Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Trường tiểu học 2 xã Đất Mới

Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Trường tiểu học 2 xã Đất Mới

- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.

- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.

- Cảm phục và theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

II. Đồ dùng dạy học

- Phiếu bài tập cho mỗi nhóm.

 

doc 34 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 5 - Trường tiểu học 2 xã Đất Mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD – Đ T Huyện Năm Căn
 Trường tiểu học 2 xã Đất Mới
Lịch Soạn Giảng
 	Tuần: 5
Thứ ngày
Tiết
Môn
Tiết TPPCT
Tên bài dạy
Thứ hai
20 / 09
1
SHĐT
2
Đạo đức
5
Có chí thì nên
3
Toán 
21
Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài
4
Âm nhạc 
Thực hành xem đồng hồ.(TT)
5
Lịch sử 
5
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
Thứ ba
21 / 09
1
Tập đọc 
33
Một chuyên gia máy xúc
2
Chính tả 
34
Nghe – viết: Một chuyên gia máy xúc.
3
Toán
22
Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng
4
Mỹ thuật 
5
Khoa học 
9
Thực hành: Nói không với các chất gây nghiện.
Thứ tư
22 / 09
1
LT & Câu
35
Mở rộng vốn từ: Hoà bình
2
Thể dục 
9
Đội hình đội ngũ. Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
3
Tập LV
38
Luyện tập làm báo cáo thống kê
4
Toán 
23
Luyện tập
5
Địa lí 
5
Vùng biển nước ta.
Thứ năm
23 / 09
1
Tập đọc 
37
Ê – mi – li, con ...
2
K C
36
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
3
Toán
24
Đề - ca – mét vuông, Hét – tô – mét vuông.
4
Khoa học
10
Thực hành: Nói không với các chất gây nghiện.(TT)
5
Kĩ thuật
5
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
Thứ sáu
24 / 09
1
LT & Câu
39
Từ đồng âm
2
Thể dục
10
Đội hình đội ngũ. Trò chơi: Nhảy nhanh nhảy đúng.
3
Tập LV
40
Trả bài văn tả cảnh.
4
Toán 
25
Mi – li – mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
5
SH lớp
Tuần 5 	Thứ hai, ngày 20 tháng 09 năm 2010
Đạo đức:
Bài 3: CÓ CHÍ THÌ NÊN
(tiết 1)
I. Mục tiêu
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập cho mỗi nhóm.
- Bảng phụ.
- Phiếu tự điều tra bản thân.
- Giấy màu xanh - đỏ cho mỗi HS.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
GV tổ chức cho HS cả lớp cùng tìm hiểu thông tin về anh Trần Bảo Đồng.
+ Gọi 1 HS đọc thông tin trang 9 SGK.
+ Lần lượt nêu các câu hỏi sau và yêu cầu HS trả lời.
- Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập?
Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?
- Em học được điều gì từ tấm gương của anh Trần Bảo Đồng?
+ GV nhận xét các câu trả lời của HS:
- GV nêu kết luận: Dù khó khăn nhưng Đồng đã biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, có phương pháp học tốt nên anh đã vừa giúp đỡ được gia đình vừa học giỏi.
- Hoạt động theo hướng dẫn như sau:
+ 1 HS đọc HS cả lớp cùng nghe.
+ Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, HS khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
+ Cuộc sống gia đình Trần Bảo Đồng rất khó khăn, anh em đông, nhà nghèo, mẹ lại hay đau ốm! Vì thế ngoài giờ học Bảo Đồng phải giúp mẹ bán bánh mì.
+ Trần Bảo Đồng đã biết sử dụng thời gian một cách hợp lí, có phương pháp học tập tốt vì thế suốt 12 năm học Đồng luôn đạt HS giỏi. Năm 2005, Đồng thi vào trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh và đỗ thủ khoa.
+ Dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu nhưng có niềm tin, ý chí quyết tâm phấn đấu thì sẽ vượt qua được hoàn cảnh.
* Hoạt động 2: Thế nào là cố gắng vượt qua khó khăn
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi 1 trong các tình huống sau, yêu cầu các em thảo luận để giải quyết tình huống.
Các tình huống
1) Năm nay lên lớp 5 nên A - Hoa và Phan Răng phải xuống tận dưới trường huyện học. Đường từ bản đến trường huyện rất xa phải qua đèo, qua núi. Theo em Ahoa và Phan Răng có thể có những cách xử lí như thế nào? Hai bạn làm thế nào mới là biết cố gắng vượt qua khó khăn?
2) Giữa năm học lớp 4 Tâm An pải nghỉ học để đi chữa bệnh. Thời gian nghỉ lâu quá nên cuối năm Tâm An không được lên lớp 5 cùng các bạn. Theo em Tâm An có thể có những cách xử lí như thế nào? Bạn làm thế nào mới là đúng?
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
- GV nhận xét cách ứng xử của HS nêu kết luận cách ứng xử đúng.
- GV nêu: Cho dù khó khăn đến đâu các em cũng phải cổ gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, không được bỏ học giữa chừng. Trong tình huống 1 hai bạnn có thể xin vào học trường dân tộc nội trú để không phải đi lại xa, nhiều lần, nguy hiểm.
- Mỗi nhóm 4 HS cùng thảo luận để giải quyết 1 ttrong các tình huống mà GV đưa ra:
Cách xử lí:
1) A - hoa và Phan Răng có thể ngại đường xa mà bỏ học không xuống trường huyện nữa.
Theo em, hai bạn nên cố gắng đến trường, dù phải trèo đèo, lội suối. Hai bạn mới học đến lớp 5 còn phải học thêm rất nhiều nữa.
2) Vì phải học lại lớp 4 không được lên lớp 5 cùn các bạn, Tâm An có thể chán nản và bỏ học hoặc học hành sa sút. Tâm An cần giữ gìn sức khỏe và vui vẻ đến trường cho dù phải học lại lớp 4.
- 2 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
* Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, liên hệ bản thân với yêu cầu như sau:
1. Em hãy kể 3 khó khăn của em trong cuộc sống và học tập và cách giải quyết những khó khăn đó cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
2. Nếu khó khăn em chưa biết khắc phục, hãy nhờ các bạn trong nhóm cùng suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết (nếu có )
- GV cho HS các nhóm làm việc.
+ Yêu cầu HS nêu khó khăn của mình.
+ Yêu cầu HS khác đưa ra hướng giải quyết giúp bạn.
+ Hỏi: Trước những khó khăn của bạn bè, chúng ta nên làm gì?
+ GV kết luận: Khi bạn gặp khó khăn, chúng ta cần biết giúp đỡ và động viên bạn vượt qua khó khăn. Còn với khó khăn của chính mình, chúng ta cần cố gắng, quyết tâm, vững vàng ý chí thì sẽ vượt qua được.
- HS chia thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng hoạt động để thực hiện yêu cầu.
- HS thực hiện
+ Trước những khó khăn của bạn, chúng ta nên giúp đỡ bạn động viên bạn vượt qua khó khăn.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành
- GV yêu cầu Hs về nhà tìm hiểu những tấm gương vượt khó ở xung quanh các em.
- Yêu cầu HS phân tích những thuận lợi và khó khăn của mình theo bảng sau:
STT
Các mặt của đời sống
Thuận lợi
Khó khăn
1
Hoàn cảnh gia đình
2
Bản thân
3
Kinh tế gia đình
4
Điều kiện đến trường và học tập
Toán 
 Tiết 21: ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu:
- Biết kí hiệu, tên gọi và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
II. Hoạt động dạy - học:
Phương pháp
Nội dung
A. bài cũ:
- Gọi Hs chữa bài 2, 3 SGK.
- Nhận xét,cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn ôn tập:
- Hs đọc đề, Gv treo bảng
 1m = ? dm ? -> Ghi
 1m = ? dam ?
- HS lên bảng giải BT
1m = 10 dm
 1m = 
Lớn hơn mét
Mét
Nhỏ hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1km
1hm
1dm
1m
1dm
1cm
1mm
=10hm
=10dam
=10m
=10dm
=10cm
=10mm
=km
=hm
= dam
=m
= dm
= cm
- Yêu cầu Hs làm tiếp các cột còn lại trong bảng.
- Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện bảng
- Cho 1, 2 Hs đọc lại
- 2 đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé; đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?
- Một vài Hs nhắc lại.
- Hs đọc đề bài, tự làm bài.
- Gọi 3 Hs lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa.
- Em làm thế nào để tính được 
342dm = 3420cm?, 25000m = 25km?, 1cm = m
- Hs đọc yêu cầu.
- G viết 4km 35m =.m, yêu cầu Hs nêu cách tính tìm số thích hợp điền.
- Yêu cầu Hs làm các phần còn lại.
- Nhận xét, chữa
? Nêu cách tính của 3040m = 3km 40m?
3. Củng cố, dặn dò:
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau gấp, kém nhau bao nhiêu lần?
- Nhận xét tiết học.
- dặn dò về nhà: học bài, chuẩn bị bài sau
Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
- Đơn vị bé = đơn vị lớn
Bài 2 ( cột a, c):
a)135m = 1350dm
342dm = 3420 cm
15cm = 150 mm
c) 1mm = cm
1cm = m 1m = km
Bài 3:
4km 37m = 4km + 37m
 = 4000m + 37m = 4037m
Vậy 4km 37m = 4037m
8m 12cm = 8012cm; 354dm = 35m 4dm
3040m = 3km 40m.
Lịch sử:
Bài 5: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. Mục tiêu 
- Biết được Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX(gv giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp, hoạt động của Phan Bội Châu):
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
+ Từ năm 1905 – 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
II. Đồ dùng dạy học 
 	- Chân dung Phan Bội Châu.
	- Phiếu học tập của HS
	- Các thông tin' tranh ảnh mà HS sưu tầm được.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời nội dung câu hỏi
- GV cho HS quan sát chân dung Phan Bội Châu và hỏi: Em có biết nhân vật lịch sử này tên là gì? Có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà không? 
- GV giới thiệu bài:Đầu thế kỷ XX nước ta có hai phong trào chống Pháp tiêu biểu do hai chí sĩ yêu nước là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
về phong trào yêu nước Đông du do Phan Bội Châu lãnh đạo
3HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Từ cuối thế kỷ XI X, ở Việt Namđã xuát hiện những ngành kinh tế nào?
+ Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp, những tầng lớp mới nào trong xã hội Việt Nam?
- Đó là Phan Bội Châu, ông là nhà yêu nước tiêu biểu của thế kỷ XX
Hoạt động 1: Tiểu sử Phan Bội Châu 
GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để giải quyết yêu cầu:
+Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin tư, liệu em tìm hiểu được về Phan Bội Châu 
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.
- GV nhận xét và nêu một số nét chính về tiểu sử Phan Bội Châu: Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước thuộc hhuyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 
- HS làm việc theo nhóm
+ Lần lượt từng HS trình bày thông tin của mình trước nhóm, cả nhóm cùng theo dõi.
Đại diện 1 nhóm HS trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ xung ý kiến.
* Hoạt động 2: Sơ lược về phong trào Đông du
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm theo các câu hỏi: 
+ Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo? Mục đích của phong trào là gì?
+ Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông du như thế nào?
+ Kết quả của phong trào Đông du và ý nghĩa của phong trào này là gì?
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp sau đó hỏi cả lớp:
+ Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẵn hăng say học tập?
+ Tai sao chính phủ ... g nghe.
b) Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1,2 :
Viết bảng các câu
+ Ông ngồi câu cá.
+ Đoạn văn này có 5 câu.
- Hỏi :
+ Em có nhận xét gì về hai câu văn trên ?
+ Nghĩa của từ câu trong từng câu trên là gì ? Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài tập 2.
+ Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên.
- Kết luận: Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là từ đồng âm.
2 HS tiếp nối nhau đọc câu văn.
HS nối tiếp nhau nêu ý kiến:
+ Hai câu văn trên đều là hai câu kể. Mỗi câu có một từ câu nhưng nghĩa của chúng khác nhau.
+ Từ câu trong đoạn văn này có 5 câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
+ hai từ câu có phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
c. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về từ đồng âm để minh bhoạ cho ghi nhớ.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- 3 HS lấy ví dụ về từ đồng âm.
Ví dụ: Cái bàn – bàn bạc
 Lá cây – lá cờ
 Bàn chân – chân bàn...
d. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp theo hướng dẫn:
 + Đọc kĩ từng cặp từ.
 + Xác định nghĩa của từng cặp từ (có thể dùng từ điển)
- Gọi HS phát biểu ý kiến yêu cầu HS khác bổ xung, nhận xét
- GV có thể kết luận lại về nghĩa của từng từ đồng âm nếu HS giải thích chưa rõ.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiên, mỗi HS chỉ nói về một cặp từ.
a, - Cánh đồng: đồng là khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cấy cày, trồng trọt.
 - Tượng đồng: đồng là kim loai có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm giây điện và hợp kim.
 - Một nghìn đồng: đồng là dơn vị tiền tệ Việt Nam.
b) - Hòn đá: đá là chất rắn cấu tạo lên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn.
- Đá bóng: đá là đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho ra xa hoặc dưa bóng vào khung thành đối phương...
Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu bài tập.
Yêu cầu HS ỵư làm bài.(Gợi ý : HS đặt hai câu với mỗi từ để phân biệt từ đồng âm)
 Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
Nhận xét, kết luận các câu đúng.
Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
GV có thể yêu cầu HS giải thích nghĩa của từng cặp từ đồng âm mà em vừa đặt.
Nhận xét, kết luận các cặp từ đúng.
1 HS đọc thành tiếng.
3 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở.
- Nêu ý kiến bạn đặt câu đúng/ sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
Ví dụ: + Bố em mua cho em một bộ bàn ghế rất đẹp./ Họ đang bàn về việc sửa đường.
 + Yêu nước là thi đua./ Bạn Lan đang đi lấy nước.
Bài 3:
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
GV hỏi: Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc tại ngân hàng?
Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 4: HS khá giỏi
Gọi HS đọc các câu đố.
Yêu cầu HS làmg bài.
Gọi HS trả lời câu hỏi.
+ Hỏi: Trong hai câu đố trên, người ta có thể nhầm lẫn từ đồng âm nào?
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc mẩu chuyện cho cả lớp cùng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Trả lời: Vì Nam nhầm lẫn nghĩa của hai từ đồng âm là tiền tiêu.
 + Tiền tiêu: tiêu nghĩa là tiền để chi tiêu.
 + Tiền tiêu: tiêu là vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Trao đổi, thảo luận.
- Tiếp nối nhau trả lời:
a) Con chó thui.
b) Cây hoa súng và khẩu súng.
+ Từ chín trong câu a là nướng chín cả mắt, mũi, đuôi, đầu chứ không phải là sốp 9 – là số tự nhiên sau số 8.
+ Khẩu súng còn được gọi là cây súng.
3. Củng cố – dặn dò:
+Hỏi: Thế nào là từ đồng âm? 
- Nhận xét tiết học; Dặn dò về nhà.
Thể dục:
Bài 10: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ 
 TRÒ CHƠI: “ NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH”
I/ Mục tiêu:
- Thực hiện tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.
- Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đi vòng phải, vòng trái. 
- Bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. 
- Trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luện luyện.
* Trò chơi “ Diệt con vật có hại”
2. Phần cơ bản:
a, Đội hình đội ngũ:
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
b, Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”
3. Phần kết thúc:
- Cho học sinh hát một bài, vừa hát, vừa vỗ tay theo nhịp.
- G cùng học sinh hệ thống bài.
- G nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
- Đội hình tập hợp
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x
 GV
- Lần 1-2 Gv điều khiển lớp tập có nhận xét sửa chữa động tác sai cho học sinh.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển. Gv theo dõi, nhận xét, sửa sai
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
- Tập hợp theo đội hình chơi.
- Gv nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Lớp chơi thử, chơi thật.
- Nhận xét tuyên dương nhóm chơi tốt.
x x x x x x x x x 
x x x x x x x x x 
 GV
Tập làm văn:
Tiết 40: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I, Mục tiêu
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh ( về ý, từ, bố cục, dùng từ đặc câu  ); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
II, Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ ghi lỗi về chính tả, cách dùng từ, diễn đạt cần chữa chung cho cả lớp.
III, Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A, Kiểm tra bài cũ
- Chấm diểm bảng thống kê kết quả học tập ở các tổ của 5 học sinh.
Nhận xét.
 B. Dạy bài mới.
1, Nhận xét chung về bài làm của học sinh.
*Nhận xét chung.
- GV nhận xét từng bài viết của hs để rút ra kết luận.
- Giáo viên dán bảng phụ ghi lỗi câu, từ của học sinh.
* Trả bài cho học sinh.
2, Hướng dẫn chữa bài.
- Yêu cầu học sinh tự chữa bài.
- Giúp đỡ học sinh yếu.
3, Học tập đoạn văn hay, bài văn tốt.
- Gọi một số học sinh đọc đoạn văn hay trong những bài đạt điểm cao cho học sinh nghe.
4, Hướng dẫn viết lại đoạn văn.
- Gợi ý viết lại đoạn văn.
- Gọi học sinh đọc đoạn văn đã viết lại.
Nhận xét tuyên dương. 
5, Củng cố dặn dò.
- Giáo viên nhận xét dò.
- Dặn dò đọc lại bài.
- HS nộp vở 
- Học sinh lắng nghe, quan sát.
- Học sinh đọc và sửa lỗi.
- Học sinh thảo luận theo cặp, sửa bài cho nhau.
- Học sinh đọc, lớp nghe.
Toán
 Tiết 25: MI – LI - MÉT VUÔNG, BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I/ Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông, biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
II/ đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong sgk.
- Kẻ sẵn bảng cột như trong sgk nhưng chưa ghi số liệu.
III/ Hoạt động dạy - học:
Phương pháp
Nội dung
A. Bài cũ:
- Gọi học sinh chữa bài 3, 4 sgk
? Hãy nêu các tên đơn vị đo trong bảng đơn vị đo độ dài?
- Nhận xét, cho điểm.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh nhận xét bổ sung.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề – ca – mét vuông.
a, Hình thành biểu tượng về mi-li-mét vuông.
- Yêu cầu học sinh nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học.
- Gv Trong thực tế, hay trong khoa học, nhiều khi chúng ta phải dùng những đơn vị đo rất bé mà dùng các đơn vị đo chúng ta đã học không đo được, vì vậy người ta dùng đơn vị nhỏ hơn là mi-li-mét.
- Gv treo hình minh hoạ như trong sgk và yêu cầu học sinh hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1mm.
+ Dựa và đơn vị đo em đã học, em hãy cho biết mi-li-mét vuông là gì?
- Dựa và các kí hiệu của đơn vị đo diện tích em hãy nêu các kí hiệu và cánh đọc của mi-li-mét vuông.
- Các đơn vị: cm2, dm2, m2. dam2, hm2, km2.
- Học sinh quan sát
- Diện tích hình vuông có cạnh 1mm là: 1mm x 1mm = 1 mm2
- Mi-li-mét vuông là đơn vị đo diện tích của hình vuông có cạnh dài là 1mm.
- Học sinh nêu: mm2
b, Tìm mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng –ti-mét vuông.
- Gv yêu cầu học sinh quan sát tiếp hình minh hoạ, sau đó yêu cầu học sinh tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích hình vuông có cạnh 1mm?
- Vậy 1cm2 bằng bao nhiêu mm2?
- Vậy 1mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2?
1cm x 1cm = 1cm2
- Gấp 100 lần.
- 1cm2= 100mm2
1mm2= cm2
3. Bảng đơn vị đo diện tích.
- Gv treo bảng phụ, yêu cầu học sinh nêu tên đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn?
- Gv viết vào bảng đơn vị đo diện tích.
- 1 mét vuông bằng bao nhiêu đề –xi-mét vuông?
- 1mét vuông bằng mấy phần của đề-ca-mét vuông?
- Gv viết và cột mét:
1m2=100dm2=dam2
- Học sinh nêu.
- 1m2=100dm2
- 1 m2=dam2
Lớn hơn mét vuông
Mét vuông
Bé hơn mét vuông
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1km2
=100hm2
1hm2
=100dam2
=km2
1dam2
=100m2
= hm2
1m2
=100dm2
=dam2
1dm2
=100cm2
=m2
1cm2
=100mm2
=dm2
1mm2
=cm2
- Gv kiểm tra bảng đon vị đo diện tích trên bản rồi hỏi:
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền với nó ?
- Mỗi đơn vị đo diện tích bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn hơn tiếp liền với nó?
- Vậy hai đơn vị đo diện tích liề kề thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Gấp 100 lần đơn vị liền kề nó.
đơn vị lớn hơn liền kề.
- Hơn kém nhau 100 lần.
4. Luyện tập thực hành:
- Gv viết số đo bất kì lên bảng cho học sinh đọc.
- Gv đọc các số đo diện tích cho học sinh viết sau đó yêu cầu học sinh xắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
Bài 1
- học sinh nghe G đọc và ghi lại.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh sắp xếp và nháp, 2 học sinh lên bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc.
+ Hãy đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
HD: Biết mỗi đơn vị diện tích tương ứng với 2 chữ số trong số đo diện tích. Khi đổi từ hm2 sang m2 ta lần lướt đọc tê các đơn vị đo diện tích trong bảng mỗi lần đọc viết thêm 2 chữ số 0 vào sau số đo đã cho.
- Yêu cầu học sinh làm bài, Gv hướng dẫn học sinh yếu.
Bài 2 ( a, cột 1)
a, 5cm2=500mm2 12km2=1200hm2 
1hm2= 10 000 m2 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 2 học sinh lên bảng.
- nhận xét, chữa bài trên bảng.
Bài 3
1 mm2 = cm2 1 dm2 =m2 
8 mm2 =cm2 7 dm2 =m2 
29 mm2 =cm2 34 dm2 =m2 
5. Củng cố dặn dò:
- Tóm nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà
- Học sinh nghe.
- Học và chuẩn bị bài sau.
 SINH HOẠT CUỐI TUẦN.
I.Ưu điểm
II.Khuyết điểm.
III. Phương hướng khắc phục ở tuần tới.
KÍ DUYỆT
	 Tuần: 5
Tổ trưởng: Nhận xét, duyệt. 
Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc