Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 12)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 12)

. Mục tiêu

- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.

- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.

II. Chuẩn bị:

- Ảnh trong bài.

 - Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo về các hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan của Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam.

 

docx 29 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28	Thứ hai, ngày 21 tháng 3 năm 2011
	Tiết 1: Chào cờ
---fe---
Tiết 2 Thể dục 
(GV chuyên soạn giảng)
---***---
Tiết 3 Đạo đức 
EM YÊU HÒA BÌNH 
I. Mục tiêu
- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
II. Chuẩn bị: 
- Ảnh trong bài.
 - Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo về các hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan của Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra nhận thức của HS về giá trị của hòa bình và những việc làm để bảo vệ hòa bình. 
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 40 - 41, SGK).
* Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này.
 * Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40 - 41 và hỏi: Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc?
- GV giới thiệu thêm một số tranh, ảnh về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và địa phương. Sau đó, cho HS thảo luận hai câu hỏi ở trang 41, SGK.
- GV kết luận: 
+ Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.
+ Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội.
+ Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
 Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, SGK).
* Mục tiêu: HS có nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc. 
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận: 
- GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà tìm hiểu về tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; về một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương; Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
HS trình bày: Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hòa bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hòa bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS quan sát.
- HS quan sát tranh, ảnh và thảo luận.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày về một ý kiến, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
+ Các ý kiến (c), (d) là đúng.
+ Các ý kiến (a), (b), (đ) là sai.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
Tiết 4 Toán
Tiết 136: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
Bài tập cần làm bài 1, bài 2 còn bài 3* và bài 4 * dành cho HS khá, giỏi.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
+ HS nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động . Viết công thức tính: v, s, t.
+ HS nhận xét
- GV nhận xét đánh giá 
2. Dạy bài mới:
 Bài 1: 
- GV cho HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán. 
+ Đề bài yêu cầu gì ?
- GV hướng dẫn HS: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy.
- GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá : Trên cùng 1 quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. 
 Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
+ Bài toán thuộc dạng nào ? (dùng công thức nào ?)
+ Đơn vị vận tốc cần tìm là gì ?
- GV hướng dẫn HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút. 
+ HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng
+ HS nhận xét, chữa bài
+ Vận tốc của xe máy là 37,5km/giờ cho ta biết điều gì ?
* Bài 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán. GV hướng dẫn HS đổi đơn vị.
- GV cho HS thi đua giải bài toán, sau đó GV chữa bài.
* Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
+ HS gạch 1 gạch dưới yếu tố đã biết, 2 gạch dưới yếu tố cần tìm.
+ HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng 
+ HS nhận xét
* GV đánh giá 
+ Nêu lại cách tính và công thức tính s, v, t.
3. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs làm lại BT.
- 2 HS
- 1 HS đọc
- Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu km?
- Làm vở:
Bài giải
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi được là:
135 : 3 = 45 (km)
Mỗi giờ xe máy đi được là:
135 : 4,5 = 30 (km)
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là:
45 – 30 = 15 (km)
Đáp số: 15 km
- 1 HS đọc
- Tính vận tốc. v = s : t
- km/giờ
- HS làm bài
Bài giải
1250 : 2 = 625 (m/phút)
1 giờ = 60 phút
Một giờ xe máy đi được là:
625 x 60 = 37500 (m)
37500 m = 37,5 km
Vận tốc của xe máy là: 37,5 km/giờ
Đáp số: 37,5 km/giờ
- 1 giờ xe máy đi được 37,5km
- 1 HS
- HS làm bài
- Thi đua:
Bài giải
15,75 km = 15750 m
1 giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc của xe ngựa là:
15750 : 105 = 150 (m/phút)
Đáp số: 150 m/phút
- 1 HS
- HS làm bài
Bài giải
72 km/giờ = 72000 m/giờ
Thời gian để cá heo bơi 2400 m là: 
2400 : 72000 = (giờ)
 giờ = 60 phút x = 2 (phút)
Đáp số: 2 phút
Tiết 5 Lịch sử
TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu
 Biết ngày 30 – 4 – 1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất.
 + Ngày 26 – 4 – 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố.
 + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vài Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.
II. Chuẩn bị: 
- Ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân 1975.
- Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975.
- Phiếu học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
GV hỏi:
- Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết vào thời gian nào?
- Nội dung chính của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam.
- Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1:
- GV nêu câu hỏi: Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào?
- GV tường thuật sự kiện này và nêu câu hỏi cho HS: Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập thể hiện điều gì?
c. Hoạt động 2:
- GV cho HS tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975.
- GV nêu câu hỏi cho các nhóm HS thảo luận và rút ra kết luận:
+ Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc (như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ).
+ Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
+ Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
d. Hoạt động 3:
- GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- GV yêu cầu HS kể lại về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975 (gắn với quê hương).
3. Củng cố và dặn dò:
GV nêu rõ những nội dung cần nắm. Nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của của chiến thắng ngày 30-4-1975. Dặn HS về nhà xem trước bài “Hoàn thành thống nhất đất nước”.
HS trả lời: 
- Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết vào ngày 27-01-1973 tại Pa-ri.
- Hiệp định Pa-ri quy định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam; phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
- Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử có ý nghĩa chiến lược: chúng ta đã “đánh cho Mĩ cút”, để sau đó 2 năm, vào màu xuân năm 1975 lại “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước.
- HS lắng nghe.
Làm việc cả lớp.
- HS đọc thông tin trong SGK và tường thuật cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
- HS đọc SGK và diễn tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
Làm việc theo nhóm.
- HS trình bày.
Làm việc cả lớp.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS kể.
Thứ ba, ngày 22 tháng 3 năm 2011
Tiết 1 Mĩ thuật
Bài 28: Vẽ theo mẫu
MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU (vẽ màu)
I. Mục tiêu
 - HS đặc điểm của mẫu vẽ hình dáng,màu sắc và cách sắp xếp
 - HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu có 2 hoặc 3 vật mẫu.
 - HS yêu thích vẽ đẹp của tranh tỉnh vật.
II. Chuẩn bị: 
 GV: - Chuẩn bị mẫu vẽ.hình gợi ý cách vẽ.
 - Tranh tỉnh vật của các hoạ sĩ, bài vẽ lọ hoa,quả ,..của HS lớp trước.
 HS: - Tranh tỉnh vật.
 - Giấy vẽ hoặc vở thực hành,bút chì,tẩy,màu,...
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài mới.
HĐ1:Hướng dẫn HS quan sát,nhận xét:
- GV bày mẫu vẽ và gợi ý HS nhận xét:
+ Tỉ lệ chung của mẫu vẽ?
+ Vật nào đứng trước,vật nào đứng sau?
+ Hình dáng đặc điểm của lọ,hoa,quả,...?
+ Độ đậm nhạt và màu sắc của lọ,hoa,quả.
- GV cho HS xem 1 số bài vẽ của HS.
HĐ2:Hướng dẫn HS cách vẽ:
- GV y/c HS nêu các bước vẽ theo mẫu.
- GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn.
HĐ3:Hướng dẫn HS thực hành:
- GV nêu y/c vẽ bài.
- GV bao quát lớp,nhắc nhở HS quan sát tìm ra đặc điểm của mẫu, ước lượng tỉ lệ 
các bộ phận,tìm mảng đậm... để vẽ màu.
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G,...
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
-GV chọn 4 đến 5 bài( k,g, đ,cđ) để nhận xét
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội.
- Chuẩn bị đất nặn,1 số đồ dùng để nặn,.../.
- HS quan sát và nhận xét:
+ Quả đứng trước,lọ hoa đứng sau.
+ Cao thấp,to nhỏ,...
+ Độ đậm nhạt.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS trả lời:
+ Vẽ KHC,KHR của lọ, hoa, quả,
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận,phác hình
+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ màu
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài theo mẫu,...
-Vẽ màu theo ý thích.
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò:
Tiết 2 Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1)
I. Mục tiêu
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2)
II. Chuẩn bị: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 5, tập hai.
- Bút dạ và 1 tờ phiếu khổ to kẻ bảng tổng kết ở BT2.
- Bốn, năm tờ phiếu viết nội dung của BT2.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS kiểm tra đọc thuộc lòng bài Đất nước.
- Nhận xé ...  so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
 - Cả lớp làm bài 1, bài 2 , bài 3 và bài 4.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KIểm tra bài cũ:
Gọi 1 HS lên sửa BT3.
GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
 Bài 1: 1a): Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Gọi HS yêú đọc lần lượt các số
+ Hãy nêu cách đọc số tự nhiên
+ HS nhận xét
* GV nhận xét 
b) 
+ HS trả lời miệng
+ Nêu cách xác định giá trị của chữ số trong cách viết?
* GV chốt kiến thức :Số tự nhiên có hàng và lớp. Để đọc đúng ta tách lớp từ phải sang trái , mỗi lớp có 3 hàng; đọc ừ trái sang phải, hết mỗi lớp kèm theo tên lớp. Để xác định giá trị của mỗi chữ số cần xác định hàng mà nó đứng trong cách ghi số..
 Bài 2: GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
Yêu cầu HS đọc đề bài 
+ HS ở lớp làm vở, HS yếu làm bảng
+ Hai số tự nhiên liên tiếp có đặc điểm gì?
+ Hai số lẻ liên tiếp có đặc điểm gì?
+ Hai số chẵn liên tiếp có đặc điểm gì?
+ HS nhận xét, chữa bài
- GV đánh giá 
 Bài 3: GV cho HS tự giải bài toán. Sau đó, GV chữa bài. 
 Bài 4: GV cho HS tự giải bài toán. Sau đó, GV chữa bài. 
+ HS làm bài vào vở
+ HS đọc kết quả bài làm
+ Hãy giải thích cách làm
+ HS nhận xét
3. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài và chuẩn bị Ôn tập về phân số. 
- 1 HS lên bảng sử bài, cả lớp nhận xét
Bài giải
Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
11 giờ 7 phút – 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.
Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường AB là:
36 x 2,5 = 90 (km)
Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là:
54 – 36 =18 (km)
Thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy là:
90 : 18 = 5 (giờ)
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút.
Đáp số: 16 giờ 7 phút
- 1 HS
- HS đọc, lớp theo dõi và nhận xét
Ÿ 70815: Bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm.
Chữ số 5 trong số này chỉ 5 đơn vị.
Ÿ 975806: Chín trăm bảy mươi lăm nghìn tám trăm lẻ sáu.
Chữ số 5 trong số này chỉ 5 nghìn.
Ÿ 5723600: Năm triệu bảy trăm hai mươi ba nghìn sáu trăm.
Chữ số 5 trong số này chỉ 5 triệu.
a) 1000; 7999; 66666
b) 100; 998; 1000; 2998
c) 81; 301; 1999
- 1HS
- HS làm bài
- Phải so sánh các số đã cho
- Căn cứ vào số chữ số
1000 > 997
6987 < 10087
7500 : 10 = 750
53796 < 53800
217690 > 217689
68400 = 684 x 100
- HS làm bài
- HS đọc kết quả
- HS giải thích
a) 3999; 4856; 5468; 5486
b) 3762; 3726; 2763; 2736
Tiết 4 Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 4)
I. Mục tiêu
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết .
 - Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HKII (BT2).
II. Chuẩn bị: 
- Bút dạ và 5 – 6 bảng nhóm để HS làm BT2.
- Ba bảng phụ - mỗi bảng viết sẵn dàn ý của 1 trong 3 bài văn miêu tả: Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
b/ Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/5 số HS trong lớp)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài. 
- GV yêu cầu HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; cho điểm.
c/ Bài tập 2:
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài; mở Mục lục sách tìm nhanh tên các bài đọc là văn miêu tả từ tuần 19 – 27.
- GV cho HS phát biểu. 
- GV kết luận. 
d/ Bài tập 3:
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời một số HS tiếp nối nhau cho biết các em chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả nào (bài Phong cảnh đền Hùng hoặc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ).
- GV yêu cầu HS viết dàn ý của bài văn vào vở. GV phát riêng bút dạ và giấy cho 5 – 6 HS - chọn những HS viết dàn ý cho những bài văn miêu tả khác nhau.
- GV cho HS đọc dàn ý bài văn; nêu chi tiết hoặc câu văn mình thích; giải thích lí do. GV nhận xét.
- GV mời 3 HS làm bài trên giấy có dàn ý tốt dán bài lên bảng lớp, trình bày; sau đó trả lời miệng về chi tiết hoặc câu văn các em thích. GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn ý của từng bài văn; bình chọn bạn làm bài tốt nhất. 
- GV dán lên bảng lần lượt dàn ý của ba bài văn; mời 3 HS đọc lại.
2.Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại hoàn chỉnh dàn ý của bài văn miêu tả đã chọn; chuẩn bị ôn tập tiết 5 (quan sát một cụ già để viết được đoạn văn ngắn tả ngoại hình của một cụ già).
- HS bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu. 
- HS trả lời.
- Cá nhân.
- HS phát biểu: Có 3 bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần đầu của học kì II: Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
- HS đọc.
- Một số HS tiếp nối nhau trả lời.
- HS viết dàn ý vào vở.
- HS trình bày.
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- 3 HS lần lượt đọc từng dàn ý của 3 bài văn.
Tiết 5 Tập làm văn
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 5)
I. Mục tiêu
 - Nghe – viết đúng CT bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút.
 - Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già; biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả. 
II. Chuẩn bị: 
 Một số tranh, ảnh về các cụ già.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, YC của tiết học.
2. Nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả Bà cụ bán hàng nước chè - giọng thong thả, rõ ràng. 
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài chính tả, tóm tắt nội dung bài.GV nhắc HS chú ý các tiếng, từ dễ viết sai: tuổi giời, tuồng chèo
- GV yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc cho HS viết. GV đọc lại bài chính tả cho HS rà soát lại bài. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét chung.
3. Bài tập 2:
- GV cho một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hỏi :
+ Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước chè ?
+ Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình ? 
+ Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào ? 
- GV hướng dẫn HS:
+ Miêu tả ngoại hình nhân vật không nhất thiết phải tả đầy đủ tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu.
+ Trong bài văn miêu tả, có thể có 1 hoặc 2, 3 đoạn văn tả ngoại hình nhân vật. VD: Bài Bà tôi (Tiếng Việt 5, tập một) có đoạn tả mái tóc của bà; có đoạn tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà.
+ Bài tập yêu cầu các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già mà em biết (một cụ ông hoặc cụ bà) – em nên viết đoạn văn tả một vài đặc điểm tiêu biểu của nhân vật.
- GV cho một vài HS phát biểu ý kiến – cho biết các em chọn tả một cụ ông hay cụ bà, người đó quan hệ với các em như thế nào.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình. GV nhận xét. GV chấm điểm một số đoạn viết hay.
2. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn viết; những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc để kiểm tra lấy điểm trong tiết 6.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc và tóm tắt: Tả gốc cây bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng.
- HS viết bài, soát lỗi và nộp tập.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS trả lời:
+ Tả ngoại hình.
+ Tả tuổi của bà.
+ Bằng cách so sánh với cây bàng già; đặc tả mái tóc bạc trắng.
- HS lắng nghe.
- Một vài HS phát biểu.
- HS làm bài.
- HS tiếp nối nhau đọc.
Thứ sáu, ngày 25 tháng 3 năm 2011
Tiết 1Âm nhạc 
(GV chuyên soạn giảng)
---***---
Tiết 2 Luyện từ và câu + Tiết 3 Tập làm văn
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
- Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII:
 Nghe – viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).
III.Các hoạt động dạy học 
(Thời gian làm bài khoảng 40 phút)
Tiết 4 Toán
Tiết 140 ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu
 Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
 Cả lớp làm bài 1, bài 2 , bài 2 , bài 3 và bài 4 còn bài 5 dành cho HS khá giỏi.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi 2 HS lên sửa BT5, và kiểm tra vở HS.
 GV nhận xét
2.Dạy bài mới:
 Bài 1: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
GV treo tranh vẽ, yêu cầu HS viết rồi đọc phân số hoặc hỗn số chỉ phần đã tô màu.
+ Phân số gồm mấy phần
+ Trong các phân số viết được thì mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì?
+ Hỗn số gồm mấy phần là những phần nào?
+ Phân số kèm theo trong hỗn số cần thoả mãn điều kiện gì? Nêu cách đọc
+ HS nhận xét
- GV nhận xét đánh giá 
 Bài 2: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
+ Rút gọn phân số là làm gì?
+ Sử dụng tính chất nào để rút gọn phân số?
+ HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng
+ HS giải thích cách làm
+ Hãy chỉ ra phân số tối giản
+ Phân số tối giản có đặc điểm gì?
+ HS nhận xét, chữa bài
 Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
+ Quy đồng mẫu số 2 phân số là làm gì?
+ Nêu các bước quy đồng mẫu số.
+ 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở 
+ HS nhận xét
- GV đánh giá
 Bài 4: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Để điền đúng dấu ta phải làm gì?
+ Có mấy quy tắc để so sánh phân số
+ HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng 
+ HS nhận xét
- GV đánh giá 
* Bài 5: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
3. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn xem lại bài và làm thêm bài tập.
- 2HS lên bảng thực hiện.
- Tổng các chữ số phải chia hết cho 3
- 2, 5, 8.
- Cả lớp nhận xét.
- Miệng:
- HS thực hiện
a) ; ; ; 
b) 1; 2; 3; 4
- 2 phần: tử số và mẫu số. Tử số viết trên vạch ngang, mẫu số khác 0 viết dưới gạch ngang.
- Mẫu số cho biết số phần bằng nhau mà cái đơn vị chia ra.
- Tử số cho biết số phần bằng nhau mà cái đơn vị đó đã tô màu
- Phần nguyên và phần phân số
- Bao giờ cũng nhỏ hơn đơn vị 
- 1 HS
- Tìm phân số mới bằng phân số đã cho có rử, mẫu bé hơn
- Khi chia cả tử và mẫu cho 1 số tự nhiên khac 0 ta được phân số bằng phân số đã cho.
- HS làm bài
 = ; = ; = ; = ; 
 = 
- Tử và mẫu không chia cho cùng 1 số tự nhiên nào khác 1.
- 1 HS
- Làm cho 2 phân số có mẫu số giống nhau mà giá trị của chúng không đổi.
- HS nêu
- HS làm bài
a) = = 
 = = 
b) = = 
- 1 HS
- So sánh các phân số đã cho
- So sánh 2 phân số cùng mẫu số và so sánh 2 phân số khác mẫu.
- HS làm bài
 > 
 = = g = 
 = = 
 = = g > (vì > )
- Bảng lớp: 
Trên hình vẽ ta thấy đoạn thẳng từ vạch 0 đến vạch 1 được chia thành 6 phần bằng nhau, vạch ứng với phân số , vạch ứng với phân số , vạch ở giữa và ứng với phân số hoặc phân số . Vậy phân số thích hợp để viết vào vạch ở giữa và trên tia số là và .

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA lop 5 tuan 28 cktkn thanh.docx