Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 - Đỗ Anh Tuấn - Trường tiểu học Hải Lựu – Sông Lô – Vĩnh Phúc

Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 - Đỗ Anh Tuấn - Trường tiểu học Hải Lựu – Sông Lô – Vĩnh Phúc

Ôn tập các bài tập đọc và học thuộc lòng; kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu, HS trả lời được 1 -2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 : phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể( Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ? ) để củng cố, khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 

doc 29 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1145Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 - Đỗ Anh Tuấn - Trường tiểu học Hải Lựu – Sông Lô – Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35
Thứ hai ngày tháng 5 năm 2009
BUOÅI SAÙNG : Tiếng Việt
ÔN TẬP (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU : 
- Ôn tập các bài tập đọc và học thuộc lòng; kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu, HS trả lời được 1 -2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 5 : phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể( Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ? ) để củng cố, khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
SGK, phiếu viết tên từng bài tập đọc từ học kì II. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1.Bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc, kiểm tra đọc ¼ số học sinh trong lớp 
- GV gọi học sinh lên bốc thăm tên bài, cho học sinh ôn lại bài 2 phút. Học sinh tự đọc theo yêu cầu của thăm. Giáo viên đọc một câu hỏi về đoạn hoặc bài để học sinh trả lời, giáo viên cho điểm.
- Học sinh nêu tên bài, tên tác giả và nối tiếp đọc bài. Lớp nhận xét, bổ sung. 
-Học sinh theo dõi, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: Củng cố về chủ ngữ, vị ngữ.
Mt: Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể(Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào ?)
- Bài tập 1: Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung.
- 1 học sinh đọc bảng tổng kết của kiểu câu Ai làm gì?
- Cho cả lớp đọc thầm yêu cầu bài 1.
- Giáo viên dán tờ phiếu tổng kết CN, VN của kiểu câu Ai làm gì ? lên bảng, giải thích.
- Giúp học sinh hiểu yêu cầu bài tập : Hãy lập thêm bảng tổng kết kiểu câu Ai thế nào ? Ai là gì ? Nêu ví dụ minh hoạ cho mỗi kiểu câu.
 - GV yc học sinh nhắc lại đặc điểm, thành phần các kiểu câu, cấu tạo của thành phần chủ ngữ, vị ngữ đã học ở lớp 4.
- Cho học sinh làm bài tại lớp. Nhận xét, sửa bài. Giáo viên chốt đáp án đúng. 
Kiểu câu Ai thế nào?
Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì) ?
Thế nào?
Cấu tạo
Danh từ (cụm danh từ) Đại từ
Tính từ (Cụm tính từ)
Động từ(Cụmđộng từ)
Ví dụ: Cánh đại bàng rất khoẻ.
Kiểu câu Ai là gì?
Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì) ?
Là gì? Là ai? Là con gì?
Cấu tạo
Danh từ (cụm danh từ)
Là+ danh từ(Cụm danh từ)
Ví dụ: Chim công là nghệ sĩ múa tài ba.
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu, 1 học sinh đọc bảng tổng kết của kiểu câu Ai làm gì?
- Hai nhóm hoàn thành vào phiếu, học sinh khác làm vào vở bài tập, cả lớp nhận xét, bổ sung.
2. Củng cố- Dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà ôn tập chuẩn bị ôn trạng ngữ.
Toán
Tiết 171 : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU : 
-Giúp học sinh ôn tập củng cố về: 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 - Kĩ năng thực hành tính và giải bài toán.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
1.Bài cũ: Gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 tiết trước.
2.Bài mới:	Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện tập
Mt: Củng cố về kĩ năng thực hành tính và giải bài toán.
Bài 1 : HS đọc đề, tìm hiểu đề, 2 học sinh lần lượt làm trên bảng, lớp làm vào vở, nhận xét, sửa bài
1 = = 
 b. : 1 = : = = 
 Kết quả bài c = 24,6; d = 43,6 
 Bài 2 : Cho học sinh đọc đề, xác định yêu cầu của đề bài, làm bài.
Các em có thể làm cách nhanh theo các rút gọn.
 a= ; b = 
Bài 3:Cho học sinh đọc đề, xác định yêu cầu của đề bài, làm bài.
-Giáo viên nhận xét, sửa bài theo đáp án:
Diện tích đáy bể bơi là: 22,5 19,2 = 432 ( m2)
Chiều cao mực nước trong bể bơi là: 414,72 : 432 = 0,96 ( m)
Tỉ số chiều cao bể bơi và chiều cao của mực nước trong bể bơi là :
Chiều cao của bể bơi là: 0,96 = 1,2 ( m)
Đáp số: 1,2m
Bài 4 :Cho học sinh đọc đề, xác định yêu cầu của đề bài, làm bài.
-Giáo viên nhận xét, sửa bài theo đáp án:
Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng nước là: 7,2 + 1,6 = 8,8 ( km/ giờ)
Quãng sông thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ: 8,8 3,5 = 30,8 (km)
Vận tốc của thuyền đi ngược dòng nước là: 7,2 – 1,6 = 5,6 ( km/ giờ)
Thời gian thuyền đi ngược dòng là: 30,8 : 5,6 = 5,5 ( giờ)
5,5 giờ = 5 giờ 30 phút
Đáp số : 30,8 km ; 5giờ 30 phút
- HS đọc đề, tìm hiểu đề, 2 học sinh lần lượt làm trên bảng, lớp làm vào vở, nhận xét, sửa bài.
- 2 học sinh lần lượt làm trên bảng, lớp làm vào vở, nhận xét, sửa bài.
-2 học sinh làm trên bảng, lớp làm vào vở, nhận xét, sửa bài.
-2 học sinh làm trên bảng, lớp làm vào vở, nhận xét, sửa bài.
3. Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học.Về nhà làm bài 5 / 177 và chuẩn bị bài: Luyện tập chung. 
Khoa học
Tiết 69 : Ôn tập : Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
I. MỤC TIÊU : 
Sau bài học, học sinh củng cố và khắc sâu hiểu biết về:
- Một số từ ngữ liên quan đến môi trường.
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Giáo dục học sinh tính không xả rác bừa bãi, giữ vệ sing cá nhân môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Phiếu học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.
Mt: Củng cố và khắc sâu hiểu biết về: Một số từ ngữ liên quan đến môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường. 
- Cho học sinh đọc yêu cầu trò chơi.
Tổ chức trò chơi: - Chia lớp thành ba đội, mỗi đội cử 3 bạn tham gia chơi. Những người còn lại cổ động cho đội mình.
- Giáo viên đọc từng câu trong trò chơi “ Đoán chữ” và câu hỏi trắc nghiệm trong SGK. Nhóm nào lắc chuông trước thì trả lời. 
 - Cuối cuộc chơi, nhóm nào trả lời đúng được nhiều là thắng cuộc. Giáo viên cho cả lớp nhận xét và chốt đáp án đúng.
+Dòng 1: Tính chất của đất bị xói mòn là : bạc màu
+Dòng 2: Đồi cây đã bị đốn hoặc đốt trụi là: đồi trọc
+Dòng 3: Môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã, quí hiếm thường xuyên là: rừng 
+Dòng 4:Của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên mà con người sử dụng là: tài nguyên
+Dòng 5: Hậu quả mà rừng phải chụi do việc đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ, là: bị tàn pha
+ Dòng màu xanh bọ rùa
- Vài học sinh lần lượt đọc yêu cầu trò chơi.
- Học sinh thực hiện theo nhóm.
Hoạt động 2: Chọn câu trả lời đúng
- Giúp học sinh nắm luật chơi, cách chơi:
- Giáo viên đọc câu hỏi, phát các phiếu cho nhóm, các nhóm thảo luận ghi kết quả vào bảng. Hết giờ nhóm nào làm xong trước lên dán trên bảng. Nếu có kết quả đúng đáp án là thắng cuộc.
- Cho hs chơi và đánh giá theo đáp án sau: 
- 1b ; 2c ; 3d ; 4 c.
Giáo viên công bố kết quả.
- Thảo luận : nhóm bàn.
- Các nhóm làm bài, dán phiếu của mình lên bảng, cả lớp nhận xét, đánh giákết quả.
2.Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị ôn tập, kiểm tra.
Tiếng việt
ÔN TẬP ( TIẾT 2 )
I. MỤC TIÊU : 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc.
- Biết lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ để củng cố kiến thức về trạng ngữ.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
- Hỗ trợ đặc biệt: Nắm kiến thức cơ bản về câu đơn, câu ghép.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 	1.Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
- GV tiếp tục cho HS lên bốc thăm đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi ( như tiết 1 ) ( khoảng ¼ số HS lớp )
-Nhận xét, ghi điểm.
-HS bốc thăm, chuẩn bị khoảng 1 -> 2 phút sau đó lên đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn bài tập.
Mt: Biết lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ để củng cố kiến thức về trạng ngữ.
Bài 2: Cho 1 HS đọc yêu cầu.
GV treo bảng phụ ghi nội bảng tổng kết trong SGK, chỉ bảng giúp HS hiểu yêu cầu của bài. 
- Kiểm tra HS kiến thức đã học ở lớp 4:
(?) Trạng ngữ là gì?
(?) Có những loại trạng ngữ nào?
(?) Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết nội dung ghi nhớ về các loại trạng ngữ -> cho HS đọc lại.
- Cho HS làm bài vào vở - 3, 4 HS làm trên phiếu.
- Cho HS trình bày kết quả.
® GV nhận xét + chốt câu trả lời đúng:
Các loại trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ
Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Ở đâu?
- Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi.
Trạng ngữ chỉ thời gian
Khi nào?
Mấy giờ?
- Sáng sớm tinh mơ, nông dân đã ra đồng.
- Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi bắt đầu lên đường.
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Vì sao?
Nhờ đâu?
Tại đâu?
- Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
- Nhờ siêng năng, chỉ 3 tháng sau, Nam đã vượt lên đầu lớp.
- Tại hoa biếng học mà tổ chẳng được khen.
Trạng ngữ chỉ mục đích
Để làm gì:
Vì cái gì?
- Để đỡ nhức mắt, người làm việc với máy vi tính cứ 45 phút phải nghỉ giải lao.
- Vì Tổ quốc, thiếu nhi sẵn sàng.
Trạng ngữ chỉ phương tiện
Bằng cái gì?
Với cái gì?
- Bằng một giọng nói rất nhẹ nhàng, chân tình, Hà khuyên bạn nên chăm học.
- Với đôi bàn tay khéo léo, Dũng đã nặn được một con trâu đất y như thật.
-1 HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm theo.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
- HS làm bài cá nhân vào vở – 4 HS làm bài trên phiếu.
HS làm bài trên phiếu dán bảng, trình bày.
Lớp nhận xét, sửa bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
2. Củng cố - dặn dò: Tóm tắt nội dung bài. Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị:
BUỔI CHIỀU: TOÁN ( BS) : 
KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
	Kiểm tra kiến thức của HS ở nội dụng: chu vi và DT các hình đã học
II. CHUẨN BỊ 
Đề bài
III. CÁC HĐ DẠY HỌC
H OẠT ĐỘNG1: HS thực hành làm bài
Bài 1: Hãy khoanh vào cách giải đúng bài sau:
Tìm DT hình tròn có bán kính là 5m
A: 5 x 2 x 3,14
B: 	5 x 5 x 3,14
C: 	5 x 3,14
Bài 2: Cho tam giác có DT là 250cm2 và chiều cao là 20cm. Tìm đáy tam giác .
Hãy khoanh vào cách giải đúng
A: 	250 : 20
B : 	250 x 2 : 20
C: 	250 : 20 : 2
Bài 3: Cho hình thang có DT là S, chiều cao h, đáy bé a, đáy lớn b. Hãy viết công thức tìm chiều cao h.
Bài 4: Một hình tròn có chu vi là 31,4dm.
hãy tìm DT hình đó
Bài 5: Tìm DT hình sau
36cm
28cm
 25cm
HOẠT ĐỘNG 2: Chấm chữa bài
Biểu điểm
Bài1, 2, 3, 4 . Mỗi bài 1,5 điểm
 Bài 4: 4 điểm
- GV chấm bài, gọi HS lên chữa bài
- GV chữa riêng vào bài cho HS
- Bài nào cần chữa chung thì GV chữa cho cả lớp
- Công bố điểm và rút kinh nghiệm cho HS
IV. DẶN DÒ
Về làm lại bài sai 
TIẾNG VIỆT (BS) : 
MỞ RỘNG VỐN TỪ : QUYỀN VÀ BỔN PHẬN
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Quyền và bổn phận.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tr ... n chænh
- HS tröng baøy saûn phaåm theo nhoùm
- 3 HS döïa vaøo tieâu chuaån ñeå ñaùnh giaù saûn phaåm cuûa baïn
- HS thaùo caùc chi tieát vaø xeáp ñuùng vaøo vò trí caùc ngaên trong hoäp.
5. Cuûng coá, daën doø
- Nhaän xeùt söï chuaån bò, tinh thaàn thaùi ñoä hoïc taäp vaø kó naêng laép cuûa HS
- Ñoïc tröôùc vaø chuaån bò ñaày ñuû boä laép gheùp ñeå hoïc baøi “Giôùi thieäu boä laép gheùp moâ hình ñieän”
Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2011
BUỔI SÁNG: Tiếng việt
KIỂM TRA HỌC KÌ II
A/ ChÝnh t¶ : ( nghe- viÕt)
ViÕt bµi : ót VÞnh (SGK TiÕng ViÖt 5 trang 136)
B/ KIỂM TRA ĐỌC
Đọc thành tiếng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn(hay đọc thuộc lòng một đoạn thơ) và trả lời nội dung câu hỏi ở các bài đã học trong học kì II từ tuần 28 đến tuần 34.
 Đọc_ hiểu
 Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập
Chim hoạ mi hót
Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn mà hót.
	Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm , có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây
	Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vao lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
	Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyển từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Trong bài văn trên tác giả tập trung tả chú chim hoạ về:
Hình dáng và hoạt động
Hình dáng và tiếng hót
Tiếng hót và hoạt động 
Câu văn nào có sử dụng biện pháp nhân hoá để tả hoạ mi hót?
Con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.
Nó kéo dài cổ ra mà hót.
Nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.
 3. Hai câu trong đoạn 2 được liên kết với nhau bằng cách nào?
 a. Thay thế từ ngữ
 b. Lặp lại từ ngữ
 c. Bằng từ ngữ nối.
4. Trong câu “Nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia tìm con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.” Có mấy vị ngữ?
 a. Ba vị ngữ
 b. Bốn vị ngữ
 c. Năm vị ngữ
5. Trong câu văn: “Tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây”. Dấu phẩy có tác dụng gì?
a. Ngăn cách bộ phận phụ với chủ ngữ và vị ngữ.
b. Ngăn cách các vế câu trong một câu ghép.
c. Ngăn cách các bộ phạn cùng chức vụ trong câu.
Toán 
 Tiết 175 : KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. TRẮC NGHIỆM :
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng:
Số 6 trong số thập phân 15,316 thuộc hàng nào?
A. Hàng đơn vị	B. Hàng phần trăm C. Hàng phần nghìn
Phân số viết dưới dạng số thập phân là:
A. 0,25	B. 0,75 C. 1,75
3. 90phút = .........giờ
A. 1,3 B. 1,6 C. 1,5
4. Lớp 5A có 5 học sinh, trong đó có 4 học sinh nữ. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ với số học sinh của cả lớp là:
A. 40% B. 80% C. 50%
5. Thể tích của một hình lập phương có cạnh 5m là:
A. 125m3 B. 125m2 C. 125m
II. TỰ LUẬN
Thực hiện các phép tính sau:
1,78 x 3,6 + 5,42 = ..........................
148,24 : 4 - 6,35 = ...........................
2. Một ô tô đi với vận tốc 52km/giờ. Tính quãng đường ô tô đó đi được trong 2 giờ 30 phút.
3. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 16m, chiều rộng bằng Chiều dài. Tính diện tích mảnh vườn đó.
Khoa học
KIỂM TRA.
Câu 1 : Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì ?
a) Sự thụ tinh b) Sự thụ phấn
c) Sự mang thai d) Sự sinh sản
Câu 2 : Trứng đã được thụ tinh gọi là :
a) Bào thai b) Phôi 
c) Hợp tử d) Cả ba đều sai
Câu 3 : Các loài động vật có mấy cách sinh sản ?
a) Một cách b) Hai cách
c) Ba cách d) Nhiều cách
Câu 4 : Đặc điểm chung về sinh sản của côn trùng là gì ?
a) Có một số loài côn trùng đẻ trứng.
b) Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.
c) Có một số loài côn trùng đẻ con
d) Tất cả các côn trùng đều đẻ con
Câu 5 : Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng biện pháp nào ?
a) Phun thuốc trừ sâu b) Bắt sâu
c) Diệt bướm d) Thực hiện tất cả các việc trên
Câu 6 : Để tiêu diệt ruồi và gián, người ta thường sử dụng biện pháp nào ?
a) Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, nhà ở.
b) Giữ vệ sinh nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh..
c) Phun thuốc diệt ruồi và gián.
d) Thực hiện tất cả các việc trên.
Câu 7 : Ech thường đẻ trứng vào mùa nào ?
a) Mùa xuân b) Mùa hạ
c) Mùa thu d) Mùa đông
Câu 8 : Thú con mới sinh ra được thú mẹ nuôi bằng cách nào ?
a) Kiếm mồi mớm cho con b) Cho con bú
c) Dẫn con đi kiếm mồi d) Gửi loài khác nuôi hộ
Câu 9 : Hổ thường sinh sản vào mùa nào ?
a) Mùa đông và mùa xuân b) Mùa hạ và mùa thu
c) Mùa thu và mùa đông d) Mùa xuân và mùa hạ
Câu 10 : Hươu mẹ dạy hươu con tập chạy khi nào?
a) Khi hươu con mới được sinh ra
b) Khi hươu con được khỏang 10 ngày tuổi
c) Khi hươu con được khỏang 20 ngày tuổi.
d) Khi hươu con được khoảng 1 tháng tuổi.
Câu 11 : Ghi Đ hoặc S vào ô trống
a) Ếch thường đẻ trứng vào mùa đông.
b) Ếch đẻ trứng ở dưới nước
c) Trứng ếch nở ra ếch con
d) Êch đẻ trứng trên cạn và dưới nước
THỂ DỤC
TỔNG KẾT NĂM HỌC
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
- Tổng kết mụn học
- Yêu cầu thực hiện được những kiến thức những kĩ năng cơ bản đó học trong năm, đánh giá những cố gắng và những điểm cũn hạn chế, kết hợp cú tuyờn dương khen thưởng những hs xuất sắc.
II. ĐỊA ĐIÊM - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Trong lớp học
- Bảng thống kờ kiến thức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Phần mở đầu: ( 5 ’)
Nhận lớp, phổ biến yờu cầu giờ học
- Chơi trũ chơi vui tại chỗ
- Hỏt tập thể
2. Phần cơ bản( 24 - 27 ’)
a) – Hệ thống lại các nội dung đó học trong năm
- Lần lượt nêu tên các nội dung kT
- Nêu các mức độ em cần đạt ở trong mỗi nội dung đó.
- Em cần chỳ ý những gỡ?
- Cho một ssố em thực hiện
- Nhận xột
b) – Đánh giá kết quả học tập
- Lắng nghe nhận xột .
- c) Tuyên dương các hs có thành tích tiêu bểu trong học tập
- Nêu tên các hs có nhiều hoạt động tớch cực.
3. Phần kết thỳc: ( 3)
- Chốt và nhận xét chung những điểm cần lưu ý trong giờ học.
- Nhận xột nội dung giờ học.
- Làm động tác thả lỏng tại chỗ.
- Hỏt bài hỏt quen thuộc.
- Làm vệ sinh cỏ nhõn
BUỔI CHIỀU
 TOÁN ( BS )
 	LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: HS nắm vững cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương, tỉ số phần trăm
- Vận dụng để giải được bài toán liên quan.
II. CHUẨN BỊ 
- Hệ thống bài tập
III. CÁC HĐ DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn cách tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
- HS nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS lên bảng ghi công thức tính
V = a x b x c
V = a x a x a
Cho HS lần lượt làm các bài
Bài 1: Tìm thể tích hình hộp chữ nhật biết diện tích xung quanh là 600cm2, chiều cao 10cm, chiều dài hơn chiều rộng là 6cm.
Bài 2: Tìm thể tích hình lập phương, biết diện tích toàn phần của nó là 216cm2. Nếu tăng cạnh lập phương này lên 2 lần thì thể tích của nó tăng lên mấy lần ?
- Hỏi HS: Cách tìm DT 1 mặt khi biết Stp của hình lập phương.
- Từ DT 1 mặt phải tìm cạnh của nó ntn ?
- Hướng dẫn HS nêu khái quát cách tính thể tích khi tăng cạnh lên 2 lần .
Thể tích tăng lên : 2 x 2 x 2 = 8 (lần)
- Với HS yếu có thể cho HS tính cụ thể
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn về tỉ số phần trăm
HS lần lượt làm các bài
Bài 3: Tìm tỉ số phần trăm giữa
a) 47 và 25
b) 8,5 và 1,7
Bài 4: Một số nếu được tăng lên 25% thì được số mới. Hỏi phải giảm số mới đi bao nhiêu phần trăm để lại được số ban đầu.
- GV hướng dẫn kỹ bài số 4
(Dùng sơ đồ đoạn thẳng )
IV. DẶN DÒ
	Về ôn cách tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
TIẾNG VIỆT (BS)
 TẬP LÀM VĂN : ÔN TẬP 
I,Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về tập làm văn..
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : 
Sự chuẩn bị của học sinh..
Bài tập 1 : 
a/Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi.
Cây bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu nhọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng đụcấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có nó gợi chất liệu gì không? Chất “sơn mài”
b/ Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự nào? Tác giả quan sát bằng giác quan nào? Tìm hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây bàng.
Bài làm
Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự : Thời gian như:
- Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh.
- Mùa hè, lá trên cây thật dày.
- Mùa thu, lá bàng ngả sang màu vàng đục.
- Mùa đông, lá bàng rụng
Tác giả quan sát cây bàng bằng các giác quan : Thị giác.
Tác giả ssử dụng hình ảnh : Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy.
Bài tập 2 : 
Viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây : lá, hoa, quả, rễ hoặc thân có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
Bài làm
Cây bàng trước cửa lớp được cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của em trồng cách đây mấy năm. Bây giờ đã cao, có tới bốn tầng tán lá. Những tán lá bàng xòe rộng như chiếc ô khổng lồ tỏa mát cả góc sân trường. Những chiếc lá bàng to, khẽ đưa trong gió như bàn tay vẫy vẫy.
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. 
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 35
I/ MỤC TIÊU:
Tổng kết thi đua tuần.35
Rèn luyên thói quen nề nếp kỉ luật nghiêm cho học sinh.
Giáo dục học sinh theo chủ điểm của tháng, tuần
II/ CÁCH TIẾN HÀNH
1/ Ổn định:
2/ Tổng kết thi đua tuần 35
Các tổ báo cáo các hoạt động thi đua của tổ trong tuần
Lớp trưởng nhận xét chung.
Giáo viên tổng kết
Ưu điểm
- HS đi học chuyên cần, nghỉ học có lí do
Truy bài đầu giờ nghiêm túc.
Duy trì tốt SHĐ, SHS.
Giảm nói chuyện trong lớp.
Th ị k ì 2 nghi êm t úc
Tồn tại:
Tuyên dương phê bình:
duyÖt gi¸o ¸n
BGH
Toå tröôûng

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 tuan 35 2 buoi.doc