MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về:
- Các kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải toán.
- Tìm thành phần chưa biết của phếp cộng, phép trừ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK
Thứ hai, ngày 11 tháng 4 năm 2011 Toán Ôn tập về phép trừ I. mục tiêu Giúp HS củng cố về: - Các kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải toán. - Tìm thành phần chưa biết của phếp cộng, phép trừ. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ HS : SGK iii. các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu tính chất giao hoán của phép cộng. - Nêu tính chất kết hợp của phép cộng. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Phát triển bài + Cho phép trừ: a - b = c; a, b, c gọi là gì ? + Nêu cách tìm số bị trừ ? + Nêu cách tìm số trừ ? - GV đưa ra chú ý: a - a = 0 a - 0 = a Bài 1 Tính rồi thử lại theo mẫu - Rèn kĩ năng thực hiện trừ STN, phân số, số thập phân Bài 2 Tìm x - Rèn kĩ năng tìm số hạng chưa biết và số bị trừ. - HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở Bài 3 - HS đọc yêu cầu và tóm tắt bài toán - HS lên bảng làm bài - Cả lớp làm vào vở 4. Củng cố - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 5. Dặn dò - Chuẩn bị tiết sau 1. Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ a : Số bị trừ b : Số trừ c : Hiệu + Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. + Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. 2. Hướng dẫn làm bài tập a. 8923 – 4157 = 4766 Thử lại : 4766 + 4157 = 8923 27069- 9537 = 17559 Thử lại : 17559 + 9537 = 27069 c. 7,284 – 5,596 = 1,688 Thử lại : 1,668 + 5,596 = 7,284 0,863- 0,298 = 0,565 Thử lại : 0,565 + 0,298 = 0,863 Đáp án : a. x + 5,84 = 9,16 x = 9,16 – 5,84 x = 3,32 b. x – 0,35 = 2,55 x = 2,55 + 0,35 x = 2,9 Bài giải Diện tích đất trồng hoa là : 540,8 – 385,5 = 155,3 (ha) Diện tích đất trồng hoa và trồng lúa là : 540,8 + 155,3 = 696,1(ha) Đáp số : 696,1ha ****************************************** Thể dục Môn thể thao tự chọn. Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” I. Mục tiêu - Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân. Kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và nâng cao thành tích. - Chơi trò chơi “nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. II. chuẩn bị - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện : Chuẩn bị một còi, bóng, mỗi HS 1 quả cầu. III. các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu: 6- 8 phút - GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Khởi động: Đứng vỗ tay hát; Xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối. - Ôn động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản: 18 - 22 phút a) Đá cầu * Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân - Yêu cầu HS luyện tập theo lớp. - Nhận xét phần luyện tập của HS. * Kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân. - GV kiểm tra mỗi lần 3 HS. + Hoàn thành tốt: thực hiện cơ bản đúng động tác, tâng được 5 lần liên tục trở lên. + Hoàn thành: thực hiện cơ bản đúng động tác, tâng được 3 lần. + Chưa hoàn thành: thực hiện cơ bản đúng động tác, tâng được dưới 3 lần hoặc sai động tác. b) Chơi trò chơi “nhảy ô tiếp sức” - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. - Yêu cầu HS chơi thi đua. - Nhận xét, đánh giá phần chơi của các tổ. 3. Phần kết thúc: 4-6phút - GV cùng HS hệ thống bài học - Nhận xét, dặn dò. - HS tập hợp, báo cáo x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - Cán sự điều khiển. * x x x x x x x x x x x x - Tập theo đội hình hàng ngang. - HS được kiểm tra theo nhóm 3 em. - Quan sát bạn tập và nhận xét. - HS tập hợp theo đội hình vòng tròn lớn và tập luyện - Chia 2 đội chơi và chơi thi đua. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - HS thực hiện một số động tác thả lỏng - 1 HS nêu *************************************** Tập đọc Công việc đầu tiên (Theo hồi kí của bà Nguyễn Thị Định) I. mục tiêu 1. Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại. - Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho cách mạng. 2. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện. - Hiểu nội dung bài: Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. II. Chuẩn bị a. GV : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. b. HS : - SGK iii. các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra 2,3 HS thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời về câu hỏi các nội dung bài thơ. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc Có thể chia làm 3 đoạn nh sau: + Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy tờ gì. + Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách song chạy rầm rầm. + Đoạn 3: Còn lại. - GV giúp các em giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu (nếu có). - GV đọc mẫu toàn bài 1 lần. * Tìm hiểu bài + Công việc đầu tiên của anh Ba giao cho út là gì? + Những chi tiết nào cho thấy út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? + út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn - Cả lớp đọc thầm đoạn 3 (đoạn còn lại) + Vì sao út muốn được thoát ly? * Đọc diễn cảm - Hướng dẫn HS tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau: 4. Củng cố - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 5. Dặn dò - Chuẩn bị tiết sau - 2 HS trả lời + Gv giới thiệu - 1, 2 HS khá, giỏi đọc mẫu bài văn - HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn - đọc từng đọc. Sau đó 1, 2 em đọc lại cả bài. - Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK (về bà Nguyễn Thị Định và chú giải về những từ ngữ khó) - 1, 2 em đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa lại các từ đó (truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát ly). - HS luyện đọc theo cặp - Rải truyền đơn. - út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn. - Giả bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ). - Vì út đã quen hoạt động, muốn làm nhiều việc cho Cách mạng. * Nội dung: Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. GV hướng dẫn HS tìm giọng bài văn (giọng kể hồi tưởng chậm rãI, hào hứng). - GV đọc mẫu đoạn đối thoại trên. - Nhiều HS luyện đọc. - HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn ******************************************************************** Chiều Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Nam và nữ I. Mục tiêu - Mở rộng vốn từ Nam và nữ; biết được các từ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam. - Tích cực hoá vốn từ bằng cách tìm được hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ đó. II.Chuẩn bị a. GV : - Bút dạ + một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT1a để HS chia nhóm làm bài tập a,b,c - Bảng phụ viết sẵn lời giải cho BT1a,b,c. b. HS : - SGK III. các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS tìm ví dụ nói về ba tác dụng của dấu phẩy. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 - HS đọc các yêu cầu a,b,c của BT. Cả lớp đọc thầm lại. - HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, lần lượt trả lời các câu hỏi 1a, b, c. GV phát bút dạ và phiếu cho 3, 4 HS. Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chốt lại lời giải đúng. - 1 HS đọc lại lời giải đúng của lần lợt trong bài tập 1a-b-c. - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. Bài 2 Mỗi câu tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam? - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại - HS làm việc cá nhân. - Cả lớp sửa bài trong SGK theo đúng lời giải. Bài 3 Đặt câu với một trong các câu tục ngữ trên - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại. 4. Củng cố - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 5. Dặn dò - Chuẩn bị tiết sau * Lời giải: a. + Anh hùng: có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường. + Bất khuất: Không chịu khuất phục trước kẻ thù. + Trung hậu: có những biểu hiện tốt đẹp và chân thành trong quan hệ với mọi người. + Đảm đang: gánh vác mọi việc, thường là việc nhà một cách giỏi giang. b. Những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của người phụ nữ VN: cần cù, nhân hậu, độ lượng, khoan dung, dịu dàng, nhường nhịn, * Lời giải: a) Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: Mẹ bao giờ cũng dành những gì tốt nhất cho con->Lòng thương con đức hi sinh của người mẹ. b. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi: Khi gia cảnh gặp khó khăn phải trông cậy người vợ hiền. Đất nước có loạn phải nhờ cậy vị tướng giỏi ->Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình. c. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh: Khi đất nước có giặc, phụ nữ cũng sẵn sàng tham gia giết giặc->Phụ nữ dũng cảm, anh hùng. * Ví dụ: - Mẹ luôn vì chồng con. Có đĩa thịt gà mẹ dành những miếng ngon cho bố và em, mẹ thường gắp những miếng xương xẩu. Đưa em đi học, mẹ đi trước chắn đỡ gió cho em. Lúc ấy em lại nghĩ tới câu tục ngữ: Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con. - Mẹ rất thương yêu em, chăm sóc cho em. Khi vui, khi buồn, lúc nào em cũng có mẹ ở bên. Thật đúng là Con có mẹ như măng ấp bẹ. ****************************************** Khoa học Ôn tập thực vật và động vật I. Mục tiêu Giúp HS củng cố và hệ thống: - Các kiến thức về hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số loài đại diện. - Các kĩ năng quan sát nhận biết hoa thụ phấn nhờ gió, hoa thụ phấn nhờ côn trùng; thú đẻ con, động vật đẻ trứng. - Có ý thức bảo vệ môi trường yêu thiên nhiên. II. Chuẩn bị GV: Phiếu học tập cá nhân HS : SGK III. các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày những nét chung về sự sinh sản và nuôi dạy con của hổ và hươu. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Phát triển bài * Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập Câu 1: Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ nào trong câu. a. Sinh dục b. Nhị c. Sinh sản d. Nhụy Câu 2: Tìm xem mỗi chú thích phù hợp với số thứ tự nào trong hình Câu 3:Trong các cây dưới đây, cây nào có hoa thụ phấn nhờ gió, cây nào c ... ời phê của anh cán bộ theo ý anh hàng thịt và sau đó viết lại câu văn sử dụng đúng dấu ngắt câu để anh hàng thịt không thể xuyên tạc được ý của xã. - Nhiều HS đọc kết quả làm bài. - GV nhận xét nhanh ý kiến của từng em Bài tập 3 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại. - HS làm việc cá nhân. - 1HS chữa bài, HS khác nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. 4. Củng cố - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 5. Dặn dò - Chuẩn bị tiết sau - Dặn HS có ý thức hơn khi sử dụng dấu phẩy. - 2 HS lên bảng làm; dưới lớp làm vào giấy nháp. - Nhận xét. * Lời giải: + Đoạn a - Câu 1: Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với CN và VN. - Câu 2: Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. - Câu 3: Dấu phẩy vừa ngăn cách trạng ngữ với CN và VN; vừa ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. + Đoạn b - Câu 1: dấu phẩy ngăn cách các vế câu trong câu ghép. - Câu 2: dấu phẩy ngăn cách các vế câu trong câu ghép. * Lời giải: a. Lời phê của cán bộ xã là “Bò cày không được thịt”, anh hàng thịt đã thêm dấu phẩy sau chữ “không được” nên lời cấm thành ra lời cho phép như sau: Bò cày không được, thịt. b. Cán bộ xã cần thêm dấu phẩy vào sau chữ “bò cày” để anh hàng thịt không thể chữa lại một cách dễ dàng. * Lời giải: Sách Ghi – nét ghi nhận chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. Ca-rôn nặng gần 700 kg nhưng lại mắc bệnh còi xương. Cuối hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ- lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ. Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. ****************************************** Khoa học Môi trường I. Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Khái niệm ban đầu về môi trường. - Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống. II. Chuẩn bị a. GV: Thông tin và hình trang 128, 129 SGK. b. HS : SGK III. các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - GV hỏi lại các câu hỏi trong tiết ôn tập trước, yêu cầu HS trả lời. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Phát triển bài * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 128 SGK. - Gọi đại diện các nhóm trình bày. + Môi trường rừng gồm những thành phần nào? + Môi trường nước gồm những thành phần nào? + Môi trường làng quê gồm những thành phần nào? + Môi trường đô thị gồm những thành phần nào? + Vậy theo em, môi trường là gì ? - GV kết luận : Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, ) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy,) * Hoạt động 2 : Thảo luận - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi : + Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị? + Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống? - GV gọi một số em trình bày - GV nhận xét phần chơi của các nhóm. 4. Củng cố - GV nhận xét tiết học. - Môi trường bao gồm những thành phần nào? - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? 5. Dặn dò - Dặn HS ôn lại nội dung bài. - 2HS trả lời. - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi SGK và trình bày. - HS nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. - HS nêu theo ý hiểu của mình - ...gồm những thành phần : thực vật động vật sống trên cạn và dưới nước. Không khí và ánh sáng. - ...thực vật động vật sống ở dưới nước như cua, cá, ốc, rong ,rêu, tảo...nước không khí, ánh sáng. -...con người động vật, yhực vật, làng xóm, ruộng đồng, công cụ làm ruộng, một sốcông cụ giao thông, nước ,không khí, ánh sáng.. - ...con người....nhà cửa phố xá... - HS lắng nghe - HS giới thiệu với bạn. - HS trình bày - Nhận xét. - Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo - HS nêu ****************************************************************** Thứ sáu, ngày 15 tháng năm 2011 Toán Phép chia I. Mục tiêu - Củng cố kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm. II. Chuẩn bị a. GV: Bảng phụ b. HS : SGK III. các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Phát triển bài * Phép chia hết - GV viết phép tính lên bảng a :b = c - Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính. - Em hãy nêu các tính chất của phép chia? * Phép chia có dư - GV viết lên bảng phép chia a : b = c( dư r) - Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia? Bài tập 1: (SGK- tr 163) - HS nêu yêu cầu, tự giải - 2HS lên bảng chữa bài. - Làm bài cá nhân - GV giúp đỡ HS yếu. Bài tập 2 : (SGK- tr 163) - Làm việc cá nhân - HS nêu yêu cầu, tự giải. - HS làm bài và chữa bài - GV yêu cầu HS nhắc lại cách chia hai phân số - Nhận xét bài làm của bạn. Bài tập 3 : (SGK – 163) Làm bài cá nhân + Em hãy nêu cách chia nhẩm với 0,1 ; 0,01; 0,001 + Muốn chia một số cho 0,25; 0,5 ta làm thế nào ? Bài tập 4 : (SGK- tr 163) Làm việc cá nhân - Yêu cầu HS tự giải - GV chấm điểm, chốt lời giải đúng. 4. Củng cố - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 5. Dặn dò - Chuẩn bị tiết - Dặn HS rèn kĩ năng chia. - a là số bị chia, b là số chia, c gọi là thương. - Tính chất của phép chia: + a : 1 = a + a: a = 1 ( a khác 0 ) + 0 : b = 0 ( b khác 0 ) - HS nêu thành phần của phép chia. - Số dư bé hơn số chia ( r<b) * Đáp án: a) 8192 : 32 = 256 thử lại : 256 x 32 = 8192 b) - Nhận xét bài làm của bạn. - HS tự giải và trao đổi bài kiểm tra cho nhau. - Nêu miệng kết quả. - HS nêu : Nếu chia một STP cho 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc lấy số đo nhân với 10; 100; 1000 - ta chỉ việc lấy số đó nhân với 4; 2 - HS tự giải, 2 HS lên bảng chữa bài a) + cách 2: b) Cách 1: (6,24 + 1,26) : 0,75 =7,5 : 0,75 = 10 Cách 2: (6,24 + 1.26 ) : 0,75 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 =8,32 + 1,68 = 10 ****************************************** Tập làm văn Ôn tập về văn tả cảnh I. Mục tiêu - Trên cơ sở những hiểu biết đã có về thể loại văn tả cảnh, HS biết lập dàn ý sáng rõ, đủ các phần, đủ ý cho bài văn tả cảnh một dàn ý với những ý riêng của mình. - Biết trình bày miệng rõ ràng, rành mạch, với những từ ngữ thích hợp, cử chỉ, giọng nói tự nhiên, tự tin bài văn tả cảnh mà em vừa lập dàn ý . II. Chuẩn bị a. GV: Bảng phụ; 3 tờ giấy khổ to và bút dạ phát cho 3 HS viết biên bản trên giấy xem nh là mẫu trình bày để các bạn góp ý. b. HS : SGK III. các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Một dàn ý hs đã viết. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài Trong tiết học này, các em sẽ thực hành lập dàn ý một bài văn tả cảnh. Sau đó, dựa vào dàn ý đã lập trình bày miệng bài văn. b. Phát triển bài Bài 1 Lập dàn ý miêu tả một trong những cảnh sau: - 1HS đọc yêu cầu của bài tập1. Cả lớp đọc thầm lại. - GV lưu ý HS về : + Đề tài dàn ý (song phải là ý của riêng em). - Nhiều HS nói tên đề tài mình chọn. - HS làm việc cá nhân. Mỗi HS tự lập dàn ý, 3- 4 HS lên bảng làm (chọn tả cảnh khác nhau). - Những HS làm bài ra giấy dán lên bảng - Cả lớp và GV nhận xét. - 3,4 HS trình bày dàn ý. GV nhận xét nhanh. - Cả lớp điều chỉnh nhanh dàn ý đã lập. Bài 2 Tập nói theo nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập. - GV nêu yêu cầu bài tập. - Cả lớp và GV nhận xét theo tiêu chí: nội dung, cách sử dụng từ ngữ, giọng nói, cách trình bày 4. Củng cố - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 5. Dặn dò - Chuẩn bị tiết sau - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh bàI văn. - 1 hs làm lên bảng đọc bài làm. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá, cho điểm. - GV yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng nội dung ghi nhớ khi viết một biên bản bàn giao. a. Một ngày mới bắt đầu ở quê em. b. Một đêm trăng đẹp. c. Một hiện tơng thiên nhiên. d.Trường em trước buổi học. VD: a.Mở bài : - Ngôi trường mới được xây lại: toà nhà ba tầng, màu xanh nhạt, xung quanh là hàng rào bằng gạch, dọc sân trường có hàng phượng vĩ toả bóng râm. - Cảnh trường trước giờ học buổi sáng thật sinh động. b.Thân bài - Vài chục phút nữa mới tới giờ học. trước các cửa lớp lác đác 1,2 HS đến sớm.Tiếng mở cửa, Chẳng mấy chốc, các phòng học sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn. - Cô hiệu trưởng , lá Quốc kì bay trên cột cờnhững bồn hoa khoe sắc - Từng tốp HS vai đeo cặp, hớn hở bước vào cổng trường, nhóm trò chuyện , nhóm vui đùa c. Kết bài: Ngôi trường, thầy cô, bè bạn, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương. - Nhiều HS trình bày miệng bài văn của mình. ***************************************** Sinh hoạt Kiểm điểm hoạt động trong tuần I. Mục tiêu - Giáo dục HS ý thức học tập ôn tập và chuẩn bị tốt cho thi học kỳ II đạt chất lượng cao ở các môn học - Chuẩn bị chu đáo bài và sách vở trước khi đến lớp - HS ngoan ngoãn đoàn kết, chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu - Giáo dục HS ý thức tự quản. II. chuẩn bị GV : Phương hướng tuần 32 HS : Các tổ báo cáo các mặt trong tuần III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Nhận xét các hoạt động trong tuần 31 *Ưu điểm: *Nhược điểm: 2 Phương hướng tuần 32 - Phát huy những ưu điểm của tuần trước và khắc phục các tồn tại trong tuần vừa qua - Tham gia học bồi dỡng HS giỏi đều, đúng lịch - Thực hiện tốt các phong trào thi đua của trường của lớp đề ra - Ôn tập tất cả các môn học để thi học kì 2 đạt kết quả cao - Tập trung ôn tập kiến thức của từng môn học, phụ đạo học sinh yếu kém. - Duy trì nền nếp viết chữ đẹp giữ vở sạch. - Thực hiện tốt hoạt động ngoài giờ. - Làm tốt công tác lao động vệ sinh chuyên. Giữ vệ sinh chung và vệ sinh lớp học. - Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng khi đến lớp. 4. Củng cố - GV tuyên dương HS có ý thức trong tuần 5. Dặn dò - Ôn tập tốt để thi cuối học kỳ II - Đi học đều đúng giờ, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn - Ôn tập tốt chuẩn bị thi học kì II ở một số HS - Chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu - Giờ truy bài còn làm việc riêng ý thức kém ở HS : - Tập thể dục giữa giờ chưa nghiêm túc: - Lao động vệ sinh chưa thực hiện đúng lịch phân công của nhà trường một số buổi còn quên *****************************************************************
Tài liệu đính kèm: