Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 17)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 17)

Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm bài thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. HS khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.

 - Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).

 - GDHS ý thức tự giác trong học tập.

 

doc 51 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 17)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
THỨ 2
Ngày soạn: 11/03/2011
Ngày giảng: 14/03/2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1)
A. Mục tiêu: 
 	- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm bài thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. HS khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
 	- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
 	- GDHS ý thức tự giác trong học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
 	GV: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuốc lòng trong 9 tuần đầu sách TV5, tập hai để HS bốc thăm.
 	HS: - Bút dạ, giấy khổ to kẻ sẵn bảng tổng kết bài tập 2.
C. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: Không.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- Gọi 5 em lên bốc thăm chọn bài đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 2 – 3 phút).
- Yêu cầu HS đọc trong sgk (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Đặt một câu hỏi về đoạn bài vừa đọc cho điểm theo hướng dẫn của vụ giáo dục Tiểu học.
3. Bài 2 (tr.100) 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Dán lên bảng tờ phiếu kẻ sẵn bảng tổng kết.
(?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét chữa bài.
1'
1'
18'
15'
- Hát.
- Lắng nghe.
- 5 HS lên bảng lần lượt bốc thăm chọn bài sau đó về chỗ chuẩn bị bài.
- Đọc bài theo chỉ định của phiếu.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
(HĐ cá nhân)
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát bảng tổng kết trên bảng.
- Bài tập yêu cầu tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép).
Ví dụ: 
Các kiểu cấu tạo câu
Ví dụ
Câu đơn
- Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
Câu ghép.
Câu ghép không dùng từ nối.
- Lòng sông rộng, nước trong xanh.
- Mây bay, gió thổi.
Câu ghép dùng từ nối.
Câu ghép dùng quan hệ từ.
- Súng kíp của ta mới bắn được một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
- Vì trời nắng to đã lâu nên cây cỏ héo rũ.
Câu ghép dùng cặp từ hô ứng.
- Nắng vừa nhạt sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
- Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
IV. Củng cố, dặn dò: 
(?) Bài học hôm nay củng cố về nội dung gì.
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học 
4'
- HS nhắc lại nội dung ôn tập.
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (tr.144)
A. Mục tiêu: 
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
- GDHS ý thức tự giác trong học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Giáo án, sgk.
HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động day
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu qui tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS làm bài tập:
Bài 1 (tr.144) 
- Gọi HS đọc bài.
(?) Quãng đường dài bao nhiêu km? 
(?) Ô tô đi hết quãng đường đó trong bao nhiêu lâu? 
(?) Xe máy đi hết quãng đường đó trong bao nhiêu lâu? 
(?) Bài toán yêu cầu em tính gì? 
(?) Muốn biết được mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy bao nhiêu km chúng ta phải biết được gì? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn làm trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm.
Bài 2 (tr.144) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
(?) Để tính vận tốc của xe máy chúng ta làm ntn? 
(?) Bài toán yêu cầu em tính vận tốc của xe máy theo đơn vị nào? 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3 (tr.144) 
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài vào vở. 2 nhóm làm bài vào bảng nhóm gắn bảng trình bày kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4 (tr.144) 
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, ghi điểm.
IV. Củng cố, dặn dò: 
(?) Viết công thức tính thời gian, quãng đường, vận tốc.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1'
3'
1'
8'
8'
8'
8'
3'
- Hát.
- 1 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- Ghi đầu bài vào vở.
(HĐ cá nhân)
- 1 HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Quãng đường dài 135 km.
- Ô tô đi hết quãng đường trong 3 giờ.
- Xe máy đi hết quãng đường trong 4 giờ 30 phút.
- Bài toán yêu cầu tính mỗi giờ xe máy đi nhanh hơn ô tô là bao nhiêu km.
- Chúng ta phải biết được vận tốc của ô tô và vận tốc của xe máy.
- 1 em lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Vận tốc của tô là: 
 135 : 3 = 45 (km/giờ) 
 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ.
Vận tốc của xe náy là: 
 135 : 4,5 = 30 (km/giờ) 
Mỗi giờ ô tô chạy nhanh hơn xe máy là 
 45 – 30 = 15 (km/giờ)
 Đáp số: 15 (km/giờ) 
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Để tính vân tốc của xe máy ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- Tính vận tốc của xe máy theo đơn vị km/giờ.
- Từ làm bài vào vở.
Bài giải:
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút:
1250 : 2 = 625 (m/phút)
1 giờ = 60 phút.
Một giờ xe máy đi được: 
 625 60 = 37500 (m) = 37,5 (km) 
Vậy vận tốc của xe máy là: 37,5 km/giờ.
- Một số HS nêu kết quả bài làm của mình, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc bài, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở. 
- Đại diện 2 nhóm làm bài vào bảng nhóm trình bày bài giải trước lớp, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
Bài giải:
15,75 km = 15750 m
1 giờ 45 phút = 105 phút.
Vận tốc của xe ngựa là: 
 15750 : 105 = 150 (m/phút) 
 Đáp số: 150 m/phút.
- Đọc thầm bài toán sgk.
- 1HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
 Bài giải:
 2400 m = 2,4 km
Thời gian bơi của cá heo là: 
 2,4 : 72 = (giờ) = 2 (phút)
 Đáp số: 2 phút.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- 3 HS lên bảng viết theo yêu cầu.
Tiết 4: Lịch sử
TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
A. Mục tiêu: 
 	- HS biết ngày 30-4-1975 quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất.
 	- Chiến dịch HCM toàn thắng chấm dứt 21 năm chiến đấu hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới: MN được giải phóng, đất nước được thống nhất.
 	- Cảm phục tinh thần chiến đấu của dân tộc ta.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Bản đồ hành chính VN.
 - Các hình minh hoạ trong SGK.
 - Phiếu học tập của HS.
	HS: VBT, SGK.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu bài học bài lễ kí hiệp định Pa-ri.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 2. Tiến hành các hoạt động 
 Hoạt động 1: Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
(?) Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau hiệp định Pa-ri ?
 Sau hiệp định Pa-ri trên chiến trường MN, thế và lực của ta ngày càng lớn hơn hẳn kẻ thù... Đúng 17 h ngày 26-4-1975 chiến dịch HCM lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu.
 Hoạt động 2: Chiến dịch HCM lịch sử và cuộc tổng tiến công vào dinh Độc Lập.
1'
3'
1'
16'
16'
- Hát.
- 1 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét. 
- Nhắc lại đầu bài.
- Sau hiệp định Pa-ri Mĩ rút khỏi VN, chính quyền Sài Gòn sau thất bại liên tiếp lại không được sự hỗ trợ của Mĩ như trước trở nên hoang mang lo sợ, rối loạn và yếu thế, trong khi đó lực lượng của ta ngày càng lớn mạnh.
(HĐ nhóm 4)
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
(?) Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì?
(?) Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc lập?
(?) Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương văn Minh đầu hàng?
- Yêu cầu các nhóm lần lượt trả lời.
(?) Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì?
(?) Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện?
(?) Thời khắc thiêng liêng khi quân ta chiến thắng thống nhất đất nước là lúc nào?
→ Kết luận về diễn biến của chiến dịch HCM, rút ra bài học, gọi HS đọc.
 IV. Củng cố, dặn dò: 
(?) Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi giúp em hiểu thêm điều gì về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta.
- Nhấn mạnh nội dung chính của bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
3'
- Thảo luận nhóm 4 lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Quân ta chia làm 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Lữ đoàn xe tăng 203 đi từ hướng phía đông và có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bạn để cắm cờ trên dinh độc lập.
- Xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu húc vào cổng phụ bị kẹt lại. Xe tăng 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đâm thẳng vào cổng chính dinh độc lập. 
- Đồng chí Bùi Quang Thận nhanh chóng tiến lên toà nhà và cắm cờ giải phóng trên nóc đỉnh. Chỉ huy và lữ đoàn ra lệnh cho bộ đội không nổ súng.
- Tổng thống Dương văn Minh và nội các phải đầu hàng vô điều kiện
- Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, cơ quan cao cấp của chính quyền Sài Gòn chứng tỏ quân địch đã thua trận và CM đã thành công.
- Vì lúc đó quân đội chính quyền sài Gòn rệu rã đã bị quân đội VN đánh tan Mĩ tuyên bố thất bại và rút khỏi MNVN.
- Là 11 giờ 30 phút, ngày 30-4-1975 lá cờ CM kiêu hãnh tung bay trên Dinh Độc Lập.
- 3 em đọc.
- HS liên hệ trả lời.
Tiết 5: Đạo đức
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HIỆP QUỐC (Tiết 1)
A. Mục tiêu:
 	- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
	- Kể được một số việc làm của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương.
 	- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
B. Tài liệu và phương tiện:
	- GV: Tranh ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan liên hợp quốc ở địa phương và VN.
	- HS: VBT, SGK.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
ĐL
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ bài Em yêu hoà bình.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Tiến hành các hoạt động: 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 40, 41 SGK.
- Yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40 - 41 và hỏi:
(?) Ngoài những thông tin trong SGK em còn biết về gì về tổ chức của LHQ? 
- Giới thiệu thêm với HS một số tranh ảnh về các hoạt động của liên hợp quốc ở các nước, ở VN và địa phương sau đó cho HS thảo luận hai câu hỏi trong sgk.
- Nhận xét kết luận: 
+ Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. 
+ Từ khi thành lập LHQ đã có nhiều hoạt động vì hoà bình công bằng và tiến bộ xã hội. 
+ VN l ... u trùng). Dòi hóa nhộng. Nhộng nở ra ruồi
- Đẻ trứng.
- Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian.
Nơi đẻ trứng
- Nơi có phân rác thải, xác chết động vật,
- Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo,
Cách tiêu diệt
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, 
- Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ ...
- Kết luận: Tất cả côn trùng đều đẻ trứng...
IV. Củng cố - dặn dò:
(?) Em hãy kể tên một số loài côn trùng mà em biết? 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
3'
- 1 h\s nêu.
Tiết 5: Mĩ thuật
VẼ THEO MẪU
MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU
A. Mục tiêu:
	- HS hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng màu sắc và cách sắp xếp. 
	- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
	- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. 
B. Đồ dùng:
	- GV: SGK, SGV.
	- Hình gợi ý cách vẽ. 
	- Mẫu để vẽ theo nhóm, tranh tĩnh vật hoặc bìa vẽ lọ, hoa, quả.
	- HS: SGK, vở ghi, giấy vẽ, vở thực hành.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Nhận xét chung.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung. 
1'
2'
1'
- Hs trình bày bài ở nhà của h\s.
- Hs quan sát, lắng nghe.
a/ Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
3'
- GV cùng học sinh bày mẫu vẽ gợi ý để các em nhận ra. 
+ Tỉ lệ chung của mẫu vẽ.
+ Vị trí của mẫu 
+ Hình dáng đặc điểm của mẫu.
- GV gợi ý và yêu cầu HS quan sát nhận xét mẫu.
- Hs quan sát.
b/ Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV gợi ý HS 
+ Ước lượng chiều cao, ngang của mẫu để vẽ khung hình chung.
+ Tìm tỉ lệ của các mẫu vật. 
+ Vẽ phác mẫu bằng các nét thẳng
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu
4'
- HS quan sát lắng nghe.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV không nên kẻ to, bé quá so với khổ giấy.
c/ Hoạt động 3: Thực hành.
18'
- Yêu cầu h\s tập vẽ cá nhân: Vẽ vào vở hoặc giấy.
- GV quan sát, hướng dẫn h\s còn lúng túng.
- H/s thực hiện.
d/ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Thu sản phẩm một số học sinh nhận xét, đánh giá trước lớp.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Nhắc lại các bước vẽ theo mẫu có 2 hoặc 3 mẫu vật.
- Tổng kết bài.
- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài và có bài đẹp. Nhắc một số em chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp. Sưu tầm tranh ảnh lễ hội, chuẩn bị đất nặn cho bài học sau.
- Nhận xét giờ học.
3'
3'
- 1 số h\s nộp sản phẩm.
- 1 h\s nhắc lại.
THỨ 6
Ngày soạn: 16/03/2011
Ngày giảng: 18/03/2011
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (tr.148)
A. Mục tiêu:
- Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số cùng mẫu số.
- Làm được các bài tập nhanh, chính xác, thành thạo.
- Có ý thức tự giác trong học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Các hình minh hoạ sgk.
HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 4 (tr.147)
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS ôn tập: 
Bài 1 (tr.148) 
- Yêu cầu HS đọc bài và quan sát hình vẽ sgk.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2 (tr.148) Rút gọn phân số.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
(?) Khi muốn rút gọn phân số ta làm ntn ? 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét chữa bài, ghi bảng bài làm đúng.
Bài 3 (tr.149)
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
Bài 4 (tr.149) 
(?) Bài yêu cầu ta làm gì? 
(?) Muốn điền dấu được ta cần làm gì? 
(?) Em nêu cách so sánh phân số? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm và nêu rõ cách làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 5 (tr.149)
- Vẽ tia số như sgk lên bảng.
(?) Trên tia số từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia thành mấy phần bằng nhau? 
(?) Hãy viết các phân số thành các phân số có mẫu số là 6 nhưng bằng với các phân số này? 
(?) Trên tia số vạch ở giữa hai vạch tương ứng với số nào? 
(?) Vậy phân số thích hợp để viết vào vạch ở giữa là phân số nào? 
- Yêu cầu HS làm lại bài vào vở.
IV. Củng cố, dặn dò: 
(?) Em nêu cách so sánh phân số? 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1'
4'
1'
6'
7'
6'
6'
6'
3'
- Hát.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
(HĐ nhóm đôi)
- Đọc thầm yêu cầu và quan sát hình trong sgk.
- Thảo luận nhóm đôi cùng làm bài.
- Một số em nêu kết quả bài làm, lớp theo dõi nhận xét.
 a) 
b) 
(HĐ cá nhân)
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Muốn rút gọn phân số ta chia cả tử và mẫu số của phân số đó cho cùng một STN khác 0.
- HS làm bài vào vở, 1 HS chữa bài:
o 
- 5 em nêu kết quả trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
(HĐ cá nhân)
- 1 HS nêu.
- 3 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
a) ; 
b) ; 
c) 
- Nhận xét bài làm của bạn.
 (HĐ cá nhân)
- Bài yêu cầu ta điền dấu thích hợp vào chỗ trống.
- Ta cần so sánh các phân số.
- 1 số HS nêu cách so sánh các phân số.
- Tự làm bài vào vở.
- 3 em nêu kết quả và nêu cách làm bài, các bạn khác nhận xét.
- Quan sát trên bảng.
- Trên tia số vạch từ 0 đến 1 được chia thành 7 phần bằng nhau.
- Tìm và nêu: 
- Tương ứng với số 
- Là phân số 
- Làm lại bài vào vở, sau đó đọc kết quả trước lớp.
- 1 HS nêu lại cách so sánh phân số.
Tiết 2: Tập làm văn
KIỂM TR ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II (tiết 1)
(Phòng GD&ĐT ra đề) 
Tiết 3: Chính tả
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II (tiết 2)
(Phòng GD&ĐT ra đề) 
Tiết 4: Địa lí
CHÂU MĨ (Tiếp)
(Mức độ tích hợp GDBVMT: Bộ phận)
A. Mục tiêu:
 	- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của châu Mĩ: nằm ở bán cầu tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. H\s khá giỏi giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: lãnh thổ kéo dài từ phần cực bắc tới cực Nam. Quan sát bản đồ (lược đồ) nêu được: khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ. Dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ.
 	- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu.
	- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn, lãnh thổ châu Mĩ.
 	- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
 	- GDHS yêu thích tìm hiểu về địa lí thế giới.
B. Đồ dùng dạy - học:
 	GV: - Bản đồ thế giới. 
 - Các hình minh hoạ trong SGK.
 - Phiếu học tập của HS.
 	HS: VBT, SGK.
C. Các hoạt động dạy - học: 
(Nội dung tích hợp GDBVMT: Hoạt động 1)
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu bài học tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 
 2. Tiến hành các hoạt động 
 a/ Hoạt động 1: Dân cư châu Mĩ
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
(?) Đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để: 
(?) Nêu số dân châu Mĩ?
(?) So sánh số dân châu Mĩ với các châu lục khác?
(?) Dựa vào bảng số liệu trang 124 và cho biết các thành phần dân cư châu Mĩ?
(?) Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần, nhiều màu da như vậy?
(?) Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những người dân da màu?
→ KL: Dân cư châu Mĩ chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư. 
b/ Hoạt động 2: Kinh tế châu Mĩ.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm. 
1'
3'
1'
10'
10'
- Lớp hát.
- 1 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhắc lại đầu bài.
- Đọc SGK. 
- Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người, đứng thứ 3 thế giới chưa bằng số dân của châu Á nhưng diện tích chỉ kém châu Á có 2 triệu km2
+ Dân cư châu Mĩ có nhiều thành phần và màu da khác nhau: da vàng; da trắng; da đen; người lai. 
+ Vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến.
- Cần đối xử bình đẳng
(Thảo luận nhóm 4)
Tiêu chí
Bắc Mĩ
Trung Mĩ và Nam Mĩ
Tình hình chung của nền KT.
 Phát triển.
 Đang phát triển.
Ngành nông nghiệp.
 Có nhiều phương tiện sản xuất hiện đại. 
 Qui mô sản xuất lớn. 
 Sản phẩm chủ yếu là lúa mì, bông, lơn, bò, sữa, cam nho...
 Chuyên sản xuất chuối, cà phê, mía, bông, chăn nuôi bò, cừu.
Ngành công nghiệp.
 Nhiều ngành CN kĩ thuật cao như : điện tử hàng không vũ trụ.
 Chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản để xuất khẩu. 
- Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.
→ KL: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung Mĩ và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
c/ Hoạt động 3: Hoa Kì.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- GV phát phiếu học tập.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
→ Kết luận: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. 
- Rút ra bài học, gọi HS đọc.
 IV. Củng cố, dặn dò: 
(?) So sánh số dân châu Mĩ với các châu lục khác?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
10'
3'
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
(HĐ nhóm 4)
- Thảo luận và hoàn thành vào bảng trong phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- 1 HS so sánh...
Tiết 5: Sinh hoạt
SINH HOẠT TUẦN 28
A. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu, khuyết điểm của các hoạt động trong tuần.
- Hướng phấn đấu khắc phụ trong tuần tới.
- Tự giác học tập, rèn luyện đạo đức tốt.
B. Lên lớp: 
 	1. Nhận xét chung: 
- Đạo đức: Các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau.
- Học tập: 
 + Đa số các em có ý thức tốt trong học tập: Đã có nhiều tiến bộ hơn tuần trước. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, về nhà có ý thức học bài ở nhà trước khi đến lớp. Có nhiều tiến bộ về chữ viết: Vàng, Cha...
 + Xong bên cạnh đó vẫn còn lại một số em còn thiếu ý thức trong học tập. Trong lớp chưa chú ý còn hay nói chuyện riêng, về nhà chưa chịu khó ôn bài như: Chay.
+ Đã tiến hành kiểm tra định kì xong 2 môn Toán, Tiếng Việt theo lịch của Nhà trường.
- Các hoạt động khác: 
 + Tham gia đầy đủ mọi hoạt động của nhà trường đề ra.
 + Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng đúng trang phục. 
 + Có ý thức truy bài đầu giờ.
 	2. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm đã đạt được ở trên, khắc phục những khuyến điểm còn tồn tại.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Không ăn quà vứt rác ra sân trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dien tu tuan 28.doc