MÔN:TẬP ĐỌC
BÁI:MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt nam.( trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II-CHUẨN BỊ:
- Thầy: Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.
- Trò : Vẽ tranh (SGK). Sưu tầm tranh ảnh.
TUẦN 5 NGÀY MÔN BÀI GHI CHU Thứ 2 12/9/11 Tập đọc Toán K.chuyện Khoa học Đạo đức Một chuyên gia máy xúc Ôn tập : Bảng đơn vi đo độ dài Kể chuyện đã nghe , đã đọc Thực hành Nói không với chất gây nghiện(T1 KNS Có chí thì nên KNS Thứ 3 13/9/11 LT&câu Chính tả Toán* Tập đọc Toán TV* Mở rộng vốn từ : Hoà Bình Viết bài : Một chuyên gia máy xúc Ê – Mi – li , con .( trích) Ôn tập : Bảng đơn vi đo khối lượng Thứ 4 14/9/11 T.L.văn Toán HĐNG Luyện tập làm báo cáo thống kê KNS Luyện tập Thứ 5 15/9/11 L.T&câu Toán Từ đồng âm Đề ca mét vuông ,héc tô mét vuông Thứ 6 16/9/11 T. L.văn Toán Khoa học SHL-ATGT Trả bài văn tả cảnh Mi li mét vuông .Bảng đơn vi đo diện tích Thực hành: Nói không với chất gây nghiện(T2) KNS Bài 1 Thứ hai 12 tháng 9 năm 2011 Tuần :5- Tiết 9 MÔN:TẬP ĐỌC BÁI:MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. - Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt nam.( trả lời được các câu hỏi 1,2,3) II-CHUẨN BỊ: - Thầy: Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. - Trò : Vẽ tranh (SGK). Sưu tầm tranh ảnh. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA G VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định : - Hát 2. Bài cũ: Bài ca về trái đất - Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi. - Hình ảnh trái đất có gì đẹp? - Giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn trên sóng. - Bài thơ muốn nói với em điều gì? - Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi. - Giáo viên ghi điểm, nhận xét - Học sinh nhận xét 3. Giới thiệu bài mới: - Có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp đỡ, ủng hộ chúng ta khi chúng ta chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, chúng ta cũng nhận đựơc sự giúp đỡ tận tình của bạn bè năm châu. Bài học “ Một chuyên gia máy xúc” các em học hôm nay thể hiện phần nào tình cảm hữu nghị, tương thân tương ái đó. 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Thực hành - Luyện đọc - Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn chia đoạn - Học sinh lắng nghe - Chia 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu . giản dị, thân mật + Đoạn 2: Còn lại - Sửa lỗi đọc cho học sinh - Dự kiến: “tr - s” Học sinh gạch dưới từ có âmtr - s - Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ - Lần lượt học sinh đọc từ đoạn. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại - Tìm hiểu bài - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 - Học sinh đọc đoạn 1 + Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu? - Dự kiến: Công trường, tình bạn giữa những người lao động. + Tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây? - Học sinh tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây bằng tranh. - Học sinh nêu nghĩa từ chất phác. + Vì sao người ngoại quốc này khiến anh phải chú ý đặc biệt? - Dự kiến: Học sinh nêu lên thái độ, tình cảm của nhân vật + Có vóc dáng cao lớn đặc biệt + Có vẻ mặt chất phác + Dáng người lao động + Dễ gần gũi - Giáo viên chốt lại bằng tranh của giáo viên: Tất cả từ con người ấy gợi lên ngay từ đầu cảm giác giản dị, thân mật. - Nêu ý đoạn 1 - Những nét giản dị thân mật của người ngoại quốc - Tiếp tục tìm hiểu đoạn 2 - Học sinh lần lượt đọc đoạn 2 - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: - Học sinh nhận phiếu + thảo luận + báo cáo kết quả + Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào? - Học sinh gạch dưới những ý cần trả lời- Dự kiến: ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân - Giáo viên chốt: Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp (VN và Liên Xô trước đây) diễn ra rất thân mật. Giáo viên chốt lại - Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2 - Tình cảm thân mật thể hiện tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, rút đại ý. - Hoạt động nhóm, cá nhân, cả lớp Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại - Rèn đọc diễn cảm - Học sinh lần lượt đọc từng đoạn - Rèn đọc câu văn dài “ Anh nắng êm dịu” - Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn Ánh nắng ban mai nhạt loãng/ rải trên vùng đất đỏ công trường/ tạo nên một hòa sắc êm dịu.// - Học sinh lần lượt đọc diễn cảm câu, đoạn, cả bài - Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm -Nêu ý nghĩa. Giáo viên chốt lại - Ca ngợi tình hữu nghị, hợp tác của nhân dân ta và nhân dân các nước. - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về những công trình hợp tác - Học sinh quan sát, trưng bày thêm tranh ảnh sưu tầm của bản thân. * Hoạt động 4: Củng cố - Thi đua: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất - Học sinh thi đua đọc diễn cảm (2 dãy) Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5. Tổng kết - dặn dò: - Đọc diễn cảm - Chuẩn bị: “ Ê-mi-li-con” - Nhận xét tiết học Điều chỉnh bổ sung : Tuần5- Tiết 21 MÔN : TOÁN BÀI:ÔN TẬPBẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Biết tên gọi, ký hiệu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dàii thông dụng. Biết chuyển đổi các số đo độ dài.Giải các bài có liên quan đến đơn vị đo độ dài.BT1,2(a,b),3 II-CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ viết nội dung BT1. HS:SGK III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GVIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1-KIỂM TRA BÀI CŨ -2 hs lên bảng làm bài tập 3/22 -Cả lớp nhận xét, sửa bài . 2-DẠY BÀI MỚI 2-1-Giới thiệu bài -Hôm nay chúng ta cùng ôn tập các đơn vị đo độ dài và giải các bài tập có liên quan đến đơn vị đo độ dài. 2-2-Hướng dẫn ôn tập Bài 1 : -Gv treo bảng phụ -1m bằng bao nhiêu dm ? -1m bằng bao nhiêu dam ? -Gv vừa nói vừa viết, đặt câu hỏi và viết kết quả vào bảng phụ như SGK/22. b) Nhận xét: Hai đơn vị đo độ dài liền nhau : - Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé. -Đơn vị bé bằng đơn vị lớn Bài 2 :Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm. -Hs đọc đề, làm bài . - GV nhận xét ghi điểm. Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm. -Hs đọc đề, làm bài. - GV nhận xét ghi điểm 3-CỦNG CỐ, DẶN DÒ -Gv tổng kết tiết học. -Dặn hs về nhà làm lại BT. -Chuẩn bị: Ôn tập: bảng đơn vị đo khối lượng. -1m = 10 dm -1m = .dam -HS nhắc lại nhận xét. a)135m=1350dm c)1mm = 1/10cm 342dm=3420cm 1cm = 1/100.m 15cm=150mm 1m =1/1000km - Cả lớp nhận xét, sửa bài a)4km 37km = 4037m 8m 12cm = 812 dm 354dm = 35m 4dm 3040m = 3km 040m Điều chỉnh bổ sung : Tuần :5- Tiết 5 MÔN:KỂ CHUYỆN BÀI: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Kể được câu chuyện đã được nghe, được đọc ca ngợi hoà bình , chống chiến tranh . Trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện . II-CHUẨN BỊ: - GV-HS: Sách , báo , truyện gắn với chủ điểm Hòa bình . III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA G VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A-KIỂM TRA BÀI CŨ B-DẠY BÀI MỚI 1-Giới thiệu truyện phim -Gv nêu mục đích yêucầu của tiết học -Hs kể lại ranh 2-3 đoạn của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai . 2-Hướng dẫn Hs kể chuyện a)Hướng dẫn Hs hiểu đúng yêu cầu của giờ học. Gv nhắc Hs : SGK có một số câu chuyện các em đã học ( Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ , Những con sếu bằng giấy ) về đề tài này . Em cần kể chuyện mình nghe được , tìm được ngoài SGK, em mới kể những chuyện đó . b)Hs thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện -Một số Hs giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể ( VD : Tôi sẽ kể câu chuyện về ba nàng công chúa thông minh tài giỏi , đã giúp vua cha đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước ... ) -Hs kể theo cặp . -Thi kể trước lớp . 4-Củng cố , dặn dò -Nhận xét tiết học -Dặn Hs về nhà đọc trước hai đề bài của tiết kể chuyện tuần sau để tìm một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước hoặc nói về một nước mà em biết qua truyền hình . Điều chỉnh bổ sung : Tuần :5- Tiết 9- tiết 10 MÔN:Khoa học BÀI: THỰC HÀNHNÓI “KHÔNG!” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN(T1) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nêu được một số tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma túy. - Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy. - Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện. - Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện. - Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây nghiện - Lập sơ đồ tư duy - Hỏi chuyên gia - Trò chơi - Đóng vai - Viết tích cực II. CHUẨN BỊ: - HS sưu tầm tranh ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia thuốc lá, ma túy. - Hình minh họa trang 22, 23 SGK. - Giấy khổ to, bút dạ. - Phiếu ghi các tình huống, phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của các chất gây nghiện. Tác hại của thuốc lá Tác hại của rượu, bia Tác hại của các chất ma túy Đối với người sử dụng Đối với người xung quanh Cây cảnh to, cốc, chai, bao thuốc lá, gói giấy nhỏ, ... IIICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA G VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH + Hoạt động : Khởi động + KTBC: Gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài 8. + Nhận xét, ghi điểm. Tiết1 - Kiểm tra việc sưu tầm tranh ảnh, sách báo về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tùy, ... + GTB: Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu biết về tác hại của các chất gây nghiện: rượu, bia, thuốc lá, ma túy. + Hoạt động 1: Trình bày các thông tin sưu tầm - Yêu cầu HS giới thiệu thông tin mà mình đã sưu tầm được. - Nhận xét khen ngợi những HS đã chuẩn bị tốt. + Hoạt động 2: Tác hại của các chất gây nghiện - GV chia HS thành 6 nhóm, phát bảng phụ cho HS và nêu yều cầu hoạt động: + Đọc thông tin trong SGK. + Kẻ bảng và hoàn thành bảng về tác hại của rượu bia hoặc thuốc lá hoặc ma túy. - Gọi 3 nhóm làmbài bảng phụ treo lên bảng những thông tin vừa hoàn thành của nhóm. - Gọi HS đọc lại phiếu hoàn chỉnh. - Gọi HS đọc lại thông tin trong SGK. * Kết luận: Mục Bạn cần biết SGK trang 21. Tiết 2 + Hoạt động 3: Thực hành kĩ năng từ chối khi bị lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 22, 23 SGK và hỏi: Hình minh họa có các tình huống gì? - Trong cuộc sống hằng ngày mỗi chúng ta đều có thể bị rủ rê sử dụng các chất gây nghiện. Để bảo vệ mình các em ... bàn cờ . -Nước con suối này rất trong . -Nước ta có bờ biển dài hơn 2000 km . Bài tập3 :Đọc mẫu chuyện vui dưới đây và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng. -GV nhận xét. Bài tập 4 :Đố vui -GV nhận xét. -Làm việc độc lập . Lời giải: Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm tiền tiêu ( tiền để chi tiêu ) với tiếng tiêu trong từ đồng âm : tiền tiêu ( vị trí quan trọng , nơi có bố trí canh gác ở phía trươc khu vực trú quân , hướng về phía địch ) - Cả lớp nhận xét -Làm việc độc lập . Lời giải : +Câu a : con chó thui ; từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chứ không phải là số chín . +Câu b : cây bông súng và khẩu súng ( khẩu súng còn được gọi là cây súng ) - Cả lớp nhận xét 3.Củng cố , dặn dò -Nhận xét tiết học . -Yêu cầu thuộc 2 câu đố để đố bạn bè và người thân - Chuẩn bị :MRVT Hữu nghị- hợp tác. Điều chỉnh bổ sung : Tuần :5- Tiết 24 MÔN: Toán BÀI: ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG, HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết tên gọi, ký hiệu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. dam2 , hm2 - Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị là dam2 , hm2 - Biết được mối quan hệ giữa dam2 và m2 , dam2 và hm2 - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích trường hợp đơn giản.Làm BT1,2,3 II-CHUẨN BỊ- - Hình vẽ biểu diễn hình vuông cạnh dài 1dam, 1hm (thu nhỏ) như SGK. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA G VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1-KIỂM TRA BÀI CŨ GV nhận xét, ghi điểm. -1 hs lên bảng làm bài tập 3/25 -Cả lớp nhận xét, sửa bài. 2-DẠY BÀI MỚI 2-1-Giới thiệu bài -Nêu các đơn vị đo diện tích đã học. -Liên hệ thực tế. -cm2 , dm2 , m2 2-2-Giới thiệu đơn vị đo diện tích dam2 a)Hình thành biểu tượng về dam2 -Gv treo lên bảng hình biểu diễn hình vuông có cạnh 1dam như SGK. -Hình vuông có cạnh dài 1 dam, tính diện tích hình vuông ? - dam2 chính là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 dam. - Đề-ca-mét vuông viết tắt là dam2, đọc là đề-ca-mét vuông. b)Mối quan hệ giữa dam2 và m2 -1 dam bằng bao nhiêu mét ? -Gv : chia cạnh hình vuông 1 dam thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành hình vuông nhỏ. -Được bao nhiêu hình vuông nhỏ ? -Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích bao nhiêu m2? -dam2 gấp bao nhiêu lần m2 ? 2-3-Giới thiệu đơn vị đo diện tích hm2 a)Hình thành biểu tượng về hm2 -Gv treo lên bảng hình biểu diễn hình vuông có cạnh 1 hm như SGK. -Tính diện tícvh hình vuông ? -Héc-tô-mét vuông viết tắt là hm2 , đọc là héc-tô-mét vuông . b)Mối quan hệ giữa hm2 và dam2 -1 hm bằng bao nhiêu dam ? -GV : chia cạnh hình vuông 1 hm thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ . -Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu dam ? -Được bao nhiêu hình vuông nhỏ ? -Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích bao nhiêu ? - hm2 gấp 100 lần dam2 2-4-Luyện tập , thực hành Bài 1 -Gv viết các số đo diện tích lên bảng, yêu cầu hs đọc. Bài 2 -Viết các số đo diện tích. Bài 3 -Hs làm bài vào vở - 1HS làm bài bảng phụ. - GV nhận xét . -1 đề-ca-mét vuông -1 dam = 10 m -100 hình vuông nhỏ -Diện tích là 1m2 -1 dam2 = 100 m2 - 1 hm2 -1hm = 10 dam - Cạnh dài 1 dam -100 hình -100 dam2 -Hsđọc . -HS viết vào bảng con. a)271dam2 b) 18954dam2 c)603hm2 d)34620hm2 a)Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 2 dam2 = 200 m2 30 hm2 = 3000dam2 3 dam2 15 m2 = 315 m2 12 hm2 5dam2 = 1205 dam2 200 m2 = 2 dam2 760 m2 = 7 dam2 60 m2 b) Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm: 1m dam2; 3m2= dam2 27m2= dam2 -Cả lớp nhận xét, sửa bài. 3-CỦNG CỐ, DẶN DÒ -Gv tổng kết tiết học. -Chuẩn bị : Mi- li- mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích. Điều chỉnh bổ sung : Thứ Sáu 16 / 9/ 2011 Tuần :5- Tiết 10 Môn:TẬP LÀM VĂN BÀI: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh( về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu) Nhận biết đươc lỗi trong bài làm của mình và biết tự sửa chữa lỗi.. II-CHUẨN BỊ: - Bảng lớp ghi các đề bài của tiết Kiểm tra viết ( tả cảnh ) cuối tuần 4 ; một số lỗi vế chính tả , dùng từ đặt câu , ý . . . cần chữa chung trước lớp - Phấn màu , VBT Tiếng Việt 5 , tập một . III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCCHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA G VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌCSINH A-KIỂM TRA BÀI CŨ GV chấm bảng thống kê trong vở Hs B-DẠY BÀI MỚI 1-Giới thiệu bài : Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học . 2-Nhận xét chung và sửa một số lỗi điển hình Gv sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để : -Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp . -Hướng dẫn Hs chữa một số lỗi điển hình vế ý và cách diễn đạt theo trình tự như sau: +Một số Hs lên bảng lần lượt chữa lỗi . cả lớp tự chữa trên nháp . +Hs cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng . 3-Trả bài và hướng dẫn Hs chữa bài -Trả bài cho Hs , hướng dẫn các em chữa lỗi theo trình tự : *Sửa lỗi trong bài : +Hs đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi +Hs đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lỗi sửa . *Học tập những đoạn văn hay , bài văn hay : +Gv đọc một số đoạn văn hay , bài văn hay . +Hs trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay , cái đáng học của đoạn văn , bài văn . *Viết lại một đoạn văn trong bài : +Mỗi Hs tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài để tìm ra cái hay của đoạn văn đó . +Một số Hs trình bày lại đoạn văn vừa viết 4-Củng cố , dặn dò -Gv nhận xét tiết học . -Dặn những Hs viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài . -Cả lớp quan sát một cảnh sông nước (một vùng biển , một dòng sông , một con suối, một mặt hồ ...) ghi những đặc điểm của cảnh đó để chuẩn bị bài sau . Điều chỉnh bổ sung : Tuần :5- Tiết 25 MÔN:TOÁN BÀI:MILIMÉT VUÔNG - BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết được tên gọi, ký hiệu, độ lớn của milimét vuông. Quan hệ giữa milimét vuông và xăngtimét vuông. - Biết được tên gọi, ký hiệu và , mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích Làm BT1,2a cột1.3 II. CHUẨN BỊ: - Thầy: Phấn màu - Bảng đơn vị đo diện tích chưa ghi chữ và số - Trò: - Bảng đơn vị đo diện tích - ký hiệu - tên gọi - mối quan hệ - Hình vuông có 100 ô vuông. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCCHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1-KIỂM TRA BÀI CŨ GV nhận xét, ghi điểm. 2-DẠY BÀI MỚI Hoạt đông 1 : Giới thiệu đơn vị đo diện tích milimet vuông GV gợi ý để HS nêu những đơn vị đo diện tích đã được học (cm2, dm2, m2, hm2, km2). GV nêu : “Để đo những diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị milimet vuông”. GV có thể cho HS tự nêu cách viết kí hiệu milimet vuông : mm2 (tương tự như đối với các dơn vị đo diện tích đã học). Hoạt động 2 : Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích GV hướng dẫn HS hệ thống hoá các đơn vị đo diện tích đã học thành bảng đơn vị đo diện tích, chẳng hạn : Hướng dẫn HS nêu lại các đơn vị đo diện tích theo thứ tự (chẳng hạn, từ lớn đến bé). GV điền vào bảng kẻ sẵn (đã nêu ở mục Đồ dùng dạy học). gv giúp HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích vừa thành lập, nêu nhận xét : Mỗi đơn vị đo diện tích đều gấp 100 lần đơn vị nhỏ hơn, liền sau nó. Mỗi đơn vị đo diện tích đều bằng đơn vị lớn hơn, liền trước nó. Nên đặc biệt lưu ý HS nhận xét này để thấy rõ sự khác biệt với bảng đơn vị đo độ dài (hay khối lượng) đã học. Hoạt động 3 : Thực hành GV tổ chức cho HS làm các bài trong vở bài tập và chữa bài. Bài 1 : Nhằm rèn luyện cách đọc, viết số đo diện tích với đơn vị mm2. Bài 2 : Nhằm rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo. Phần a : Đổi đơn vị từ lớn sang đơn vị nhỏ (bao gồm cả những số đo với 2 tên đơn vị) Phần b : Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn (bao gồm cả những số đo với 2 tên đơn vị). GV hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để làm bài rồi chữa bài (lần lược theo các phần a),b) và theo từng cột. Bài 3 : Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm - Cho HS tự làm bài rồi chữa bài lần lượt theo từng cột 3-CỦNG CỐ, DẶN DÒ -Gv tổng kết tiết học. - Chuẩn bị :Luyện tập -1 hs lên bảng làm bài tập 3/25 -Cả lớp nhận xét, sửa bài. HS dựa vào những đơn vị đo diện tích đã học để tự nêu được : “Milimet vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm”. HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm được chia thành các hình vuông nhỏ như trong phần a) SGK, tự rút ra nhận xét : Hình vuông 1cm2 bao gồm 100 hình vuông 1mm2 . Từ đó, HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa milimet vuông và xăngtimet vuông. 1cm2 = 100 mm2 1 mm2 = cm2 Cho HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học (HS có thể nêu không theo thứ tự). HS nhận xét : những đơn vị nhỏ hơn mét vuông là : dm2, cm2, mm2 – ở bên phải cột m2; những đơn vị lớn hơn mét vuông là dam2, hm2, km2 – ở bên trái cột m2. HS nêu mối quan hệ giữa mỗi đơn vị với đơn vị kế tiếp nó rồi điền tiếp vào bảng kẻ sẵn để cuối cùng có bảng đơn vị đo diện tích giống như bảng trong SGK. HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích để ghi nhớ bảng này. HS tự làm bài, rồi có thể đổi vở cho nhau đề kiểm tra chéo và chữa bài. HS có thể đổi đơn vị như sau : Một đơn vị đo diện tích ứng với hai chữ số trong số đo diện tích 5 cm2 = 500mm2 12km2=1200hm2 1hm2 =10000m2 7hm2=70000m2 800mm2=8cm2 12000km2= 120hm2 150cm2 = 1dm250cm2 1mm2=cm2 1dm2= m2 8mm2= cm2 7dm2= m2 29mm2= cm2 34dm2= m2 Điều chỉnh bổ sung : SINH HOẠT LỚP I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Kiến thức: Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin. Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn II. CHUẨN BỊ: GV : Công tác tuần. HS: Bản báo cáo công tác trực vệ sinh nề nếp của tổ của các tổ. III. . - HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA G VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Ổn định: Hát Nội dung: GV giới thiệu: Phần làm việc ban cán sự lớp: GV nhận xét chung: Nề nếp học tập và vệ sinh Động viên và giúp đỡ những học sinh khó khăn Công tác tuần tới: Thực hiện chương trình học 6 LĐVS trường lớp. Nhắc nhở HS giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng phòng chống dịch bệnh.( cúmA H1N1; sốt xuất huyết ) Sinh hoạt 15 phút đầu giờ * Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt Hát tập thể - Lớp trưởng điều khiển - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt : + Học tập + Chuyên cần + Kỷ luật + Phong trào HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm mùa thu ngày khai trường tuần, tháng Điều chỉnh bổ sung :
Tài liệu đính kèm: