Giáo án Lớp 5 tuần 5, 6 - Trường Tiểu học Vĩnh Quang

Giáo án Lớp 5 tuần 5, 6 - Trường Tiểu học Vĩnh Quang

TẬP ĐỌC

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:

1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với nước bạn.

2. Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

3. Giáo dục các em tình đoàn kết dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng: cầu Thăng Long, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cầu Mỹ Thuận.

- Tranh minh hoạ bài đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 47 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1099Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 5, 6 - Trường Tiểu học Vĩnh Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với nước bạn. 
2. Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
3. Giáo dục các em tình đoàn kết dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng: cầu Thăng Long, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cầu Mỹ Thuận...
- Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS học thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất.
- Câu thơ: " Màu hoa nào cũng quý cũng thơm" ý nói gì?
 GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Dùng tranh, ảnh để giới thiệu.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
- Hướng dẫn HS đọc đúng một số từ khó phát âm và từ khó: công trường, hoà sắc, A- lếch- xây...
 GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Anh Thuỷ gặp anh A- lếch - xây ở đâu?
- Dáng vẻ của A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
Giảng từ: chất phác.
- Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
- ý nghĩa của bài đọc là gì?
Nội dung bài nói gì?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 4:
+ Đọc lời của A- lếch- xây với giọng niềm nở, hồ hởi; chú ý cách nghỉ hơi, chú ý giọng đối thoại.
GV nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà luyện đọc bài Ê- mi - li, con....
- 3 HS thi đọc thuộc lòng nối tiếp đoạn thơ của bài.
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Lớp theo dõi bài.
- 1 em HS khá, giỏi đọc toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
1 em đọc toàn bài. Lớp nhận xét cách đọc.
- 1 em đọc đoạn 1, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng.
- HS đọc thầm doạn 2.
- Vóc người cao lớn; mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng; thân hình chắc, khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân; khuôn mặt to, chất phác...
- Vui vẻ. thân mật, gần gũi.
- HS nêu và giải thích.
- Lớp đọc thầm toàn bài.
- Thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
* Bài văn nói lên tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, đồng thời thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc. 
 - HS luyện đọc theo cặp.
- Đại diện 1 số nhóm thi nhau đọc diễn cảm. Cả lớp nhận xét.
- Về nhà tìm các bài thơ, câu chuyện nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc.
.................................. *****..................................```
Toán
 Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán có liên quan đến các số đo độ dài.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Cho HS lên chữa BT 3 - VBT.
Lớp nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập:
- Kể tên các đơn vị đo độ dài đã học? Kể tên các đơn vị đo từ lớn đến bé và từ bé đến lớn?
Bài 1: Yêu cầu bài tập?
- Nhìn vào bảng, em có nhận xét gì về 2 đơn vị đo độ dài liền kề nhau?
Cho vài HS nhắc lại.
Bài 2: Nêu yêu cầu bài toán?
(HS khá giỏi làm cả câu b tại lớp)
- Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo và cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài.
Bài 3: - BT yêu cầu gì?
Cho HS trao đổi, làm bài.
GV cùng lớp chữa bài nhận xét.
Bài 4: (dành cho HS khá giỏi) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
Gv mời đại diện 1 nhóm lên bảng giải, lớp làm bài vào vở.
* Củng cố - dặn dò:
Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.
 - 1 HS lên chữa bài
- 2 HS nhắc lại cách giải BT dạng có quan hệ tỉ lệ. Lớp nhận xét.
- 2 HS lần lượt kể tên.
 Lớp nhận xét.
- Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài.
- HS lần lượt lên bảng điền vào bảng.
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì:
+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
+ Đơn vị bé bằng đơn vị bé.
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài.
- Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm.
- Lớp làm bài vào vở, 3 em lên bảng chữa bài:
a. 135m = 1350dm	b. 8300m=830m
342dm = 3420cm	 4000m=40hm
15cm = 150 mm	 25000m=25km
c, 1 mm = 1/10 cm
1cm = 1/ 100m
1m = 1/1000 km.
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- 2 em lên bảng chữa bài
 4km 37m = 4037m; 354dm = 35m 4dm
8m 12cm = 812cm ; 3040m = 3km 40m
- 2 HS nêu lại cách đổi đơn vị đo độ dài có 2 tên đơn vị. 
- HS đọc đề bài và nêu cách làm. Lớp trao đổi nhóm 4 nêu cách giải.
- 1 em lên giải bài toán:
a. Đường sắt từ Đà Nẵng đến TP Hồ Chí Minh dài là: 791 + 144 = 935 ( km )
b. Đường sắt từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh dài là: 791 + 935 = 1726 (km)
 Đáp số: a. 935km; b. 1726km.
- HS chuẩn bị bài: Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng .
......................................*****..................................	 
Đạo đức
Có chí thì nên( Tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được: Người có ý chí thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó.
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- Em hãy kể lại một việc em đã làm chứng tỏ mình là người sống có trách nhiệm?
- Em có suy nghĩ gì về việc làm đó?
 GV nhận xét đánh giá HS.
B. Bài mới:
HĐ1. Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng( 5- 6phút):
*Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng.
- Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập?
- Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?
- Em học tập được những gì từ tấm gương đó?
GV chốt lại: Dù gặp phải những hoàn cảnh khó khăn, nhưng nếu quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lý thì vẫn có thể học tập tốt, vừa giúp đỡ được gia đình.
HĐ2: Xử lí tình huống. 6 phút 
- Chia lớp làm 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm xử lý một tình huống 
- GV nêu các tình huống trong SGK.
GV chốt lại: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học, ...nhưng biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
HĐ3. Làm BT 1-2 SGK: (12 phút):
- Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của người sống có trách nhiệm?
- Nêu từng trường hợp.
BT2: GV hướng dẫn tương tự BT 1
GV chốt lại: Các em đã biết phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập, lao động và đời sống.
* HĐ tiếp nối( 3 phút):
- HD HS chuẩn bị thực hành ở tiết sau.
- HS trả lời các câu hỏi, lớp nhận xét.
- Tự đọc thông tin về Trần Bảo Đồng.
Thảo luận câu hỏi theo cặp và trả lời câu hỏi:
- Nhà nghèo, đông anh em, cha lại hay đau ốm. Ngoài giờ học, Đồng còn phải giúp mẹ đi bán bánh mì.
- Suốt 12 năm học, Đồng luôn là học sinh giỏi. Kỳ thi ĐH Đồng còn đạt thủ khoa, được nhận học bổng Nguyễn Thái Bình.
- Mặc dù gặp phải những hoàn cảnh khó khăn, vẫn cố gắng vươn lên để học tốt.
- HS theo dõi lắng nghe .
- Các nhóm thảo luận, cử đại diện lên báo cáo: Nêu cách xử lí tình huống.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm đôi và nêu câu trả lời. 
- HS giơ thẻ màu để thể hiện sự đánh giá của mình( thẻ đỏ biểu hiện người có ý chí, thẻ xanh: không có ý chí)
- HS liên hệ thực tế bản thân và những người khác.
- Đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
- Sưu tầm một vài mẩu chuyện nói về những tấm gương HS Có chí thì nên
................................. *****................................
Thứ 3 ngày 21 tháng 9 năm 2010
Tập đọc
Ê- mi- li, con... ( Trích)
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
1. Đọc lưu loát toàn bài; đọc đúng các tên riêng nước ngoài( Ê- mi- li, Mo- ri- xơn, Giôn- xơn,...), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài thơ viết theo thể tự do.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
3. Thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Tranh ảnh về cảnh đau thương mà đế quốc Mĩ gây ra trên đất nước Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc, trả lời câu hỏi sau bài đọc.
GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Ngoài những người Mĩ có lương tâm cứu người dân vô tội ở Mĩ Lai còn có người dám tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Bài thơ Ê- mi- li, con... sẽ kể về hành động dũng cảm của một công dân Mĩ - chú Mo- ri- xơn.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- Giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc; ghi bảng các tên riêng : mo- ri- xơn, Giôn - xơn, Oa - sinh- tơn,...
- Hướng dẫn HS đọc đúng giọng của từng khổ thơ:+ Khổ 1: Lời chú Mo- ri- xơn nói với con đọc giọng trang nghiêm, nén xúc động; lời bé Ê- mi- li- ngây thơ, hồn nhiên.
+ Khổ 2: Lời chú Mo- ri- xơn đọc giọng phẫn nộ, đau thương.
+ Khổ 3: Giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.
+ Khổ 4: giọng đọc chậm, xúc động.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Vì sao chú Mo- ri- xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
- Chú Mo- ri- xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
- Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo- ri- xơn?
 GV nêu: Chú Mo- ri- xơn mong muốn ngọn lửa mình đốt lên sẽ thức tỉnh mọi ngời, làm mọi người nhận ra sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa ở Việt Nam, kêu gọi mọi người cùng nhau ngăn chặn tội ác đó.
- Bài thơ nói về nội dung gì?
c. Hớng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL 
bài thơ.
- Cho đại diện 1 số nhóm thi đọc thuộc lòng trước lớp (Khuyến khích HS khá giỏi thuộcnhiều hơn 1 khổ thơ tại lớp) 
3. Củng cố - dặn dò:
- Theo em, chú Mo - ri- xơn là người như thế nào?
- Nhận xét cách đọc của HS.
- Dặn HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài tuần 6.
- 2 HS nối tiếp đọc bài và ... .........*****.............................
Luyện Toán
Luyện tập đổi Đơn vị đo
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
- Nắm được tên, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lượng.
- Rèn luyện kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng.
- Vận dụng giải bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Củng cố bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng.
- Kể tên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé ?
- Hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau gấp kém nhau bao nhiêu lần ?
- Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với mấy chữ số ?
- Kể tên các đơn vị đo khối lượng từ bé -> lớn ?
- Trong bảng đơn vị đo khối lượng đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé ? Đơn vị bằng mấy đơn vị lớn ?
- Gv yêu cầu HS nêu các dạng đổi
+ Đổi từ đơn vị lớn -> đơn vị bé 
+ Đổi từ đơn vị bé -> đơn vị lớn
+ Đổi từ nhiêu đơn vị lớn -> 1 đơn vị
+ Viết một đơn vị thành tổng các đơn vị đo.
- GV lấy VD ngay trong bài để HS thực hành và nhớ lại các dạng đổi.
Hoạt động 2 : Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài.
Bài 1 : Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm.
a. 12m = . . . dm b. 6 dm = . . . m
346 m = . . . cm 4200m = . . . km
307 cm = . . . mm 2600 km = . . . dam
 c. 3m 2cm = hm	
 6720 dm = . . . m . . . dm
Hoạt động 3 : Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
Bài 2 : Điền dấu thích hợp vào ô trống.
 6 tấn 3 tạ 36 tạ
 3050 kg 3 tấn 6 yến
13 kg 807 g 138 hg
tạ 70 kg
Hoạt động 4 : Vận dụng giải bài toán có liên quan.
Bài 3 : Người ta thu hoạch ở 3 thửa ruộng được 2 tấn dưa chuột. Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được 1000 kg dưa chuột . Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được bằng số dưa chuột của thửa ruộng thứ nhất. Hỏi thửa ruộng thứ 3 thu hoạch được bao nhiêu kg dưa chuột ?
Gv treo đề bảng phụ ghi sẵn đề, yêu cầu HS đọc đề.
 Yêu cầu HS tự làm , 1 HS làm vào giấy khổ to.
Hoạt động 5 : Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại kiến thức vừa ôn.
- Nhận xét tiết học.
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì gấp (hoặc kém) nhau 10 lần.
- . . . ứng với 1 chữ số.
g ; dag ; hg ; kg ; yến ; tạ ; tấn
- Trong bảng đơn vị đo khối lượng, đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền kề và bằng đơn vị lớn hơn liền kề.
HS trình bày.
HS đọc yêu cầu.
HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
a. 12m = 120 dm b. 6 dm = m
346 m = 34600 cm 4200m = km
307 cm = 3070 mm 2600 m = 260 dam
 c. 3m 2cm = hm	
 6720 dm = 672 m 0 dm
- Nhận xét.
HS tự làm, vài HS lên bảng làm
 6 tấn 3 tạ = 36 tạ
 63 tạ
 3050 kg < 3 tấn 6 yến
 3060 kg
13 kg 807 g > 138 hg
 13807g
tạ < 70 kg
50kg
Giải
Đổi 2 tấn = 2000 kg
Số kg dưa chuột thửa ruộng thứ 2 thu hoạch được là : 1000 : 2 = 500 ( kg)
Thửa ruộng thứ nhất và thứ hai thu hoạch được số kg dưa là :
1000 + 500 = 1500 ( kg)
Thửa ruộng thứ 3 thu hoạch được số kg dưa là :
2000 – 1500 = 500 ( kg)
ĐS : 1500 kg
............................*****.............................
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Toán
luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục củng cố về :
- So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số .
- Giải các bài toán liên quan đến tìm hai số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS chữa BT 3 trang 39 VBT.
 GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập về phân số:
Bài 1: Nêu yêu cầu bài toán?
- HS nêu cách làm bài.
- Củng cố các phân số có cùng mẫu số.
- Nêu cách so sánh các phân số khác mẫu số?
Bài 2a,d: Bài tập yêu cầu gì?
- Cho HS củng cố về thực hiện phép tính đối với các phân số.
Hoạt động 3: Luyện tập giải toán:
Bài 3: (khuyến khích HS khá giỏi làm tại lớp) - Cho HS đọc đề bài và phân tích đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi ta điều gì?
- Yêu cầu đại diện 1 nhóm nêu cách làm.
Lớp chữa bài nhận xét.
Bài 4: Cho HS tìm hiểu yêu cầu BT.
- BT thuộc dạng toán gì?
- HD HS chữa bài nhận xét.
- Củng cố về bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng.
* Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại cách giải các dạng toán đã học.
- Nhận xét giờ học, HD HS làm BTVN và chuẩn bị bài Luyện tập chung..
- 1 HS lên chữa bài, lớp nhận xét .
- Làm BT vào vở.
- Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
- 2 HS lên chữa bài:
 ; ; ; ; ; ; ; 
- HS nêu cách so sánh.
- Tính.
- HS tự làm bài vào vở.
 - 4 em lên chữa bài.
- Vài HS nêu...
- 1 em đọc đề bài và trao đổi theo cặp nêu cách làm.
- Diện tích một khu nghỉ mát là 5ha , trong dó có diện tích là hồ nước.
- Diện tích hồ nước là bao nhiêu m2
- 1 em nêu cách giải bài toán:
 5ha = 50 000 m2
Diện tích hồ nước là:
 50 000 x = 15 000(m2)
 ĐS: 15 000m2
- Dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của chúng.
- 1em lên giải bài toán rồi nêu các bước giải.
Hiệu số phần bằng nhau là:
 4 - 1 = 3(phần)
Tuổi con hiện nay là: 30 : 3 = 10(tuổi)
Tuổi bố hiện nay là: 10 x 4 = 40(tuổi)
 ĐS: Bố: 40 tuổi; con: 10 tuổi.
- HS chuẩn bị bài sau.
.................................*****...............................
Tập làm văn
luyện tập tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
1. Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
2. Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, suối, hồ, đầm...
III. Các hoạt động dạy học:
	 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Cho HS đọc đề bài. 
- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
- Khi quan sát biển, tác giả đẫ có liên tưởng thú vị như thế nào?
GVgiảng: Liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi với con người.
- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát vả miêu tả con kênh?
Bài 2: Hướng dẫn HS lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước.
- GV nhận xét và chốt lại những điểm đạt và chưa đạt trong bài làm của HS
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét về kết quả vận dụng đoạn văn tả cảnh của HS và nhận xét tiết học.
- 2 em đọc các đoạn văn trong SGK.
- HS thảo luận theo cặp rồi trả lời:
- Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời.
- Tác giả đã quan sát mây trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt...
- Biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt....
- HS nêu sự liên tưởng về con kênh của tác giả: Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ đội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
- HS lập dàn ý miêu tả vào vở.
2 em viết vào bảng lớp.
- HS nối tiếp nhau đọc dàn ý.
Cả lớp nhận xét, bổ sung dàn ý.
- HS chuẩn bị bài tuần sau.
.....................................*****.....................................
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Đánh giá một số hoạt động trong tuần 6.
- Phổ biến kế hoạch của nhà trường, Đội.
- Tiếp tục giáo dục HS ý thức tự giác, tính kỉ luật và rèn nề nếp tự quản.
II. Các hoạt động trên lớp: 
Họat động 1 : Đánh giá nhận xét hoạt động tuần 6:
- Tổ trưởng 3 tổ đánh giá thực hiện các nề nếp của tổ mình.
- GV nhận xét về việc thực hiện các nề nếp lớp. 
+ Nhận xét đánh giá về tinh thần học tập: Nhìn chung các em đi học đều đúng giờ, làm bài tập đầy đủ; công tác vệ sinh và việc thực hiện các nội quy của trường lớp tương đối tốt.
+ Nêu gương những học sinh tiến bộ: HS tích cực xây dựng bài ngoài Vinh, Linh, Tuế, Đạt... còn có Hồng, Thắng.
- Trong tuần vẫn HS còn chưa hoàn thành bài ở nhà:Thoa, Quang...
và trong các giờ tự quản vẫn còn có em chưa tự giác như: Tùng, Thanh
- Đánh giá xếp loại thi đua giữa cá nhân và các tổ
- Cho HS bình chọn cá nhân và tổ xuất sắc.
 Hoạt động 2 : Phổ biến kế hoạch tuần 7:
- GV triển khai công tác trọng tâm tuần 7.
- GV phát động phong trào thi đua học tốt để chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam.
- 3 tổ thống nhất kế hoạch phấn đấu của tổ mình.
- Lớp thông qua KH của từng tổ và bổ sung ý kiến.
- GV bổ sung và nhắc nhở cả lớp thực hiện kế hoạch đã đề ra và khắc phục những tồn tại của tuần 6 nhất là nề nếp tự quản.
...............................*****..................................
Luyện tiếng việt
luyện tập về từ
I. mục đích yêu cầu:
 - Củng cố mở rộng vốn từ cho HS qua việc tìm từ trái nghĩa; xác định được từ đồng âm và nghĩa của chúng.
- Bước đầu biết vận dụng từ ngữ để giải nghĩa từ và đặt câu.
II. Đồ dùng:
 - Bảng phụ ghi nội dung BT1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: - Từ như thế nào gọi là từ trái nghĩa?
- Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?
Nhận xét.
B. Hướng dẫn HS luyện tập:
* Luyện tập về từ trái nghĩa:
Bài 1: Điền từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ chấm để có câu tục ngữ, thành ngữ hoàn chỉnh.
a. Lá . . . đùm lá . . . 
b. Việc nhà thì . . . việc chú bác thì. . . 
c. Sáng . . . chiều. . . 
d. Trước. . . sau. . . 
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ trên.
Bài 2: Trong các từ sau từ nào trái nghĩa với từ chăm chỉ: Lười biếng, cần cù, chuyên cần, lười nhác, chịu khó.
- Thế nào là từ trái nghĩa?
Bài 3: Đặt câu với các từ trái nghĩa với từ chăm chỉ mới tìm được ở trên?
* Luyện tập về từ đồng âm: BT trang 29- VBT bổ trợ & nâng cao TV 5 T1
Bài 1: Cho HS đọc đề và xác định yêu cầu BT.
- HD lớp nhận xét chữa bài.
VD: từ “mai” trong sương mai chỉ về buổi sớm; từ “mai” trong nhành mai chỉ tên một loài hoa.
- Củng cố về khái niệm từ đồng âm.
Bài 2 trang 29. Yêu cầu HS tự làm bài.
- HD HS chữa bài nhận xét.
VD: Ngày mai bố mẹ em đi mua cây mai về trồng.
 Em cầu mong trời không mưa để chúng em thi đá cầu.
- Thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ?
C. Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại kiến thức về từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời
- Nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của đề
 HS tự làm, vài em lên bảng điền.
a. Lá lành đùm lá rách.
b. Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng. 
c. Sáng nắng chiều mưa. 
d. Trước lạ sau quen. 
- Nhận xét.
- HS đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ trên.
- HS đọc yêu cầu BT và tự làm
1 HS nêu kết quả: Lười nhác, lười biếng.
- Lớp nhận xét.
HS đọc yêu cầu
- HS tự làm
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
VD: -Vì lười biếng nên Lan bị điểm kém.
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS trao đổi theo cặp nêu nghĩa của các từ đồng âm.
- Mỗi HS đặt câu với một cặp từ đồng âm, HS giỏi đặt từ 2, 3 cặp từ đồng âm.
- HS trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5,6- 2010.doc