Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học 2 xã Đất Mới

Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học 2 xã Đất Mới

Mục tiêu :

- Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết on tổ tiên.

- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

II. Đồ dùng dạy học :

- Các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương

- Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện . nói về lòng biết ơn tổ tiên

 

doc 35 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Trường tiểu học 2 xã Đất Mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010 
ĐẠO ĐỨC:
Bài 8: NHỚ ƠN TỔ TIÊN (TIẾT 2)
I. Mục tiêu : 
- Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết on tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương 
- Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện ... nói về lòng biết ơn tổ tiên
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Vì sao chúng ta cần nhớ ơn tổ tiên ?
+ Chúng ta cần tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên như thế nào ? 
- 2 HS trả lời 
* Hoạt động 1: (9’) Tìm hiểu ngày Giỗ tổ Hùng Vương 
- GV tổ chức HS hoạt động theo nhóm 
- GV nêu câu hỏi: 
+ Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe về các thông tin trên ? 
+ Việc nhân dân ta tổ chức ngày Giỗ tổ Hùng Vương hằng năm thể hiện điều gì ? 
- GV nêu ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương 
- Các nhóm khác giới thiệu về các tranh ảnh, thông tin đã thu thập được về ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung 
- Trả lời 
+ Thể hiện tình yêu nước nồng nào, lòng nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng nước. 
* Hoạt động 2: (9’) Giới thiệu truyền thống của gia đình, dòng họ
- GV gọi 3-4 HS kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. 
- GV theo dõi 
- Em có tự hào về những truyền thống đó không ? 
- Em sẽ làm gì để xứng đáng với những truyền thống đó ? 
- Kết luận : Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp, chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó. 
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện hay đọc các bài thơ, bài ca dao tục ngữ về chủ đề “Nhớ ơn tổ tiên” 
- Cả lớp theo dõi, nên nhận xét
- HS trả lời
- HS lắng nghe 
* Hoạt động 3: (12’)Thi kể chuyện, đọc thơ 
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả sưu tầm. 
- GV khen những nhóm đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện hay đọc các bài thơ về chủ đề “Nhớ ơn tổ tiên” 
- Cả lớp theo dõi và nêu nhận xét
2. Củng cố - dặn dò : (2’)
- Nhớ ơn tổ tiên là một truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Chúng ta tự hào và cố gắng phát huy những truyền thống đó. 
- Chuẩn bị đồ hoạ trang trí để đóng vai trò truyện “Đôi bạn”. 
- Nhận xét tiết học
Toán 
 Tiết 36: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. Mục tiêu
 Giúp HS :
Biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. 
- Giáo dục HS yêu thích môn học .
II.Đồ dùng : - Bảng phụ .
 - HTTC : cá nhân, lớp, nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ(5phút)
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới(30phút)
2.1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng.
2.2. Đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hay xoá đi chữ số 0 vào bên phải phần thập phân.
a) Ví dụ
- GV nêu bài toán : Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống :
9dm = ...cm
9dm = ....m 90cm = ...m
- GV nhận xét kết quả điền số của HS sauđó nêu tiếp yêu cầu : Từ kết quả của bài toán trên, em hãy so sánh 0,9m và 0,90m. Giải thích kết qủa so sánh của em.
- GV nhận xét ý kiến của HS, sau đó kết luận lại :
Ta có : 9dm = 90cm 
Mà 9dm = 0,9m và 90cm = 0,90m
Nên 0,9m = 0,90 m
- GV nêu tiếp : Biết 0,9m = 0,90m, em hãy so sánh 0,9 và 0,90.
b) Nhận xét
* Nhận xét 1
- GV nêu câu hỏi : Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90.
- GV nêu vấn đề : Trong ví dụ trên ta đã biết 0,9 = 0,90. Vậy khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 ta được một số như thế nào với số đã cho này ?
- GV : Qua bài toán trên bạn nào cho biết khi ta viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số như thế nào.
- GV : Dựa vào kết luận hãy tìm các số thập phân bằng với 0,9 ; 8,75 ; 12.
- GV nghe và viết lên bảng : 
0,9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,00 = 12,000
- GV nêu : Số 12 và tất cả các số tự nhiên khác được coi là số thập phân đặc biệt , có phần thập phân là 0,00 ; 0,000....
* Nhận xét 2
- GV hỏi : Em hãy tìm cách để viết 0,90 thành 0,9.
- GV nêu tiếp vấn đề : Trong ví dụ trên ta đã biết 0,90 = 0,9. Vậy khi xoá chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được một số như thế nào so với số này ?
- GV : Qua bài toán trên bạn nào cho biết nếu một số thập phân có chữ số 0 ở bên phải phần thập phân thì khi bỏ đi chữ số 0 đó đi thì được một số như thế nào.
- GV : Dựa vào kết luận hãy tìm các số thập phân bằng với 0,9000 ; 8,75000 ; 12, 000.
- GV viết lên bảng : 
0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9
8,75000 = 8,7500 = 8,750 = 8,75
12,000 = 12,00 = 12,0 = 12.
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc lại các nhận xét.
2.3.Luyện tập – thực hành
Bài 1( cá nhân)
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, sau đó hỏi : Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân có thay đổi không ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 ( Bảng con)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV gọi HS giải thích yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, sau đó hỏi : Khi viết thêm một số chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số đó có thay đổi không ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 ( Trên chuẩn)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò(5phút)
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
* Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a. 2,1m = 21 dm b. 4,5m = 45 dm
 9,75 m = 975 cm 1,01m = 101cm
- HS nghe.
- HS điền và nêu kết quả :
9dm = 90cm
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m
- HS trao đổi ý kiến, sau đó một số em trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS : 0,9 = 0,90.
- HS quan sát các chữ số của hai số thập phân và nêu : Khi viết thêm 1 chữ số vào bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,90.
- HS trả lời : Khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được số 0,90 là số bằng với số 0,9.
- HS : Khi ta viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
- HS nối tiếp nhau nêu số mình tìm được trước lớp, mỗi HS chỉ cần nêu 1 số.
- HS quan sát chữ số của hai số và nêu : Nếu xóa chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 thì ta được số 0,9.
- HS trả lời : Khi xoá chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của số 0,90 ta được số 0,9 là số bằng với sô 0,90.
- HS : Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bênphải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
- HS nối tiếp nhau nêu số mình tìm được trước lớp, mỗi HS chỉ cần nêu 1 số.
- 1 HS đọc trước lớp, HS khác đọc trong SGK. HS học thuộc các nhận xét ngay tại lớp.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS trả lời : Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS khá nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 5,612 ; 17,200 ; 480,590
b) 24,500 ; 80,010 ; 14,678.
- HS : Khi viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của số đó không thay đổi.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp. HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS chuyển số thập phân 0,100 thành các phân số thập phân rồi kiểm tra.
0,01 = = 
0,100 = 0,10 = = 
Lịch sử:
Bài 8: XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH
I. Mục tiêu:
- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An: Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho quân lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ Tĩnh.
- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:
+ Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tỹnh, nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.
+ Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân, các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ.
+ Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam .
- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:
+ Hãy nêu những nét chính về hội nghị thành lập ĐCSVN?
Trả lời câu hỏi: 
+ Nêu ý nghĩa của việc ĐCSVN ra đời.
+ Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 - 1931
- Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu học sinh tìm và chỉ vị trí hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh.
- 1 em lên bảng chỉ
Nghệ - Tĩnh là hai tên gọi tắt của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại đây, ngày 12-9-1930 đã diễn ra cuộc biểu tình lớn, đi đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
- Học sinh lắng nghe
Yêu cầu: Dựa vào tranh và và nội dung SGK hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An
- Vài em trình bày
-Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An - Hà Tĩnh như thế nào?
- Quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
Kết luận: Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở một số địa phương. Trong đó, phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh là đỉnh cao. Phong trào này làm nên những đổi mới ở làng quê Nghệ - Tĩnh những năm 1930 - 1931.
Hoạt động 2: Những chuyển biến đổi mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng 
+ Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng cày đất không? Họ phải cày ruộng cho ai?
- Không có ruộng, họ phải cày thuê, cuốc mướn.
+ Hãy đọc SGK và ghi lại những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng những năm 1930-1931.
- Không xảy ra trộm cắp.
- Các thủ tục lạc hậu bị đả phá, thuế vô lý bị xóa bỏ v.v...
+ Khi được sống dưới chính quyền Xô Viết, người dân có cảm nghĩ gì?
- Phấn khởi.
Hoạt động 3: ý nghĩa của p.trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh
- Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta? Phong trào c ... làm bài theo nhóm
 - GV nhận xét kết luận bài đúng
 Bài 2( nhóm bàn)
- HS nêu yêu cầu
- HS trao đổi thảo luận tìm ra nghĩa của từ xuân
- GV nhận xét KL
 Bài 3 (cá nhân)
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài 
- Gọi 3 HS lên bảng làm
- GV nhận xét
3. Củng cố dặn dò(3phút)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các kiến thức đã học
- 2 HS lên làm
- 2 HS trả lời
- HS đọc 
- HS thảo luận nhóm 3
- HS trả lời
a) Chín1: hoa quả hạt phát triển đến mức thu hoạch được
 Chín 3: suy nghĩ kĩ càng
 Chín 2: số 9
Chín 1 và chín 3 là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín 2
 b) Đường 1: chất kết tinh vị ngọt
Đường 2: vật nối liền 2 đầu
Đường 3: chỉ lối đi lại.
từ đường 2 và đường 3 là từ nhiều nghĩa đồng âm với từ đường 1
 c) vạt 1; mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi
vạt 2: xiên đẽo 
vạt 3: thân áo
Vạt 1 và 3 là từ nhiều nghĩa đồng âm với từ vạt 2
- HS đọc yêu cầu
- HS trao đổi thảo luận
+ Xuân 1: từ chỉ mùa đầu tiên của 4 mùa trong năm
 + xuân 2: tươi đẹp
 + xuân 3: tuổi
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vào vở
- 3HS lên làm
+ Bạn Nga cao nhất lớp tôi
+ Mẹ tôi thường mua hàng VN ...
+ Bố tôi nặng nhất nhà
+ Bà nội ốm rất nặng
+ Cam đầu mùa rất ngọt
+ Cô ấy ăn nói ngọt ngào dễ nghe
+ Tiếng đàn thật ngọt
THỂ DỤC
Bài 16: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. 
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, ĐỘNG TÁC TAY - TRÒ CHƠI " DẪN BÓNG "
I. Mục tiêu: 
 - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng (ngang, dọc), điểm số của mình.
 - Thực hiện được đi điều, thảng hướng và vòng phải, vòng trái.
 - Biết cách thực hiện các động tác vươn thở và động tác tay của bài thể dục phát triển chung.
 - Trò chơi “ Dẫn bóng ”. Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện: 
 - Sân trường
 - 1 Còi, 3 tín gậy, kẻ sân cho học sinh
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu:
- GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu chấn chỉnh đội ngũ.
- HS khởi động: xoay các khớp cổ chân, cổ tay, gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng tròn 200-250m
- Tròi chơi: Chim bay, cò bay
Phần cơ bản : 
a. Đội hình, đội ngũ:
- Ôn cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra ngoài. Tập hợp hàng ngang, hàng dọc, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, đằng sau.
- Lần 1 GV điều khiển lớp. Chia tổ tập luyện. GV quan sát nhân xét sữa chữa.
- Tập hợp lớp cho các tổ thi đua
b.Động tác vươn thở, động tác tay.
- Cho học sinh tập hợp 2 hàng ngang, gv điều khiển lần 1.
- Các lần sau do nhóm trưởng điều khiển, gv theo dõi sữa sai cho các em.
c. Trò chơi "Dẫn bóng"
- Chơi trò chơi "Chuyền đồ vật"
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi, cho lớp chơi thử, chơi chính thức 2,3 lần
- GV quan sát nhận xét, biểu dương
Phần kết thúc:
- HS đi vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng
- GV hệ thống bài học 
- Nhận xét, đánh giá
- HS chú ý lắng nghe
- HS thực hiện 
- HS chơi 
- GV thực hiện.
- GV chia lớp làm 2 tổ cho hs tập đội hình đội ngũ.
- HS tập theo sự điều khiển của gv.
- HS tập theo hướng dẫn của tổ trưởng.
- HS chơi 
- HS thực hiện 
- HS chú ý lắng nghe
Tập làm văn
Bài 16: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH ( DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI )
II. Mục tiêu:
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp(BT1).
- Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng(BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương(BT3)
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to và bút dạ.
- HTTC : Nhóm, cá nhân, lớp .
III. Các hoạt động dạy - học
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ(5p)
- Gọi 3 HS đọc phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em?
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới(30p)
 1. Giới thiệu bài
H: Thế nào là mở bài trực tiếp trong văn tả cảnh?
- Thế nào là mở bài gián tiếp?
- Thế nào là kết bài tự nhiên?
- Thế nào là kết bài mở rộng?
GV: Muốn có một bài văn tả cảnh hay hấp dẫn người đọc các em cần đặc biệt quan tâm đến phần mở bài và kết bài. Phần mở bài gây được bất ngờ tạo sự chú ý của người đọc, phần kết bài sâu sắc, giàu tình cảm sẽ làm cho bài văn tả cảnh thật ấn tượng sinh động .Hôm nay các em cùng thực hhành viết phần mở bài và kết bài trong văn tả cảnh
 2. Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1(nhóm 2)
- Yêu cầu HS đọc nội dung , yêu cầu bài
- HS thảo luận theo nhóm 2
- HS trình bày
H: Đoạn nào mở bài trực tiếp? 
- Đoạn nào mở bài gián tiếp?
H: Em thấy kiểu mở bài nào tự nhiên hấp dẫn hơn?
Bài 2 (nhóm 4)
- Gọi HS nêu yêu cầu nội dung bài
- HS HĐ nhóm 4. Phát giấy khổ to cho 1 nhóm
- Gọi nhóm có bài viết giấy khổ to dán phiếu lên bảng
- Yêu cầu lớp nhận xét bổ xung 
- GV nhận xét KL: 
+ Giống nhau : đều nói lên tình cảm yêu quý gắn bó thân thiết của tác giả đối với con đường 
+ Khác nhau: Đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên: Khẳng định con đường là người bạn quý gắn bó với kỉ niệm thời thơ ấu cảu tác giả . Đoạn kết bài theo kiểu mở rộng: nói về tình cảm yêu quý con đường của bạn HS , ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch đẹp và những hành động thiết thực để thể hiện tình cảm yêu quý con đường của các bạn nhỏ.
H: Em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn ?
Bài 3(cá nhân)
- HS nêu yêu cầu bài
- HS tự làm bài 
- Gọi 3 HS đọc đoạn mở bài của mình
- GV nhận xét ghi điểm
Phần kết bài thực hiện tương tự
 3. Củng cố dặn dò(3p)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về hoàn thành bài 
- 3 HS lần lượt đọc 
+ Trong bài văn tả cảnh mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay cảnh định tả
+ Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi dẫn vào đối tượng định tả
+ cho biết kết thúc của bài tả cảnh
+ kết bài mở rộng là nói lên tình cảm của mình và có lời bình luận thêm về cảnh vât định tả 
- HS đọc
- HS thảo luận 
- HS đọc đoạn văn cho nhau nghe 
+ Đoạn a mở bài theo kiểu trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường định tả là con đường mang tên nguyễn Trường Tộ
+ Đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp vì nói đến những kỉ niệm tuổi thơ với những cảnh vật quê hươn ... rồi mới giới thiệu con đường định tả.
+ Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động hấp dẫn hơn.
- HS đọc 
- HS làm bài theo nhóm
- Lớp nhận xét
+ Kiểu kết bài mở rộng hay hơn, hấp dẫn hơn.
- HS đọc
- HS làm vào vở
- 3 HS đọc bài của mình
Toán 
Tiết 40: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu
 Giúp HS :
 - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân( trường hợp đơn giản)
- Giáo dục HS yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy – học
- Kẻ sẵn bảng đơn vị độ dài.
- HTTC : cá nhân, lớp, nhóm. 
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ(5phút)
- Gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới(30phút)
2.1.Giới thiệu bài
- GV giới và ghi tựa bài lên bảng.
2.2.Ôn tập về các đơn vị đo độ dài
a) Bảng đơnvị đo độ dài
- GV treo bảng đơn vị đo độ dài, yêu cầu HS nêu các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV gọi HS lên viết các đơn vị đo vào bảng.
b) Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề
- GV hỏi : Em hãy nêu mối quan hệ giữa mét và đề-ca-mét, giữa mét và đề-xi-mét.
- Hỏi tương tự với các đơn vị đo khác để hoàn thành bảng như phần Đồ dùng dạy –học đã nêu.
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau.
c) Quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng
- GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa mét với ki-lô-mét , xăng-ti-mét, - mi-li-mét.
2.3.Hướng dẫn viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
a) Ví dụ 1
- GV nêu bài toán : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
6m4dm = ....m
- GV yêu cầu HS tìm số thập phân thích hợp để điền vào chỗ chấm trên.
- GV gọi một số HS phát biểu ý kiến, sau đó nhận xét ý kiến của HS và cho 1 HS có kết qủa đúng nêu cách tìm ra số thập phân thích hợp của mình.
- Nếu HS nêu cách làm như SGK, GV chỉ việc chính xác lại các bước làm sau đó yêu cầu HS cả lớp cùng làm lại theo cách đó một lần. Nếu HS nêu cách khác hoặc nêu chưa rõ thì GV hướng dẫn lại cho cả lớp làm lại.
b) Ví dụ 2
- GV tổ chức cho HS làm ví dụ 2 tương tự như ví dụ 1.
- Nhắc HS lưu ý : Phần phân số của hỗn số 3 là nên khi viết thành số thập phân thì chữ số 5 phải đứng ở hàng phần trăm, ta viết chữ số 0 vào hàng phần mười để có.
3m5cm = 3m = 3,5m
2.4.Luyện tập – thực hành
Bài 1( cá nhân)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài bạn làm trên bảng.
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2(nhóm)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV gọi 1 HS khá và yêu cầu : Em hãy nêu cách viết 3m4dm dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét.
- GV nêu lại cách làm cho HS, sau đó yêu cầu HS cả lớp làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3(nhóm bàn)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò(5phút)
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
* Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn :74,692 ; 74, 296 ; 74,926 ; 74, 962 
* Thứ tự xếp là :
74, 296 ; 74,692 ; 74,926 ; 74, 962 
- HS nghe. 
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng viết
- HS nêu :
1m = dam = 10dm
- HS nêu : Mỗi đơnvị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó và bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- HS lần lượt nêu :
1000m = 1km 1m = km
1m = 100cm 1cm = m
- HS nghe bài toán.
- HS cả lớp trao đổi đề tìm cách làm bài.
- 1 HS nêu cách làm của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Bước 1 : Chuyển 6m4dm thành hỗn số có đơn vị là m thì ta được :
6m4dm = 6m
Bước 2 : Chuyển 6 thành số thập phân có đơnvị là m thì ta được :
6m4dm = 6 = 6,4m
- HS thực hịên :
3m5dm = 3m = 3,05m
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 8m6dm = 8m = 8,6m
b)2dm2cm = 2dm = 2,2dm
c) 3m7cm = 3m = 3,07
- HS nhận xét bạn làm đúng/sai.
- HS đọc đề bài trong SGK.
- HS nêu :
3m4dm = 3m = 3,4m.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 2m5cm = 2m = 2,05m.
21m36cm = 21m = 21,36m
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 5km 302m = 5km = 5,302km
b) 5km75m = 5km = 5,075km
c) 302m = km = 0,302km.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN.
I.Ưu điểm
II.Khuyết điểm.
III. Phương hướng khắc phục ở tuần tới.
KÍ DUYỆT
	 Tuần: 8
Tổ trưởng: Nhận xét, duyệt. 
Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc