Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 27)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 27)

Mục đích yêu cầu: - Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 27)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011.
Tập đọc:
Tiết 63: ÚT VỊNH
I. Mục đích yêu cầu: - Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KT bài cũ: Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài – ghi đề: 
b. Luyện đọc:
- Mời 1- 2 học sinh khá đọc bài văn.
- GV yêu cầu học sinh chia đoạn.
- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp, cả lớp lắng nghe tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.
- Giúp hs hiểu nghĩa một số từ khó.
- GV giảng thêm: Chuyền thẻ: trò chơi dân gian vừa đếm que vừa tung bóng.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 2 học sinh đọc cả bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm:
 c. Tìm hiểu bài:
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?
+ Út Vịnh làm thế nào thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an tòan đường sắt?
+ Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi gục giã, Ut Vịnh nhìn ra đường sắt và thấy điều gì?
+ Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
+ Em học tập được ở Út Vịnh điều gì? 
- Bài văn muốn nói lên điều gì ?
d. Luyện đọc diễn cảm:
- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp, giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn sau:
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố - Dặn dò: - Mời học sinh nhắc lại nội dung câu chuyện.
- Dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài: Những cánh buồm.
- GV nhắc nhở ý thức của học sinh, nhận xét tiết học.
- 2 học sinh đọc thuộc lòng, cả lớp nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn về nội dung bài.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 2 học sinh đọc bài.
- Bài chia 4 đoạn :
 + Đoạn 1 : Từ đầu  còn ném đá lên tàu.
 + Đoạn 2 : Tiếp theo ..hứa không chơi dại như vậy nữa.
 + Đoạn 3 : Tiếp theo .tàu hoả đến.
 + Đoạn 4 : Còn lại.
- 4 HS đọc nối tiếp, luyện đọc đúng các từ : sự cố, thuyết phục ... luyện đọc
- 1 học sinh đọc mục chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 học sinh đọc cả bài.
- HS lắng nghe.
- Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềng trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi trả chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.
- Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận nhiệm vụ thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không chạy trên đường tàu thả diều.
- Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
- Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới, Vịnh nhào tnhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
- Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ.
- Học sinh rút ra nội dung của bài
- 4 học sinh đọc bài, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc, thi đọc.
Rút kinh nghiệm:..
....
Toán:
Tiết 156: LUYỆN TẬP. 
I. Mục đích yêu cầu: - Thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm các BT : 1 (a, b dòng 1), 2 (cột 1, 2), 3. HSKG: BT1b(dòng2); BT4.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBài cũ: 
- Gọi hs lên bảng làm lại bài 4 tiết trước
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi đề:
b. Tìm hiểu bài: 
Bài 1: Gọi hs đọc đề.
Giáo viên yêu cầu nhắc lại qui tắc chia phân số cho số tự nhiên; số tự nhiên chia số tự nhiên; số thập phân chia số tự nhiên; số thập phân chia số thập phân
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Gọi 2 hs lên bảng làm. 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Gọi hs đọc đề.
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm
+ Muốn chia một số thập phân cho 0,1; 0,01  ta làm thế nào?
+ Muốn chia một số cho 0,5; 0,25 ta làm thế nào ?
Yêu cầu học sinh sửa miệng
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 3. Gọi hs đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Bài 1: Tính:
Học nhắc lại.
b) 72 : 45 15 : 50
 72 45 15 50
 270 1,6 150 0,3
 0 0
 281,6 : 8 912,8 : 28
281,6 8 912,8 28
 41	35,2 72 	32,6
 16	 168
 0	 0
300,72 : 53,7 0,162 : 0,36 
 300,72 53,7 0,162 0,36 
 32 22	5,6 180 0,45
 0	 0	
Bài 2 : Tính nhẩm
- Làm bài vào vở.
- Ta nhân số đó với 10, 100
a) 3,5 : 0,1 = 35 6,2 : 0,1 = 62
7,2 : 0,01 = 720 9,4 : 0,1 = 94
8,4 : 0,01= 840 5,5 : 0,01 = 550
- Muốn chia một số cho 0,5; 0,25 ta nhân số đó với 2, với 4.
b) 12 : 0,5= 24 24 : 0,5 = 48 
11 : 0,25= 44 
20 : 0,25 = 80 15 : 0,25 = 60
Bài 3. Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân( theo mẫu):
b) 7 : 5=
 - Học sinh nhắc lại một số ý chính, chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm:..
....
Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011.
Toán:
Tiết 157: LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu: Biết: 
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Thực hiện các phép tính cộng trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm các BT: 1 (c, d), 2, 3. HSKG: BT1a,b; BT4
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: Gọi 3 hs lên bảng làm lại bài 3 tiêt trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi đề:
b. Tìm hiểu bài: 
Bài 1: Gọi hs đọc đề.
- Giáo viên yêu cầu nhắc lại qui tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Gọi 2 hs lên bảng làm. 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2 : Gọi hs đọc đề.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Gọi 3 hs lên bảng làm. 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3. Gọi hs đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
- Gọi 1 hs lên bảng làm. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố - Dặn dò: - Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào ?
- Chuẩn bị: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian.
- 3 Học sinh làm bài – Lớp nhận xét bổ sung.
Bài 1: Tìm tỉ số phần trăm của :
c) 3,2 và 4 ; 3,2 : 4 = 80%
d) 7,2 và 3,2 ; 7,2 : 3,2 = 225%
Bài 2: Tính:
2,5% + 10,34% = 12,84%
56,9% - 34,25 % = 22,65%
100% - 23% - 46,5% = 29,5%
Bài 3. HS đọc đề , tìm hiểu đề
- Tự tóm tắt bài toán rồi giải vào vở và chữa bài.
Bài giải
a) Tỉ số phàn trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là:
480:320 = 1,5 = 150%
b) Tỉ số phàn trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là: 
320 : 480 = 0, 6666
0, 6666 = 66,66 %
 Đáp số: a) 150%; b) 66,66%
- Học sinh nhắc lại.
Rút kinh nghiệm:..
....
Kể chuyện:
Tiết 32: NHÀ VÔ ĐỊCH
I. Mục đích, yêu cầu: - Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ viết sẵn tên các nhân vật trong truyện.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS kể lại về việc làm tốt của một người bạn.
- GV nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi đề:
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1. GV kể chuyện :
- GV kể lần 1 và treo bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện: chị Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm Chíp. 
- GV kể lần 2 kết hợp giới thiệu tranh minh hoạ.
HĐ2. HS kể chuyện :
- Gọi 1 HS đọc 3 yêu cầu của tiết kể chuyện. GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu.
+ Yêu cầu 1: Dựa vào lời kể GV và tranh minh hoạ, kể từng đoạn câu chuyện .
- Cho hs kể chuyện theo nhóm từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- Cho HS xung phong kể từng đoạn. Gv bổ sung, góp ý, ghi điểm HS kể tốt.
+ Yêu cầu 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp. Trao đổi với các bạn về 1 chi tiết trong chuyện, về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp, về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhắc HS khi kể các em cần xưng “tôi”, kể theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật.
- Cho HS thi kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét khen những HS kể đúng, kể hay.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe ; đọc trước đề bài và các gợi ý của tiết kể chuyện tuần 33, nói về việc gia đình và nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình
- Nhận xét tiết học.
- 2HS kể lại về việc làm tốt của một người bạn.
- HS lắng nghe.
- HS vừa nghe vừa theo dõi trên bảng.
- HS vừa nghe vừa nhìn hình minh hoạ.
- 1HS đọc 3 yêu cầu của tiết kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS kể theo nhóm, kể từng đoạn .
- HS xung phong kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- Thi kể chuyện, trao đổi, trả lời: Câu chuyện khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn; trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
Rút kinh nghiệm:..
....
Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2011.
Tập đọc:
Tiết 64: NHỮNG CÁNH BUỒM. (Trích)
I. Mục đích – yêu cầu: - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ.
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài)
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ chép đoạn thơ “Cha ơi  để con đi”.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KT bài cũ : Gọi 3 học sinh đọc bài Út Vịnh, trả lời câu hỏi.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài – ghi đề: 
b. Luyện đọc:
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài thơ. Sau đó, 5 em tiếp nối nhau đọc từng khổ cho đến hết bài.
Giáo viên ghi bảng các từ ngữ mà học sinh địa phương dễ mắc lỗi khi đọc.
- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa từ 
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên hướng dãn đọc và đọc diễn cảm bài thơ.
c. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài thơ dựa theo những câu chuyện trong SGK.
+ Hãy tưởng tượng và tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ.
- Giáo viên nhắc học sinh dựa vào những hình ảnh thơ và những điều đã học về văn tả cảnh để tưởng tượng và miêu tả.
+ Nêu những câu thơ dẫn lời nói trực tiếp của cha và của con trong bài?
+ Những câu thơ nào tả hìn ... n XD bµi vµ cã bµi ®Ñp. Nh¾c mét sè em cha hoµn thµnh vÒ nhµ thùc hiÖn tiÕp
+su tÇm tranh ¶nh vÒ tr¹i hÌ thiÕu nhi trªn s¸ch b¸o .
KĨ THUẬT
LẮP RÔ-BỐT (TIẾT 3)
I. Mục đích yêu cầu
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
- Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Rô-bốt tương đối chắc chắn.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt.
- HS khéo tay : Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Rô-bốt lắp chắc chắn, tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II.Đồ dùng dạy-học.
- Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy-học.
1.KT sự chuẩn bị của hs.
2.Bài mới.- Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Tiếp tục hướng dẫn hs lắp rô-bốt.
HĐ1: Thực hành lắp rô-bốt
a)Chọn chi tiết.
- Kiểm tra hs chọn các chi tiết và nhận xét, bổ sung.
b) Lắp từng bộ phận.
- Gọi 1 hs đọc phần ghi nhớ trong sgk, để toàn lớp nắm vững quy trình lắp rô-bốt.
-Yêu cầu hs phải quan sát kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
*Lưu ý hs : 
+ Lắp chân rô-bốt là chi tiết khó lắp, vì vậy khi lắp phải chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài.Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ chân rô- bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau.
+ Lắp tay rô-bốt phải quan sát kĩ hình 5a(SGK) và chú ý lắp hai tay đối nhau.
+ Lắp đầu rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc nhau.
Theo dõi, và uốn nắp kịp thời những nhóm hs lắp sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp ráp rô-bốt (H.1-SGK)
-Nhắc hs chú ý khi lắp thân rô bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác.
-Nhắc hs kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô -bốt.
HĐ2: Đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III(SGK).
- Cử một nhóm hs dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn.
*Nhận xét đánh giá sản phẩm của hs theo các tiêu chuẩn đã nêu:
+ Các bộ phận của rô-bốt được lắp đúng và đủ.
+ Các mối ghép giữa các bộ phận phải chắc chắn.
+ Tay rô-bốt có thể nâng lên hạ xuống được.
* Những nhóm nào đạt được các yêu cầu trên được đánh giá là hoàn thành: A
*Những nhóm nào hoàn thành sớm và đạt được các yêu cầu trên được đánh giá là : A+
3.Củng cố.
-Gọi hs nêu lại các bước lắp rô-bốt
-Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác từng chi tiết.
4.Dặn dò.
-Chuẩn bị tiết sau : Lắp ghép mô hình tự chọn.
-Nhận xét tiết học.
- Hs lên bảng chọn đúng, đủ các chi tiết theo bảng trong sgk và xếp vào nắp hộp theo từng loại.
- HS đọc phần ghi nhớ
- HS thực hành lắp theo nhóm.
- Lắng nghe và thực hiện.
- HS lắp ráp rô-bốt theo các bước trong sgk
- Lắng nghe và thực hiện.
-Hs trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-HS đọc thầm trong sgk
- Đại diện một nhóm hs đánh giá sản phẩm của bạn.
-HS nêu
- HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
.
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƠI BẠN ĐANG SỐNG
I.Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức: Khái niệm ban đầu về môi trường.
2. Kĩ năng: Nêu được một số thành phần trong môi trường địa phương nơi em sinh sống.
3. Thái độ: Có tình cảm yêu mến thiên nhiên, môi trường xung quanh.
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình ảnh và thông tin minh hoạ trang 128, 129 sgk môn khoa học
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ:
-Em đã làm gì để bảo vệ tài nguyên tiên nhiên ?
-Em hãy kể một số tài nguyên thiên nhiên nơi em đang sống.
- GV nhận xét và đánh giá.
2.Bài mới-Giới thiệu bài - ghi đầu bài
*Hướng dẫn hs tìm hiểu bài.
HĐ1: Tìm hiểu về môi trường đang sống.
+ GV hỏi: Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết thế nào là môi trường ?
- GV kết luận tóm tắt và ghi bảng: Môi trường là tất cả những gì có ở xung quanh ta; những gì có trên Trái Đất, tác động lên Trái Đất này. Môi trường bao gồm những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Cũng có thể phân biệt các loại môi trường dựa trên cái có sẵn và cái được tạo ra: Môi trường tự nhiên (mặt trời, khí quyển, đồi, núi, sông ngòi, cao nguyên, hệ sinh vật ); Môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường).
+ Chuyển ý: Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về môi trường địa phương nơi em sinh sống.
- Nêu nhiệm vụ:
- GV nêu: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giới thiệu về môi trường nơi em đang sống? 
- Tổ chức:
- GV mời 1 HS điều khiển cả lớp làm việc.
+ Bạn đang sống ở đâu, làng quê hay thành phố?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.
+ Em có thích môi trường nơi em đang sống không, vì sao?
HĐ2: Bảo vệ môi trường nơi đang sống.
+ Em cần làm gì để bảo vệ môi trường đang sống?
+ Em giữ vệ sinh môi trường không khí bằng cách nào ?
+ Em giữ vệ sinh môi trường nước bằng cách nào ?
+ Em giữ vệ sinh môi trường đất bằng cách nào?
+ Ngoài các điều nêu trên em còn cần phải làm gì để bảo vệ môi trường ?
3. Củng cố.
- Môi trường là gì ?
* Môi trường quanh ta thật đẹp. Để giữ cho con cháu đời sau được sống trong môi trường như thế này và đẹp hơn, chúng ta cần biết giữ gìn, bảo vệ những thứ đang có và xây dựng môi trường quanh ta ngày một tươi đẹp hơn.
4. Dặn dò: 
- Về nhà các em sưu tầm tranh ảnh về môi trường nơi sinh sống.
-Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
-HS nêu.
- HS nói tự do dựa trên sự hiểu biết của bản thân.
- Ở làng quê.
- Nhà, cây cối, đường đi, hồ, ao, vườn cây, đường đi, chợ, con người,
- HS trả lời theo cảm nhận của từng em.
- Giữ vệ sinh môi trường không khí, nước , đất
- Không gây bụi, không xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, không xả các khí độc hại ra môi trường.
- Không xả rác bẩn xuống nước ao hồ, sông, suối, không ném mìn, xả các nước bẩn xuống
-Không phun thuốc trừ sâu, không dùng nhiều phân hóa học sẽ làm chai đất,
- Không giết hại các loài chim, không chặt phá rừng bừa bãi, không khai thác cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên.
-HS nêu.
.
KHOA HỌC
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Nêu được một số ví dụ và lợi ích của tài nguyên thiên nhiên.
* Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- GV: - Hình vẽ trong SGK trang 120, 121.
- HS: - SGK.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KT bài cũ : Môi trường.
+ Thế nào là môi trường? Hãy kể một số thành phần môi trường nơi em sống?
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài mới:	
 “Tài nguyên thiên nhiên”.
vHoạt động 1: Tài nguyên thiên nhiên.
- GV chia nhóm 6, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- YC các nhóm quan sát các hình trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của tài nguyên đó.
- YC các nhóm làm bài tập theo phiếu:
v Hoạt động 2: Trò chơi “Thi kể chuyện tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”.
Giáo viên nói tên trò chơi và hướng dẫn học sinh cách chơi:
+ Chia số học sinh tham gia chơi thành 2 đội có số người bằng nhau.
 +Đứng thành hai hàng dọc, hô “Bắt đầu”, người đứng trên cùng cầm phấn viết lên bảng tên một tài nguyên thiên nhiên, đưa phấn cho bạn tiếp theo viết công dụng của tài nguyên đó hoặc tên tài nguyên tiếp theo. Trong cùng thời gian, độ nào ghi được nhiều là thắng cuộc.
Giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Củng cố.
Thi đua : Ai chính xác hơn.
Một dãy cho tên tài nguyên thiên nhiên.
Một dãy nêu công dụng (ngược lại).
4. Dặn dò: 
Xem lại bài. huẩn bị: “Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người”.
Học sinh trả lời.
-Nhóm trưởng điều khiển thảo luận.
- Là những của cải sẵn có trong môi trường tự nhiên.
-Nhóm cùng quan sát các hình trang 120, 121SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của tài nguyên đó.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
- H S chơi như hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- HS chơi, mỗi đội khoảng 6 người. Các học sinh khác cổ động cho bạn.
CHÍNH TẢ : (Nhớ - viết)
BẦM ƠI.
(Từ đầu đến tái tê lòng bầm)
I. Mục đích yêu cầu 
- Nhớ - viết đúng, trình bày đúng thể thơ lục bát, và đẹp bài thơ Bầm ơi.
- Làm được BT : 2,3
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II.Đồ dùng dạy - học.
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức đơn vị : tên các cơ quan, tổ chức đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
-1 bảng phụ kẻ bảng nội dung ở bài tập 2.
-Bảng lớp viết hoa (chưa đúng chính tả) tên các cơ quan, đơn vị ở bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy - học.
1. KTBC : Gọi 2 hs viết bảng lớp ,cả lớp viết trên giấy nháp tên các danh hiệu, giải thưởng và huy chương (ở bài tập 3 tiết chính tả trước)
2. Bài mới. - Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: hướng dẫn hs nhớ viết.
- Gọi hs đọc bài thơ bầm ơi (14 dòng đầu) trong sgk.
- Gọi hs xung phong đọc thuộc bài thơ
- Cho hs đọc lại 14 dòng đầu - ghi nhớ.
- Đọc cho hs viết bảng lớp, bảng con các từ dễ viết sai.
- Cho hs gấp sgk lại và nhớ viết.
- Thu chấm, chữa bài, nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Cho hs làm vào vở bài tập, gọi 1 em làm trên bảng phụ.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-Cả lớp theo dõi.
-Hs đọc
-Hs đọc
-Viết đúng : lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe,...
-Hs gấp sgk lại và nhớ viết.
Bài 2. Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng :
Tên cơ quan đơn vị
Bộ phận thứ nhất
Bộ phận thứ hai
Bộ phận thứ ba
a) Trường Tiểu học Bế Văn Đàn
Trường
Tiểu học 
Bế Văn Đàn
 b) Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết
Trường
Trung học cơ sở 
Đoàn Kết
 c) Công ti Dầu khí Biển Đông.
Công ti 
Dầu khí 
Biển Đông.
- Từ kết quả của bài tập trên, em có nhận xét gì về cách viết tên các cơ quan đơn vị ?
- Mở bảng phụ cho hs đọc
Bài 3. Gọi hs đọc đề bài.
- Cho hs làm bài vào vở bài tập, gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố.
- Em có nhận xét gì về cách viết tên các cơ quan đơn vị ?
4. Dặn dò
- Nhớ quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Tên các cơ quan, tổ chức đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
Bài 3. Viết tên các cơ quan đơn vị sau đây cho đúng :
Nhà hát Tuổi trẻ.
Nhà xuất bản Giáo dục
Trường Mầm non Sao Mai.
..........................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 TUAN 32 CHUAN.doc