Giáo án lớp 5 - Tuần 32 năm 2011

Giáo án lớp 5 - Tuần 32 năm 2011

I. Mục đích – yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.

- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.

- Có ý thức học tập bạn nhỏ và thực hiện giữ gìn ATGT thông, yêu thương em nhỏ.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng:

Tranh minh hoạ bài đọc.

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 32 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 
 Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
TẬP ĐỌC
ÚT VỊNH
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
- Có ý thức học tập bạn nhỏ và thực hiện giữ gìn ATGT thông, yêu thương em nhỏ.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng: 
Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Các hoạt động dạy- học: 
GV
HS
1.KT bài cũ: 
Mời 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu chủ điểm, tranh minh hoạ bài đọc.
HĐ1: Hướng dẫn hs luyện đọc:
- Mời 1- 2 học sinh khá đọc bài văn.
- GV yêu cầu học sinh chia đoạn.
- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp, cả lớp lắng nghe tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.
-Giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó.
- GV giảng thêm: Chuyền thẻ: trò chơi dân gian vừa đếm que vừa tung bóng.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 2 học sinh đọc cả bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm: Giọng kể chậm rãi (đoạn đầu), hồi hộp, dồn dập (đoạn cuối), đọc đúng tiếng la: Lan, Hoa, tàu hoả đến!
HĐ2.Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?
+ Út Vịnh làm thế nào thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an tòan đường sắt?
+ Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi gục giã, Ut Vịnh nhìn ra đường sắt và thấy điều gì?
+Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
+ Em học tập được ở Út Vịnh điều gì? 
-Bài văn muốn nói lên điều gì ?
HĐ3. Hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm:
- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp, giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn sau:
 Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:
 - Hoa, Lan, tàu hoả đến!
 Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét. 
 Đoàn tàu vừa réo còi ầm ầm lao tới, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố
- Mời học sinh nhắc lại nội dung câu chuyện.
- Qua câu chuyện trên em học tập được gì ở bạn Út Vịnh ?
4. Dặn dò.
- Dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài: Những cánh buồm.
- GV nhắc nhở ý thức của học sinh, nhận xét tiết học.
-2 học sinh đọc thuộc lòng, cả lớp nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn về nội dung bài.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 2 học sinh đọc bài.
- Bài chia 4 đoạn :
 + Đoạn 1 : Từ đầu  còn ném đá lên tàu.
 + Đoạn 2 : Tiếp theo ..hứa không chơi dại như vậy nữa.
 + Đoạn 3 : Tiếp theo .tàu hoả đến.
 + Đoạn 4 : Còn lại.
- 4 HS đọc nối tiếp, luyện đọc đúng các từ : sự cố, thuyết phục ... luyện đọc
- 1 học sinh đọc mục chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
-2 học sinh đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
- Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềng trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi trả chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.
- Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận nhiệm vụ thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không chạy trên đường tàu thả diều.
- Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
- Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới, Vịnh nhào tnhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
- Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ.
*Nội dung : Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
- 4 học sinh đọc bài, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc, thi đọc.
TOÁN
LUYỆN TẬP. 
I. Mục đích yêu cầu.
- Thực hành phếp chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các BT : 1 (a, b dòng 1), 2 (cột 1, 2), 3. HSKG: BT1b(dòng2); BT4.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. KTBài cũ: 
-Gọi hs lên bảng làm lại bài 4 tiết trước
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới -Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1: Gọi hs đọc đề.
Giáo viên yêu cầu nhắc lại qui tắc chia phân số cho số tự nhiên; số tự nhiên chia số tự nhiên; số thập phân chia số tự nhiên; số thập phân chia số thập phân
Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Gọi 2 hs lên bảng làm. 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2 : Gọi hs đọc đề.
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm
Muốn chia một số thập phân cho 0,1; 0,01  ta làm thế nào?
- Muốn chia một số cho 0,5; 0,25 ta làm thế nào ?
Yêu cầu học sinh sửa miệng
-Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 3. Gọi hs đọc đề bài.
Yêu cầu học sinh làm vào vở.
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
Bài 4:Gọi hs đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh làm vào giấy nháp và nêu kết quả. 
3.Củng cố.
-Muốn chia một phân số cho một số tự nhiên ta làm thế nào?
-Muốn chia một số thập phân cho 0,5; 0,25 ta làm thế nào ?...
4. Dặn dò:
Xem lại các kiến thức vừa ôn.
Chuẩn bị: tiết luyện tập tiếp theo.
- Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Bài 1: Tính:
Học nhắc lại.
b) 72 : 45 15 : 50
 72 45 15 50
 270 1,6 150 0,3
 0 0
 281,6 : 8 912,8 : 28
281,6 8 912,8 28
 41	35,2 72 	32,6
 16	 168
 0	 0
300,72 : 53,7 0,162 : 0,36 
 300,72 53,7 0,162 0,36 
 32 22	5,6 180 0,45
 0	 0	
Bài 2 : Tính nhẩm
- Làm bài vào vở.
- Ta nhân số đó với 10, 100
a) 3,5 : 0,1 = 35 6,2 : 0,1 = 62
7,2 : 0,01 = 720 9,4 : 0,1 = 94
8,4 : 0,01= 840 5,5 : 0,01 = 550
- Muốn chia một số cho 0,5; 0,25 ta nhân số đó với 2, với 4.
b) 12 : 0,5= 24 24 : 0,5 = 48 
11 : 0,25= 44 
20 : 0,25 = 80 15 : 0,25 = 60
Bài 3. Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân( theo mẫu):
b) 7 : 5=
Bài 4. Hs đọc đề bài.
-Nêu cách làm.
 +Tính số hs cả lớp : 18 + 12 = 30 (hs)
 Số hs nam chiếm: 12 : 30 = 0,4 = 40%
Khoanh vào câu D.
HS trả lời
.
KHOA HỌC
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Nêu được một số ví dụ và lợi ích của tài nguyên thiên nhiên.
* Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- GV: - Hình vẽ trong SGK trang 120, 121.
III. Các hoạt động dạy-học:
GV
HS
1. KT bài cũ : Môi trường.
+ Thế nào là môi trường? Hãy kể một số thành phần môi trường nơi em sống?
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài mới:	
 “Tài nguyên thiên nhiên”.
vHoạt động 1: Tài nguyên thiên nhiên.
- GV chia nhóm 6, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- YC các nhóm quan sát các hình trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của tài nguyên đó.
- YC các nhóm làm bài tập theo phiếu:
v Hoạt động 2: Trò chơi “Thi kể chuyện tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”.
Giáo viên nói tên trò chơi và hướng dẫn học sinh cách chơi:
+ Chia số học sinh tham gia chơi thành 2 đội có số người bằng nhau.
 +Đứng thành hai hàng dọc, hô “Bắt đầu”, người đứng trên cùng cầm phấn viết lên bảng tên một tài nguyên thiên nhiên, đưa phấn cho bạn tiếp theo viết công dụng của tài nguyên đó hoặc tên tài nguyên tiếp theo. Trong cùng thời gian, độ nào ghi được nhiều là thắng cuộc.
Giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Củng cố.
Thi đua : Ai chính xác hơn.
Một dãy cho tên tài nguyên thiên nhiên.
Một dãy nêu công dụng (ngược lại).
4. Dặn dò: 
Xem lại bài. huẩn bị: “Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”.
Học sinh trả lời.
-Nhóm trưởng điều khiển thảo luận.
- Là những của cải sẵn có trong môi trường tự nhiên.
-Nhóm cùng quan sát các hình trang 120, 121SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của tài nguyên đó.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
- H S chơi như hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- HS chơi, mỗi đội khoảng 6 người. Các học sinh khác cổ động cho bạn.
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƠI BẠN ĐANG SỐNG
I.Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức: Khái niệm ban đầu về môi trường.
2. Kĩ năng: Nêu được một số thành phần trong môi trường địa phương nơi em sinh sống.
3. Thái độ: Có tình cảm yêu mến thiên nhiên, môi trường xung quanh.
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình ảnh và thông tin minh hoạ trang 128, 129 sgk môn khoa học
III. Các hoạt động dạy – học:
GV 
 HS 
1. Kiểm tra bài cũ:
-Em đã làm gì để bảo vệ tài nguyên tiên nhiên ?
-Em hãy kể một số tài nguyên thiên nhiên nơi em đang sống.
- GV nhận xét và đánh giá.
2.Bài mới-Giới thiệu bài - ghi đầu bài
*Hướng dẫn hs tìm hiểu bài.
HĐ1: Tìm hiểu về môi trường đang sống.
+ GV hỏi: Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết thế nào là môi trường ?
- GV kết luận tóm tắt và ghi bảng: Môi trường là tất cả những gì có ở xung quanh ta; những gì có trên Trái Đất, tác động lên Trái Đất này. Môi trường bao gồm những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Cũng có thể phân biệt các loại môi trường dựa trên cái có sẵn và cái được tạo ra: Môi trường tự nhiên (mặt trời, khí quyển, đồi, núi, sông ngòi, cao nguyên, hệ sinh vật ); Môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường).
+ Chuyển ý: Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về môi trường địa phương nơi em sinh sống.
- Nêu nhiệm vụ:
- GV nêu: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giới thiệu về môi trường nơi em đang sống? 
- Tổ chức:
- GV mời 1 HS điều khiển cả lớp làm việc.
+ Bạn đang sống ở đâu, làng quê hay thành phố?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.
+ Em có thích môi trường nơi em đang sống không, vì sao?
HĐ2: Bảo vệ môi trường nơi đang sống.
+ Em cần làm gì để bảo vệ môi trường đang sống?
+ Em giữ vệ sinh môi trường không khí bằng cách nào ?
+ Em giữ vệ sinh môi trường nước bằng cách nào ?
+ Em giữ vệ sinh môi trường đất bằng cách nào?
+ Ngoài các điều nêu trên em còn cần phải làm gì để bảo vệ môi trường ?
3. Củng cố.
- Môi trường là gì ?
* Môi trường quanh ta thật đẹp. Để giữ cho con cháu đời sau được sống trong môi trường như thế này và đẹp hơn, chúng ta cần biết giữ gìn, bảo vệ những thứ đang có và xây dựng môi trường quanh ta ngày một tươi đẹp hơn.
4. Dặn dò: 
- Về nhà các em sưu tầm tranh ảnh về môi trường nơi sinh sống.
-Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
-HS nêu.
- HS nói tự do dựa trên sự hiểu biết của bản thân.
- Ở làng quê.
- Nhà, cây cối, đường đi, hồ, ao, ... lại.
Hoạt động 2: Trò chơi “ Nhóm nào nhanh hơn?”: 12-13’
- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
- HS viết tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận từ con người, càng cụ thể càng tốt. 
 Môi trường cho
 Môi trường nhận
 Thức ăn
Nước uống
Nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp
Chất đôt ( rắn, lỏng, khí)
 ...
Phân, rác thải
 Nước tiểu
Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp
 Khói, khí thải
.....
- Các nhóm trình bày
- Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi cuối bài ở trang 133 SGK:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
+ Tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm,...
- Đọc nội dung bài học
* Liên hệ một số việc làm để góp phần bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên 
3. Củng cố, dặn dò : 2-3’
- Nhận xét tiết học
GV nói: Những bài học sau chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về tác động của con người đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH. 
I. Mục đích – yêu cầu: 
1. Kiến thức: 
- Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc, trình bày sạch sẽ.
- Giáo dục học sinh yêu quý cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
- Dàn ý cho đề văn của mỗi học sinh (đã lập ở tiết trước).
- Một số tranh ảnh (nếu có) gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn: các ngôi nhà ở vùng thôn quê, ở thành thị, cánh đồng lúa chín, nông dân đang thu hoạch mùa, một đường phố đẹp (phố cổ, phố hiện đại), một công viên hoặc một khu vui chơi, giải trí.
III. Các hoạt động dạy-học:
1.KTBC: Kiểm tra bài học sinh làm lại tiết trước đối với một số em.
2. Bài mới: 
- GV : 4 đề bài của tiết viết bài văn tả cảnh hôm nay cũng là 4 đề của tiết Lập dàn ý, làm văn miệng cuối tuần 31. Trong tiết học trước, các em đã trình bày miệng 1 đoạn văn theo dàn ý. Tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài văn. Một tiết làm văn viết (viết hoàn chỉnh cả bài) có yêu cầu cao hơn, khó hơn nhiều so tiết làm văn nói (một đoạn) vì đòi hỏi các em phải biết bố cục bài văn cho hợp lí, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, bài viết thể hiện những quan sát riêng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV treo bảng phụ ghi 4 đề bài. Mời 2 học sinh đọc.
1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.
2. Tả một đêm trăng đẹp.
3. Tả trường em trước buổi học.
4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích
- GV nhắc: Nên viết theo đề bài đã lập dàn ý. Tuy nhiên các em có thể chọn 1 đề bài khác.
-Cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa (nếu cần) rồi viết hoàn chỉnh bài.
 v Hoạt động 2 : Cho học sinh làm bài.
3. Củng cố
-Gọi hs nhắc lại dàn bài của bài văn tả cảnh.
4. Dặn dò.
Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài Ôn tập về văn tả người, quan sát, chuẩn bị ý theo đề văn mình lựa chọn để có thể lập được một dàn ý với những ý riêng, phong phú.
Chuẩn bị: Ôn tập về văn tả người. (Lập dàn ý, làm văn miệng).
- HS lắng nghe.
-2 học sinh đọc lại 4 đề văn.
Học sinh mở dàn ý đã lập từ tiết trước và đọc lại.
- Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập.
Học sinh đọc soát lại bài viết để phát hiện lỗi, sửa lỗi trước khi nộp bài.
TOÁN
LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu
- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
- HS làm BT 1,2,4. HSKG: BT3
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS: SGK, xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy-học:
GV
HS
1.KTbài cũ: 
-Gọi hs lên bảng nêu cách tính chu vi, diện tích hình tròn và viết công thức tính
2. Bài mới: Luyện tập.
* Ôn công thức quy tắc tính P, S hình chữ nhật.
-Nêu công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật ?
Bài 1.Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 1.
- Đề bài hỏi gì?
Muốn tìm P, S hình chữ nhật cần biết gì.
Nêu quy tắc tính P, S hình chữ nhật.
*Hướng dẫn hs tìm kích thước thật của sân bóng rồi áp dụng công thức làm bài.
-Cho hs làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm 
Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc công thức tính chu vi, diện tích hình vuông.
Đề bài hỏi gì?
Nêu quy tắc tính S hình vuông?
- Gọi 1 em lên bảng làm 
- Nhận xét, ghi điểm.
 Bài 3:Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc công thức tính diện tích hình chữ nhật.
-Đề bài hỏi gì?
- Gọi 1 em lên bảng làm 
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 
Gợi ý: Đã biết S hình thang = h. Từ đó có thể tính được chiều cao h bằng cách lấy diện tích hình thang chia cho trung bình cộng của hai đáy là: ()
- Cho hs làm bài vào vở.
- Gọi 1 em lên bảng làm 
-Nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố.
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào ?
Muốn tìm trung bình cộng của hai đáy ta làm thế nào?
4. Dặn dò
- Về nhà làm thêm bài tập ở vở bài tập toán.
- Chuẩn bị: Bài ôn tập S, V một số hình.
Hát 
P = (a + b) ´ 2
S = a ´ b.
Bài 1. Học sinh đọc.
- Tính P, S sân bóng.
- Chiều dài, chiều rộng.
Học sinh nêu.
Học sinh giải vàovở.
Giải
a) Chiều dài sân bóng là:
11 X 1000= 11000(cm)
11000cm=110m
Chiều rộng sân bóng là:
9 X 1000 = 9000 (cm)
9000 cm= 90m
Chu vi sân bóng là:
(110 + 90)X 2= 400(m)
b) Diện tích sân bóng là:
110 X 90 = 9900(m2)
Đáp số : 9900 m2
Bài 2: Học sinh đọc bài 
Công thức tính P, S hình vuông.
S = a ´ a
P = a ´ 4
 - Tính S sân hình vuông
Học sinh nêu.
Học sinh giải vào vở.
Giải:
Cạnh cái sân hình vuông.
48 : 4 = 12 (m)
Diện tích cái sân.
12 ´ 12 = 144 (m2)
	Đáp số: 144 m2
Bài 3. Học sinh đọc bài 
- Học sinh nêu quy tắc công thức.
- Số thóc thu được trên thửa ruộng hình chữ nhật.
Học sinh giải vào vở.
Giải:
Chiều rộng thửa ruộng là:
100 × = 60(m)
Diện tích thửa ruộng là:
100 × 60 = 6000 ( m2)
6000 m2 gấp 100 m2 số lần là:
6000 : 100 = 60(lần)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là:
55 × 60 = 3300 (kg)
Đáp số: 3300 kg
Bài 4: Học sinh đọc bài, tìm hiểu đề
 Giải:
Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông đó là:
10 × 10 = 100 (cm2)
Trung bình cộng hai đáy hình thang là:
( 12 +8 : 2 = 10 (cm)
Chiều cao hình thang là:
100 : 10 = 10 (cm)
Đáp số: 10cm
KỂ CHUYỆN
NHÀ VÔ ĐỊCH
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS kể lại được từng đoạn câu chuyện Nhà vô địch bằng lời người kể, và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp .
- Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục hs tính mạnh dạn trước mọi người .
II. Đồ dùng dạy học: 
GV : Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ viết sẵn tên các nhân vật trong truyện.
III. Các hoạt động dạy - học :
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS kể lại về việc làm tốt của một người bạn.
- GV nhận xét – ghi điểm.
2.Bài mới : - Giới thiệu bài: Câu chuyện Nhà vô địch các em học hôm nay, kể về một bạn học bé nhất lớp, tính tình rụt rè đến mức ai cũng tưởng bạn không dám một cuộc thi nhảy xa. Không ngờ, câu học trò bé nhỏ, nhút nhát ấy lại đoạt giải nhà vô địch của cuộc thi. Vì sao có chuyện lạ như vậy, các em cùng nghe câu chuyện để hiểu được điều ấy.
HĐ1. GV kể chuyện :
- GV kể lần 1 và treo bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện: chị Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm Chíp. 
- GV kể lần 2 kết hợp giới thiệu tranh minh hoạ.
HĐ2. HS kể chuyện :
- Gọi 1 HS đọc 3 yêu cầu của tiết kể chuyện. GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
+ Yêu cầu 1: Dựa vào lời kể GV và tranh minh hoạ, kể từng đoạn câu chuyện .
- Cho hs kể chuyện theo nhóm từng đoạn câu chuyện theo tranh :
- Cho HS xung phong kể từng đoạn. Gv bổ sung, góp ý, ghi điểm HS kể tốt.
+ Yêu cầu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp. Trao đổi với các bạn về 1 chi tiết trong chuyện, về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp, về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhắc HS khi kể các em cần xưng “tôi”, kể theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật.
- Cho HS thi kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét khen những HS kể đúng, kể hay.
3. Củng cố :
- Nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục hs tính mạnh dạn trước mọi người.
4. Dặn dò
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe ; đọc trước đề bài và các gợi ý của tiết kể chuyện tuần 33, nói về việc gia đình và nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình
- Nhận xét tiết học.
- 2HS kể lại về việc làm tốt của một người bạn.
- HS lắng nghe.
- HS vừa nghe vừa theo dõi trên bảng.
- HS vừa nghe vừa nhìn hình minh hoạ.
- 1HS đọc 3 yêu cầu của tiết kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS kể theo nhóm, kể từng đoạn .
- HS xung phong kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- Thi kể chuyện, trao đổi, trả lời: Câu chuyện khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn; trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 32
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 32.
- Triển khai công việc trong tuần 33.
- Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
II. Các hoạt động dạy-học
1.Ổn định tổ chức : Cho cả lớp hát một bài.
2. Tiến hành :
* Sơ kết tuần 32
- Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
- Ban cán sự lớp và tổ trưởng bổ sung.
- GV nhận xét chung, bổ sung.
+ Đạo đức :
- Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phát động. 
- Tồn tại : Vẫn còn một số em nói chuyện trong giờ học, chưa có ý thức tự giác học tập, nhất là 15 phút đầu giờ, có em còn đùa nghịch trong giờ học.
+ Học tập : 
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và sách giáo khoa. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. 
- Tồn tại : Lớp còn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà, chữ viết của một số em còn cẩu thả, xấu . 
+ Các hoạt động khác : - Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
*Tồn tại: - Xếp hàng ra vào lớp chưa nhanh nhẹn, còn lộn xộn. 
* Tuyên dương các em có thành tích nổi bật.
* Kế hoạch tuần 33
- Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trình tuần 33 theo thời khoá biểu. 
- Học thêm môn toán và văn vào chiều thứ bảy.
- Nộp đầy đủ các khoản tiền quy định đối với các em còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 32 CKTKN.doc