tờ giy trắng có chiều dài 14 ô rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ.
Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ ( Khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ).
- Làm khung đồng hồ :
+ Lấy 1 tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 
16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp.
+ Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép
 giấy và giữa tờ giấy. Sau đó, gấp lại theo
 đường dấu gấp giữa, miết nhẹ cho hai nửa
 tờ giấy dính chặt vào nhau ( H1)
+ Gấp hình 1 lên 2 ô theo dấu gấp ( gấp phía có 2 mép giấy để bước sau sẽ dán vào đế đồng hồ ). Như vậy, kích thước của khung đồng hồ sẽ là:dài 16ô rộng 10 ô
- Làm mặt đồng hồ.
+ Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm
 4 phân bằng nhau để xác định điểm giữa
 mặt đồng hồ và vạch vào điểm đầu các
 nếp gấp. Sau đó viết các số 3,6,9,12 
vào bốn vạch xung quanh mặt đồng hồ ( H3).
+ Cắt dán hoặc vẽ kim chỉ giờ, kim chỉ phút 
và kim chỉ giây từ điểm giữa hình 4.
- Làm đế đồng hồ.
+ Đặt dọc tờ giấy thủ công hoặc tờ bìa dài 24 ô, 
rộng 16 ô, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lên 6 ô theo
 đường dấu gấp. Gấp tiếp 2 lần nữa như vậy. Miết
 kĩ các nếp gấp, sau đó bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán lại để được tờ bìa dày có chiều dài 16ô, rộng 6ô làm đế đồng hồ.
+ Gấp hai cạnh dài của hình 8 theo đường dấu gấp, mỗi lên 1ô rưỡi, miết cho thẳng và phẳng. Sau đó mở đường gấp ra, vuốt lại theo đường dấu gấp để tạo chân đế đồng hồ.
- Làm chân đỡ đồng hồ.
+ Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lên theo đường dấu gấp 2 ô rưỡi. Gấp liên tiếp 2 lần nữa như vậy. Bôi hồ vào nếp gấp cuối và dán lại được mảnh bìa có chiều dài 10 ô, rộng 2 ô rưỡi.
+ Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoản chỉnh.
- Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ.
- Dán khung đồng hồ vào phần đế.
- Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ.
4. C2 dặn dò.
- Gọi 1 học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- Về nhà tập làm và các bài tiết sau thực hành.
HOạT ĐộNG CủA HS
- HS quan sát và nhận xét.
- Đồng hồ để bàn được làm bằng giấy bìa.
- Đồng hồ để bàn này có hình dạng hình chữ nhật.
- Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút kim nhỏ nhất và dài nhất chỉ giây, các số trên mặt đồng hồ cho ta biết thời gian là bao nhiêu.
- Đồng hồ làm mẫu là đồng hồ làm bằng giấy bìa, các bộ phận của đồng hồ làm đơn giản hơn chỉ dùng để làm đồ chơi.
- Đồng hồ để bàn sử dụng trong thực tế làm bằng sắt. Các bộ phận của đồng hồ phải làm bằng máymóc kì công hơn có tác dụng để xem thời gian.
- HS quan sát giáo viên làm mẫu 
màu có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm và làm khung dán mặt đồng hồ.
-------------------------o0o------------------------
Thứ năm 17 tháng 3 năm 2011
 Môn đạo đức
 tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
. Hs hiểu:
- Biết sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước .
- Nờu được cỏch sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ụ nhiễm. 
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đỡnh nhà trường , địa phương
II. Tài liệu và phương tiện .
- Vở BT Đạo đức 3
- Các tư liệu về sử dụng nguồn nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương
- Phiếu học tập cho hđ 2,3
III. Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , thảo luận nhóm, luyện tập thực hành
IV. Các hoạt động dạy học
HOạT ĐộNG CủA GV
. 1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em cần làm gì để thể hiện tôn trọng thư từ và tài sản của người khác.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh.
- Y/c hs quan sát tranh ảnh và kể ra những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày?
- Trong những thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày thứ gì là cần thiết, vì sao?
* GVKL: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV chia nhóm phát triển thảo luận cho các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy em sẽ làm gì? Tại sao?
* GVKL: 
a. Không nên tắm rửa cho trâu bò ngay cạnh giếng nước vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
b. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước.
c. Bỏ vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng là việc làm đúng giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm độc.
d. Để nước chảy tràn bể là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch.
e. Không vứt rác là việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm độc.
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu trả lời.
- Y/c các nhóm trình bày kết quả.
- GV tổng kết ý kiến, khen ngợi các hs đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước nơi mình sống.
4. Củng cố, dặn dò:
- HD thực hành.
- Tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm các cách sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nước sinh hoạt ở gia đình và nhà trường.
HOạT ĐộNG CủA HS
- Hát.
- Em không bóc thư của người khác ra xem. Đồ đạc của người khác em không tự ý lấy để xem để dùng mà phải hỏi nếu người đó đồng ý em mới mượn.
- Làm việc cá nhân.
- Hs có thể nêu: nước, lửa, gạo, quần áo, sách vở, ti vi...
- Nước là cần thiết nhất vì không có nước thì con người không có cơm ăn nước uống, không tắm rửa được. Không trồng trọt chăn nuôi được...
- Hs thảo luận các trường hợp:
a. Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn.
b. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.
c. Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng.
d. Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại.
e. Không vứt rác trên sông hồ, biển.
- 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
- Hs thảo luận nội dung phiếu:
a. Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng?
b. Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm?
c. ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước ntn? ( tiết kiệm hay lãng phí, giữ gìn sạch sẽ hay ô nhiễm?
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác trao đổi và bổ sung.
-------------------------o0o----------------------
Mĩ thuật
Bài 27: Vẽ trang trí: Vẽ MàU VàO HìNH Có SẵN
I. Mục tiêu:
- Hs hiểu thêm về cách tìm và vẽ màu.
- Vẽ được màu vào hình có sẵn theo ý thích
- Thấy được vẻ đẹp của màu sắc, yêu mến thiên nhi
II. Chuẩn bị:	
 GV HS
- Một số tranh tĩnh vật màu - Vở tập vẽ 3
 - Phóng to bài tập vẽ trong vở tập vẽ 3 - Bút chì, tẩy, màu vẽ..
- Một số bài vẽ của hs
III. Các hoạt động dạy học
HOạT ĐộNG CủA GV
HOạT ĐộNG CủA HS
- ổn định
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ.
- Bài mới
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv treo tranh có vẽ màu và chưa vẽ màu:
 + Em thấy tranh nào đẹp hơn? Vì sao?
- Tranh 1 chưa đẹp vì chưa có màu. Vậy hôm nay chúng ta cùng vẽ màu vào hình có sẵn
- GV ghi bảng 
- Gv treo tranh:
 + Tranh vẽ gì ?
 + Tranh vẽ lọ hoa gì ?
 + Lọ hoa được vẽ như thế nào ?
 + Tranh 2 vẽ gì ?
 + Ngoài ra còn có gì ?
 + Theo em, em định vẽ màu như thế nào để tranh đẹp ?
2- Hoạt động 2: Cách vẽ 
- Để vẽ màu cho tranh đẹp các em cần chú ý:
 + Vẽ màu ở xung quanh trước, ở giữa sau
 + Thay đổi nét vẽ (ngang, dọc, xiên, thưa, dày, đan xen)
 + Với bút dạ cần đưa nét nhanh
 + Với sáp màu, chì màu không nên chồng nhiều lần
3- Hoạt động 3: Thực hành
- Gv cho hs xem 1 số bài hs vẽ.
- Gv quan sát, gợi ý hs tìm màu.
4-Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv chọn 1 số bài để hs cùng xem. 
- Em có nhận xét gì ?
- Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương
* Trong thiên nhiên có rất nhiều màu sắc phong phú, màu sắc của cảnh vật, của hoa lá, con vật, mây, trời.. đa dạng, các em cần tìm hiểu và quan sát mọi vật xung quanh để tìm hiểu thêm về màu sẽ làm cho bài vẽ của mình thêm đẹp hơn.
IV. Dặn dò:
-Sưu tầm tranh tĩnh vật
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh:Tĩnh vật (lọ và hoa)
+ Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ	
- Tranh 2 đẹp hơn vì đã có màu hoàn chỉnh
- Tranh vẽ lọ hoa
- Lọ hoa sen
- Lọ hoa được vẽ to giữa tranh, mỗi bông hoa một dáng vẻ khác nhau, một cái ngiêng trái, một cái ngiêng phải
- Tranh vẽ con rùa đang bơi trong nước.
- Ngoài ra con có những con cá con, bóng mặt trời, rong
- Hs trả lời theo cảm nhận của mình
- Vẽ màu vào hình có sẵn theo ý thích.
- Vẽ màu kín hình hoa, quả, lọ, màu không ra ngoài nét vẽ
- Vẽ màu có đậm, có nhạt
- Hs nhận xét về:
+ Cách vẽ màu ( có đậm, có nhạt)
+ Màu bài vẽ ( tươi sáng..)
+ Chọn bài mình thích
Ký duyệt GH

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 28- nam2010-2011.doc