Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 4)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 4)

- Học tập , noi gương những tấm gương đạo đức có ở xung quanh mình , xây dựng cho mình 1 nhân cách đúng đắn , hoàn thiện hơn .

 - Hình thành những chuẩn mực đạo đức , những cách ứng xử phù hợp từ những hành vi đạo đức trong xã hội xảy ra ngay tại địa phương mình .

 - H biết thực hành những kiến thức trong quá trình học tập thành việc làm thói quen hành vi hàng ngày

doc 27 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 : Thứ hai ngày 19 tháng 04 năm 2010 
Đạo đức :
Đạo đức dành cho địa phương 
I- Mục tiêu : Giúp H :
 - Học tập , noi gương những tấm gương đạo đức có ở xung quanh mình , xây dựng cho mình 1 nhân cách đúng đắn , hoàn thiện hơn .
 - Hình thành những chuẩn mực đạo đức , những cách ứng xử phù hợp từ những hành vi đạo đức trong xã hội xảy ra ngay tại địa phương mình .
 - H biết thực hành những kiến thức trong quá trình học tập thành việc làm thói quen hành vi hàng ngày .
II- Tài liệu và phương tiện : 
 + G và H: - Sưu tầm những tấm gương đạo đức tiêu biểu ở xung quanh mình 
III- Các hoạt động dạy học :
 Nội dung 
* Bài mới (35’)
A, Nêu gương đạo đức (10’)
MT : Giúp H học tập những tấm gương đạo đức tốt để phát triển nhân cách của mình .
B, Xử lí tình huống đạo đức (10’)
MT : Giúp H ứng sử trước những việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày .
C, Giáo dục hành vi đạo đức thông qua những việc làm sai trái xảy ra ở xugn quanh (15’)
MT : H nhận biết được việc nào đúng , việc nào sai , nên tránh . 
C, Củng cố , dặn dò (5’)
Hoạt động của thầy
- G hướng dẫn H học bài 
- G y/c H báo cáo kết quả sưu tầm những tấm gương đạo đức ở xung quanh ( Chú ý là gương tốt : Người thực , việc thực ).
- G cho H tiến hành trò chơi sắm vai “Xử lí tình huống” 
+ TH1 : 3 bạn H đi học về gặp 1 em bé bị lạc mẹ em bé đang khóc , y/c đóng vai xử lí .
+ TH2 : 2 nhà ở cạnh nhà em cãi nhau tranh chấp đất . Em xử lí ntn ?
- G đưa ra 1 số việc làm cụ thể , y/c H phân biệt việc nào đúng , việc nào sai .
+ Bác Nam trong xóm , hàng ngày không chịu đi làm , chỉ thích uống rượu và chửi bới vợ con . Theo em, việc làm này có đúng không ?
+ Một lần bác Na cạnh nhà em đi làm , trời mưa mà quần áo phơi đầy dây . Thấy vậy em làm gì ?
+ 1 số anh thanh niên đi làm về ăn mặc quần áo lố lăng , đầu tóc để dài . Em có nên học tập không ? 
* G nhận xét giờ học , tuyên dương những H tích cực học tập .
- Về tự ôn bài , thực hành những hành vi đạo đức tốt . Chuẩn bị bài sau .
 Hoạt động của trò 
- H lắng nghe .
- H nối tiếp nhau nêu những gương đạo đức ở xung quanh mình :
+ Bạn Liên lớp em mặc dù tật nguyền vừa câm , vừa điếc nhưng vẫn kiên trì học tập cùng các bạn .
+ Bác Nam xóm em chồng mất sớm , mẹ chồng ốm yếu quanh năm nhưng bác tần tảo nuôi 3 con học , chăm sóc mẹ chồng chu đáo .
- H phân theo nhóm 5 , đóng vai xử lí tình huống .
+ 3 bạn đóng vai là H lớp 5 , 1 bạn đóng vai em bé đang khóc .
+ 2 H đóng vai 2 người chủ nhà đang cãi nhau , 1 bạn đóng vai người xử lí : Em sẽ lại gần và hỏi rõ lí do , phân tích để các bác ấy hiểu không thể cãi vã như thế mà phải chờ pháp luật can thiệp .
- H lắng nghe và thấy : Việc nào đúng thì học tập , việc nào không đúng thì không học tập .
đ đây là việc làm sai trái không nên học tập mà phải tránh xa .
- Em sang kéo hộ quần áo , chăn màn cho khỏi ướt đó là việc nên làm .
- Em không nên học tập , cần phải tránh xa vì đây là những hành vi đạo đức không tốt , những thói xấu không nên đua đòi .
* H lắng nghe và thực hiện .
Tập đọc :
út Vịnh
I- Mục tiêu : 
 1, Luyện đọc : Đọc đúng các tiếng khó : Trẻ chăn trâu , giục giã , mát rượi , ... Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh , kịp thời , hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh .
 2, Từ ngữ : Sự cố , thanh ray , thuyết phục , chuyền thẻ .
 3, Nội dung : Truyện ca ngợi út Vịnh có ý thức của 1 chủ nhân tương lai , thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt , dũng cảm cứu em nhỏ .
II- Đồ dùng : 
 + G : Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc , phiếu học tập .
 + H : Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài .
III- Các hoạt động dạy học :
 Nội dung 
1, KT bài cũ (3’)
2, GT bài (2’)
3 ,Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài 
a, Luyện đọc (8’)
b, Tìm hiểu bài (12’)
* Tìm hiểu về sự cố của đường sắt 
* Các phong trào bảo vệ đường sắt 
* Những việc làm và hành động dũng cảm của út Vịnh .
C, Luyện đọc diễn cảm (10’)
* Luyện đọc trong nhóm .
* Thi đọc diễn cảm . 
3, Củng cố , dặn dò (5’)
Hoạt động của thầy 
- Gọi 3 H đọc thuộc lòng bài “Bầm ơi” và nêu nội dung bài .
 - Gọi H nhận xét , cho điểm 3 H .
+ Tên chủ đề tuần này là gì ? Theo em, những ai sẽ là chủ nhân của tương lai ?
 “út Vịnh”. 
- Y/c 4 H nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài ( 2 lượt ) G chú ý sửa lỗi phát âm ngắt giọng cho H .
- Y/c H luyện đọc , giải nghĩa từ : Sự cố , chềnh ềnh , thanh ray thuyết phục , chuyền thẻ .
- Y/c H luyện đọc theo cặp .
- Gọi H đọc toàn bài .
- Đọc mẫu , nêu cách đọc .
- G chia nhóm 4 H , y/c H đọc thầm , trao đổi và trả lời câu hỏi + H1 : Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường xảy ra sự cố gì ?
+ H2 : Trường của út Vịnh đã phát động phong trào gì ? Nội dung của phong trào ấy là gì ?
+ H3 : út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ? 
+ H4 : Khi nghe thấy còi tàu vang lên từng hồi giục giã , út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì 
+ út Vịnh đã hành động ntn để cứu 2 em nhỏ đang chơi trên đường tàu ?
- Cho H quan sát tranh minh hoạ để thấy được mức độ nguy hiểm và hành động dũng cảm .
+ Em học tập được ở út Vịnh điều gì ?
- Gọi đọc toàn bài , hỏi : Câu chuyện có ý nghĩa ntn ?
- Gọi H đọc nối tiếp từng đoạn của bài , y/c cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay . 
- Tổ chức cho H luyện đọc diễn cảm đoạn “Thấy lạ ... gang tấc” 
- Cho H thi đọc diễn cảm . 
* G nhận xét tiết học tuyên dương những H tích cực học tập .
- Về luyện đọc thêm . Chuẩn bị bài “Những cánh buồm”.
 Hoạt động của trò 
- 3 H đọc thuộc lòng bài “Bầm ơi” và nêu nội dung .
- 1 H nhận xét .
- H nêu : Những chủ nhân chính là các em .
- H mở Sgk , vở ghi .
- 4 H nối tiếp đọc bài : 
+ Đ1 : Từ đầu ... ném đá lên tàu .
+ Đ2 : Tháng trước ... như vậy nữa .
+ Đ3 : Một buổi chiều ... tầu hoả đến .
+ Đ4 : Nghe tiếng lạ ... không nói nên lời .
- H luyện đọc , nêu nghĩa 1 số từ ngữ trong bài : VD :
+ Sự cố : Hiện tượng bất thường và không hay xảy ra trong 1 quá trình hoạt động nào đó .
+ Chềnh ềnh : Gợi tả việc nằm , ngồi , đứng lù lù trước mặt người khác .
- 2 H ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp ( Đọc 2 vòng ).
- 1 H đọc to cả bài .
- H theo dõi , nêu cách đọc bài : Toàn bài đọc với giọng kể chuyện, chậm rãi, thong thả .
+ 4 H vào 1 nhóm cùng trao đổi , đọc thầm và trả lời 1 số câu hỏi Sgk .
- H nêu : Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy , lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray , lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua .
- Đã phát động phong trào : Em yêu đường sắt quê em . H cam kết không chơi trên đường tàu , không ném đá lên tàu và đường tàu , cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua .
- út Vịnh nhận thuyết phục Sơn – 1 bạn trai rất nghịch, thường thả diều trên đường tàu . Thuyết phục mãi Sơn hiểu ra và hứa không chơi dại như thế nữa .
- út Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường .
- út Vịnh lao ra như tên bắn , la lớn báo tàu hoả đến , Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu , còn Lan đứng ngây người khóc thét . Đoàn tàu ầm ầm lao tới . Vịnh ào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng .
- H quan sát , lắng nghe .
- H tập được ở út Vịnh ý thực tránh nhiệm , tôn trọng quy định về an toàn giao thông và tinh thần dũng cảm .
* 1 H đọc toàn bài .
* Nội dung : ( Như ý 3 mục I )
- 4 H nối tiếp nhau đọc toàn bài , cả lớp theo dõi , 1 H nêu giọng đọc lớp nhận xét bổ sung .
- H luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo y/c của G .
- 3 H thi đọc diễn cảm . H nhận xét bạn đọc .
* H lắng nghe và thực hiện .
Toán :
Tiết 156 : Luyện tập
I- Mục tiêu : Giúp H :
 - Củng cố kĩ năng thực hành phép chia , viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân .
 - Tìm tỉ số phần trăm của 2 số .
 - Rèn kĩ năng tính toán chính xác , kĩ năng trình bày bài .
II- Đồ dùng : 
 + G : Bảng phụ , bảng nhóm .
 + H : Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài trong Sgk .
III- Các hoạt động dạy học : 
Nội dung 
1, KT bài cũ (3’)
2, GT bài (2’)
3, Thực hành luyện tập (33’)
* Bài 1 : Sgk 
Củng cố chia số tự nhiên , phân số số thập phân .
* Bài 2 : Sgk 
Củng cố cách chia nhẩm cho 0,1 ; 0,01 0,25 ; 0,5 .
* Bài 3 : Sgk 
Củng cố viết thương dưới dạng phân số số thập phân .
* Bài 4 : Sgk 
Củng cố cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số
4, Củng cố , dặn dò (2’) 
Hoạt động của thầy
- Y/c 2 H lên bảng tính :
a, b, 
- Gọi H nhận xét , cho điểm 2 H .
- “Luyện tập”
- Gọi H làm bài 1 ra bảng phụ , vở bài tập chữa bài .
- Gọi H nhắc lại cách chia số tự nhiên cho phân số , phân số cho số tự nhiên .
+ Y/c H làm miệng bài 2 và nêu nhận xét 
 G gợi ý H nêu nhận xét .
- Y/c H làm bài 3 theo mẫu , đổi vở kiểm tra chéo .
- Y/c H trao đổi theo cặp nêu kết quả bài 4
* G nhận xét tiết học - Làm nốt bài tập . Chuẩn bị bài sau . 
 Hoạt động của trò
- 2 H lên bảng làm bài :
a, 
b, 
- 1 H nhận xét .
- H mở Sgk , vở ghi , vở bài tập .
* Bài 1 : H làm bài , chữa bài ( 1 H làm bảng phụ )
a, 
b, H tự làm , nêu kết quả .
* Bài 2 : H làm miệng trước lớp .
a, 3,5 : 0,1 = 3,5 x 10 = 35
 8,4 : 0,01 = 840 ; 5,5 : 0,01 = 550
b, 12 : 0,5 = 24 
 20 : 0,25 = 
* H nêu nhận xét :
- Chia 1 số cho 0,1 là nhân số đó với 10
- Chia 1số cho 0,01 là nhân số đó với 100.
- Chia 1 số cho 0,25 là nhân số đó với 4 
- Chia 1 số cho 0,5 là nhân số đó với 2.
* Bài 3 : H làm theo mẫu , đổi vở kiểm tra chéo :
a, Mẫu : 3 : 4 = = 0,75
b, 7 : 5 = = 1,4 
c, 1 : 2 = = 0,5
d, 7 : 4 = = 1,75
* Bài 4 : 2 H trao đổi , nêu kết quả :
- Khoanh vào chữ D .
* H lắng nghe và thực hiện .
Thứ ba ngày 20 tháng 04 năm 2010
Khoa học :
Tài nguyên thiên nhiên
I- Mục tiêu : Sau bài học , H biết :
 - Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên .
 - Kể tên 1 số tài nguyên thiên nhiên của nước ta .
 - Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên .
II- Đồ dùng : 
 + G : Hình minh hoạ trang 130 - 131 Sgk , phiếu học tập .
 + H : Chuẩn bị giấy vẽ , màu vẽ , đọc trước bài trong Sgk .
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung
A, Hoạt động khởi động (5’)
- KT bài cũ 
- GT bài 
B, Tìm hiểu nội dung .
1, Tìm hiểu các loại tài nguyên thiên nhiên và tác dụng của chúng (20’)
MT : Hình thành cho H khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên .
2, Trò chơi : Thi kể tên các loại tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng (10’)
MT : H kể tên được 1 số tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng .
C, Hoạt động kết thúc (5’)
Hoạt động của thầy
+ Em hãy cho biết môi trường là gì ?
+ Môi trường nhân tạo là gì ? Ch ... ghi tác dụng của dấu hai chấm . Gọi H nêu đáp án bài 1 .
* Kết luận : Tác dụng của dấu hai chấm (Sgk) 
- Gọi H nêu y/c của bài tập 2.
- Y/c H tự làm bài 
( 3 H làm bảng nhóm lớp làm vở bài tập ) chữa bài , các H khác nhận xét , bổ sung . 
- G nhận xét , kết luận 
( G y/cầu H giải thích vì sao đặt dấu hai chấm vào vị trí đó trong câu )
- Gọi H đọc y/c và mẩu chuyện .
- Tổ chức cho H làm bài tập theo cặp , gọi H phát biểu ý kiến , H khác bổ sung .
- G nhận xét câu trả lời của H .
* Dấu hai chấm có tác dụng gì ?
- G nhận xét tiết học , về học bài - Chuẩn bị bài sau .
 Hoạt động của trò
- 2 H lên đặt câu : 
VD : Em học bài , mẹ nấu cơm .
Tác dụng của dấu phẩy trong câu trên là : Dùng để ngăn cách các vế của câu ghép .
- Các câu khác H làm tương tự .
- H mở Sgk , vở ghi , nháp , bài tập , nhắc lại tên bài .
* Bài 1 : 1 H đọc thành tiếng cho cả lớp nghe .
* Trả lời : Dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng trước nó là lời nói của 1 nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phân đứng trước .
- Dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng.
- H lắng nghe .
- 2 H đọc phần ghi nhớ về tác dụng của dấu hai chấm trên bảng phụ .
* Đáp án : 
a, 1 chú công an vỗ vai em : 
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm .
b, Cảnh vật ... lớn : Hôm nay tôi đi học. 
* Bài 2 : 1 H đọc thành tiếng trước lớp .
- 3 H làm trên bảng nhóm , mỗi H chỉ làm 1 câu , H làm vào vở bài tập , chữa bài : 
* Đáp án : 
a, Thằng giặc ... rối rít : 
- Đồng ý là tao chết .
( Vì câu sau là lời nói trực tiếp của nhân vật nên dấu hai chấm phải đặt ở cuối câu trước ).
- Các câu khác H làm tương tự .
b,Tôi đã ...xin : “Bay đi...bay đi”!
Đây là ...( Bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước )
* Bài 3: 1 H đọc thành tiếng trước lớp .
- 2 H ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận , làm bài , các H khác nêu kết quả làm .
+ Người bán hàng hiểu lầm ý của người khách là “ Nếu còn chỗ trên thiên đàng” nên ghi trong dải băng tang : “ Kính viếng bác X . Nếu ...đàng”
- Để người bán hàng khỏi hiểu lầm , ông khách cần phải nghi thêm dấu hai chấm vào câu như sau : “ Xin ông làm ơn ...còn chỗ: Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng” 
* H lắng nghe và thực hiện .
Toán :
Tiết 160 : Luyện tập
I- Mục tiêu :
 - Giúp H ôn tập và củng cố ,rèn luyện kĩ năng tính chu vi diện tích của 1 số hình .
 - Rèn luyện kĩ năng tính toán chính xác, kĩ năng trình bày bài khoa học .
 - Vận dụng làm thành thạo các bài tập về chu vi diện tích 1số hình .
II- Đồ dùng :
 + G : Bảng phụ , bảng nhóm .
 + H : Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài .
III- Các hoạt động dạy học :
 Nội dung 
1, Kt bài cũ
 (3’)
2, GT bài(2’)
3,TH luyện tập
 (33’)
* Bài 1 :Sgk
Củng cố cách tính chu vi, dt hình chữ nhật.
*Bài2 :Sgk
Củng cố cách tính dt hình vuông.
* Bài 3: Sgk
Củng cố cách tính dt hình chữ nhật.
* Bài 4:Sgk
Củng cố cách tính chiều cao hình thang . 
4, Củng cố, dặn dò (2’)
 Hoạt động của thầy
- G chấm vở bt của H và nhận xét
“ Luyện tập”
- Y/cầu H tính chiều dài, chiều rộng thật của sân bóng rồi tính chu vi, dt sân bóng.
- Y/cầu H tự làm bài 2 ,đổi vở kt chéo .
- Y/cầu H tự làm , G chấm 1 số bài.
- Y/cầu H thảo luận nhóm 4 để giải bài tập 4, chữa bài .
- Gợi ý : 
S = (a + b) x h : 2
h = S x2 : ( a+ b)
hoặc :
h = S : 
* G nhận xét giờ học 
- Về hoàn thành nốt bài . Chuẩn bị bài sau
 Hoạt động của trò
- 5 H tổ 3 mang vở bt lên chấm .
- H nhận vở, chữa bài nếu sai .
- H mở Sgk, vở ghi.bài tập.
* Bài 1 : 1 H : 1 H làm bảng phụ , lớp làm vở bài tập , chữa bài .
a, Chiều dài thật của sân bóng .
 11 x 1000 = 11000 ( cm) = 110 m
Chiều rộng thật của sân bóng 
 9 x 1000 = 9000 (cm) = 90 m
Chu vi sân bóng là :
 ( 110 + 90 ) x 2 = 400 (m)
b, Diện tích sân bóng là :
 110 x 90 = 9900 ( m2)
* Bài 2 : H tự làm bài 2 ,đổi vở kt chéo 
 Cạch hình vuông là : 48 : 4 = 12(cm)
Diện tích hình vuông là : 
 12 x 12 = 144m2
- 1 H nhắc lại cách tính dt hình vuông.
*Bài 3: H tự làm bài, chấm 1 số bài :
 Chiều rộng thửa ruộng là :
 100 : 5 x 3 = 60 m
 Diện tích thửa ruộng là : 
 100 x 60 = 6000 m2
 6000 m2 gấp 100 m2 số lần là :
 6000 : 100 = 60 ( lần)
Số thóc thu hoạch trên thửa ruộng là :
 55 x 60 = 3300 (kg)
 Đáp số : 3300 kg thóc 
* Bài 4 : H trao đổi nhóm 4, chữa bài.
Diện tích hình vuông là :
 10 x 10 = 100 (m2)
Vì dt hình thang = dt hình vuông nên dt hình thang cũng bằng 100 m2.
Trung bình cộng 2 đáy hình thang là :
 (12 + 8 ) : 2 = 10 (m)
 Chiều cao hình thang là : 
 100 : 10 = 10(m) 
 Đáp số : 10 m 
* H lắng nghe và thực hiện .
Tập làm văn :
Tả cảnh ( Kiểm tra viết )
 I - Mục tiêu : 
 - Thực hành viết bài văn tả cảnh .
 - Bài viết đúng nội dung , yêu cầu mà H đã lựa chọn , có đủ 3 phần : Mở bài , thân bài , kết bài .
 - Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách sử dụng nhiều giác quan khi quan sát, biết cách dùng các từ ngữ , hình ảnh so sánh , nhân hoá thể hiện được vẻ đẹp của cảnh và tình cảm của mình đối với cảnh vật . Diễn đạt tốt , mạch lạc.
II- Đồ dùng :
 + G : Bảng phụ chép sẵn đề bài để H lựa chọn .
 + H : Nắm lại cấu tạo bài văn tả cảnh .
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung
1,KT bài cũ 
 (3’)
2,GT bài(2’)
3,Thực hành viết bài (32’)
4, Củng cố , dặn dò (3’)
Hoạt động của thầy
- G kiểm tra sự chuẩn bị bài của H ở vở nháp và nêu nhận xét .
“Tả cảnh” (Kiểm tra viết )
- Gọi H đọc 4 đề bài trên bảng .
- G nhắc H : Các em đã học cấu tạo của bài văn tả cảnh , luyện tập về viết đoạn văn tả cảnh, cách mở bài gián tiếp, trực tiếp, cách kết bài mở rộng , tự nhiên. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết 1 bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
- G thu 1 số bài để chấm .
- Nhận xét chung bài viết của H .
- G nhận xét chung về ý thức làm bài của H . Chuẩn bị bài sau .
 Hoạt động của trò
- H để vở nháp trước mặt cho nhóm trưởng k/tra.
- H mở vở ghi, chép đề.
- 2 H đọc to 4 đề văn .
- H lắng nghe và thực hành viếv bài vào vở.
( Chú ý dùng dấu câu cho đúng, diễn đạt cho mạch lạc)
- 5 H mang bài lên chấm
- H lắng nghe.
* H lắng nghe và thực hiện .
* Nhận xét của Ban giám hiệu :
........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
Thể dục :
Môn thể thao tự chọn . Trò chơi “Dẫn bóng”
I- Mục tiêu: - Ôn phát và truyền cầu = mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ = 1 tay (Trên vai) .
 Y/c thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích .
 - Chơi trò chơi “Dẫn bóng” . Y/c tham gia vào trò chơi tương đối chủ động 
 - Tự giác luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ .
II- Địa điểm và phương tiện : 
 + Địa điểm : Trên sân trường , vệ sinh nơi tập , đảm bảo an toàn tập luyện . +Phương tiện : G và cán sự mỗi người 1 còi , mỗi H 1 quả cầu  , sân đá cầu có căng lưới kẻ sân và chuẩn bị trò chơi .
III- Các hoạt động dạy học : 
A, Phần mở đầu (10’)
B, Phần cơ bản (22’)
a, Môn thể thao tự chọn .
* Đá cầu .
* Ném bóng .
b, Chơi trò chơi : “Dẫn bóng” 
- G nhận lớp , phổ biến nhiệm vụ , y/c của bài học .
- Cho H khởi động .
- Ôn 1 số động tác của bài TD phát triển chung .
- Cho H chơi trò chơi khởi động 
-Cho H ôn phát cầu bằng mu bàn chân .
-Cho H xếp 2 hàng ngang tập phát cầu .
- Cho H chuyền cầu bằng mu bàn chân theo nhóm 2 đ 3 người .
+ Cho H ôn đứng ném bóng vào rổ bằng 1 tay ( Trên vai) G luyện tập như các tiết trước 
G sửa cho H cách đứng , cầm bóng, ném bang . G động viên sự cố gắng luyện tập của H.
+ Cho H thi ném bóng vào rổ bằng 1 tay ( trên vai ) . Y/c 
mỗi tổ cử 5 đ 10 bạn giỏi nhất lên thi loạt đầu , các đợt khác lần lượt .
- G tổ chức cho H chơi trò chơi (Tương tự như cách tổ chức các tiết trước) .
- Tập trung nghe phổ biến .
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số .
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc 
- Xoay các khớp cổ tay , cổ chân , gối , hông ,  
- Đi theo vìng tròn hít thở sâu 
- H ôn 1 số động tác : tay , chân , vặn mình , thăng bằng , nhảy của bài thể dục phát triển chung .
- H chơi trò chơi khởi động .
- H luyện tập phát cầu bằng mu bàn chân .
- H xếp 2 hàng ngang luyện tập .
- H luyên tập truyền cầu bằng mu bàn chân theo nhóm 2 đ 3 người ( Đứng hàng ngang )
+ H ôn đứng ném bang vào rổ = 1 tay ( trên vai ) 
- H luyện tập như các tiết trước .
- Mỗi H ném 1 lần , đội có nhiều người ném bóng vào rổ là đội thắng cuộc .
- H tiến hành thi ném bóng 
- H tiến hành chơi trò chơi theo vị trí sân đã kẻ .
C, Phần kết thúc (8’)
 - G cùng H hệ thống bài .
 - Tập 1 số động tác hồi tĩnh . Chơi trò chơi hồi tĩnh ( Do G chọn ) 
 - G nhận xét đánh giá giờ học . Về luyện tập đá cầu , ném bóng trúng đích .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 32(7).doc