Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 31)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 31)

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Biết đổi đơn vị đo thời gian. Làm BT1, BT2; HS khá, giỏi làm thêm BT3, BT4.

II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 16 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 31)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soan: 19/3/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 21/3/2011
Tiết 1: Chào cờ
-------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Toán
Tiết 136: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian. Làm BT1, BT2; HS khá, giỏi làm thêm BT3, BT4.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- ổn định tổ chức :
2-KTBC: Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
3-Bài mới: 3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
3.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (144): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS làm bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2(144): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vở, 1 HS lên bảng.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3(144):HS khá, giỏi.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm bài vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 4 (144): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
4-Củng cố: - Gọi 3 HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian ?
5-Dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 3 HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
*Bài giải:
 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
 Mỗi giờ ô tô đi được là:
 135 : 3 = 45 (km)
 Mỗi giờ xe máy đi được là:
 135 : 4,5 = 30 (km)
 Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là: 
 45 – 30 = 15 (km)
 Đáp số: 15 km.
*Bài giải:
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 1250 : 2 = 625 (m/phút) 
 1 giờ = 60 phút.
Một giờ xe máy đi được:
 625 x 60 = 37500 (m)
 37500 = 37,5 km/giờ.
 Đáp số: 37,5 km/ giờ.
*Bài giải:
 15,75 km = 15750 m
 1giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 15750 : 105 = 150 (m/phút)
 Đáp số: 150 m/phút.
*Bài giải:
 72 km/giờ = 72000 m/giờ
 Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
 2400 : 72000 = (giờ)
 giờ = 60 phút x = 2 phút.
 Đáp số: 2 phút.
 -----------------------------------------------------------
Tiết 3: Tập đọc 
Tiết 55: Ôn tập giữa học kì II
(tiết 1)
I/ Mục tiêu:
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4- 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
 - Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến
tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức :
2-KTBC :
3-Bài mới : 3.1- Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 28: Ôn tập củng cố kiến thức và
kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong học kì I.
-Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.
3.2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (5 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3.3-Bài tập 2: 
-Mời một HS nêu yêu cầu.
-GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết. Hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu:
+Câu đơn: 1 ví dụ
+Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối (1 VD) ; Câu ghép dùng từ nối: câu ghép dùng QHT (1 VD), câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1 VD).
-Cho HS làm bài vào vở, Một số em làm vào bảng nhóm.
-HS nối tiếp nhau trình bày.
-Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
4-Củng cố: Nhắc lại ND ôn tập.
5-Dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập
-HS đọc yêu cầu.
-HS nghe.
-HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
-HS làm bài sau đó trình bày.
-Nhận xét.
------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: âm nhạc
GV chuyên dạy
-----------------------------------------@&?--------------------------------------- 
 Ngày soạn:21/3/2011
Ngày giảng: Thứ tư ngày 23/3/2011
Tiết 1: Thể dục
Bài 56 
I/ Mục tiêu:
- Thực hiện ném bóng 150g trúng đích cố định hoặc di chuyển. Biết cách đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay(có thể tung bóng bằng hai tay. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Học trò chơi “ Hoàng anh, hoàng yến”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 - Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
Cán sự mỗi người một còi, 10-15 quả bóng, mỗi học sinh 1 quả cầu. Kẻ sân để chơi trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc theo vòng tròn trong sân
-Xoay các khớp cổ chân đầu gối, hông , vai.
- Ôn bài thể dục một lần.
- Chơi trò chơi khởi động (Bịt mắt bắt dê)
2.Phần cơ bản
*Môn thể thao tự chọn : 
-Ném bóng
+ Học cách cầm bóng bằng hai tay trước ngực
+ Học cách ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực
- Chơi trò chơi “Bỏ khăn “
 -GV tổ chức cho HS chơi .
3 Phần kết thúc.
-Đi đều theo 2-4 hàng dọc vỗ tay và hát.
- GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài về nhà.
6-10 phút
18-22 phút
4- 6 phút
-ĐHNL. GV
 @ * * * * * * *
 * * * * * * * 
-ĐHTC.
-ĐHTL: GV
 * * * * *
 * * * * *
-ĐHTC : GV
 * * * *
 * * * *
 - ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 -------------------------------------------------------------
Tiết 2: Toán
Tiết 138: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Làm các BT1, BT2; HS khá, giỏi làm thêm BT3.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-ổn định tổ chức :
2-KTBC: Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
3-Bài mới:
3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
3.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (145):
-Mời 1 HS đọc BT 1a:
+Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
+Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (146): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vở. Một HS làm vào bảng nhóm.
-HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (146): HS khá, giỏi.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp KT chéo.1 HS làm bảng lớp.
-Cả lớp và GV nhận xét.
4-Củng cố: - Gọi 3 HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
5-Dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
- 3 HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
*Bài giải:
 Khi bắt đầu đi xe máy cách xe đạp số km là: 12 x 3 = 36 (km)
 Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là:
 36 – 12 = 24 (km)
 Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
 36 : 24 = 1,5 (giờ) 
 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút.
 Đáp số: 1 giờ 30 phút.
*Bài giải:
Quãng đường báo gấm chạy trong giờ là: 120 x = 4,8 (km)
 Đáp số: 4,8 km.
*Bài giải:
 Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
 11giờ 7phút – 8giờ 37phút = 2giờ 30 phút 
 = 2,5 (giờ)
Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường (AB) là:
 36 x 2,5 = 90 (km)
Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là:
 54 – 36 = 18 (km)
Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
 90 : 18 = 5 (giờ) 
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
 11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút
 Đáp số: 16 giờ 7 phút.
----------------------------------------------------------
Tiết 3: Luyện từ và câu 
Tiết 55: Ôn tập giữa học kì II 
(tiết 3)
I/ Mục tiêu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4- 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
 - Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
-Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức :
2-KTBC :
3- Bài mới :
3.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
3.2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (5 HS):
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3.3-Bài tập 2: 
-Mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu.
-HS đọc thầm đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi với bạn bên cạnh
-GV giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của BT:
+Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương. (đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt).
+Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương? (những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó TG với QH.)
+Tìm các câu ghép trong bài văn. ( có 5 câu. Tất cả 5 câu trong bài đều là câu ghép.)
-Sau khi HS trả lời, GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết 5 câu ghép của bài. Cùng HS phân tích các vế của câu ghép VD:
1)Làng quê tôi / đã khuất hẳn // nhưng tôi / vẫn đăm đắm nhìn theo.
2) Tôi / đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, // nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương / vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
3) Làng mạc / bị tàn phá // nhưng mảnh đất quê hương / vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi / có ngày trở về.
+Tìm những từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?
+) Những từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu: tôi, mảnh đất.
+) Những từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê t ... xét chốt lời giải đúng.
3-Củng cố: Nhắc lại ND ôn tập.
4- Dặn dò:
-GV nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh được điểm cao trong phần kiểm tra đọc.
*Lời giải:
a) Từ cần điền: nhưng (nhưng là từ nối câu 3 với câu 2)
b) Từ cần điền: chúng (chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1.
c) Từ cần điền lần lượt là: nắng, chị, nắng, chị, chị.
- nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2.
-chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4.
-chị ở câu 7 thay thế Sứ ở câu 6.
----------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Khoa học
Tiết 55: Sự sinh sản của động vật
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
	-Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
	-Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Hình trang 112, 113 SGK.
-Sưu tầm tranh, ảnh những động vật đẻ trứng và đẻ con.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức :
2-Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS nêu ND ghi nhớ bài Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ ?
3-Bài mới:
3.1-Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
3.2-Hoạt động 1: Thảo luận.
*Mục tiêu: Giúp HS trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc cá nhân.
Cho HS đọc mục bạn cần biết trang 112 SGK.
-Bước 2: Làm việc cả lớp
-GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+Đa số động vật được chia làm mấy giống? Đó là những giống nào?
+Tinh trùng họăc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? cơ quan đó thuộc giống nào?
+Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
+Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?
+GV kết luận: SGV trang 177.
- HS nêu ND ghi nhớ bài Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
-HS đọc SGK
+Được chia làm 2 giống: đực và cái.
+Được sinh ra từ cơ quan sinh dục: con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng, con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
+Gọi là sự thụ tinh.
+Hợp tử phát triển thành cơ thể mới
3.3-Hoạt động 2: Quan sát
*Mục tiêu: HS biết được các cách sinh sản khác nhau của động vật.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo cặp 2 HS cùng quan sát các hình trang 112 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau:
con nào được nở ra từ trứng ; con nào vừa được đẻ ra đã thành con.
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời một số HS trình bày
+Cả lớp và GV nhận xét, GV kết luận 
	Các con vật được nở ra từ trứng: sâu, thạch sùng, gà, nòng nọc.
	Các con vật được đẻ ra đã thành con: voi, chó. 
3.4-Hoạt động 3: Trò chơi “Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con”
*Mục tiêu: HS kể được tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con.
*Cách tiến hành: 
	GV chia lớp thành 3 nhóm. Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con là nhóm thắng cuộc.
4-Củng cố: HS nhắc lại ND bài.
5- Dặn dò: - Cho HS vẽ hoặc tô màu con vật mà em yêu thích.
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 ----------------------------------------@&?------------------------------------
 Ngày soạn: 23/3/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 25/3/2011
 Tiết 1: Toán
Tiết 130: Ôn tập về phân số 
I/ Mục tiêu: 
 -Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
 - Làm các BT1, BT2, BT3 (a,b), BT4; HS khá, giỏi làm thêm các phần BT còn lại.
 II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- ổn định tổ chức :
2-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9.
3-Bài mới:
3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
3.2-Luyện tập:
*Bài 1: HS nêu y/c
- HS thảo luận cặp, đại diện một vài cặp trình bày.
- HS và GV NX.
*Bài 2: HS nêu y/c
- Lớp làm vào nháp, 1 HS làm bảng nhóm.
- HS và GV nhận xét chốt bài đúng.
- 1 HS nêu lại cách rút gọn PS.
*Bài 3: HS nêu y/c.
- Lớp làm vở, 3 HS lên bảng làm.
- HS và GV NX chốt bài đúng.
- 1 HS nêu lại cách quy đồng mẫu số các PS.
*Bài 4: 1 HS nêu y/c.
- Lớp làm bài vào vở. 1 HS làm bảng nhóm, giải thích cách làm.
- HS và GV NX chốt bài đúng.
- 1 HS nêu lại cách so sánh 2 PS cùng mẫu số, khác mẫu số, cùng tử số.
*Bài 5: HS khá, giỏi.
- HS thảo luận cặp, 1 cặp trình bày.
- HS và GV nhận xét.
4- Củng cố:- Nhắc lại ND bài.
5- Dặn dò:- NX giờ học.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nêu dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9.
* Kết quả:
a) H1 = ;H2 = ; H3 = ; H4 = 
b) H1 = 1; H2 = 2; H3 = 3
 H4 = 4
*Kết quả:
; ; ; ; 
*Kết quả:
a) ; ; b) ; giữ nguyên PS 
c) ; ; 
 ; ; 
* Kết quả: 
-----------------------------------------------------------
Tiết 2: Luyện từ và câu
Tiết 56: Kiểm tra đọc-hiểu giữa học kì II 
(tiết 7)
I/ Mục tiêu :
	-Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì II. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4- 5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - HS khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức :
2-Bài mới : 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 2.2- Kiểm tra: GV phát đề, HS làm bài
Đề bài:
A-Đọc thầm:
	Đọc thầm đoạn văn sau:
	Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng đến những tán lốn xoè ra, trên đậu khít nhau muôn ngàn con bướm thắm.
	Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm :mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông : hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy ?
	Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng.
	B-Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu trả lời dưới đây:
1) Tác giả so sánh hoa phượng với gì?
Góc trời đỏ rực.
Muôn ngàn con bướm thắm.
Góc trời đỏ rực, xã hội thắm tươi, muôn ngàn con bướm thắm.
2) Mùa xuân, cây phượng xanh tốt như thế nào?
Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
Xanh um, trên cành đã điểm những bông đỏ thắm.
Khẳng khiu, bắt đầu ra lộc non.
3) Cụm từ “những cành cây báo ra một tin thắm” ý nói gì ?
Một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ.
Trên cành cây phượng xanh um bỗng xuất hiện một đoá hoa thắm đầu mùa. Một tin báo bằng màu đỏ, một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ.
Trên cây phượng xuất hiện một đoá hoa phượng thắm tươi.
4) Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
Hoa phượng phát ra thành tiếng “ Kêu vang: hè đến rồi!” làm cho ai nấy đều phải chú ý, đều nghe. Người học trò đột ngột thấy mùa thi, mùa chia tay, mùa vui chơi đã đến.
Vì hoa phượng gắn với tuổi học trò.
Vì hoa phượng được trồng ở các trường học.
5) Hoa phượng có đặc điểm gì?
Màu đỏ rực, nở thành chùm, trông như những chú bướm thắm.
Màu đỏ, nở từng bông trông giống như hoa hồng.
Màu hồng, nở thành chùm.
6) Sự ra hoa bất ngờ của hoa phượng được nói lên qua câu “ Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!”.Đó là kiểu câu nào?
Câu hỏi.
Câu khiến.
Câu cảm.
7) Câu nào dưới đây không phải là câu ghép?
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.
Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng quên màu lá phượng.
Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần.
8) Các vế câu trong câu ghép “Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu.
Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
Nối bằng từ “lại”
Nối bằng từ “nếu”
Đáp án và hướng dẫn chấm
	A-Đọc thành tiếng ( 5 điểm )
	-Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm ; đọc sai 5 tiếng trở lên : 0 điểm ).
	-Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm ( Ngắt hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm ; ngắt hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm ).
	-Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm ; không biểu cảm: 0 điểm )
	-Tốc độ đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ): 1 điểm (Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm ; trên 2 phút : 0 điểm).
	-Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm ( Trả lời chưa rõ ràng: 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm ).
	B-Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm )
	*Khoanh đúng mỗi câu sau được: 0,5 điểm
c 
2 – a 
 3 – b 
 5 – a 
 6 – c 
 7 – b 
*Khoanh đúng mỗi câu sau được: 1 điểm
4 – a 
8 – c 
4- Củng cố: -GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
5- Dặn dò: - NX giờ KT.
	 - Nhắc HS chuẩn bị giấy tiết sau kiểm tra viết.
 --------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
Tiết 56: Kiểm tra viết giữa kì II
(tiết 8)
I/ Mục tiêu :
Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì II:
Nghe- viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).
- Viết được một bài văn hoàn chỉnh đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) theo y/c của đề bài.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức :
2-Bài mới : 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 2.2- Kiểm tra: GV phát đề, HS làm bài.
A- Chính tả (nghe- viết) bài Phong cảnh đền Hùng từ Lăng của các vua Hùng... giặc Ân xâm lược.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc cho HS soát bài.
 B- Tập làm văn : Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.
 - HS viết bài.
 - GV quan sát nhắc nhở các em tập chung làm bài nghiêm túc.
3- Củng cố : GV thu bài.
4- Dặn dò : - NX giờ học.
 - Nhắc học sinh CB bài sau.
 ---------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: tiếng anh
GV chuyên dạy
------------------------------------------@&?-------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGa Lop 5 TUAN 28 CKTKN da chinh sua.doc