Mục tiêu
1. Học sinh hiểu :
-Mỗi nhà trường đều có truyền thống tốt đẹp cần được giữu gìn và phát huy.
- Giừ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường là quền và trách nhiệm của mỗi học sinh.
2. Biết giữu gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường bằng những hành động cụ thể.
3. Có thái độ trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của nhà trường.Tự hào là học sinh của trường.
TUẦN 33 Thứ hai, ngày 25 tháng 4 năm 2011 Tiết 1: Chào cờ ---fe--- Tiết 2 Thể dục (GV chuyên soạn giảng) ---***--- Tiết 3 Đạo đức GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA NHÀ TRƯỜNG (T2) I. Mục tiêu 1. Học sinh hiểu : -Mỗi nhà trường đều có truyền thống tốt đẹp cần được giữu gìn và phát huy. - Giừ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường là quền và trách nhiệm của mỗi học sinh. 2. Biết giữu gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường bằng những hành động cụ thể. 3. Có thái độ trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của nhà trường.Tự hào là học sinh của trường. II. Chuẩn bị: III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin -Một số học sinh trình bày kết quả sưu tầm của mình về các thành tích của nhà trường qua cac năm học ? Nhà trường chúng ta có những truyền thống tốt đẹp gì? -GV kết luận : Mỗi nhà trường đều có những truyền thống tốt đẹp cần giữ gìn và phát huy. Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến. -GV treo bảng phụ nêu từng ý kiến đã ghi trên bảng phụ a) Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường là trách nhiệm của các thầy cô giáo. b) Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường là quyền, là trách nhiệm của các thầy giáo cô giáo và học sinh trong nhà trường. c) Chỉ những học sinh lớp 4 và lớp 5 mới có thể tham gia vào các hoạt động giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường. d) Tất cả học sinh đều có thể tham gia vào các hoạt động giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Kết luận : Các ý kiến b, d đúng. Hoạt động 3 Trò chơi “ Bông hoa truyền thống” GV chia lớp thành 4 nhóm Hướng dẫn cách chơi, quy định chơi. GV nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc . Kết luận : Mỗi học sinh có thể tham gia rất nhiều các hoạt động để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Hoạt ddoobngj tiếp nối: Dặn học sinh thường xuyên tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. -HS thảo luận nhóm 4 Đại diện nhóm trình bày -Nhóm khác nhận xét, bổ sung -HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu. HS làm việc theo nhóm : Thảo luận rồi ghi những việc có thể làm để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường để tạo thành bông hoa truyền thống Tiết 4 Toán Tiết 161: ÔN TẬP VỀ DIỆN TÍCH ,THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH I. Mục tiêu Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học. Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi tóm tắt như SGK, mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/Kiểm tra bài cũ: Nêu quy tắc công thức tính diện tích hình thang ? Nêu cách tính chiều cao, tổng 2 đáy của hình thang Giải bài tập 4 Gv nhận xét, ghi điểm B/Bài mới : a)Giới thiệu bài: Ôn tập về diện tích, thể tích một số hình b)Hướng dẫn HS ôn tập: -GV treo mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương -Cho HS nêu qui tắc công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích -Cho HS nhắc lại -Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: -Cho HS đọc yêu cầu bài tập -GV hướng dẫn HS tính diện tích quét vôi -Gv nhận xét, sửa chữa Bài 2: -Cho HS đọc yêu cầu bài tập -Hãy nêu cách tính thể tích cái hộp -Nêu cách tính toàn phần của hình lập phương ? -Cho HS giải -Gv nhận xét Bài 3:-Cho HS đọc yêu cầu bài tập -Muốn tính thời gian bơm đầy bể nước cần biết gì ? -Tính thời gian để bơm đầy bể bằng cách nào ? -Cho HS làm bài vào vở -Gv nhận xét, sửa chữa C/Củng cố, dăn dò : Nêu qui tắc công thức tính diện tích xung quanh ,diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương . Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở Chuẩn bị : Luyện tập HS nêu và làm bài tập -HS nêu -HS nhắc lại -HS đọc yêu cầu bài tập -HS thảo luận tìm cách tính Giải: Diện tích xung quanh phòng học: (6 + 4,5 ) x 2 x 4 = 84(m2 ) Diện tích trần nhà: 6 x 4,5 = 27 (m2) Diện tích cần quét vôi: 84 + 27 - 8,5 = 102,5 ( m2) Lớp nhận xét -HS đọc -HS trả lời Giải : a/ Thể tích cái hộp hình lập phương: 10 x 10 x 10 = 1000( cm3) b/ Diện tích giấy màu cần dán chính là diện tích toàn phần của hình lập phương. Vậy diện tích giấy màu cần dùng: 10 x 10 x 6 = 600 (cm2) -HS nhận xét -HS đọc -HS trả lời theo gợi ý của GV Giải : Thể tích bể nước là: 2 x 1,5 x1 = 3 ( m3) Thời gian để vòi chảy đầy bể là 3 :0,5 = 6 (giờ ) HS nhận xét Tiết 5 Lịch sử BÀI 29 : ÔN TẬP LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY I. Mục tiêu Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay: - Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. - Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất. II. Chuẩn bị: Bản đồ hành chính Việt nam (để chỉ địa danh liên quan đến các sự kiện được ôn Tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến kiến thức các bài. Phiếu học tập. HS : SGK. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra sự chuẩn bị ôn tập của HS -Gv nhận xét B/ Bài mới: 1) Giới thiệu bài: “Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX dến nay”. 2) Nội dung bài giảng a) Hoạt động 1: Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945 đến 1975 -GV dùng bảng phụ, HS nêu ra 4 thời kì lịch sử đã học. -Từ năm 1945 đến nay lịch sử Việt Nam chia làm mấy giai đoạn ? -Mỗi giai đoạn có sự kiện lịch tiêu biểu nào? Sự kiện đó xảy ra vào thời gian nào? -GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc lịch sử quan trọng. b/Hoạt động 2: Thi kể chuyện lịch sử -GV yêu cầu HS tiếp nối nêu tên các trận đánh lớn của lịch sử từ 1945-1975, kể tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn đó. -GV cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm chọn kể một trận đánh. -Gv nhận xét tuyên dương C/Củng cố, dặn dò: GV nhắc lại nội dung chính của bài. Nhận xét tiết học Chuẩn bị Ôn tập học kì 2 - HS nghe. -Cho HS thảo luận và nêu: +Từ 1945-1954: Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống Pháp. +1954-1975: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. +1975 đến nay: Xây dựng CNXH trong cả nước Sự kiện tiêu biểu : Ngày 19-8-1945, Cách mạng tháng Tám thành công. 2-9-1945, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 7-5-1954, chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp Tháng 12- 1972, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, đưa đến buộc Mĩ kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lặp lại hoà bình ở Việt Nam Ngày 30-4 -1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất. 25-4-1976 Tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam thống nhất. - Các nhóm trình bày - HS nghe, bổ sung -HS nêu lại Thứ ba, ngày 4 tháng 4 năm 2011 Tiết 1 Mĩ thuật Bài 33: Vẽ trang trí TRANG TRÍ CỔNG TRẠI HOẶC LỀU TRẠI THIẾU NHI I. Mục tiêu - HS hiểu vai trò và ý nghĩa của trại thiếu nhi. - HS biết cách trang trí và trang trí được cổng hoặc lều trại theo ý thích. - HS yêu thích các hoạt động tập thể. II. Chuẩn bị: GV: - Ảnh chụp cổng trại và lều trại,... - Bài vẽ cúa HS ở lớp trước. Hình gợi ý cách vẽ HS: - sưu tầm hình ảnh về trại thiếu nhi. - Giấy hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, thước, màu,... III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giới thiệu bài mới. HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét: - GV giới thiệu 1 số hình ảnh về trại và đặt câu hỏi: + Hội trại thường được tổ chức vào dịp nào? + Trại gồm có những phần nào? + Những vật liệu cần thiết để dựng trại? - GV tóm tắt và bổ sung. HĐ2: Hướng dẫn HS cách trang trí: 1- Trang trí cổng trại: + Nêu các bước tiến hành trang trí cổng trại? - GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn. 2- Trang trí lều trại: + Nêu cách trang trí lều trại? - GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn. HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành. - GV nêu y/c bài tập. - GV bao quát lớp,nhắc nhở HS tìm hình dáng chung cho cổng trại hoặc lều trại,... - Trang trí bố cục, hoạ tiết, màu sắc,... - GV giúp dỡ HS yếu, động viên HS K,G,... HĐ4: Nhận xét, đánh giá: - GV chọn 4 đến 5 bài(K,G, Đ,CĐ) để n.xét. - GV y/c 2 đến3 HS nhận xét. - GV nhận xét, đáng giá bổ sung,... * Dặn dò: - Sưu tầm tranh ảnh có nội dung em thích. - Nhớ đưa vở, bút chì, tẩy, màu,... để học./. - HS quan sát và trả lời. + Vào dịp lễ, Tết, ngày 26-3,... + Gồm: Cổng trại và lều trại. + Vật liệu:Tre,nứa, lá vải ,giấy - HS lắng nghe. - HS trả lời: + Vẽ hình cổng, hàng rào,... + Vẽ hình trang trí. + Vẽ màu. - HS quan sát và lắng nghe. - HS trả lời: + Vẽ hình lều trại . + Trang trí ,lều trại theo ý thích. - HS quan sát và lăng nghe. - HS vẽ bài: Vẽ cổng trại hoặc lều trại theo cảm nhận riêng, trang trí theo ý thích,... - HS đưa bài lên để nhận xét. - HS nhận xét - HS lắng nghe. - HS lắng nghe dặn dò. Tiết 2 Tập đọc LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM I. Mục tiêu Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật. - Hiểu nội dung 4 điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Chuẩn bị: -Tranh ảnh minh hoạ bài học. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra: -Kiểm tra 2HS. -Gv nhận xét +ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểuvề luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài : a/ Luyện đọc : -GV Hướng dẫn HS đọc. ØChia đoạn theo 4 điều luật :15, 16, 17 , 21. -Luyện đọc các tiếng khó: quyền, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, công lập, bản sắc -Gv đọc mẫu toàn bài. b/ Tìm hiểu bài: GV Hướng dẫn HS đọc. ØĐiều 15,16 , 17: + Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ? Giải nghĩa từ :quyền. + Hãy đặt tên cho mỗi điều luật nói trên. ØĐiều 21: + Nêu những bổn phận của trẻ em được ... ta gây dựng nên . Tiết 5 Tập làm văn ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu - Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. - Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập. II. Chuẩn bị: + Bảng phụ viết 3 đề văn. Bảng nhóm cho HS lập dàn ý. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS đọc đoạn văn của bài văn tả con vật mà em đã viết lại. -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS -Gv nhận xét B/ Bài mới: 1)Giới thiệu bài: Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người? Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết, hôm nay các em cùng lập dàn ý cho bài văn tả người và trình bày miệng một đoạn trong dàn ý của mình. 2) Hướng dẫn làm bài tập: FBài tập 1: Chọn đề bài. -Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1. +GV treo bảng phụ ghi sẵn 3 đề văn. -Cho HS phân tích từng đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng. a/Tả cô giáo hoặc thầy giáo đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. . b/Tả một người ở địa phương em sinh sống c/Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. -GV cho HS nêu đề bài các em đã chọn. +Lập dàn ý: -Cho HS đọc gợi ý 1 , 2 SGK. Dựa vào gợi ý 1, các em lập dàn ý bài văn. GV cho 4 em làm trong bảng nhóm -Cho HS trình bày kết quả -GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn ý. FBài tập 2: -Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2. -GV nhắc lại yêu cầu: Dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm -Cho HS thi trình bày bài văn trước lớp. -GV nhận xét, bổ sung và tuyên dương. C/Củng cố dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Về nhà viết lại dàn ý cho hoàn chỉnh chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra viết văn tả người. -HS đọc HS đọc, lớp theo dõi SGK. -Theo dõi bảng phụ. - HS phân tích từng đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng. -HS nêu đề bài mình sẽ chọn để lập dàn ý -1 HS đọc, lớp theo dõi SGK. -HS lập dàn ý vào vở. -Lần lượt HS trình bày. -Lớp nhận xét, bổ sung. -HS tự sửa dàn ý của mình. -HS đọc yêu cầu bài tập 2, lớp đọc thầm. -HS trình bày trước nhóm, nhóm góp ý, bổ sung. -Đại diện nhóm thi trình bày. -Lớp nhận xét, bổ sung. Thứ sáu, ngày 4 tháng 4 năm 2011 Tiết 1 Âm nhạc (GV chuyên soạn giảng ) ---***--- Tiết 2 Luyện từ câu ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU: Dấu ngoặc kép I. Mục tiêu - Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được BT thực hành về dấu ngoặc kép. - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3). II. Chuẩn bị: -Bút dạ + giấy khổ to ghi ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép, giấy để HS làm bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra: - Tìm các từ đồng nghĩa với từ “ trẻ em” ? - Tìm những hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em? B.Bài mới : 1.Giới thiệu bài :Hôm nay chúng ta cùng HS củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép, nêu được tác dụng. Làm đúng bài tập thực hành để nâng cao kĩ năng sử dụng. 2.Hướng dẫn HS ôn tập : FBài 1: -Gv Hướng dẫn HS làm BT 1. -Mời HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. Gv dán tờ giấy đã viết nội dung ghi nhớ. -Nhắc HS : Đoạn văn đã có những chỗ phải điền dâu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp . Để làm đúng bài tập, các em phải đọc kĩ đề, phát hiện chỗ nào để điền cho đúng. -GV nhận xét, chốt lời giải đúng . Em nghĩ:"Phải nói ngay..thầy biết”(dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ nhân vật ) Ngồi đối diện , ra vẻ người lớn : “ Thưa thầy , ở trường này”.( dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật ) FBài 2: -Gv Hướng dẫn HS làm BT2. -Nhắc Hs chú ý: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa đặt trong dấu ngoặc kép. Nhiệm vụ của các emlà đọc kĩ và phát hiện để làm bài. -GV nhận xét, chốt lời giải đúng : “ Người giàu có nhất” ; “ gia tài” FBài 3: -Gv Hướng dẫn HS làm BT3. -Nhắc HS: viết đoạn văn đúng yêu cầu, dùng dấu ngoặc kép đúng : Khi thuật lại một phần cuộc họp của tổ, các em phải dẫn lời nói trực tiếp của các thành viên trong tổ, dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt. -Gv phát bút dạ và phiếu cho HS. -Nhận xét, chấm điểm cho HS. C. Củng cố, dặn dò: -GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng. .Chuẩn bị :Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận. -2 HS làm lại bài 4 tiết trước. -Lớp nhận xét. -HS lắng nghe. -HS đọc nội dung BT1. -Nhắc lại tác dụng trên bảng + dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm. + dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. -HS lắng nghe và điền đúng. -Lên bảng dán phiếu và trình bày. -Lớp nhận xét. -HS đọc nội dung Bt2 . -Nhăùc lại tác dụng trên bảng. -HS lắng nghe và điền đúng. -Lên bảng dán phiếu và trình bày. -Lớp nhận xét. -HS đọc nội dung BT3. -HS theo dõi. -Suy nghĩ và viết vào vở, HS làm phiếu lên bảng dán phiếu, trình bày kết quả, nói rõ tác dụng của dấu ngoặc kép. -Lớp nhận xét. -HS nêu. -HS lắng nghe. Tiết 3 Tập làm văn TẢ NGƯỜI( Kiểm tra viết) I. Mục tiêu Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học. II. Chuẩn bị: + Dàn ý cho đề văn của HS III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B/Bài mới: 1 )Giới thiệu bài: Trong tiết học ở tuần trước, mỗi em đã lập 1 dàn ý và trình bày miệng của bài văn tả người theo dàn ý. Trong tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh bài văn tả người. 2 ) Hướng dẫn làm bài: -Cho HS đọc 3 đề bài và gợi ý của tiết viết bài văn tả người. -GV nhắc HS: + Đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước, các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập, tuy nhiên nếu muốn các em vẫn có thể thay đổi và chọn các đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước. + Các em cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa ( nếu cần ), sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn. GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV, chú ý cách dùng dùng từ đặt câu, một số lỗi chính tả mà các em đã mắc trong lần trước. Học sinh làm bài: -GV cho HS làm bài. -GV thu bài làm HS. C / Củng cố dặn dò: -GV nhận xét tiết kiểm tra. -Tiết sau trả bài văn tả cảnh đã viết. -HS đọc đề bài và gợi ý. -HS lắng nghe. -HS chú ý. -HS làm việc các nhân -HS nộp bài kiểm tra. -HS lắng nghe. Tiết 4 Toán Tiết 165:LUYỆN TÂP I. Mục tiêu Biết giải một số bài toán có dạng đã học. II/ CHUẨN BỊ:Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/Ổn định tổ chức: A/Kiểm tra bài cũ: -Nêu cách giải bài toán rút về đơn vị ? -HS làm bài tập 3 -GV nhận xét ghi điểm B/Bài mới : 1)Giới thiệu bài: Luyện tập 2)Hướng dẫn HS làm bài tập FBài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài tập GV vẽ hình lên bảng như SGK Cho HS nêu các bước giải dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số : ( Bước 1 vẽ sơ đồ - Bước 2 : Tìm hiệu số phần và tìm giá trị một phần – Bước 3 Tìm số bé số lớn ) Gv nhận xét, sửa chữa FBài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài tập Nam | | | | 35 HS Nữ | | | | | Cho hS nêu cách giải dạng toán GV nhận xét và xác nhận cách giải khác FBài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài tập Hãy xác định dạng toán Gv nhận xét, sửa chữa Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài tập Cho hS quan sát biểu đồ, nêu cách giải Hãy nêu cách tìm một số khi biết giá trị tỉ số phần tăm của số đó ?( Lấy giá trị của tỉ số phần trăm nhân với 100 và chia cho số chỉ phần trăm; hoặc lấy số đó chia cho số chỉ chỉ phần trăm rồi nhân với 100) Gv nhận xét, sửa chữa C/Củng cố,dăn dò: Nêu cách giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu tỉ số, tổng và tỉ số ? Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở Chuẩn bị: Luyện tập Nhận xét -HS hát. -HS nêu và giải bài toán 3 HS đọc và quan sát hình vẽ HS thảo luận nêu cách giải Giải : Diện tích hình tam giác BEC là: 13,6 :( 3-2 ) x 2 =27,2 (cm2) Diện tứ giác ABED là: 27,2 +13,6 =40,8 ( cm2) Diện tích tứ giác ABCD là: 27,2 +40, 8 = 68 ( cm2) HS nhận xét và nêu cách giả khác HS nêu cách giải và giải: Số HS nam trong lớp có là: 35 : ( 3 + 4 ) x 3 =15 (HS ) Số HS nữ trong lớp có là: 35 – 15 = 20 ( HS ) Số HS nữ nhiều hơn số HS nam: 20 -15 = 5 ( HS ) HS nhận xét và nêu cách giải khác HS đọc đề toán và xác định dạng toán : Bài toán tương quan tỉ lệ ( thuận ) và cách giải rút về đơn vị Giải :Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết số xăng là 12 : 100 x 75 = 9 ( l ) HS nhận xét HS đọc đề toán và nêu cách giải Giải: Tỉ số phần trăm HS khá của trường là: 100% -25%- 15% = 60 % Số HS toàn trường là: 120 x 100 x 60 = 200 ( HS ) Số HS giỏi: 200 x 25 :100 = 50 ( HS ) Số HS trung bình: 200 x 15 :100 = 30 ( HS ) HS nhận xét Tiết 5 SINH HOẠT CHỦ NHIỆMTUẦN 33 I. Mục tiêu - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 33 - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Duy trì SS lớp tốt. - Vệ sinh lớp sạch sẽ. * Học tập: - Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Thi đua hoa điểm 10 : tốt. - Duy trì ôn tập, phụ đạo HS yếu -Tham gia các phong trào thi đua khá nghiêm túc. * Văn thể mĩ: - Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc. - Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ. - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học. - Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt. * Hoạt động khác: III. Kế hoạch tuần 34: * Nề nếp: - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học. - Tích cực tham gia các buổi ôn tập, phụ đạo. - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. * Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 34 - Tích cực tự ôn tập kiến thức trong thời gian ở nhà. - Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp. - Tiếp tục phụ đạo HS yếu. - Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường. - Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS. * Vệ sinh: - Thực hiện VS trong và ngoài lớp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Tiếp tục thực hiện trang trí lớp học. * Hoạt động khác: V. Tổ chức trò chơi : GV tổ chức cho HS thi đua giải toán nhanh giữa các tổ nhằm ôn tập, củng cố các kiến thức đã học. PHẦN KÍ DUYỆT
Tài liệu đính kèm: