Giáo án Lớp 5 tuần 7 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Giáo án Lớp 5 tuần 7 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Tiết 2 : TẬP ĐỌC

NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng những từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi- xin.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.

- HS biết yêu quý loài vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

-Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm.

 

doc 26 trang Người đăng nkhien Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 7 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
25/09/2009
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2009
 Tiết 1: CHÀO CỜ
Sinh hoạt ngoài trời
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2 : 	 TẬP ĐỌC
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng những từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-ôn, Xi- xin.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
- HS biết yêu quý loài vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
-Bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm.
-Tranh ảnh về cá heo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
A – Kiểm tra bài cũ:
 	Hai HS lên đọc bài “ Tác phẩm của Si-le và tên phát xít” và trả lời câu hỏi ở cuối bài
B – Dạy bài mới:
Giới thiệu bài.
+ Giới thiệu chủ điểm “Con người với thiên nhiên”
+ Giới thiệu bài: Trong thiên nhiên có nhiều loài vật tuy nó không biết tiếng người nhưng nó rất thông minh, và đều có thể là bạn của con người.
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc
- Một HS khá đọc bài, lớp theo dõi và đọc thầm theo bạn.
- GV hướng dẫn luyện đọc theo 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn), đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và một số từ khó trong bài cho HS nêu.
HS đọc nối tiếp thể hiện đúng từ vừa hướng dẫn.
HS đọc nối tiếp kết hợp đọc từ chú giải SGK.
GV đọc bài
Tìm hiểu bài.
 HS đọc thầm từng đoạn để tả lời câu hỏi SGK
Câu 1: SGK 
 . . vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông đòi giết ông. 
GV: Các thuỷ thủ đã nổi lòng tham khiến A-ri-ôn phải nhảy xuống biển.
 Câu 2: SGK
Câu 3: 
 Câu 4: SGK
Câu5:Ngoài câu chuyện trên, em còn biết câu chuyện thú vị nào về cá heo?
Khi A-ri-ôn hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông, bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền.
 Cá heo đáng yêu, đáng quý vì nó biết thưởng thức 
tiếng hát của nghệ sĩ; biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là bạn tốt của người.
 Đám thuỷ thủ là người nhưng tham lam, độc ác, không có tính người. Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn.
 HS kể
	GV:Cá heo thật thông minh và dũng cảm
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm:
	GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm cần nhấn mạnh các từ ngữ: đã nhầm, đàn cá heo, say sưa thưởng thức, đã cứu, nhanh hơn, toàn bộ, không tin. Và nghỉ hơi sau các từ ngữ nhưng, trở về đất liền.
Gắn đoạn đọc diễn cảm HS đọc và nêu cách đọc.
HS luyện đọc nhóm đôi
Cho HS thi đọc diễn cảm.
C – Củng cố: HS tìm nội dung của bài GV bổ sung và ghi bảng.
 Nội dung: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh của đàn cá heo đã biết thưởng thức âm nhạc và cứu nghệ sĩ A-ri-ôn thoát chết vìø lòng tham của con người.
D – Dặn dò: Về nhà học bài và sưu tầm những mẫu chuyện về cá heo hoặc một số loài động vật thông minh gần gũi với con người. Chuẩn bị bài: Tiếng đàn Ba –la-lai-ca trên sông Đà
E – Nhận xét giờ học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Tiết 3 : KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
 Nhẩna sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
- Thực hiện cách diệt muồi và tránh không để muỗi đốt, có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt nguời.
- Có ý thức phòng bệnh và chữa bệnh sốt rét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Bảng càighi sẵn câu hỏi SGK và câu trả lời.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu triệu chứng và tác hại của bệnh sốt rét?
? Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết?
Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm và tổ chức cho HS chơi trò chơi.
 HS đọc kĩ thông tin sau đó thảo luận cho câu trả lời.
	Bước 2: Thực hiện trò chơi.(lớp chia hai đội, mỗi đội chọn 5 em)
- GV gắn câu hỏi (bảng cài) lên bảng.
- HS nhận thẻ đã ghi câu trả lời và có nhiệm vụ gắn phù hợp với câu hỏi (đôïi nào xong trước và đúng thì đội đó thắng).
- Đáp án: 1-b; 2 – b; 3 – a ; 4 –b ; 5 – b.
- Cho Học sinh đọc lại thông tin đã chữa.
 	HS thảo luận: Theo bạn sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
	HS trả lời lớp nhận xét GV bổ sung và đi đến Kl
	KL:+ Sốt xuất huyết là bệnh do vi- rút gây ra, muõi vằn là côn trùng trung gian gây bệnh 
	 + Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, bệnh nặng có thể gây chết người nhanh chóng trong vòng từ 3 đến 5 ngày. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh.
 Hoạt động 2: Quan sát tranh và thảo luận
Bước 1: Cả lớp quan sát hình 2,3,4 trang 29 SGK (đã phóng to) và trả lời câu hỏi (Nêu nội dung từng hình và tác dụng của việc làm trong mỗi hình đối với việc phòng tránh sốt xuất huyết)
 Bước 2: 
HS thảo luận các câu hỏi:
? Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết?
? Gia đình bạn thường dùng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy
Hình 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nữ đang quét sân, bạn nam đang khơi thông cống rãnh (để ngăn không cho muỗi đẻ trứng).
Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt vì muỗi vằn đốt người cả ban ngày và ban đêm)
Hình 4: Chum nước có nắp đậy (để ngăn không cho muỗi đẻ trứng.
Thường xuyên giữ vệ sinh nơi ở và nơi sinh hoạt, làm việc sạch sẽ.
 Không để nước đọng quanh nhà như mảnh chén, lon sữa, . .., đậy kín nước ăn, thả cá xuống ao quanh nhà, . . .
 KL: Cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi,ø diệt bọ gậy và tránh muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày.
Củng cố:HS đọc mục bạn cần biết SGK.
Dặn dò:Về nhà học bài và vân dụng tốt bài học vào thực tế.
Nhận xét giờ học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4 : 	 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Giúp HS củng cố về:
- Quan hệ giữa 1 và các phân số thập phân, phân số thập phân với phân số 
thập phận.Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số, Giải bài toán 
liên quan đến số trung bình cộng.
 - Rèn kỉ năng làm toán nhanh và chính xác.
- HS hứng thú học toán và học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bảng phụ cho HS giải toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
A – Kiểm tra bài cũ:
 Gọi 2 HS nêu lại cách giải bài toán 3 và 4 của tiết 30
B – Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Ghi bảng.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài.
 a) 1 gấp số lần: 1 : = 10 ( lần )
 b) gấp số lần : : = 10 ( lần )
 c) gấp số lần là : : = 10 ( lần ) 
Bài 2: HS tự làm rồi chữa bài- HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính (số hạng, thừa số, số bị trừ, số bị chia).
Bài 3: HS đọc đề bài nêu cách giải và giải bài vào vỡ, 1 em làm bài vào bảng ép. Gắn bảng ép chữa bài.
Bài giải:
Trung bình số nước chảy vào bể mỗi giờ là:
 ( bể )
 Đáp số : bể
Bài 4: thực hiện như bài 3.
Bài giải:
Giá tiền mỗi mét vải trước khi giảm giá là:
60 000 : 5 = 12 000 (đồng)
Giá tiền mỗi mét vải sau khi giảm giá là:
12 000 - 2000 = 10 000 (đồng)
Số mét vải có thể mua theo giá mới là:
60 000 : 10 000 = 6 (m)
Đáp số: 6 m
C – Củng cố: HS nhắc lại mối quan hệ giữa 1 và các phân số thập phân.
D – Dặn dò: Xem lại bài tập ở nhà
E – Nhận xét giờ học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5 : 	 ĐẠO ĐỨC
NHỚ ƠN TỔ TIÊN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 - Thấy được trách nhiệm của mõ người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
Thể hiện long biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
Biết ơn tổ tiên : tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Các tranh ảnh, bài báo về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện nói về long biết ơn tổ tiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ 
Hai HS đọc truyện Thăm mộ.
Lớp thảo luận theo 2 câu hỏi sau:
? Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
 ? Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi nhớ về tổ tiên?
 ? Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ?
 Ra thăm mộ tổ tiên, nhổ cỏ, đắp lại mộ và thắp hương, . . .
 Nhắc Việt phải biết chăm chỉ làm việc và học hành.
 Việt đã hiểu được lời bố dạy: tổ tiên là cội nguồn của chúng ta, tổ tiên đã để lại cho chúng ta rất nhiều thứ vô cùng quý giá.
GV kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
Hoạt động 2: 
HS làm bài tập cac nhân.
HS trao đổi bài với bạn ngồi bên cạnh.
Vài HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc (a); (c); (d); (đ)
 Hoạt động 3: Tự liên hệ 
HS kể những việc mình đã làm được để tỏ lòng biết ơn tổ tiên và những việc chhưa làm được.
HS làm việc cac nhân.
HS trao đổi trong nhóm nhỏ (nhóm bàn)
Gọi một số HS trình bày trước lớp.
Gv nhận xét và khen những em biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, bằng các việc làm cụ thể, thiết thực và nhắc các em kha ... Kẻ sẵn bài tập 1 vào bảng ép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ:
	HS nhắc lại kiến thức về từ nhiều nghĩa và làm lại bài tập 2 tiết 13.
B. Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu về các từ nhiều nghĩa là danh từ (như răng, mũi, tai, lưỡi, đầu, cổ, lưng, . . . . ). Trong giờ học hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về từ nhiều nghĩa là động từ.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: HS làm vào vỡ BT, 1 em làm ở bảng ép và chữa bài.
 Bài tập 2: HS tìm từ đúng nghĩa chung của từ chạy có tất cả các câu trên (BT1), ghi vào bảng con.
Bài tập 3: HS câu đúng ghi bảng con.
 Bài tập 4: HS đặt câu. Đọc câu nối tiếp lớp nhận xét.
(1) Bé chạy lon ton trên sân: Sự di chuyển nhanh bằng chân.
(2) Tàu chạy băng băng trên đường ray: Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.
(3) Đồng hồ chạy đúng giờ: Hoạt động của máy móc.
(4) Dân làng khẩn trương chạy lũ: Khẩn trương tránh những điều không may sắp xẩy đến
 a) Sự di chuyển
Câu c: đúng nghĩa của từ gốc (ăn cơm)
 VD: a) Đi:
 + Nghĩa 1: Em bé đang tập đi.
 + Nghĩa 2: Nam thích đi dày.
 b) Đứng:
 + Nghĩa 1: Chú bộ đội đang đứng gác.
 + Nghĩa 2: Trời đứng gió.
C. Củng cố: HS nhắc lại khái niệm về từ nhiều nghĩa.
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
 E. Nhận xét giờ học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: KỸ THUẬT
NẤU CƠM (TIẾT 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Kiến thức: Biết cách nấu cơm.
Kĩ năng: Thực hiện nấu cơm, nấu cơm chín và ngon.
Giáo dục: Có ý thức vận dụng kiến thức đẫ học để nấu cơm giúp gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Gạo tẻ.
Nồi nấu cơm thường và nồi cơm điện.
Bếp ga hoặc bếp dầu.
Rá, chậu, xô chứa nước sạch.
Phiếu học tập.
Mẫu: 	Phiếu học tập
Kêû tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng . . . . . . :
2. Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng. . . . . và cách thực hiện:
 3. Trình bày cách nấu cơm bằng . . . . . . :
theo em muốn nấu cơm bằng. . . . đạt yêu cầu (chín đều, dẻo), cần chú ý nhất khâu nào?
Nêu ưu, nhược điểm cách nấu cơm bằng: . . . . . .:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Tiết 1: Hướng dẫn HS nấu cơm bằng bếp đun.
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình.
HS nêu cách nấu cơm ở gia đình.
GV tóm tắt các ý trả lời của HS: Hiện nay có hai cách nấu cơm đó là 
nấu cơm bằng bếp đun và nấu bằng nồi cơm điện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng xoong, nồi trên bếp (gọi tắt là nấu cơm bằng bếp đun).
Thảo luận nhóm về cách nấu cơm bằng bếp đun theo nội dung phiếu học tập.
Giới thiệu nội dung phiếu học tập, hướng dẫn HS cách trả lời phiếu học tập và cách tìm thông tin để hoàn thành bài tập của nhóm.
HS thảo luận theo nhóm trong vòng 15 phút.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Gọi hai HS lên bảng thực hiện nấu cơm bằng bếp đun.
Cả lớp nhận xét, GV hướng dẫn thêm cho HS cách thực hiện.
C. Củng cố: HS nhác lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
D. Dặn dò: Cần phải học kĩ cách nấu cơm và về nhà giúp gia đình nấu cơm.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: ÂM NHẠC
Giáo viên chuyên dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn
25/09/2009
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2009
 Tiết 1: THỂ DỤC
Giáo viên chuyên dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Tiết 2: 	 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân.
 - Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp
 - Thực hiện chuyển đổi các yêu cầu kiến thức trên một cách thành thạo.
 - Hs có ý thức học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
	Bảng ép cho HS làm bài.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ:
HS làm lại một số phép tính của bài tập 2 và 3.
B. Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: Gvnêu mục đích yêu cầu của tiết học.
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: GVhướng dãn HS chuyển một phân số (phập phân) có tử số lớn hơn mẫu số thành một hỗn số.
 VD: Chuyển, ta thực hiện theo hai bước như sau:
* Lấy tử số chia cho mẫu số 
* Thương tìm được là phần nguyên của (hỗn số); phần nguyên kèm theo là một phân số có tử là số dư, mẫu số là số chia.
 162 10
 62 16
 2	
 vậy
 HS làm những phép tính còn lại vào bảng con.
b) Chuyển các hỗn số phần a thành phân số
Bài 2: HS làm như bài tập 1 (gộp hai phần một lần)
Bài 3: Hướng dẫn HS làm và làm vào bảng con.
Bài 4: HS nhắc lại cách chuyển phân số thành phân số thập phân.
Mẫu:
 2,1m = 21dm
 (2,1m = = 2m 1dm = 21dm
 Mẫu: 
a) 
c) HS nêu và viết vào bảng con
 C. Củng cố: HS nhắc lại cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân.
 D. Dặn dò: về nhà xem lại bài tập và cách làm.
 E. Nhận xét giờ học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Tiết 3: 	 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 - Dựa trên quan sát cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước. HS biết chuyển một phần của dàn ý của đoạn văn, thể hện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả.
 - HS biết viết đoạn văn tả cảnh sông nước có hình ảnh, có màu sắùc, gây ấn tượng cho người đọc.
 - HS có ý thức học tập làm văn, yêu thích văn tả cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng HS.
 - Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu vai trò của câu mở đoạn và trong bài văn ?
- Đọc câu mở đoạn của em 
B. Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: Trong các tiết TLV trước các em đã quan sát cảnh sông nước, lập dàn ý cho bài văn. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn.
Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nhước của HS.
	- HS đọc thầm bài và gợi ý làm bài.
	- Một và HS nói phần chọn để chuyển đoạn văn hoàn chỉnh.
	- GV nhắc HS chú ý.
	+ Phần thân bài có thể có nhiều đoạn , mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. nên chọn một phần tiêu biểu thuộc phần thân bài để viết một đoạn văn.
+ Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn.
	+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
	- HS viết đoạn văn.
	- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn .
	- Cả lớp bình chọn bạn viết đoạn văn hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
C. Củng cố: HS nhắc lại tác dụng cử câu mở đoạn.
D. Dặn dò: Về nhà xem trước yêu cầu và gợi ý tiết TLV tuần 8 (luyện tập tả cảnh địa phương). Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về một cảnh đẹp của địa phương em.
E. Nhận xét giờ học: 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: ĐỊA LÍ
ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 - Xác định và mô tả được vị trí địa lí nước ta trên bản đồ.
 - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản.
 - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của nước ta trên bản đồ.
 - HS thích tìm hiểu về địa lí, biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Phiếu học tập, bản đồ trống Việt Nam.
 - Bản đồ địa lí tự nhiên việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ:
	? Nước ta có mấy loaiï đất chính? đó là những loại đất nào? nêu đặc điểm và vùng phân bố?
	? Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống con người?
B. Dạy bài mới: 
* Hoạt động 1: cả lớp
1 Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên việt Nam.
Bước 1: HS tô màu phần đất liền của Việt Nam trong vỡ bài tập, hai em ngồi cạnh nhau đổi vỡ kiểm tra phần thực hành cho nhau.
Bước 2:
 HS lên chỉ bản đồ địa lí tự nhiên việt Nam theo yêu cầu SGK, lớp nhận xét GV bổ sung cho HS.
* Hoạt động 2: (tổ chức trò chơi)
Bước 1: Chọn 12 em HS tham gia trò chơi chia hai nhóm; mỗi nhóm 6 em, mỗi emm là một số từ 1 đến 6. Hai em ở 2 nhóm có số giống nhau đứng quay mặt với nhau tạo thành 1 cặp.
Bước 2: Lần lượt từng cặp: em này nêu tên con sông hoặc dãy núi thì em kia chỉ vào bản đồ vị trí của con sông hoặc dãy núi đó; nếu chỉ đúng thì được 2 điểm là ngựơc lại đổi em nêu và em chỉ lần lượt cho đến cặp cuối cùng.
 Bước 3: Tổ chức cho HS đánh giá. Kết thúc đội nào nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc.
* Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm)
Bước 1:HS thảo luận nhóm và hoàn thành câu 2 
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả lớp bổ sung.
GV chốt lại ý chính đã được nêu trong bảng
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
 diện tích phần đất liền là đồi núi
diện tích phần đất liền là đồng bằng
Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa
Sông ngòi
Nhiều sông nhưng ít sông lớn
Đất
Đất phe-ra-lit và đồng bằng ở . . ..
Rừng
Rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn . . . .
C. Củng cố: HS nêu lại ý trong bảng.
D. Dặn dò: về nhà ôn lại bài.
E. Nhận xét giờ học: 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc