Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 tháng 4 năm 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 tháng 4 năm 2011

. Đọc thành tiếng

* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

* Đọc diễn cảm một đoạn của bài

2. Đọc, hiểu

* Hiểu các từ khó trong bài theo phần chú giải.

* Hiểu nội dung bài: Truyện ca ngợi chị Út Vịnh có ý thức giữ gìn an toàn giao thông đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

 

doc 41 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 tháng 4 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 ( từ ngày 18 đến ngày 22/4)
Ngày soạn : 16 / 4 / 2011
Ngày giảng: 18 / 4 / 2011
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
Tiết 1. Chào cờ:
Hoạt động tập thể
Tiết 2: Tập đọc 
út Vịnh
A. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
* Đọc diễn cảm một đoạn của bài
2. Đọc, hiểu
* Hiểu các từ khó trong bài theo phần chú giải.
* Hiểu nội dung bài: Truyện ca ngợi chị út Vịnh có ý thức giữ gìn an toàn giao thông đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
- Có ý thức, thái độ chấp hành luật lệ giao thông
B. Đồ dùng 
* GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
* HS : Đồ dùng SGK
C. Các hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức(1’)Hát
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi và trả lời câu hỏi.
- Bài thơ nói về điều gì? ( Tấm lòng của người con xa nhà thương nhớ về người mẹ nơi quê nhà)- GV Cùng lớp NX cho điểm.
3. Bài mới (33’)
A. Giới thiệu bài.- Giới thiệu chủ điểm : Những chủ nhân tương lại.
- QS tranh SGK- HD khai thác tranh- Giới thiệu trực tiếp về tấm gương chị út Vịnh( Chị góp phần bảo vệ an toàn giao thông đường sắt)
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- HS khá đọc mẫu- Lớp theo dõi chia đoạn
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Kết hợp giải nghĩa từ Thanh ray: thanh sắt nối với nhau thành hai đường song song cho tàu chạy.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4.
- Gọi 2 HS thi đọc hai đoạn đầu.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b, Tìm hiểu bài
- Thảo luận nhóm 4 hs
Làm vào phiếu nhóm - đại diện các nhóm trình bày kết quả và nhận xét
- Câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
+ Trường của út Vịnh phát động phong trào gì? Nội dung của phong trào là gì?
+ út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
+ Khi nghe thấy còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìm ra dường sắt và thấy điều gì?
+ út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu 2 em nhỏ đang chơi trên dường tàu?
+ Em học tập được út Vịnh điều gì?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
c, Đọc diễn cảm
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
- HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- HD đọc diễn cảm đoạn 3.( GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn đọc)
- Một buổi chiều đẹp trời.ngây người khóc thét.( đọc với giọng hồi hộp sợ hãi, Nhấn giọng các từ vang lên, kéo dài, thấy lạ,thì ra, Vịnh lao ra như tên bắn. Hoa, Lan, tàu hoả đến!)
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
HS chú ý
Chia 4 đoạn đoạ nối tiếp
+ HS 1: Nhà út Vịnh ném đá lên tàu.
+ HS 2: Tháng trước như vậy nữa.
+ HS 3: Một buổi chiều khóc thét
+ HS 4: Nghe tiếng la không nói lên lời.
- 4 HS ngồi cùng nhóm luyện đọc từng đoạn.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi.
- Làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi.
- Câu trả lời:
+ Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.
+ Trường út Vịnh đã phát động phong trào em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua.
+ út Vịnh nhận việc thuyết phục Sơn-một bạn trai rất nghịch thường thả diều trên đường tàu. Thuyết phục mãi Son hiểu ra và hứa sẽ không chơi trên đường tàu nữa.
+ Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
+ Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xưống mép ruộng.
+ Em học được út Vịnh ý thức tránh nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông và tinh thần dũng cảm.
+ ND:Câu chuyện ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đướng sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, cả lớp theo dõi.
- 1 HS nêu ý kiến về giọng đọc HS cả lớp bổ sung và thống nhất giọng đọc.
- HS theo dõi GV đọc mẫu.
-2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- 2 HS thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét
4- Củng cố(2’)
- Em học được điều gì ở chị út Vịnh?( Có ý thức chấp hành luật giao thông và cần khuyên các bạn chưa chấp hành tốt luật lệ giao thông)
5- Dặn dò (1’)
- Nhận xét tiết học.- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài Những cánh buồm.
Tiết 3: Toán:
Luyện tập:
A. Mục tiêu:
- Biết thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của một số.
- Hiểu kiến thức về phép chia dưới dạng phân số và số thập phân.
B.Chuẩn bị:
- GV:- phiếu học tập 
- HS: Vở bài tập - SGK
C. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(1’)Hát
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
300,72 : 53,7 = 5,6
0,162 : 0,36 = 0,45
- 2 HS lên bảng.Lớp nhận xét
 3. Bài mới(33’)
A. Giới thiệu bài: ôn lại kiến thức phép chia với phân số và STP- ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
Bài 1: tính.
- Y/c HS làm cá nhân- 4 HS lên bảng lớp làm nháp nhận xét kết quả.
Hỏi: Muốn chia hai phân số ta làm như thế nào?(  nhân đảo ngược)
- Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như thế nào?( dịch dấu phẩy)
- Nhận xét,cho điểm.
Bài 2: Tính nhẩm:
- Y/c HS làm miệng. Nối tiếp nêu
Hỏi thêm:
- Muốn chia một số thập phân cho 0,1 và 0,01 ta làm như thế nào?
- Muốn chia một số cho 0,5 hoặc0,25 ta làm như thế nào? 
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3: Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân ( theo mẫu)
- Thảo luận nhóm 4 hs
Làm vào phiếu nhóm- Hai nhóm làm vào bản nhóm - đại diện trình bày và nhận xét
- Nhận xét, cho điểm.
 HS chú ý
Bài 1:HS làm cá nhân
- HS làm bài.
a. : 6 = : = x = 
16 : = : = x = 
b. 72 : 45 = 1,6 281,6 : 8 = 35,2
 300,72 : 53,7 = 5,6
Bài 2:- HS làm bài:
a. 3,5 : 0,1 = 35 8,4 : 0,01 = 840
 7,2 : 0,01 = 720 6,2 : 0,1 = 62
b. 12 : 0,5 = 24 20 : 0,25 = 80
 11: 0,25 = 44 24 : 0,5 = 48
Bài 3- HS làm bài:
a) 3 : 4 = = 0,75 b) 7 : 5 = = 1,4 c) 1 : 2 = = 0,5 d) 7 : 4 = = 1,75
4. Củng cố(2’)
- Thi giải toán nhanh
 : 0,5 = 15 : 0,25 = 60
- Nhắc lại nội dung kiến thức về chia phân số và số thập phân.
5 – Dặn dò(1’)
- Chuẩn bị bài sau.-HD học bài ở nhà
Tiết 4: Lịch sử:
Lịch sử địa phương( tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 - Hiểu về một số di tích lịch sử của địa phương. 
- Nêu được ý nghĩa của các di tích đó.
- Có thái độ bảo vệ giữ gìn các di tích đó của địa phương. 
II. Đồ dùng:
- HS và GV:tranh , ảnh về các di tích lịch sử.địa phương.Phiếu nhóm
III. Các HĐ dạy - học:
1. ổn định tổ chức (1’)- Hát
2. Kiểm tra bài cũ (1’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới(35’)
A. Giới thiệu trực tiếp bài: Di tích lịch sử địa phương.
B. Bài học.
1. Một số di tích lịch sử của địa phương.
 - Thảo luận nhóm 4hs
Làm vào phiếu nhóm - đại diện các nhóm trình bày kết quả và nhận xét
 - Em đã biết những di tích lịch sử nào ở địa phương? - Các di tích đó ở đâu?
- Làm việc cá nhân
- Em đã đến đó tham quan chưa?
- Em kể lại quang cảnh của di tích đó?
- Việc bảo vệ và tôn tạo các di tích đó hiện nay như thế nào?
* GV cùng học sinh nhận xét bổ sung
- Các di tích đó đều gắn với một ý nghĩa lịch sử quan trọng của ông cha ta. Chúng ta cần có ý thức bảo vệ và góp phần tôn tạo bảo vệ giữ gìn .
2. ý nghĩa của các di tích 
Làm nhóm đôi vào phiếu- đại diện trình bày kết quả.
Di tích em được biết là di tích có tên là gì?
Di tích đó có ý nghĩa như thế nào?
Nó gắn với nhân vật lịch sử nào của nước ta?
 - GV nghe các nhóm báo cáo kết quả ghi lên bảng các di tích lịch sử. Và tóm tắt ý nghĩa các di tích đó.
- GV NHận xét bổ sung.
 - Chú ý
- Thảo luận nhóm- ghi kết quả vào phiếu 
- Đại diện trình bày kết quả
Đền phố cũ Si Ma Cai
Đền Bắc Hà - huyện Bắc Hà
Đền Thượng - Lào Cai
- Các cá nhân trong các nhóm giới thiệu về các di tích mình được biết
- HS nối tiếp nêu
- HS chú ý nghe
- Làm việc nhóm đôi đại diện trình bày
- HS nhận xét
- Các nhóm nối tiếp trình bày
- HS nối tiếp trình bày.
4. Củng cố (2’)
 - Em cần làm gì để góp phần bảo vệ giữ gìn di tích đó? ( Khuyên góp tiền của để góp vào việc tôn tạo các di tích, khi có cuộc vận động của các cơ quan có trách nhiệm.)
5.Dặn dò(1’)
 - Về nhà Chuẩn bị bài Ôn tập - Đánh giá tiết học
Tiết 5. Mĩ thuật:
Vẽ theo mẫu: vẽ tĩnh vật
I. Mục tiêu.
- Biết cách quan sát , so sánh và nhận xét về tỉ lệ , độ đậm nhạt , đặc điểm của mẫu 
- Vẽ được hình gần đúng tỉ lệ và vẽ màu theo mẫu .
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vẽ và yêu quý mọi vật xung quanh.
II. Chuẩn bị.
- GV: Mẫu vẽ có 2 hoặc 3 vật mẫu
- HS : Giấy vẽ , bút chì , tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt đọng dạy học.
1. ổn định tổ chức(1’)Hát
2. Kiểm tra bài cũ(2’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - HS báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- GV Nhận xét việc chuẩn bị
3. Bài mới(29’)
A. Giới thiệu bài. Vẽ theo mẫu vẽ có 2-3 vật mẫu.
- GV nêu nội dung yêu cầu của bài học.
B. Bài dạy.
a. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
* Gv HD h/s bầy mẫu gợi ý các em chọn hướng nhìn đẹp của mẫu để vẽ và nhận xét về mẫu .
+ Vị trí của các vật mẫu?
+Hình dáng , mầu sắc của ấm pha trà và các vật mẫu khác ?
+ Đặc điểm các bộ phận của mẫu ( nắp, quai, thân, vòi.) 
+ So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu và giữa hai vật mẫu với nhau?
+ Nêu nhận xét về độ đậm nhạt của mẫu?( phần nào của vật mẫu được chiếu sáng nhất , phần nào đậm nhất , phần nào đậm vừa ?) 
+ GV nhận xét tóm tắt hệ thống ý chính.
b. Cách vẽ.
- GV cho HS xem hình gợi ý cách vẽ trên bảng , HS quan sát nhận ra cách vẽ.
- Cho HS quan sát mẫu và kiểm tra lại hình 
- GV vẽ lên bảng cách vẽ hình một vài vật mẫu cho HS tham khảo .
- Lưu ý HS cách tô mầu đậm nhạt sao cho phù hợp với góc độ ánh sáng của vật mẫu 
c. Hoạt động 3.Thực hành.
- Gv cho H/S thực hành , GV theo dõi và nhận xét góp ý bổ xung và điều chỉnh thiếu sót.
- GV nhắc HS không nên vẽ mầu tối bằng độ đen đậm ngay , mà vẽ nhẹ nhàng rồi so sánh độ đậm nhạt giữa các mảng để tô đậm dần .
d. Hoạt động 4. Nhận xét đánh giá.
- GV cùng HS lựa chọn một số bài tốt và chưa tốt HD h/s nhận xét , xếp loại.
 + Về bố cục.
+ Cách vẽ hình .
+ Vẽ đậm nhạt .
- GV nhận xét chung tiết học , khen những h/s có bài vẽ tốt , nhắc nhở động viên các em có bài vẽ chưa tốt về nhà hoàn thiện.
-Hs chú ý
- Nối tiếp trình bày
- HS quan sát và nhận xét.
Khối hình thang- màu trắng
- HS trả lời câu hỏi sau k ... 
- Tìm số cây lớp 5A đã trồng được.
- Tìm số cây còn phải trồng tiếp
- HS chú ý
- HS làm bài cá nhân
3,2 : 4 x 100 = 80 %
7,2 : 3,2 x 100 = 225 %
- 2 hs nêu
- HS làm bài nhóm đôi.
a. 2,5 % + 10,34 % = 12,84 %
b. 56,9 % - 34,25 % = 22,65 %
c. 100 % - 23% - 47,5 % = 29,5 %
- HS làm bài:
a. Tỉ số % của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là:
480 : 320 x 100 = 150 %
b. Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là:
320 : 480 x 100 = 66, 66 %
 Đáp số: a. 150 % ; b. 66,66 %
Bài 4:- Số cây lớp 5A trồng được là:
180 x 45 : 100 = 81 ( cây)
Số cây lớp 5 A còn phải trồng theo dự định là:
180 - 81 = 99 ( cây)
 Đáp số: 99 cây
4. Củng cố(2’)
- 2 HS lên bảng thi giải nhanh 
2 : 5 x 100 = 40 %
 2 : 3 x 100 = 66, 66%
- Nhận xét khen ngợi
5 – Dặn dò(1’)
 - NX đánh giá tiết học- Chuẩn bị bài sau. Ôn phép tính số đo thời gian
Tiết 1. Toán: thứ 4
Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính với số đo thời gian.
 -Vận dụng trong giải bài toán.
- Hiểu và áp dụng vào thực tế.
II.Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ - đồ dùng dạy học.
Hs : Vở bài tập- SGK
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức(1’)Hát
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 25 % + 10,34 % = 35, 34 %
 56,9 % + 34,25 % = 91,15 %
- 2 HS lên bảng- Lớp làm nháp NX kết quả
 3. Bài mới(33’)
A. Giới thiệu bài: ôn về các phép tính với số đo thời gian- Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS ôn tập.
Bài 1: Tính: 
- Làm bài cá nhân- 4 HS lên bảng
- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét – cho điểm.
Bài 2: Tính.
Làm nhóm đôi vào bảng nhóm- đại diện trình bày kết quả.
- GV gọi đại diện các nhóm nhận xét rồi chữa bài.
- Nhận xét – cho điểm.
Bài 3:
- HD một hsTóm tắt trước lớp gv ghi bảng
 s = 18
 v= 10 km/giờ
 t = giờ?
- Thảo luận nhóm 4hs giải toán
Làm vào phiếu nhóm - đại diện các nhóm trình bày kết quả và nhận xét
Bài 4: HD học sinh làm bài
- Y/c HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- Tóm tắt và giải.
- Tính thời gian ô tô đi trên đường
- Tính quãng đường
- HS chú ý
- HS làm bài.
a.12 giờ 24 phút 14 giờ 26 phút
 + 3 giờ 18 phút. -–5 giờ 42 phút
 15 giờ 42 phut 8 giờ 44 phút.
b. 5,4 giờ 20, 4 giờ
 + 11,2 giờ - 12,8 giờ
 16,6 giờ 7,6 giờ
HS làm bài nhóm đôi.
a. 8 phút 45 giây x 2 = 17 phút 30 giây
 38 phút 18 giây : 6 = 6 phút 23 giây.
b. 4,2 giờ x 2 = 8,4 giờ
 37,2 phút : 3 = 12,4 phút.
- HS làm bài nhóm 4 hs:
Bài giải:
Thời gian người đi xe đạp đã đi là:
18 : 10 = 1,8 ( giờ)
1,8 giờ = 1 giờ 48 phút
 Đáp số: 1giờ 48 phút.
Bài 4:Bài giải:
Thời gian ô tô đi trên đường là:
8 giờ 56 phút - ( 6 giờ 15 phút + 25 phút) 
 = 2 giờ 16 phút = giờ
Quãng đường từ Hà Nội đến Hải phòng là:
45 x = 102 ( km)
 Đ/s: 102 km
4- Củng cố(2’)
- 2 HS lên bảng thi giải toán nhanh: 13 giờ 34 phút + 21 giờ 25 phút = 34 giờ 59 phút
 5– Dặn dò(1’)
 - Nhận xét tiết học.- Chuẩn bị bài sau Ôn tập về chu vi diện tích một số hình.
Tiết 1.Toán:
Ôn tập về tính chu vi và diện tích
một số hình.
I. Mục tiêu:
- Thuộc các công thức tính chu vi diện tích cá hình đã học.
- Vận dụng công thức vào giải toán.
- ứng dụng được vào thực tế.
II.Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ- phiếu học tập 
HS : Đồ dùng môn học
III. Các hoạt động dạy học .
1. ổn định tổ chức(1’)Hát
2. Kiêm tra bài cũ (3’)
- 1 HS lên bảng- lớp làm nháp
8 phút 45 giây x 2 = 17 phút 30 giây
38 phút 18 giây : 6 = 6 phút 23 giây.
- NX cho điểm
3. Bài mới(33’)
A. giới thiệu bài: ôn tính chu vi diện tích các hình - ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS ôn tập.
- Nêu công thức tính chu vi diện tích các hình( Vuông, chữ nhật, bình hành,hình thoi,tam giác,hình thang,hình tròn)
- GV Ghi lại các công thức lên bảng
Bài 1:
Làm nhóm đôi vào bảng nhóm- đại diện trình bày kết quả.
- GV gọi đại diện các nhóm nhận xét rồi chữa bài.
- Y/c HS đọc đề.- Phân tích đề.
- 1 hs Tóm tắt – GV ghi bảng 
Chiều dài : 120 m
Chiều rộng : 2/3 chiều dài
Chu vi :...m ?
Diện tích : ...m2, ha ?
Bài 2: 
- Y/c HS đọc đề.- Phân tích đề.
- HD : 1cm trên bản vẽ = 1000cm trên thực tế
Bài 3: - Làm nhóm 4 vào bảng phụ
- Y/c HS đọc đề.- Phân tích đề.
a;Diện tích hình vuông ABCD bằng 2 lần diện tích hình tam giác cân BCD, mà diện tích hình tam giác cân BCD có thể tính được theo cạnh đáy BD và chiều cao CO:
b. Diện tích phần tô màu của hình tròn bằng diện tích hình tròn trừ đi diện tích hình vuông ABCD:
-HS chú ý
- HS nêu nối tiếp
Bài giải:
a. Chiều rộng khu vườn hình chữ nhật 
120 x = 80 ( m)
Chu vi khu vườn hình chữ nhật là:
( 120 + 80 ) x 2 = 400 ( m)
b. Diện tích khu vườn hình chữ nhật :
120 x 80 = 9 600 ( m2)
9 600 m2 = 0,96 ha
 Đáp số: a. 400 m 
 b. 0,96 ha
- HS làm bài:
Đáy lớn là” 5 x 1000 = 5000 ( cm)
5000 cm = 50 m
Đáy bé là: 3 x1000 = 3000 ( cm)
3000 cm = 30 m
Chiều cao là: 2 x1000 = 2000( cm)
2000 cm = 20 m
Diện tích mảnh đất hình thang là:
( 50 + 30) x 20 : 2 = 800 ( m2)
 Dáp số: 800 m2
- HS làm nhóm đại diện trình bày kết quả 
Bài giải:
a) Diện tích hình vuông ABCD là:
 (cm2 )
b) Diện tích hình tròn là:
4 x4 x 3,14 = 50, 24( cm2)
Diện tích phần đã tô màu của hình tròn là:
50,24- 32 = 18,24 ( cm2)
 Đáp số: a;32 ( cm2)
 b;18,24 ( cm2)
4- Củng cố(2’)
- 2 HS Nhắc lại công thức tính chu vi diện tích các hình (Vuông, chữ nhật, bình hành,hình thoi,tam giác,hình thang,hình tròn)
5– Dặn dò(1’)
 - NX đánh giá tiết học-HD Chuẩn bị bài sau Luyện tập.
Tiết 1. Toán thứ sáu
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết tính chu vi diện tích các hình đã học.
- Biết giải các bài toán có liên quan đến tỉ lệ
 - áp dụng kiến thức vào thực tế
II.Chuẩn bị :
GV:Bảng phụ. Phiếu học tập
HS : Đồ dùng môn học- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học cụ thể:
1. ổn định tổ chức(1’)Hát
2. KIêm tra bài cũ (3’)
 - Nêu công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình thang?
- 2 HS trình bày- GV cùng lớp nhận xét
3. Bài mới(33’)
A. Giới thiệu bài: Luyện tập tính chu vi diện tích.- ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:Làm nhóm đôi vào bảng phụ- đại diện trình bày kết quả.
- GV gọi đại diện các nhóm nhận xét rồi chữa bài.
- Phân tích đề. tỉ lệ 1: 1000
- HD 1 hs Tóm tắt trước lớp gv ghi bảng.
 tỉ lệ 1: 1000
 Chiều dài: 11 cm
 Chiều rộng: 9 cm
Chu vi:m?
Diện tích:m2?
Bài 2- Học sinh làm nhóm 3hs vào phiếu nhóm- đại diện trình bày
- Y/c HS đọc đề.- Phân tích đề.
- Tóm tắt và giải.
C = 48 cm
S = cm2?
Bài 3: 
- Y/c HS đọc đề. 
- Phân tích đề.
 - Tìm chiều rộng
- Tính diện tích
- Tính số thóc thu được
Bài 4:
- Hs làm bài theo nhóm 4hs vào bảng phụ- Đại diện trình bày kết quả.
- Y/c HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- 1 hs Tóm tắt trước lớp
 Hai đáy: 12cm và 8 cm
Shình thang = Shình vuông cạnh= 10 cm
Chiều cao : cm?
 -Hs chú ý
 Bài giải:
 Theo tỉ lệ 1 : 1000 ta có số đo thực tế sau:
11cm x1000 = 11000( cm) = 110 (m)
9cm x 1000 = 9000 ( cm ) = 90( m)
Chu vi sân bóng là:
( 110 + 90 ) x 2 = 400 ( m )
b. Diện tích sân bóng là:
110 x 90 = 9900 ( m 2 )
Đáp số: a, 400 m 
 B, 9900 m2
Bài giải:
Cạnh sân gạch hình vuông là:
48 : 4 = 12 ( m )
Diện tích sân gạch hình vuông là:
12 x 12 = 144 ( m2 )
Đáp số: 144 m2
Bài giải:Chiều rộng thửa ruộng là:
100 x = 60 ( m)
Diện tích thửa ruộng là:
100 x 60 = 6000 ( m2 )
6 000 m2 gấp 100 m2 số lần là:
6000 : 100 = 60 ( lần)
Số thóc thu được trên thửa ruộng là:
55 x 60 = 3300 (kg)
Đáp số : 3300 kg
Bài giải:
Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông đó là:
11 x 11 = 100 ( cm2 )
Từ cách tính S hình thang ta có 
Vậy chiều cao hình thang là: 
100 : 10 = 10 ( cm)
 Đáp số: 10 cm
4. Củng cố(2’)
 - Gv cùng HS hệ thống lại kiến thức tính diện tích và chu vi các hình đã học.
 5– Dặn dò (1’)
 -Nhận xét đánh giá tiết học- Chuẩn bị bài sau Ôn tính diện tích thể tích các hình.
Tiết 5: Thể dục
Môn thể thao tự chon – trò chơi
 “ Lăn bóng bằng tay”
A. Mục tiêu:
- Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích hơn giờ trước.
- Chơi trò chơi “ lăn bóng bằng tay”. Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động.
B. Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: Sân bãi sạch sẽ
- Phơng tiện: 1 còi, mỗi hs 1 quả cầu, sân đá cầu.
C. Nội dung và phơng pháp :
Phần nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu:
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung bài học.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc
- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông , vai, cổ tay.
- Ôn các động tác tay, chân , vặn mình, toàn thân, thăng bằng, và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi khởi động.
B. Phần cơ bản:
a, Môn thể thao tự chọn: Đá cầu
- Ôn tung cầu bằng mu bàn chân
- Ôn phát cầu bằng mu bàn chân
- Thi phát cầu bằng mu bàn chân.
b, Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức
 Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị.
C. Phần kết thúc:
- Gv cùng hs hệ thống lại bài.
- Đứng vỗ tay, hát
- Một số động tác hồi tĩnh
- Nhận xét và đánh giá bài học, giao bài tập về nhà.
6-10ph
150-200m
2x 8nhịp
18-22ph
4-6ph
 x x x x
 x x x x
 (Gv)
 x
 x x
 (Gv)
 x x
 x
- Tập theo tổ
 x x x x
 x x x x
 X X
Tiết 5. Thể dục
Môn thể thao tự chọn – Trò chơi dẫn bóng”
I. Mục tiêu:
- Ôn tâng và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích hơn giờ trước.
- Chơi trò chơi “ dẫn bóng”. Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: Sân bãi sạch sẽ
- Phơng tiện: 1 còi, mỗi hs 1 quả cầu, sân đá cầu.
III. Nội dung và phơng pháp lên lớp:
Phần nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu:
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung bài học.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc
- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông , vai, cổ tay.
- Ôn các động tác tay, chân , vặn mình, toàn thân, thăng bằng, và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi khởi động.
B. Phần cơ bản:
a, Môn thể thao tự chọn: Đá cầu
- Ôn tung cầu bằng mu bàn chân
- Ôn phát cầu bằng mu bàn chân
- Thi phát cầu bằng mu bàn chân.
b, Trò chơi: dẫn bóng
 Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị.
C. Phần kết thúc:
- Gv cùng hs hệ thống lại bài.
- Đứng vỗ tay, hát
- Một số động tác hồi tĩnh
- Nhận xét và đánh giá bài học, giao bài tập về nhà.
6-10ph
150-200m
2x 8nhịp
18-22ph
4-6ph
 x x x x
 x x x x
 (Gv)
 x
 x x
 (Gv)
 x x
 x
- Tập theo tổ
 x x x x
 x x x x
 X X
 x x x x
 x x x x
 (Gv)

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32.doc