Giáo án Lớp 5 tuần 34 - Trường trung tiểu học Bắc Mỹ

Giáo án Lớp 5 tuần 34 - Trường trung tiểu học Bắc Mỹ

Tuần 34 Tập đọc

Lớp học trên đường

I. Mục tiêu, yêu cầu

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

- Hiểu ý nghĩa câu truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

- Giáo dục HS ý thức học tập tốt

II Đồ dùng – dạy – học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Hai tập truyện Không gia đình (nếu có) + bảng phụ.

 

doc 42 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1012Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 34 - Trường trung tiểu học Bắc Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34	Tập đọc
Lớp học trên đường
I. Mục tiêu, yêu cầu
Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
Hiểu ý nghĩa câu truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
Giáo dục HS ý thức học tập tốt
II Đồ dùng – dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Hai tập truyện Không gia đình (nếu có) + bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ 4’
- Kiểm tra 2 HS.
- Những câu thơ nào cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp?
- Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
- GV nhận xét + cho điểm
- HS1 đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi:
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.
- HS2 đọc thuộc lòng bài thơ + trả lời câu hỏi.
- Con người tìm tháy hạnh phúc trong cuộc đời thật.
2. Bài mới
Giới thiệu bài 1’
 Trong cuộc sống, có biết bao trẻ em nghèo không được cắp sách tới trường. Nhưng có những con người nhân từ đã sẵn sàng giúp các em học chữ trong những hoàn cảnh khó khăn. Bài tập đọc Lớp học trên đường sẽ giới thiệu với ác em một con người nhân từ đã giúp trẻ nghèo học chữ.
- HS lắng nghe.
Luyện đọc
HĐ1:GV đọc diễn cảm toàn bài
GV đọc giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc...
 • Lời cụ Va-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm, khi nghiêm khắc, lúc nhân từ
 • Lời của Rê-mi: dịu dàng, cảm xúc. 
- GV đưa tranh minh hoạ lên cho HS quan sát và giới thiệu tranh.
- Cho HS đọc phần xuất xứ của đoạn trích.
- GV chia đoạn: 3 đoạn
 • Đoạn 1: từ đấu đến “...mà đọc được”
 • Đoạn 2: tiếp theo đến “....vẫy vẫy cái đuôi”
 • Đoạn 3: phần còn lại
HĐ2: HS đọc đoạn nối tiếp
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- Cho HS luyện đọc tên riêng nước ngoài: Va-ta-li, Ca-pi, Rê-,i.
HĐ3: HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài
- HS đọc thầm cả bài, lớp đọc thầm trong SGK.
- HS quan sát tranh và nghe lời giới thiệu.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn.
- HS luyện đọc.
- HS đọc theo nhóm 3, mỗi em đọc một đoạn.
- 2HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS giải nghĩa từ.
Tìm hiểu bài 10’-11’
• Đoạn 1
- Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
- Cho HS đọc lướt lại bài văn.
- Lớp học của Rê-mi có gì nghộ nghĩnh?
- Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau như thế nào?
• Đoạn 2+3
- Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là cậu bé hiếu học.
- Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi kiếm sống.
- Cả lớp đọc lướt.
- Lớp học rất đặc biệt. Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường. Lớp học ở trên đường đi.
- Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca-pi có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quên....
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- Các chi tiết đó là: Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái. Bị thầy chê trách, Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau Rê-mi đã đọc được.
- HS có thể phát biểu.
• Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
• Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em học tập.
Đọc diễn cảm 5’-6’
- Cho HS đọc diễn cảm
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc và hướng dẫn cho HS đọc.
- Cho HS thi đọc
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
- 3 HS nối tiếp đọc diễn cảm. Mỗi em đọc một đoạn.
- HS đọc đoạn.
- Một bài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 3’
- Em hãy nêu ý nghĩa của truyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Không gia đình.
 Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của cậu bé nghèo Rê-mi.
Toán 	Tiết 166
Luyện tập
A. Mục tiêu
 - Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải toán về chuyển động đều.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng 
 - Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
 Họat động 1: Thực hành – luyện tập
Bài 1: Nhóm.
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt.
- Gợi ý:
- Hỏi: Bài toán thuộc dnạg toán nào? Viết các công thức tính giá trị các đại lượng liên quan trong dạng toán?
- Nêu công thức cần dùng để giải mỗi phần của bài toán đã cho?
- Gọi 3 HS trung bình lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV lưu ý: Để thay vào các công thức, các số đo thời gian phải chuyển về cùng một đơn vị.
Bài 2: Cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Ta biết ô tô đi hết AB là 1,5 giờ; muốn biết thời gian ô tô đến trước xe máy bao lâu cần biết điều gì?
- Để tính thời gian xe máy đi hết AB cần biết những yếu tố nào?
- Tính vận tốc xe máy bằng cách nào?
- Tính vận tốc ô tô bằng cách nào?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Còn cách nào khác không?
Nếu không có HS nào làm khác, GV có thể gợi ý: Đây là bài toán có hai đại lượng quan hệ tỉ lệ nghịch. Vì ô tô và xe máy cùng đi hết quãng đường AB mà vận tốc ô tô lớn gấp hai lần, thì thời gian đi của ô tô sẽ nhỏ hơn hai lần.
Từ đó dễ dàng tìm được thời gian xe máy đã đi và biết được ô tô đến trước xe máy bao lâu.
- Yêu cầu HS tự giải cách hai (ở nhà)
- GV đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò 3’
- Nhận xét giờ học
- HS về học bài, chuẩn bị bài sau
Bài 1:
a) s = 120km; t = 2giờ 30phút; v =?
b) v= 15km/giờ; t = nửa giờ; S = ?
c) v = 5km/giờ; S = 6km; t = ?
- Bài toán thuộc dạng toán chuyển động đều. Có 3 công thức tính giá trị các đại lượng liên quan trong bài toán đó là:
v = s : t
s = v t 
t = s : v
a) Tính vận tốc biết quãng đường và thời gian: v = s : t
b) Tính quãng đường biết vận tốc và thời gian: s = v t
c) Tính thời gian biết vận tốc và quãng đường: t = s : v
Bài 2:
Quãng đường AB là:
AB = 90km
tô tô = 1,5giờ
vô tô = 2 lần v xe máy
Ô tô đến B trước xe máy bao lâu?
- Thời gian cần để xe máy đi đến B.
- Cần biết quãng đường và vận tốc.
- Vận tốc ô tô gấp hai lần vận tốc xe máy nên vxe máy = v ô tô : 2
- Lấy độ dài quãng đường chia cho thời gian mà ô tô đã đi.
- HS nhận xét
- HS nghe gợi ý.
Toán 	Tiết 167
 Luyện tập
A. Mục tiêu
 - Ôn tập củng cố kiến thức kĩ năng giải bài toán có nội dung hình học.
 - Rèn kĩ năng làm toán cho HS 
 - Giáo dục HS yêu thích môn học 
B. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
 Hoạt động 1: Thực hành – luyện tập
Bài 1: Cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt.
- Muốn tính tiền mua gạch lát nền nhà cần biết gì?
- Tính số viên gạch bằng cách nào?
- Muốn tính diện tích nền nhà cần biết yếu tố gì?
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV đánh giá.
Bài 3: lớp
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt.
- GV vẽ hình lên bảng.
a) Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
b) Nêu cách tính diện tích hình thang.
c) Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách tính diện tích tam giác EDM.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- Gợi ý: Nên tính theo cách 2 vì bước tính ngắn gọn.
- Gọi 2 HS lên bảng, 1 HS làm 2 phần đầu, 1 HS làm phần cuối.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét giờ học
- HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Bài 1:
Hình chữ nhật có: a = 8m, b =a
Gạch hình vuông cạnh 4dm; giá 20000 đồng/viên.
Lát nền nhà:..Tiền gạch?
- Số viên gạch cần lát.
- Diện tích nền nhà chia cho diện tích một viên gạch.
- Chiều rộng nền nhà
- HS nhận xét.
Bài 3: phần c trên chuẩn
Tóm tắt:
- Hình chữ nhật ABCD có:
SABCD = SEBCD + SADE
a) DABCD = ?
b) Diện tích EBCD?
c) M là trung điểm BC. Tính diện tích EMD.
- Chiều dài cộng chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
- Đáy nhỏ cộng đáy lớn nhân chiều cao rồi chia cho 2.
- HS thảo luận, nêu hướng giải.
- C1: SEDM = SABCD – SADE – SEBM - SDMC
- C2: SEDM = SEBCD – SEBM - SDMC
- HS nhận xét.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận
I. Mục tiêu, yêu cầu
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
- Biết viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật út Vịnh, về bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện an toàn giao thông.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng – dạy – học
- Một vài trang từ điển đã phô tô có từ cần tra cứu ở BT1, BT2
- Bút dạ + 3 tờ phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ 4’
- Kiểm tra 3 HS
- GV nhận xét + cho điểm
- 3 HS lần lượt đọc đoạn văn viết ở tiết Luyện từ và câu trước.
Bài mới
1. Giới thiệu bài mới
 Các em đã được biết trẻ em có quyền và bổn phận gì đối với gia đình và xã hội qua bài tập đọc Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em lại được mở rộng vốn từ về quyền và bổn phận. Bài học sẽ giúp các em hiểu thêm nghĩa của một số từ ngữ về quyền và bổn phận của con người.
- HS lắng nghe.
2. Làm BT
HĐ1: HS làm BT1 (8’-9’)
- GV giao việc:
 · Đọc lại ý a, b
 · Xếp từ cho trong ngoặc đơn (quyền hạn, quyềnh hành, quyền lợi, quyền lực, nhân quyền, thầm quyền) vào 2 nhóm a, b
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu + bút dạ cho 3 HS
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng
 · Nhóm a: quyền lợi, nhân quyền
 · Nhóm b: quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền
HĐ2: HS làm BT2 5’
(cách tiến hành tương tự BT1)
 · Từ đồng nghĩ bổ phận là: nghĩ vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
HĐ3: HS làm BT3(7’-8’)
 - GV giao việc:
 · Đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy
 · Trả lời câu hỏi a, b
- Cho HS làm việc
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại:
a/ Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi.
b/ Lời Bác dạy đã trở thành những quy định được nêu trong Điều 21 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Cho HS đọc thuộc Năm điều Bác Hồ dạy
HĐ4: HS làm BT4 (10’-11’)
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Bài út Vịnh nói điều gì?
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả
- GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn đúng nội dung, viết hay
- 1 HS đọc yêu cầu của BT, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS tra từ điển tìm nghĩa của các từ sau đó xếp từ vào 2 nhóm.
- 3 HS làm vào phiếu.
- 3 HS dán phiếu lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT3
- HS đọc lại bài Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (trang 145, 146).
- HS đối chiếu so sánh Năm điều Bác Hồ dạy với các điều đã học trong bài.
- Một số HS phát biểu ... được trong năm học:
Có trách nhiệm về việc làm của mình;
Có ý thức vượt khó khăn;
Nhớ ơn tổ tiên;
Xây dựng và giữ gìn tình bạn tốt;
Kính già yêu trẻ;
Hợp tác với những người xung quanh;
Yêu quê hương đất nước;
Bảo vệ môi trường...
- Giáo viên tóm tắt, kết luận chung
4. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh thực hành và rèn luyện thói quen hành vi đạo đức tốt.
Khoa học	TUẦN: 34
Tiết 67: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I. Yêu cầu
- Nêu được những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm môi trường
II. Chuẩn bị
	- Bài giảng điện tử
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Ổn định 
2-Kiểm tra bài cũ
+ Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.
+ Nêu tác hại của việc phá rừng
- GV nhận xét, đánh giá
3-Bài mới
v	Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm
- Em có biết nguyên nhân làm không khí và nguồn nước bị ô nhiễm?
- Trình chiếu 1 đoạn phim chủ đề tác động của con người đến môi trường, yêu cầu HS xem phim và nêu cảm nghĩ về đoạn phim đồng thời trả lời câu hỏi đầu bài.
- GV chốt lại nội dung:
	¨	Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông.
	¨	Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy và đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu.
+ Sự đi lại của tàu thuyền trên sông biển, thải ra khí độc, dầu nhớt
GV cho HS xem các hình ảnh kèm theo câu đố:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu những con tàu lớn bị đắm hoặc những đường dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một số cây trong hình bị trụi lá?
+ Bức tranh trên thể hiện điều gì? 
- GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước. Đặc biệt là sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất, khai thác tài nguyên và sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người. Giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước có mối liên quan chặt chẽ.
v Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của việc ô nhiễm môi trường
GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Liên hệ những việc làm của người dân ở địa phương em gây ô nhiễm môi trường không khí và nước.
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
GV tổng kết các đáp án:
+ Một số thói quen sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương gây ô nhiễm môi trường là: khí thải từ hoạt động sản xuất, đun nấu, vứt rác bừa bãi, để nước thải sinh hoạt chảy trực tiếp ra môi trường
+ Những việc làm trên gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của động vật, thực vật và con người.
4-Củng cố - dặn dò
GV tổng kết lại nội dung bài học, giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
Chuẩn bị bài tiết học sau: “Một số biện pháp bảo vệ môi trường”.
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
3-4 HS nêu cảm nghĩ sau khi xem phim.
HS trình bày nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nước.
HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, góp ý
- HS thảo luận nhóm 4, ghi các đáp án vào phiếu thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS nêu lại nội dung chính bài học.
rút kinh nghiệm
Khoa học	TUẦN 34
BÀI 68: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Yêu cầu
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị
	- Hình vẽ trong SGK trang 140, 141, sưu tầm những hình ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường. 
III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
-Câu hỏi: Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
-GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
v	Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mỗi hình, GV gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, nêu các đáp án: Hình 1 - b; Hình 2 - a; Hình 3 - e; Hình 4 - c; Hình 5 - d.
v Hoạt động 2: Thảo luận các biện pháp bảo vệ môi trường
- GV chốt lại: Có nhiều biện pháp bảo vệ môi trường: trồng cây xanh, trồng rừng, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, xử lý khí thải, rác thải công nghiệp
v Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập
- GV phát phiếu học tập yêu cầu các nhóm thảo xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường sau đây ứng cới khả năng thực hiện ở cấp độ nào
- GV kết luận: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. 
4. Củng cố - dặn dò
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “Ôn tập môi trường và tài nguyên”
HS trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
HS làm việc cá nhân, quan sát các hình, đọc ghi chú tìm xem mỗi ghi chú thích hợp với hình nào.
- HS thảo luận nhóm 4 ghi các biện pháp bảo vệ môi trường vào bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS làm việc nhóm 4 theo yêu cầu của GV
- Các nhóm ghi kết quả vào phiếu học tập, lần lượt báo cáo kết quả
- HS nhắc lại nội dung chính của bài
TUẦN 34	Kĩ thuật
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
I- MỤC TIÊU:
-Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
-Lắp được một mô hình tự chọn.
* Với HS khéo tay:
- Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
-Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
II- CHUẨN BỊ:
 - Lắp sẵn 2 mô hình gợi ý trong SGK.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
I- Ổn định:
II- Kiểm tra bài cũ: “Lắp mô hình tự chọn (tiết 1)”
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp: Lắp máy bay và băng chuyền”
- GV nhận xét.
III- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: Lắp mô hình tự chọn (tiết 2, 3).
HĐ 3: HS thực hành lắp máy bay và băng chuyền.
a- Chọn chi tiết.
GV phát bộ lắp ghép.
- Yêu cầu HS chọn các chi tiết ra nắp hộp.
- GV cho HS tiến hành lắp.
b- Lắp từng bộ phận.
- GV theo dõi giúp đỡ HS lắp cho đúng.
- Sau khi các nhóm hoàn thành các bộ phận cho HS tiến hành 2 mô hình.
Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm. Các nhóm trình bày sản phẩm.
IV- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại quy trình lắp.
- Nhận xét thái độ học tập của HS.
- Hát vui.
- 2 HS nêu.
- HS chọn chi tiết và tiến hành lắp ghép máy bay và băng chuyền.
- HS nêu.
- HS các nhóm tiến hành ráp các bộ phận với nhau để hoàn thành sản phẩm.
Bài 34: Ôn tập Lịch sử cuối kì II
I. Mục tiêu: 
- Biết được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta , nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
+ Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
II. Đồ dùng dạy học: 
Phiếu học tập. Bài giảng soạn trên phần mềm PowerPoint
III. Các hoạt động dạy học:
 Đề bài
 Đáp án
Câu 1: Đánh dấu X vào ô trống trước những ý đúng:
	 Nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ là:
1. Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định sông Bến Hải (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc.
2. Quân Pháp sẽ rút hết khỏi miền Bắc Việt Nam.
3. Quân Pháp sẽ rút hết khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Trong vòng hai năm, quân Pháp sẽ rút khỏi miền Nam.
4. Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí xong, nhân dân ta sẽ tiến hành Tổng tuyển cử bầu cơ quan lãnh đạo chung thống nhất đất nước.
5. Đến tháng 7 năm 1956, nhân dân hai miền Nam – Bắc sẽ tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu cơ quan lãnh đạo chung thống nhất đất nước.
Câu 2: Nối ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp:
Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên
Quốc Hội khoá VI
1. Lấy tên nước là Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quốc huy ; Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng.
3. Quốc ca : bài Tiến quân ca.
4. Thủ đô: TP Hồ Chí Minh.
5. Đổi thành phố Sài Gòn-Gia Định thành TP Hồ Chí Minh.
Câu 3: Điền số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn mô tả trận chién đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 26 – 12 – 1972 
	Ngày 26 – 12, địch tập chung số lượng B52.. (..lần chiếc) hòng huỷ diệt.. Hơn địa điểm ở Hà Nội bị trúng bom. Riêng ở phố Khâm Thiên, bom B52 đã sát hại.. người, phá huỷngôi nhà. Quân dân ta đãđánh trả, bắn rơi .. máy bay Mĩ, trong đó có 8 máy bay., 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiềuMĩ.
Câu 4: Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
Câu 5: Ngày 30 – 4 – 1975 có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với nước ta?
Câu 1: (1,5 điểm)
	* Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
	* Đáp án : Đánh dấu X vào các ý (1 ; 3 ; 5) 
Câu 2: (1 điểm)
	* Nối đúng mỗi phần được 0,25 điểm.
	* Đáp án : Nối cột bên trái với các ý 
(1 ; 2 ; 3 ; 5)
Câu 3: (2,5 điểm)
Câu 4: (2,5 điểm)
Câu 5: (2,5 điểm)
Phòng Giáo dục – Đào tạo quận 3
Trường tiểu học Bắc Mỹ
Sinh hoạt chủ nhiệm
Lớp 5A – tuần 34
Mục tiêu:
Học sinh nắm được nội dung chủ đề tuần: Bác Hồ kính yêu
Học sinh biết tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nội dung thi đua của bản thân, của tổ, của lớp.
Thông qua chủ đề tuần để giáo dục ý thức học tập và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Học sinh ham thích và tự giác tham gia các hoạt động
Chuẩn bị:
Phiếu tự nhận xét cá nhân
Bảng thi đua các tổ
Bảng đăng kí thi đua
Ngôi sao
Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định: hát tập thể
Hoạt động 1: cá nhân “Nhận xét – đánh giá việc thực hiện nội dung thi đua trong tuần”
Phát phiếu tự nhận xét, đánh giá
Hướng dẫn học sinh thực hiện trên phiếu
Theo dõi học sinh thực hiện
Tổng kết, khen thưởng tổ xuất sắc và cá nhân điển hình
Trò chơi “giải ô chữ”
Hoạt động 2: hoạt động tập thể
Tổ chức cho học sinh trình bày những điều mình đã làm được theo 5 điều Bác Hồ dạy
Gv chốt, liên hệ thực tế
Giáo dục tư tưởng
Hoạt động 3: hoạt động nhóm
Phát động phong trào “Bác Hồ kính yêu”
Văn nghệ ca ngợi Đảng, Bác Hồ
Học tập 5 điều Bác Hồ dạy
Rèn chữ giữ vở
Bảo vệ môi trường
Gv chốt
Chúc mừng sinh nhật các bạn trong tuần 34
Hát 
Cá nhân thực hiện trên phiếu
Tổ trưởng tóm tắt thành tích của tổ mình, chọn cá nhân điển hình
Lớp trưởng tổng hợp thành tích của cả lớp
Hs tham gia trò chơi
Mỗi nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình
Hs lắng nghe 
Liên hệ thực tế
Các nhóm thảo luận và đăng kí thi đua
Các tổ đăng kí cho lớp trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34.doc