Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 (tiết 10)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 (tiết 10)

I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ kẻ sẵn hình như khung xanh SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 (tiết 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33: Thứ 2 ngày 28 tháng 4 năm 2008
Toán: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ kẻ sẵn hình như khung xanh SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ.
B. Bài mới.
Hoạt động 1: Ôn tập các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Yêu cầu hs ghi các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương mà các em đã học .
- Gv treo bảng phụ vẽ sẵn hình như SGK. 
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài tập 1.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Gv hướng dẫn: Tính diệnc tích cần quét vôi bằng cách tính diện tích xung quanh + diện tích trần nhà - diện tích các cửa.
Bài tập 2.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương.
Bài tập 3.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Gv hướng dẫn: Trước hết tính thể tích bể nước, sau đó tính thời gian để vòi nước chảy đầy bể.
C. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài và làm BT Toán.
- Một số hs nêu lại các quy tắc tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- hs ghi các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương mà các em đã học (lớp ghi vào nháp, 2 hs lên bảng ghi)
- hs ôn lại. 
- Hs đọc đề bài toán, gọi một số hs nêu hướng giải. 
- Hs tự làm rồi chữa bài.
- Hs tự làm rồi chữa bài.
- Hs tự làm rồi chữa bài.
Thứ 3 ngày 29 tháng 4 năm 2008
Tập làm văn: Ôn tập về tả người.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả người – một dàn ý đủ 3 phần; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi hs.
2. Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi sẵn 3 đề văn, bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy học: 
gv
hs
Hướng dẫn hs luyện tập 
Bài tập 1.
- Gv treo bảng phụ chép sẵn 3 đề văn, hướng dẫn hs phân tích từng đề.
- Gọi hs đọc gợi ý 1, 2 – SGK, lớp theo dõi.
- Gv nhắc nhở: Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, xong các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của các em.
- gv nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn ý.
Bài tập 2.
- gv nhận xét, trao đổi về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bầy diễn đạt và bình chọn người diễn đạt hay nhất.
C. Củng cố dặn dò: Chuẩn bị giờ sau.
- 1 Hs đọc nội dung bài tập 1 – SGK.
- hs đọc gợi ý 1, 2 – SGK, lớp theo dõi. 
- Hs viết nhanh dàn ý bài văn, gv phát bút dạ và giấy cho 3 hs chọn 3 đề khác nhau.
- 3 Hs làm bài trên giấy, dán bài lên bảng lớp trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn ý.
- Mỗi hs tự sửa dàn ý bài viết của mình.
- Hs đọc yêu cầu bài tập 2.
- Dựa vào dàn ý đã lập, hs trình bày miệng dàn ý của mình trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp. Sau khi mỗi bạn trình bày, lớp nhận xét.
Khoa học: Tác động của con người đến môi trường rừng
I. Mục tiêu: Giúp hs biết:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị phá hoại.
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm các tư liệu, thông tin về việc rừng bị phá và tác hại của việc phá rừng.
III. Các hoạt động dạy học: 
gv
hs
Hoạt động 1: Nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- Gv chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134, 135 – SGK để trả lời:
? Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
?. Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
- Gv kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: Đốt rừng làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, ; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường, 
Hoạt động 2: Tác hại của việc phá rừng.
? Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì?
? Liên hệ đến thực tế ở địa phương em?
- Gv kết luận: Hậu quả của việc phá rừng:
+ Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
+ Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
+ Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần,... 
C. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài.
- nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134, 135 – SGK để trả lời: 
- Nếu hs sưu tầm được tranh ảnh hoặc bài báo nói về nạn phá rừng thì nhóm trưởng cho nhóm mình trưng bày trước lớp và giới thiệu.
- Hs làm việc cá nhân và trả lời:
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ.
- Nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương?
B. Bài mới: Hướng dẫn hs luyện tập.
Bài tập 1.
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- gv gắn bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1a, b.
Bài tập 2.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải toán liên quan đến tính chiều cao khi biết thể tích.
Bài tập 3.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng giải toán liên quan đến tính diện tích toàn phần của hình lập phương.
C. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài và làm BT Toán.
- HS nêu. 
- Hs làm bài tập vào vở.
- 2 Hs lên bảng chữa bài.
- Hs tự làm rồi chữa bài.
- Hs thảo luận theo cặp, làm bài tập rồi lên bảng chữa bài.
Chính tả: (nghe – viết): Trong lời mẹ hát
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nghe – viết đúng chính tả bài thơ: “Trong lời mẹ hát”
- Tiếp tục luyện viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
II. Chuẩn bị:
- Bút dạ, giấy khổ to để hs làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học: 
gv
hs
A. Bài cũ: 
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs nghe – viết.
- Gv đọc bài chính tả.
- Gv đọc cho hs chép.
- Gv chấm khoảng 10 bài và nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả.
- gv chốt lại kết quả:
Phân tích tên thành các bộ phận
Cách viết hoa
Liên hợp quốc
Uỷ ban/ Nhân quyền/ Liên hợp quốc
Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc
Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế
Tổ chức/ Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em
Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế
Tổ chức? Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển
Đại hội đồng/ Liên hợp quốc
Viết hoa mỗi chữ cái đầu của mỗi bộ phận.
- Bộ phận thứ ba là tên địa lí nước ngoài (phiên âm theo âm Hán – Việt) – viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng
C. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài.
- Hs lên bảng viết: Nhà hát Tuổi Trẻ, Nhà xuất bản Giáo dục, Trường Mầm non Sao Mai.
- Lớp đọc thầm bài thơ và nêu nội dung bài bài thơ: Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng với cuộc đời đứa trẻ).
- Hs viết ra vở nháp các từ dễ viết sai: Ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, 
- Hs soát lại toàn bài.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Chia nhóm cho các nhóm viết vào giấy khổ to.
- Dán kết quả trên bảng, lớp nhận xét,
Thứ 4 ngày 30 tháng 4 năm 2008
Tập đọc: Sang năm con lên bảy
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ trong bài, nghỉ hơi đúng nhịp thở.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa bài. Điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ óc một cuọc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc
III. Các hoạt động dạy học: 
gv
hs
A. Bài cũ.
B. Bài mới.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gv đọc mẫu.
- Đọc đúng: Chạy nhảy, ngày xưa, ngày xửa, 
- Giúp hs hiểu nghĩa một số từ: Lon ton, muôn loài, ấu thơ, chuyện ngày xưa, ngày xửa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu bài.
- Y/c Hs đọc thầm khổ thơ 1, 2 và trả lời câu hỏi 1 SGK
- Y/c Học sinh đọc thầm lướt khổ thơ 2, 3 và trả lời câu hỏi 2 SGK.
- Y/c Hs đọc thầm khổ thơ thứ 3 và trả lời câu hỏi 3 SGK.
- Gv kết luận: Như SGV.
à Rút ra nội dung, ý nghĩa bài học.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Gv hướng dẫn: Đọc diễn cả bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tự hào, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tâm sự của người cha với con khi con đến tuổi tới trường. Hai dòng thơ đầu đọc giọng vui, đầm ấm.
C. Củng cố - dặn dò: Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- 2 Hs nối tiếp nhau đọc bài: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- HS luyện đọc theo cặp 
- Hs đọc thầm khổ thơ 1, 2 và trả lời câu hỏi 1 SGK
(+. Khổ 1: Giờ con đang lon ton, Khắp sân vườn chạy nhảy, Chỉ mình con nghe thấy, Tiếng muôn loài với con.
+. Khổ 2: Những câu thơ nói về thế giới ngày mai ngược lại với thế giới tuổi thơ. Trong thế giới của tuổi thơ thì chim, gió, cây và muôn vật đều biết nghĩ, biết nói như con người).
- Học sinh đọc thầm lướt khổ thơ 2, 3 và trả lời câu hỏi 2 SGK.
(Qua thời thơ ấu, sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới của những câu chuyện cổ tích. Ta sẽ sống một cuộc sống thực hơn. Trong thế giới ấy: Chim không còn biết nói,gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây,  chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con.)
- Hs đọc thầm khổ thơ thứ 3 và trả lời câu hỏi 3 SGK.
(Hs suy nghĩ trả lời theo cảm nhận riêng. Ví dụ: Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật; con người phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính hai bàn tay mình; không dễ dàng như hạnh phúc trong các câu chuyện cổ tích, thần thoại.)
- 3 hs nối tiếp nhau luyện đọc diễn cảm toàn bài.
- Hs thi đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2. Gv giúp hs tìm đúng giọng đọc từng khổ thơ, từ ngữ cần đọc đúng giọng, chỗ ngắt giọng gây ấn tượng.
- Hs nhẩm học thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
- Hs thi học thuộc lòng bài thơ.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trẻ em.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
2. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ.
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm? Lấy ví dụ minh hoạ?
B. Bài mới.
Hoạt động 1: Bài tập 1.
- Gv kết luận: Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em.
Hoạt động 2: Bài tập 2.
- GV chốt lại lời giải đúng và kết luận nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 3: Bài tập 3. 
- gv nhận xét.
Ví dụ: Trẻ em như nụ hoa mới nở, trẻ em như tờ giấy trắng, 
Hoạt động 4: Bài tập 4.
- gv treo bảng phụ. 
- gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a. Tre già măng mọc.
b. Tre non dễ uốn.
c. Trẻ người non dạ.
d. Trẻ lên ba cả nhà học nói.
C. Củng cố dặn dò:
- Học thuộc các thành ngữ tục ngữ.
- Chuẩn bị giờ sau.
- hs nêu. 
- 1 Hs đọc yêu cầu bài tập, lớp suy nghĩ, làm bài tập cá nhân và phát biểu ... - Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
- ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
II. Chuẩn bị:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam
 - Phiếu học tập.
II. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
Hoạt động 1: Các thời kì lịch sử đã học.
- gv ghi lên bảng lớp:
+ Từ năm 1858 đến 1945
+ Từ năm 1945 đến năm 1954
+ Từ năm 1954 đến năm 1975
+ Từ năm 1975 đến nay.
Hoạt động 2: Ôn tập về các thời kì lịch sử.
- Gv chốt lại và yêu cầu hs nắm được những mốc lịch sử quan trọng ở từng thời kì.
C. Củng cố - dặn dò: Về nhà tiếp tục ôn tập.
- Hs làm việc cá nhân và nêu các thời kì lịch sử đã học
- Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập 1 thời kì. Nhóm 1: Nghiên cứu thời kì từ năm 1858 đến năm 1945; Nhóm 2: Nghiên cứu thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 theo các nội dung sau:
+ Nội dung chính của thời kì.
+ Các niên đại quan trọng.
+ Các sự kiện lịch sử chính.
+ Các nhân vật tiêu biểu.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình kết hợp chỉ bản đồ các địa danh có liên quan đến sự kiện.
 Thứ 5 ngày 1 tháng 5 năm 2008
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép: Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
2. Làm đúng bài tập thực hành nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép, giấy khổ to ghi nội dung các bài tập 1, 2 và giấy để hs làm bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ:
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: Bài tập 1.
- Gv treo bảng phụ ghi sẵn ghi nhớ cho hs đọc lại.
- Cho hs đọc lại yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn hs cách làm, gv nhận xét chung.
- Gọi 1 hs lên điền trên bảng phụ.
- Gv kết luận: Tốt – tô - chan  “phải nói ngay điều này để thầy biết”  ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học ở trường này”.
- Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩa của nhân vật.
- Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Hoạt động 2: Bài tập 2.
- Gv treo bảng phụ gọi hs lên điền.
- gv chốt lại kết quả:  “Người giàu có nhất”  Cậu ta có cả một “gia tài” 
Hoạt động 3: Bài tập 3.
- Hướng dẫn cách viết.
- gv nhận xét chung.
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Hs nêu lại bài tập 4 tiết trước.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs nhắc lại ghi nớ về tác dụng của dấu ngoặc kép.
- hs đọc lại yêu cầu bài tập. 
- hs nêu ý kiến, lớp nhận xét
- 1 hs lên điền trên bảng phụ.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- hs lên điền, lớp nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs tự viết vào vở, vài em viết vào giấy khổ to.
- Dán trên bảng lớp, lớp nhận xét.
Toán: Một số dạng bài toán đã học
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Ôn tập một số dạng bài toán đã học.
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 5 (chủ yếu là phương pháp giải toán).
II. Chuẩn bị:
- Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
Hoạt động 1: Tổng hợp một số dạng toán đã học.
- Kể tên các dạng toán có lời văn đã học?
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài tập 1:
- Hướng dẫn cách làm, cho hs làm vào vở.
- Gọi 1 hs lên bảng làm bài, gv chốt lại kết quả.
 Bài giải
Giờ thứ ba người đó đi được quãng đường là:
 (12 + 18) : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ người đó đi được là:
 (12 + 18 + 15) : 3 = 15 (km)
 Đáp số: 15 km
Bài tập 2:
- Hướng dẫn hs đưa về dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Gọi 1 hs lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
- Gv chốt lại kết quả.
Bài tập 3:
- gv chốt lại kết quả.
C. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài và làm BT Toán.
- Hs nêu lần lượt như SGK.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- hs làm vào vở.
- 1 hs lên bảng làm bài, lớp nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- 1 hs lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập. 
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- 2 hs làm bài vào bảng nhóm, lớp làm bài vào vở bài tập.
- Dán bài lên bảng lớp, lớp nhận xét,
Địa lí: Ôn tập cuối năm
I. Mục tiêu: Học xong bài này, hs:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của Châu á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương.
- Nhớ tên một số quốc gia (đã học trong chường trình) của các châu lục kể trên.
- Chỉ được trên bản đồ Thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam.
II. Chuẩn bị:
 - Bản đồ thế giới.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ:
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: Chỉ bản đồ các châu lục.
- Gv gọi một số hs lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ Thế giới.
- gv nhận xét chung.
- Cho hs chơi trò chơi: “Đối đáp nhanh” – chia nhóm (2 nhóm).
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới.
- Chia lớp thành nhóm 6.
- Yêu cầu hs đọc bài tập 2.
- gv nhận xét chung.
C. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài.
- Hs nêu đặc điểm dân cư và kinh tế của huyện Vĩnh Lộc?
- hs làm việc cả lớp.
- một số hs lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ Thế giới. 
- Lớp nhận xét bổ sung 
- hs chơi trò chơi: “Đối đáp nhanh” – chia nhóm (2 nhóm).
- Hs nêu tên quốc gia, hs nhóm khác nêu nước ấy ở châu lục nào?
- Nhóm nào trả lời đúng nhiều hơn nhóm đó thắng cuộc.
- hs đọc bài tập 2.
+ Nhóm 1: Làm bảng thống kê a.
+ Nhóm 2: Bảng thống kê b (Phần Châu á, Âu, Phi)
+ Nhóm 3: Bảng thống kê b (Phần các châu lục còn lại)
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét.
 Thứ 6 ngày 2 tháng 5 năm 2008
Tập làm văn: Tả người (kiểm tra viết)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hs viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh cso bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu đúng; câu văn cso hình ảnh cảm xúc.
II. Chuẩn bị:
- Hs: Chuẩn bị dàn ý bài văn đã lập ở tiết trước.
- Gv: Bảng phụ chép sẵn 3 đề văn.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm bài.
- Gv treo bảng phụ ghi sẵn 3 đề văn lên bảng lớp.
- Cho hs nối tiếp nhau đọc đề.
- Nhắc hs chọn một trong các đề để làm, lưu ý chọn đề đã lập dàn ý ở tiết trước để làm.
Hoạt động 2: Hs làm bài.
- Hs viết bài vào giấy kiểm tra.
- Gv quan sát, nhắc nhở cho hs yếu.
- Hs viết xong, soát lại bài.
- Gv thu bài.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Chuẩn bị giờ sau.
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 Giúp hs ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải một số bài toán có dạng đặc biệt.
II. Chuẩn bị:
 Bảng phụ vẽ sẵn hình trong SGK và bảng nhóm để hs làm bài tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
gv
hs
A. Bài cũ.
- Gọi hs lên bảng viết công thức tính diện tích xung quanh và diện tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Bài tập 1.
- Gợi ý để hs nêu được dạng toán: Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
- Gọi hs lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở, gv chốt lại kết quả.
Hoạt động 2: Bài tập 2.
- Gợi ý hs nêu dạng toán “tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”
- gv chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động 3: Bài tập 4.
- Treo bảng phụ cho hs quan sát kĩ biểu đồ.
- Chia nhóm cho hs làm vào bảng nhóm, dán trên bảng lớp.
 - gv chốt lại kết quả.
Hoạt động 4: Bài tập 3.	
- gv nhận xét chung.
C. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài và làm BT Toán.
- hs lên bảng viết công thức tính diện tích xung quanh và diện tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- hs lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở, hs nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở, hs nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- hs quan sát kĩ biểu đồ. 
- hs làm vào bảng nhóm, dán trên bảng lớp, lớp nhận xét.
 - Hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Hs tự tóm tắt và giải vào vở.
- Hs nêu miệng bài toán, lớp nhận xét
Kĩ thuật: Lắp ghép mô hình tự chọn (Tiết1)
I. Mục tiêu
 HS cần phải:
- Lắp được mô hình đã chọn
- Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
II. Đồ dùng dạy học
- Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK .
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động 1. HS chọn mô hình lắp ghép
- GV cho cá nhân hoặc nhóm HS tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Đạo đức: Đạo đức địa phương: 
 Tìm hiểu về an toàn giao thông	
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Có những hiểu biết về giao thông
- Có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi đúng luật giao thông.
- HS biết tham gia giao thông an toàn.
II. đồ dùng dạy học:
- Một số biển báo giao thông, 3 quả bóng.
- Thẻ có ghi a, b, c
GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi và các phương án trả lời.
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
 HĐ1: Khởi động: GV cho cả lớp hát bài về an toàn giao thông.
HĐ2: Tìm hiểu về luật giao thông.
Bước 1: Chia lớp thành 3 đội chơi.
Bước 2: GV đóng vai là người dẫn chương trình nêu câu hỏi chung cho cả 3 đội.
bước 3: 
Câu1: Khi qua ngã tư đường gặp đèn đỏ:
a) dừng lại quan sát rồi có tín hiệu đèn xanh mới đi.
b) Không cần quan sát tiếp tục đi.
c) đi thật nhanh qua đường.
Câu 2: Khi tham gia giao thông đường bộ các em nên đi về phần đường:
a) Bên trái
b) Bên phải.
c) Giữa đường
câu 3: ở địa phương em có những loại hình giao thông nào?
a) Đường bộ và đường thuỷ
b) Đường bộ và đường sắt
c) đường bộ, đường sắt, đường không.
Câu 4: Khi đi xe đạp em cần:
a) đi hàng một: về phía bên phải.
b) đi dàn hàng ngang
c) Phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách.
Câu 5: Khi chơi thể thao các em nên chơi ở:
a) Chơi sân bãi
b) Lòng đường
c) đình, chùa, nhà văn hoá.
* Sau mỗi câu hỏi GV kết luận, chọn ý đúng, nhận xét, tuyên dương.
HĐ3: Xử lí tình huống
- GV chia lớp thành 3 nhóm, chia mỗi nhóm một tình huống
- Tình huống: Đi học về em thấy một nhóm bạn đang chơi dá bóng ở lòng đường em sẽ làm thế nào?
? Theo em cách giải quyết của nhóm nào đưa ra là phù hợp nhất.
- GV kết luận: Em cần khuyên bạn không chơi bóng dưới lòng đường vì chơi như vậy là rất nguy hiểm.
HĐ nối tiếp:
 - GV nhận xét, khen ngợi những Hs đã biết chấp hành tốt luật an toàn giao thông.
- Nhắc nhở HS ý thức chấp hành luật an toàn giao thông để giữ an toàn và trật tự cho bản thân và mọi người.
- các đội phân tổ trưởng, mỗi tổ một đội chơi.
- Các đội thảo luận câu hỏi trong thời gian 30 giây để trả lời phương án trả lời a hoặc b hoặc c.
- ý a
- ý b
- ý a
- ý a
- ý a
- các nhóm đưa ra cách giải quyết, thảo luận trong 3 phút.
- Các nhóm thể hiện cách giải quyết.
- Các nhóm nhận xét cách đóng vai của nhóm
- Một số HS trả lời.
- Lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An tong hop lop 5 tuan 33 B1.doc