Giáo án lớp 5 - Tuần 6

Giáo án lớp 5 - Tuần 6

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủng tộc ở nam phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,4)

2. Kĩ năng: Đọc đúng từ phiên âm nước ngoài và các só liệu thống kê trong bài

3. Thái độ: Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi câu văn cần rèn đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nếu ai dùng giáo án này nếu cảm thấy được thì góp ý nhé, để lần sau gửi tiếp
TIẾT 11 TẬP ĐỌC: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủng tộc ở nam phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,4)
2. Kĩ năng: Đọc đúng từ phiên âm nước ngoài và các só liệu thống kê trong bài
3. Thái độ: 	Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi. 
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi câu văn cần rèn đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp: 
- Hát 
2. Bài cũ: Ê-mi-li con
- Học sinh lên đọc.
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài : 
Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai”
b)HD luyện đọc và tìm hiểu bài : 
- HS khá đọc --> chia đoạn
- Bài này được chia làm 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. 
- 3 học sinh đọc nối tiếp theo đoạn
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài. 
- Học sinh đọc lại 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc chú giải 
- Học sinh nêu các từ khó khác 
Giáo viên sẽ đọc lại toàn bài. 
- Học sinh lắng nghe 
* Tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
Đoạn 1 
H .Nam Phi là nước như thế nào, có đảm bảo công bằng, an ninh không?
- Nam Phi là nước rất giàu, nổi tiếng vì có 
nhiều vàng, kim cương, cũng nổi tiếng về nạn
 phân biệt chủng tộc với tên gọi A-pác-thai.
- Ý1: Giới thiệu về đất nước Nam Phi.
Đoạn 2
H:Dưới chế đọ a-pác-thai,người da đen bị đối sử như thế nào?
H. Đoạn này có nội dung gì?	H
- Gần hết đất đai, thu nhập, toàn bộ hầm 
mỏ, xí nghiệp, ngân hàng... trong tay người da
 trắng. Người da đen và da màu phải làm việc
 nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, làm việc, chữa bệnh ở những khu riêng, không được hưởng 1 chút tự do, dân chủ nào.
- Ý2: Người da đen và da màu bị đối xử tàn tệ. 
Đoạn 3
HĐoạn này có nội dung gì?
H: Vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi là ai?
Bất bình với chế độ A-pác-thai, người da ®en, da màu ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. 
- là: Nen-xơnMan –đê-la
- Ý3: Cuộc đ/tranh d/cảm chống chế đổ A-pác-thai. 
- Yêu cầu học sinh cho biết nội dung chính của bài.
- Học sinh nêu tổng hợp từ ý 3 đoạn.
* Luyện đọc đúng 
- Hoạt động cá nhân, lớp
- GV treo bảng phụ , HD HS đọc, GV đọc mẫu, HS đọc, nhận xét.
- Học sinh đọc 
4. Tổng kết - dặn dò: 
- HS đọc nội dung bài
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: “ Tác phẩm của Si-le và tên phát xít”
TIẾT 26 TOÁN: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. 
2. Kĩ năng: 	Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích,so sánh các đơn vị đo diện tích và giải bài toán có liên quan.(BT1a:2số đo đầu;1b hai số đo đầu;BT2;BT3 cột 1;BT4)
3.Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác của việc học toán 
 II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp: 1’
- Hát 
2. Bài cũ: 4’
- Học sinh nêu bảng đơn vị đo diện tích.
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
- Lớp nhận xét 
3.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài :1’
b)Hướng dẫn luyện tập: 35’
* Hoạt động 1: Củng cố cho học sinh cách đổi các đơn vị đo diện tích đã học.
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- HD học sinh làm bài
- Y/c HS trình bày bài.
- Y/c học sinh nhận xét.
- GV chốt nội dung ghi điểm. 
a)8m227dm2 = 8m2+m2= 8m2
16m29dm2 = 16m2+m2=16m2
26 dm2 = m2
b)4dm265cm2= 4dm2+dm2=4dm2
95cm2= dm2
102dm28cm2=102dm2+dm2=102dm2
Ÿ Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- HD học sinh làm bài
- GV chốt nội dung ghi điểm.
- Khoanh vào câu B
Ÿ Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
- HD học sinh làm bài
- Y/c HS trình bày bài.
- Y/c học sinh nhận xét.
- GV chốt nội dung ghi điểm.
2dm27cm2 = 207cm2
300mm2 > 2cm289mm2
3m248dm2 < 4m2 
61km2 > 610hm2
* Bài 4:
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- HD học sinh làm bài
- Y/c HS trình bày bài.
- Y/c học sinh nhận xét.
- GV chốt nội dung ghi điểm.
 Giải
Diện tích của một viên gạch lát nền là:
40 x40 = 1600 (cm2)
Diện tích căn phòng là:
1600 x 150 = 240000(cm2)=24m2
Đáp số : 24m2
* Hoạt động 2: Củng cố
- Hoạt động cá nhân
5. Tổng kết - dặn dò: 4’
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung” 
KĨ THUẬT : ( TIẾT 6) CHUẨN BỊ DỤNG CỤ NẤU ĂN
I. Mục tiêu :
 HS cần phải :
- Nêu được những công việc chuẩn bị nấu ăn .
- Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn .
- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình .
II. ĐDDH :
- Tranh ảnh một số loại thực phẩm thông thường . dao thái , dao gọt 
III. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1 : Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.8’
- HD HS đọc nội dung SGK
* GV nhận xét và tóm tắt : Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn như rau , củ , quả , thịt , trứng , tôm , cá được gọi chung là thực phẩm 
Hoạt động 2 : Cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn .15’
a/ Cách chọn thực phẩm :
- HD HS quan sát hình 1 SGK 
+ Mục đích , yêu cầu của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn 
+ Cách chọn thực phẩm nhằm đủ lượng , đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục 1 SGK
- Nhận xét và tóm tắt nội dung chính về chọn thực phẩm ( theo nội dung SGK )
b/ Cách sơ chế thực phẩm :
HD HS đọc nội dung mục 2 SGK 
+ Yêu cầu HS nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó như : luộc rau , nấu canh rau ngót , kho thịt 
* GV tóm tắt các ý của HS :
Trước khi chế biến một món ăn ta thường thực hiện các công việc như ; loại bỏ những phần không ăn được và làm sạch thực phẩm . Những công việc đó được gọi chung là sơ chế thực phẩm .
Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập 5’
-GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của học sinh 
NHẬN XÉT - DẶN DÒ :2’
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS 
- HS đọc ND SGK
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
- HS nêu 
+ Trước khi chế biến một món ăn ta thường thực hiện các công việc như ; loại bỏ những phần không ăn được và làm sạch thực phẩm , 
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá .
- Chuẩn bị bài ; Nấu cơm , và tìm hiểu cách nấu cơm trong gia đình 
TIẾT 6 ĐẠO ĐỨC: CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh biết được cuộc sống con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý chí quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua được những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. 
2. Kĩ năng: Học sinh biết phân tích những thuận lợi, khó khăn của mình; lập được “Kế hoạch vượt khó” của bản thân. 
3. Thái độ: Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn của số phận để trở thành những người có ích cho xã hội.
KNS: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp: 1’
- Hát 
2. Bài cũ: 4’
- Đọc lại câu ghi nhớ, giải thích ý nghĩa của câu ấy.
- 1 học sinh trả lời
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:1’
- Học sinh nghe
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 25’
* Hoạt động 1: Tìm những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trường (địa phương) và bàn cách giúp đỡ những bạn đó.
- Học sinh làm việc theo nhóm, liệt kê các việc có thể giúp đỡ các bạn (về vật chất, tinh thần)
- Khen tinh thần giúp đỡ bạn vượt khó của học sinh trong lớp và nhắc nhở các em cần có gắng thực hiện kế hoạch đã lập.
- Lớp trao đổi, bổ sung thêm những việc có thể giúp đỡ được các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn.
* Hoạt động 2: Nêu yêu cầu 
- Tự phân tích thuận lợi, khó khăn của bản thân (theo bảng sau)
STT
Các mặt của đời sống
Thuận lợi
Khó khăn
1
Hoàn cảnh gia đình
2
Bản thân
3
Kinh tế gia đình
4
Điều kiện đến trường và học tập
® Phần lớn học sinh của lớp có rất nhiều thuận lợi. Đó là hạnh phúc, các em phải biết quí trọng nó. Tuy nhiên, ai cũng có khó khăn riêng của mình, nhất là về việc học tập. Nếu có ý chí vươn lên, thầy tin chắc các em sẽ chiến thắng được những khó khăn đó.
- Mỗi nhóm chọn 1 bạn có nhiều khó khăn nhất trình bày với lớp.
-Đối với những bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như ....Ngoài sự giúp đỡ của các bạn, bản thân các em cần học tập noi theo những tấm gương vượt khó vươn lên mà lớp ta đã tìm hiểu ở tiết trước.
- KNS: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng
HS tự trình bày
5. Tổng kết - dặn dò: 4’
- Tìm câu ca dao, tục ngữ có ý nghĩa giống như “Có chí thì nên”
- T/hiện kế/h “Giúp bạn vượt khó” như đã đề ra.
- Chuẩn bị: Nhớ ơn tổ tiên
THỂ DỤC :(TIẾT 11) ĐH ĐN – TRÒ TRƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT” 
 I. MỤC TIÊU: 
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ : cách chào,báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra vào lớp, tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm nghỉ,quay trái quay phải quay sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nói to rõ, đủ nội dung.
- Trò chơi kết bạn “Chuyển đồ vật” Yêu cầu HS nắm được cách chơi, nội quy chơi, húng thú trong khi chơi.
II.CHUẨN BỊ:
- Địa điểm : trên sân trường.
- Phương tiện : còi thể dục.
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP :
HOẠT ĐỘNG DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp .4’
4’
- HS tập hợp thành 3 hàng dọc.
2. Bài mới: 
a) Phần mở đầu : 8’
- GV điểm danh, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Y/c học sinh đứng vỗ tay hát.
8’
- HS lắng nghe.
- HS làm theo yêu cầu.
b) Phần cơ bản : 20’
20’
* Đội hình – Đội ngũ :
- GV hướng dẫn học sinh ôn lại cách chào, báo cáo khi bắt đầu giờ và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp, các động tác quay.
- GV điều kiển lớp tập 1- 2 lần.
- Lần 3- 4 y/c HS tập theo tổ do tổ trưởng điều khiển.GV quan sát sửa sai.
- GV tổ chức cho các tổ thi đua trình diễn, có nhận xét và tuyên dương.
- HS quan sát và lắng nghe. 
- HS thực hành.
- HS thực hành theo tổ .
- HS quan sát , nhận xét.
* Trò chơi vận động :
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi,GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, quy định chơi.
- GV quan sát ,nhận xét ,biểu dương tổ thắng cuộc và chơi đúng luật.
- Tổ chức cho học sinh chơi thử.
- Tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
3. Phần kết thúc :3’
3’
- GV cho học sinh thực hiện động tác thả lỏng.
- GV hệ thống lại nd bài.
- GV nhận xét , đánh giá kết quả bài học và dặn học sinh về nhà ôn lại bài.
- Học sinh thực hiện động tác thả lỏng..
- HS lắng nghe.
TOÁN: (TIẾT 27) HÉC TA 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích ha.
- Quan hệ giữa ha và mét vuông.
- Biết đổi đúng các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan. 
2. Kĩ năng: Giải các bài toán có liên quan về diện  ... g bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. 
- Bác bác trứng, tôi tôi vôi 
- bác 1: chú bác 
- bác 2: quấy trứng cho chín sền sệt 
- tôi 1: mình 
- tôi 2: làm cho đá vôi thành vôi 
- Trăng bao hiêu tuổi trăng già? Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
- non:®nghĩa 1: trái nghĩa với “già”
 nghĩa 2: là núi
® Chốt: “Đó là tác dụng của việc dùng từ đồng âm để chơi chữ ® học tập có chọn lọc trên cơ sở hiểu kỹ từ đồng âm sẽ giúp em nói và viết hay hơn, tinh tế, độc đáo hơn”.
- Nêu ví dụ tự tìm
5. Tổng kết - dặn dò: 4’
Học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ
- Dặn dò: Chuẩn bị: “Từ nhiều nghĩa” 
TIẾT 6 ĐỊA LÍ: ĐẤT VÀ RỪNG 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nắm một số đặc điểm của những loại đất chính và những biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất. 
2. Kĩ năng: - Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố những loại đất chính, các loại rừng ở nước ta 
- Trình bày đặc điểm của những loại đất chính và biện pháp bảo vệ, cải tạo đất, biện pháp bảo vệ rừng 
3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải sử dụng đất trồng hợp lí và bảo vệ rừng 
II. Chuẩn bị: Bản đồ,lược đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam .
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp: 2’
- Hát 
2. Bài cũ: 4’ 
“Biển nước ta” 
3.Bài mới: a) Giới thiệu bài : 1’
 “Đất và rừng”. - Học sinh nghe 
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 24’
* HĐ1: Nước ta có những loại đất nào?
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
- Mỗi nhóm chỉ trình bày một loại đất. 
- Học sinh lên bảng trình bày + chỉ lược đồ. 
* Đất phe ra lít: Phân bố ở miền núi
- Thích hợp trồng cây lâu năm
* Đất phe ra lít - đá vôi: Phân bố ở miền núi
- Thích hợp trồng trọt cây công nghiệp lâu năm. 
- Học sinh trình bày xong giáo viên sửa chữa đến loại đất nào giáo viên đính băng giấy ghi sẵn vào bảng phân bố. 
* Đất phù sa: Phân bố ở đồng bằng 
- Thích hợp với nhiều cây lương thực, hoa màu, rau quả. 
* Đất phù sa cổ: Phân bố ở đồng bằng 
- Thích hợp trồng cây lương thực. 
-Nêu các loại rừng ở nước ta? Sự phân bố? các biện pháp bảo vệ rừng? 
- Nhận xét- chốt – giáo dục
- Học sinh nêu và chỉ sự phân bố trên bản đồ. 
* Hoạt động 2: Sử dụng đất hợp lí 
- Hoạt động nhóm bàn 
1) Vì sao phải sử dụng đất trồng hợp lí?
- Vì đất là nguồn tài nguyên quí giá của đất nước nhưng nó chỉ có hạn. 
2) Nêu một số biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất? 
1. Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
2. Trồng luân canh, trồng các loại cây họ đậu làm phân xanh.
3. Làm ruộng bậc thang để chống xói mòn đối với những vùng đất có độ dốc. 
4. Thay chua, sửa mặn cho đất với những vùng đất chua mặn. 
* HĐ3: Biện pháp bảo vệ, cải tạo đất trồng
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Giáo viên liên hệ một số địa phương để giới thiệu cho học sinh biết một số biện pháp khác ở địa phương. 
- Học sinh trình bày và giới thiệu tranh ảnh tự sưu tầm về một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất trồng. 
5. Tổng kết - dặn dò: 4’
Học sinh đọc lại nội dung bài
- C/bị: bài Ôn tập 
TIẾT 11: THỂ DỤC : ĐH ĐN – TRÒ TRƠI “LĂN BÓNG BẰNG TAY” 
I. MỤC TIÊU: 
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ : cách chào,báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra vào lớp, tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm nghỉ,quay trái quay phải quay sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nói to rõ, đủ nội dung.
- Trò chơi kết bạn “Lăn bóng bằng tay” Yêu cầu HS nắm được cách chơi, nội quy chơi, húng thú trong khi chơi.
CHUẨN BỊ:
- Địa điểm : trên sân trường.
- Phương tiện : Bóng, còi thể dục.
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP :
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động học
a) Phần mở đầu : 7’
- GV điểm danh, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Y/c học sinh đứng vỗ tay hát.
- HS lắng nghe.
- HS làm theo yêu cầu.
b) Phần cơ bản : 20’
* Đội hình – Đội ngũ :
- GV hướng dẫn học sinh ôn lại cách chào, báo cáo khi bắt đầu giờ và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp, các động tác quay.
- GV điều kiển lớp tập 1- 2 lần.
- Lần 3- 4 y/c HS tập theo tổ do tổ trưởng điều khiển.GV quan sát sửa sai.
- GV tổ chức cho các tổ thi đua trình diễn, có nhận xét và tuyên dương.
- HS quan sát và lắng nghe. 
- HS thực hành.
- HS thực hành theo tổ .
- HS quan sát , nhận xét.
* Trò chơi vận động :
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi,GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, quy định chơi.
- GV quan sát ,nhận xét ,biểu dương tổ thắng cuộc và chơi đúng luật.
- Tổ chức cho học sinh chơi thử.
- Tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
3. Phần kết thúc : 8’
- GV cho học sinh thực hiện động tác thả lỏng.
- GV hệ thống lại nd bài.
- GV nhận xét , đánh giá kết quả bài học và dặn học sinh về nhà ôn lại bài.
- HS lắng nghe.
TIẾT 30 TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết so sánh các phân số,tính gí trị biểu thức với phân số.
-Giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.(BT1;BT2 “a,d”BT4)
2. Kĩ năng: 	Rèn kĩ năng làm đúng, chính xác. HS yếu giải được bài tập đơn giản.
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh tính chính xác của việc học toán. 
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp: 2’
- Hát 
2. Bài cũ: 4’ Luyện tập chung 
- Nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số? VD? 
- Học sinh nêu 
- Học sinh nhận xét 
- Nêu cách so sánh 2 phân số cùng tử số? VD? 
- Muốn cộng hoặc trừ nhiều phân số khác mẫu ta làm sao? 
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài : 1’
b) Hướng dẫn luyện tập: 34’
Ÿ Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- HD học sinh làm bài
a) b) 
Ÿ Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- HD học sinh làm bài
- Y/c HS trình bày bài.
- Y/c học sinh nhận xét.
- GV chốt nội dung ghi điểm.
a)
d)
Ÿ Bài 3: 
Không yêu cầu làm(Còn thời gian thì hướng dẫn HS khá,giỏi)
Ÿ Bài 4:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- HD học sinh làm bài
- Y/c HS trình bày bài.
- Y/c học sinh nhận xét.
- GV chốt nội dung ghi điểm.
 Giải
Hiệu số phần bằng nhau là:
4 – 1 = 3(phần).
Tuổi con là:
30 : 3 x 1 = 10 (tuổi)
Tuổi bố là :
30 + 10 = 40(tuổi)
Đáp số : con 10 tuổi, bố 40 tuổi.
- Nhắc lại nội dung đã ôn tập.
5. Tổng kết - dặn dò: 4’
- Chuẩn bị: “Kiểm tra”
- Nhận xét tiết học.
TIẾT 12 LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH: SÔNG NƯỚC 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nhận biết được cahc squan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích(BT1)
2. Kĩ năng:Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước(BT2)
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. 
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh: biển, sông, suối, hồ, đầm (cỡ lớn) 
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp: 2’
- Hát 
2. Bài cũ: 4’
- Giáo viên nhận xét và cho điểm
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 
+ Kết quả quan sát 
+ Tranh ảnh sưu tầm 
- 2, 3 học sinh đọc lại “Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam”. 
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 1’
“Luyện tập tả cảnh: Sông nước”
b)Hướng dẫn tìm hiểu bài: 34’
Ÿ Bài 1: Đoạn a: Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? 
- Sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của mây trời. 
- Câu nào nói rõ đặc điểm đó?
- Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời ® câu mở đoạn. 
Đoạn b: Dòng sông được quan sát từ đâu? 
- Từ trên 1 độ cao đặc biệt - trên đỉnh núi Voi, nhìn xuyên qua biển sương, biển, mây đọng ngang chừng núi mới thấy được dòng sông mờ mờ, thấp thoáng như một dãy lụa uốn lượn phía dưới. 
- Dòng sông hiện ra như thế nào từ vị trí quan sát đó? 
- Từ vị trí rất cao nhìn xuống dòng sông hiện ra với 1 vẻ huyền ảo dưới màn sương mờ, dưới bóng núi, tầng mây, những lớp lớp cây rừng, dòng sông trông mềm mại như 1 dải lụa đào, im lặng, nhỏ bé và hiền lành giữa núi rừng rộng lớn. 
Đoạn c: Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào của ngày? 
- Mọi thời điểm: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều. 
- Những câu văn nào trong đoạn tả con kênh Mặt trời thể hiện những liên tưởng của tg khi quan sát con kênh?
- Ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất, con kênh phơn phớt màu đào, hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, biến thành 1 con suối lửa lúc trời chiều. 
* Hoạt động 2: HD HS lập dàn ý. 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Giáo viên chấm điểm, đánh giá cao những bài có dàn ý. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh làm việc cá nhân trên nháp. 
- Nhiều học sinh trình bày dàn ý 
- Lớp nhận xét 
5. Tổng kết - dặn dò: 4’
- Hoàn chỉnh dàn ý, viết vào vở 
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh: Sông nước”
- Nhận xét tiết học 
KỂ CHUYỆN: TIẾT 6
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA(Không dạy)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nắm rõ nội dung câu chuyện cần kể và ý nghĩa của câu chuyện.
2. Kĩ năng: Biết chọn một câu chuyện các em đã tận mắt chứng kiến hoặc một việc chính em đã làm. Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện (cốt chuyện, nhân vật). Kể lại câu chuyện bằng lời nói của mình. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết trân trọng và vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước bằng những việc làm cụ thể.
II. Chuẩn bị: 
Một số cốt truyện để gợi ý nếu học sinh không xác định được nội dung cần kể.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp: 2’
- Hát 
2. Bài cũ: 5’
- Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về chủ điểm hòa bình.
- 2 học sinh kể 
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
- Nhận xét
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:1
b) Hướng dẫn kể chuyện: 28’
* Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu đề bài 
- Hoạt động lớp
- Ghi đề lên bảng
“Kể lại câu chuyện mà em biết đã chứng kiến hoặc tham gia nói lên tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước”.
- Đọc gợi ý 1/ SGK 62- Tìm câu chuyện của mình.
® nói tên câu chuyện sẽ kể.
- Lập dàn ý ra nháp ® trình bày dàn ý (2 HS)
* Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện trong nhóm
- Hoạt động nhóm (nhóm 4) 
- Học sinh nhìn vào dàn ý đã lập ® kể câu chuyện của mình trong nhóm, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Giáo viên giúp đỡ, uốn nắn
* Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện trước lớp
- Hoạt động lớp 
- Khuyến khích học sinh kể chuyện kèm tranh (nếu có)
- 1 học sinh khá, giỏi kể câu chuyện của mình trước lớp.
- Các nhóm cử đại diện kể (bắt thăm chọn nhóm). Nêu ý nghĩa
Ÿ Giáo viên nhận xét - tuyên dương
- Lớp nhận xét
* Hoạt động 4: Củng cố
- Hoạt động lớp 
- Tuyên dương
- Lớp giơ tay bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
- Em thích câu chuyện nào? Vì sao?
- Học sinh nêu
5. Tổng kết - dặn dò: 4’
- Tập kể câu chuyện cho người thân 
- Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 6 lop 5 moi sua xong 292011.doc